Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 27 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 27 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

LUYỆN TẬP

I/Mục tiêu:

 - Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

 - Làm các bài tập: 1; 2; 3.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, SGK

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 27 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai Ngày soạn: 17/3/2010
Sáng Ngày giảng: 22/3/2010
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu: 
	- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
	- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
	- Làm các bài tập: 1; 2; 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A Bài cũ:
Nêu cách tính vận tốc ?
GV nhận xét ghi điểm 
B Bài mới:
Bài 1:
H: Muồn tính vận tốc của đà điểu ta làm thế nào ?
H: Có thể tính vận tốc bằng m/ giây được không ?
H: m/ phút 
HS tính và so sánh cách nào thuận tiện hơn
GV kết luận đà điểu là động vật chạy nhanh nhất .
Bài 2:
Cho HS thi đua 3 nhóm 
Nhận xét tuyên dương 
 H: Công thức tính vận tốc 
Bài 3:
GV gợi ý: - Tìm quãng đường 
Thời gian: 0.5 hay ½
Vận tốc 
Nhận xét 
Bài 4: (dành cho hs khá, giỏi)
H: Đề bài hỏi gì ?
H: Muốn đổi đơn vị vận tốc từ km/ phút ra km/ giờ ta làm thế nào ?
H: Vận tốc của một chuyển động cho biết điều gì ?
Nhận xét 
C. Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính vận tốc 
Chuẩn bị quãng đường 
5 HS 
Nhận xét 
1 HS đọc đề 
HS trả lời 
2 HS lên bảng làm theo 2 cách 
Lớp làm vào vở 
HS so sánh, nhận xét kết quả: 1050m/ phút 
17.5m/ giây 
1 HS đọc đề, 1 HS nêu cách tính
3 HS lên bảng 
Nhận xét 
1 HS đọc đề 
1 HS lên bảng giải 
Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 - 5=20 ( km) 
Vận tốc của ô tô là: 
20: 0.5 = 40(km / giờ)
Nhận xét 
1 HS đọc yêu cầu
Tính vận tốc ca nô 
2 HS lên bảng giải 
Lớp nhận xét sửa bài
- HS lắng nghe
Tiết 3 TẬP ĐỌC: 
TRANH LÀNG HỒ
I/Mục tiêu: 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
	- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa, Bảng phụ viết đoạn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
. Đọc bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”, trả lời câu hỏi sau bài đọc -> GV nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
- Cho HS đọc bài văn
- GV dán tranh làng Hồ và giới thiệu
- GV chia đoạn: 3 đoạn, cho HS đọc đoạn nối tiếp (2 lượt)
- Luyện đọc từ khó: chuột, ếch, 
- Cho HS giải nghĩa từ
- Cho HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
3. Tìm hiểu bài: 
a. Đoạn 1+ 2
? Kể tên 1 số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê VN?
- GV giới thiệu thêm về Làng Hồ
? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho HS đọc lại đoạn 2 và 3
- Từ ngữ nào thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
? Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- GV chốt lại: Họ xứng đáng với tên gọi những nghệ nhân tạo hình của nhân dân
4. Đọc diễn cảm: 
- Cho HS đọc diễn cảm tiếp nối theo sự hướng dẫn của GV
- Đưa đoạn 1 ở bảng phụ để HS luyện đọc
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét, khen những em đọc tốt
5. Củng cố - dặn dò: 
? Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn 
- Nhận xét tiết học
- Đọc trước bài tập đọc: Đất nước
- 2 HS đọc, trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS giỏi đọc to
- HS quan sát
- 3 HS đọc lượt 1, sửa lỗi
- HS luyện đọc từ khó
- 3 HS đọc lượt 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Từng cặp đọc cho nhau nghe
- 2 HS đọc cả bài
- HS lắng nghe
- Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch
- Lắng nghe
- Màu đen luyện bằng bột than của rơm, lá
- Màu trắng điệp bằng bột vỏ sò + hồ nếp
- Tranh lợn ráy có khoáy âm dương, có duyên
- Tranh đạt tới sự tinh tế
- Vì họ đã vẽ những bức tranh đẹp, sinh động, lành mạnh, vui tươi
- 3 HS đọc diễn cảm từng đoạn
- HS luyện đọc đoạn 1
- Một số em thi đọc
. Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc
- Lắng nghe
Tiết 4 KHOA HỌC
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I.Mục tiêu: 
	Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
II.Đồ dùng dạy - học:
 -Hình trang 108, 109 SGK.
 -Chuẩn bị theo cá nhân:
Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen, ...) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đất ẩm) khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
-Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có đặc điểm gì?
- Các loài hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm gì?
- GV nhận xét đánh giá
B. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Biết cấu tạo của hạt và quá trình phát triển thành cây.
HĐ1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
-Có nhiều cây mọc lên từ hạt nhưng bạn có biết nhờ đâu mà hạt mọc lên thành cây không?
-Thực hành với hạt (Bài 1 trang 108)
-Mỗi thông tin ứng với hình nào (Bài 2 SGK)
Đáp án: 2b, 3a, 4c, 5c, 6d
HĐ2: Thảo luận: Nêu được điều kiện các hạt nảy mầm.
Yêu cầu: Báo cáo thực hành ở nhà
-Giới thiệu kết quả gieo hạt của mình
-Nêu điều kiện để hạt nảy mầm
-Chọn các hạt nảy mầm tốt để giới thiệu cho cả lớp
HĐ3: Quan sát tranh
-Quan sát hình 7 trang 109 SGK chỉ vào từng hình và mô tả quá trình của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa kết quả và cho hạt mới.
C. Củng cố dặn dò:
-Tổng kết và rút ra kết luận
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- HS lắng nghe
HĐ theo nhóm
-Trả lời câu hỏi
-Thực hành với hạt, xem hình 1
Hoạt động theo nhóm
(Phần 1)
Làm việc cả lớp
(Phần 2 và 3)
Cả lớp góp ý bổ sung 
Gv kết luận
-Quan sát
-Trình bày trước lớp
-Góp ý bổ sung
Đọc các mục thông tin
Thứ ba Ngày soạn: 20/3/2010
Sáng Ngày giảng: 23/3/2010
Tiết 1 THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI "CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC.
I. Mục tiêu: 
	- Thực hiện được động tác chuyền cầu bằng mu bàn chân (hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể).
	- Biết cách tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân.
	- Thực hiện ném bóng 150g trúng đích cố định và tung bóng bằng một tay, chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia.
	- Biết cách chơi vàg tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Bóng, dây,...
III. Nội dung phương pháp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Phần mở đầu: 6-10 phút
GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai.
Ôn các động tác tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi khởi động.
Phần cơ bản: 18-22 phút
Môn thể thao tự chọn: 14- 16 phút
HS ôn đá cầu: Tung cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
HS tập theo đội hình vòng tròn (tâng cầu); GV nêu tên động tác, HS giỏi làm mẫu, giải thích động tác. HS tự tập luyện theo tổ.
Chuyền cầu bằng mu bàn chân; HS tập như trên.
Trò chơi "Chuyền và bắt bóng tiếp sức" 5-6 phút
-GV nêu tên trò chơi, 2 HS làm mẫu, GV giải thích, Hs chơi thử, HS chơi chính thức.
Phần kết thúc: 4-6 phút
GV cùng HS hệ thống bài
Một số động tác hồi tĩnh
GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
 - HS chơi 
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện
Tiết 2 TOÁN
QUÃNG ĐƯỜNG
I/Mục tiêu: 
	- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
	- Làm các bài tập : 1; 2.
II/Đồ dùng dạy-học:- Bảng phụ, SGK
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Nhắc lại công thức tính vận tốc 
- Làm lại bài 2 
Nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới:
Bài toán 1:
Gv nêu yêu cầu của bài toán
H: Bài toán hỏi gì?
Ghi: 42,5 x 4 = 170 ( km )
Viết công thức tính quãng đường 
GV ghi s = v x t 
Bài toán 2:
GV lưu ý có thể đổi số đo thời gian dưới dạng phân số
Gọi một vài HS nhắc lại cách tìm quãng đường 
C. Thực hành
Bài 1:
- GV hướng dẫn cho HS làm bài
- GV theo dõi giúp đỡ HS
Gv kết luận 
Bài 2:
H: Có nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong bài tập này ?
H: Có thể thay các số đo vào công thức ngay được không?
Gọi HS lên bảng làm 
H: Khi tính quãng đường, ta cần lưu ý điều gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và số đo vận tốc?
GV nhận xét 
Bài 3: (dành cho hs khá, giỏi)
H: Bài toán yêu cầu gì?
GV lưu ý giúp HS còn yếu đổi số đo thời gian và tính 
Nhận xét sửa bài 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu công thức tính quãng đường 
- Nhận xét tiết học 
5 HS 
3HS 
Nhận xét 
1 HS đọc đề 
Tính quãng đường ô tô đi 
1 HS lên bảng, lớp làm nháp, nhận xét 
1 HS
4 HS nhắc lại bằng lời
5 HS nêu công thức
1 HS đọc đề 
1 HS giải, lớp làm nháp, nhận xét 
5 HS 
1HS đọc yêu cầu 
1HS giải, 1 HS đọc kết quả, lớp làm vở
1 HS sửa bài: 45,6 km 
1 HS đọc yêu cầu 
Số đo thời gian được tính bằng phút và vận tốc tính bằng km / giờ 
Đổi 15 phút ra giờ hoặc là đổi vận tốc ra đơn vị km / phút 
2 HS lên bảng làm 
Số đo thời gian và vận tốc phải cùng đơn vị thời gian 
Lớp làm vở 
Nhận xét 
1 HS đọc đề 
Tính quãng đường A B
1 HS lên bảng, lớp làm vở 
Nhận xét 
- 5 HS nêu 
- HS lắng nghe
Tiết 3 CHÍNH TẢ: (N-V): 
CỬA SÔNG
I/Mục tiêu: 
	- Nhớ - viết đúng chính tả bốn khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
	- Tìm được tên riêng trong hai đoạn trích ở SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học
- Hai tờ phiếu kẻ bảng để HS làm Bt 2
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối
- Cho HS đọc thầm trong SGK để ghi nhớ
- Cho HS luyện viết 1 số từ ngữ khó: tôm rảo, lưỡi sóng, lấp lóa
- GV nhắc HS cách trình bày
- Cho HS viết chính tả
3. Làm bài tập: 
Bài tập 2
- Cho HS làm bài cá nhân
- 2 HS làm phiếu
- GV chốt lại: 
- Tên người có: 
. Ét - mân Hin la ri
. A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi
. Cri-xtô-phơ-rô Cô-lôm-bô
. Ten-sing No-rơ-gay
- Tên địa lý: 
. I-ta-li-a,. Lo-ren, A-mê-ri-ca
. Mĩ, Ấn - Độ
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lý nước
 ngoài
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe, nhận xét
- Lớp đọc thầm lại trong SGK
- HS luyện viết ở bảng con
- Lắng nghe
- HS nhớ, viết
- cả lớp đọc, làm bài vào vở BT
- 2 HS làm phiếu, trình bày
- Lớp nhận xét
- Giải thích cách viết
- Lắng nghe
Tiết 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I/Mục tiêu: 
	- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý  ... ã xa”
b. Khổ 3
? Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả ntn?
c. Khổ 4+5
? Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào của 2 khổ thơ cuối?
? Từ ngữ được lặp lại có tác dụng gì?
4. Đọc diễn cảm: 
- Cho HS đọc diễn cảm bài thơ theo sự hướng dẫn gợi ý của GV
- GV đưa bảng phụ có khổ 2,3 để luyện đọc, hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu, HS đọc.
- Cho HS đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài
- Cho HS thi đọc
5. Củng cố - dặn dò: 
- Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
- 1 HS đọc, trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS giỏi đọc cả bài
- HS quan sat, nghe GV giới hiệu về tranh
- HS đọc tiếp nối từng khổ thơ
- HS luyện đọc từ khó: chớm lạnh, ngoảnh lại, rừng tre
- 2 em đọc với nhau trong nhóm
- Lớp đọc thầm, suy nghĩ
. Sáng mát trong, hương cốm mới
. Xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy
. Người ra đi đầu không ngoảnh lại
. Rừng tre phấp phới
. Trời thu thay áo mới
. Trời thu trong biếc, trong biếc nói cười
. Từ lặp lại: trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta
. Nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta
- 3 HS đọc diễn cảm nối tiếp nhau
- HS luyện đọc 2 khổ thơ, đọc trước lớp
- HS nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài
- Một số em thi đọc thuộc lòng
- Niềm vui, tự hào về đất nước tự do
- Lắng nghe
- Ghi chép
Thứ năm Ngày soạn: 22/3/2010
Sáng Ngày giảng: 25/3/2010
TOÁN
THỜI GIAN
I/Mục tiêu: 
	- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
	- Làm các bài tập: 1(cột 1,2); 2.
II/Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ, SGK
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Nhắc lại công thức, cách tính vận tốc và quãng đường
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:Ghi đề
2. Hình thành cách tính thời gian: 
Bài toán 1:
 GV ghi: 170:42,5=4(giờ)
H: Muốn tính thời gian ta làm gì?
Ghi: T=S:V
Bài toán 2:
GV giải thích: trong bài này, số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất.
- Củng cố:
 Ghi sơ đồ: 
 V=S:T
 S=VxT T=S:V
3.Thực hành:
Bài1:
Lưu ý: - Không cần kẻ bảng
81:36=2 9\36(giờ)
 = 2 1\4(giờ)
 Hoặc: 81:36=2.25 (giờ)
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV tổ chức cho HS làm bài
- GV hướng dẫn HS yếu
- GV Nhận xét:
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV tổ chức cho HS làm bài
- GV hướng dẫn HS yếu
GV nhận xét
C. Củng cố, dăn dò:
- Nhắc lại 3 công thức
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu lại: 5 em.
V=S:T
S=VxT
Cho HS đọc đề
Trình bày bài 
- Lấy quãng đường chia cho vận tốc
- 4 HS nhắc lại
- 1 HS đọc
- 1 HS nêu cách làm 
- HS nhận xét
- 4 HS nhắc công thức
1 HS đọc đề và tóm tắt
2 HS lên làm
Lớp làm vở
Nhận xét 
1 HS đọc đề
1 HS làm, lớp làm vở
Nhận xét
6 HS
1 HS đọc đề
1 HS làm, lớp làm vở
Nhận xét
- HS nhắc lại 3 công thức
- HS lắng nghe
TẬP LÀM VĂN: 
ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I/Mục tiêu: 
	- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
	- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy - học.
. Giấy kẻ bảng nd BT1
. Giấy to ghi kiến thức về bài văn tả cây cối
. Tranh ảnh hoặc vật thật về một số loài cây hoa, quả
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Đọc đoạn văn đã viết lại tiết trả bài tuần trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
a. Bài tập 1 
- Cho HS đọc nd BT1 (lệnh, bài cây chuối mẹ, các câu hỏi)
- GV dán bảng ghi kiến thức về văn tả cây cối
- Cho cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân.
- Phát phiếu 2 HS làm trên phiếu, trình bày trước lớp
- GV chốt lại ý đúng
. Trình tự miêu tả cây chuối: chuối con, chuối to, chuối mẹ.
. Có thể tả theo trình tự: từ bao quát đến chi tiết từng phần
. Cây chuối được tả bằng thị giác (hình dáng cây, lá, hoa), xúc giác (độ trơn, bóng), thính giác (tiếng khua), vị giác (chát, ngọt), khứu giác (thơm của quả chín)
. Hình ảnh so sánh: tàu lá như lưỡi mác, cái hoa lập lòe như mầm như non 
. Biện pháp nhân hóa: cổ cây mập, chuối mẹ bận đơm hoa, khẽ khàng ngả hoa
b. Bài tập 2: 
- Cho HS đọc nd BT2
- GV nhắc HS trình tự miêu tả, chọn tả 1 bộ phận của cây, chú ý tả từ bao quát đến chi tiết từng phần (sự biến đổi theo thời gian)
- GV giới thiệu tranh ảnh hoặc vật thật 
- Cho HS nói bộ phận mình đã chọn để tả
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày trước lớp
- GV chấm điểm, nhận xét
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS đọc lại
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- 1 HS đọc
- HS đọc lại nd BT1, suy nghĩ, làm bài vào vở BT
- 2 HS làm phiếu, trình bày trước lớp 
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS quan sát và nghe GV giới thiệu
- Một số HS giới thiệu bộ phận mình sẽ tả trước lớp
- HS suy nghĩ, làm bài vào vở BT
- Một số HS đọc lại đoạn văn
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. Mục tiêu: 
	Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu BT ở mục III.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ, một phiếu foto mẩu chuyện vui ở BT 2 (LT)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ 
- Đọc thuộc lòng những tục ngữ, ca dao ở tiết LTVC tuần trước -> GV nhận xét đánh giá
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nhận xét: 
a. Bài tập 1
- Cho HS đọc yêu cầu BT, đoạn văn
- Cho HS làm bài cá nhân 
- GV mở bảng phụ, HS chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì?
- GV chốt ý đúng
. Từ “hoặc” nối “em bé” với “chú mèo”
. Cụm “vì vậy” nối câu 1 và câu 2
. Cụm “vì vậy” giúp ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu
b. Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS suy nghĩ, phát biểu
- “tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra”
- GV chốt và nêu vấn đề: đó là từ ngữ nối để liên kết các câu trong bài
? Vậy thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối?
3. Ghi nhớ: - Cho 2 HS đọc nd ghi nhớ
4. Luyện tập: 
a. Bài tập 1
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập, đoạn văn 
- Giao việc: ½ lớp làm 3 đoạn đầu, ½ lớp làm 4 đoạn cuối theo cặp
- Phát phiếu cho 2 HS làm bài
- GV phân tích, nhận xét, chốt kết quả đúng
b. Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu BT, câu chuyện vui, cả lớp đọc thầm lại câu chuyện vui, tìm chỗ sai, sửa chỗ sai
- GV dán lên bảng phiếu fôtô có mẩu chuyện vui, cho HS lên gạch dưới chỗ sai
- GV chốt lại ý đúng . Từ nối đúng sai: nhưng
5. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức
- 2 HS đọc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc to
- Lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm bài
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ, tìm thêm từ ngữ có tác dụng nối gióng như “vì vậy” ở BT1
- HS trả lời
- 2 HS đọc, 2 HS nhắc lại
- 2 HS đọc tiếp nối nhau
- HS đọc kĩ từng câu, từng đoạn, làm việc theo cặp.
- 2 HS nhận phiếu làm bài, dán, trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Thay từ “vậy” (thế thì, vậy thì)
- HS lắng nghe
Thứ sáu Ngày soạn: 23/3/2010
Sáng Ngày giảng: 26/3/2010
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu: 
	- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
	- Bíêt quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
	- Làm các bài tập: 1; 2; 3.
II.Đồ dùng:
Bảng phụ ghi bài tập 1
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
Gọi HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động
Gọi HS rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian
Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
Bài 1:
GV treo bảng phụ
Nhận xét
Lưu ý HS cách đổi thời gian là a,d
Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV tổ chức cho HS làm bài 
Lưu ý HS cách đổi: 1,08m= 108cm
- GV nhận xét
Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
 Bài toán hỏi gì?
GV nhận xét
Nêu lại công thức tính thời gian
- GV nhận xét
Bài 4:
HD: 420m/phút= 0,42km/phút
 10,5km= 10500m
Nhận xét
Nêu lại cách tìm và công thức tính thời gian của chuyển động đều
C. Củng cố, dặn dò:
-Ôn lại công thức tính quãng đường, vận tốc, thời gian
- GV nhận xét
2HS 
2 HS
T= s: v, s = v x t, v = s: t
Nhận xét
1 HS đọc yêu cầu
1 HS lên bảng
Lớp làm vở không cần kẻ bảng
4 HS nêu kết quả
Kq: 4,35 giờ; 2 giờ ; 6 giờ; 2,4 giờ
Nhận xét
1 HS đọc yêu cầu
HS làm bài
1 HS lên bảng, lớp làm vào vở bài tập
Nhận xét
1 HS nêu yêu cầu
Tính thời gian đại bàng bay được 72 km
1 HS lên bảng
Lớp làm vào vở
Nhận xét
1 HS đọc đề
2 HS lên bảng
Lớp làm vở
Nhận xét
- HS lắng nghe thực hiện 
TẬP LÀM VĂN: 
KIỂM TRA VIẾT: TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
	 Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Đồ dùng dạy - học
- Giấy kiểm tra
- Tranh ảnh hoặc vật thật theo đề văn
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài: 
- Cho HS đọc đề bài và gợi ý
- GV hỏi HS về sự chuẩn bị bài của mình
- GV dán hoặc đặt cây trái ngay trước lớp để HS quan sát
- GV lưu ý HS cách trình bày, dùng từ đặt câu, tránh sai chính tả.
3. HS làm bài: 
- GV theo dõi uốn nắn cho HS
- GV thu bài
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc, HTL những bài thơ từ tuần 19 đến 27, tuần tới ôn tập, kiểm tra.
- Lắng nghe
- HS 1 đọc 5 đề, HS 2 đọc gợi ý
- Một số HS trình bày đề bài mình chọn
- HS lắng nghe
- Lớp làm bài
- Lắng nghe
- Ghi chép
Tiết 4 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 SINH HOẠT LỚP
1. Yêu cầu: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuần. 
 - Xây dựng và duy trì nền nếp lớp trong tuần tới
2. Lên lớp:
 a. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuấn qua.
 - Chấn chỉnh một số nền nếp của lớp. 
 - Nêu một số nhận xét: Phát biểu ý kiến, thống nhất ý kiến. 
 b. Giáo viên đánh giá lại tình hình của lớp.
* Ưu điểm: Một số em có cố gắng trong học tập: (Em Thông, Cao Kì, Sáng, Nam, Tân, Ly ...) 
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài như: (em Hà, Phu, Quý, Quy, Cẩm Nhung,..
 - Thực hiện tốt các nề nếp
 * Nhược điểm: Còn nói chuyện riêng trong lớp: em Tân, Hưng, Nhật, Sơn, Phu.
3. Kế hoạch tuần tới: 
 - Duy trì chuyên cần.
 - Tiếp tục duy trì nền nếp lớp.
 - Cán sự lớp tiếp tục hoạt động nghiêm túc. 
 - Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Sinh hoạt văn nghệ : Thi văn nghệ giữa các tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 CKTKN.doc