Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy số 21

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy số 21

Tập đọc

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I . MỤC TIÊU :

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn,bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.

II. PHƯƠNG TIỆN :Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỐNG:

- Tự nhận thức: nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc.

- Tư duy sáng tạo.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy số 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ 2 ngày 24 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 Tập đọc
trí dũng song toàn 
I . Mục tiêu :
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn,bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.
ii. phương tiện :Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
IIi. Giáo dục kỷ năng sống:
- Tự nhận thức: nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc.
- Tư duy sáng tạo.
 IV. Hoạt động dạy học :
a. Khởi động
	- HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
	- Nêu nội dung chính của bài. 
b. Bài mới
 * Hđ1: Giới thiêu bài 
 * Hđ2: Luyện đọc 
 	- Một HS khá giỏi đọc bài văn,
	- HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
	- HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
	Đoạn 1: Từ đầu...hỏi cho ra lẽ.
	Đoạn 2: Từ Thám Hoa....đền mạng Liễu Thăng.
	Đoạn 3: Từ lần khác....sai người ám hại ông.
	Đoạn 4: Phần còn lại.
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- Một hS đọc cả bài.
	- GV đọc diễn cảm bài văn. 
 *Hđ3: Tìm hiểu bài. 
	- Sứ thần Giang văn Minh làm gì để vua nhà Minh bãi lệ góp giỗ Liễu Thăng?
	- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
	- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
	- Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? 
* Hđ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
	 - GV mời 5 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai.
	 - GV chọn đoạn văn tiêu biểu,hướng dẫn cả lớp luyện đọc bài văn.
	 - HS thi đọc diễn cảm.
 Iii . Củng cố, dặn dò 
	- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
Tiết 2
Mĩ thuật
 Gv chuyên trách
Tiết 3 Toán
 T101: luyện tập về tính diện tích
I . Mục tiêu: Giúp học sinh
 - Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
Ii . Hoạt động dạy học :
A- Bài cũ:
- Viết công thức tính diện tích hình tam giác,hình thang,hình vuông,hình chữ nhật.
- Gọi HS nhận xét.
B-Bài mới:
*HĐ 1: HS thực hành tính diện tích một số hình trong thực tế. 
- GV treo bảng phụ vẽ hình minh họa trong SGK trang 103.
- GV nêu yêu cầu: Tính diện tích mảnh đất có kích thước theo hình vẽ trên bảng.
- GV hướng dẫn HS chia cắt hình đã cho về các hình cơ bản,rồi vận dụng công thức để tính.
- Khuyến khích HS tìm nhiều cách giải khác nhau.
*HĐ 2: Thực hành tính diện tích ở VBT.
 Iii . Củng cố, dặn dò
	- Về ôn lại công thức tính diện tích các hình đã học.
	- Khuyến khích HS khá giỏi tìm nhiều cách giải khác nhau. 
Tiết 4
Khoa học
Năng lượng mặt trời
I . Mục tiêu : Sau bài học HS có khả năng: 
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
- Kể tên một số phương tiện,máy móc,hoạt động ...của con người sử dụng năng lượng mặt trời. 
ii. phương tiện
 	- Phương tiện,máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
	- Thông tin và hình trang 84,85 SGK. 
 Iii . Hoạt động dạy học : 
 *Hđ1: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
	- Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào?
	- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời trong cuộc sống?
- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu? 
 *Hđ2: Một số phương tiện,máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
	- HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84,85 SGK và thảo luận các nội dung:
	+ Kể tên một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày(chiếu sáng, phơi khô các vật, lương thực,thực phẩm,làm muối...)
	+ Kể tên một số công trình,máy móc sử dụng năng lượng mặt trời .
	+ Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. .
*Hđ3: Trò chơi củng cố về vai trò của năng lượng mặt trời.
	- GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
	- Cử hai nhóm HS tham gia(mỗi nhóm 5 HS)
	- Mỗi HS chỉ được ghi một vai trò ứng dụng(không được ghi trùng nhau)
	- Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được thì coi như thua cuộc.
	-GV cho cả lớp bổ sung thêm.
 chiếu sáng sởi ấm
 .....
Iii. Củng cố, dặn dò
Nhân xét giờ học
Buổi chiều
Tiết 1
Tiếng Anh
 Gv chuyên trách
Tiết 2 Luyện Tiếng Việt
THỰC HÀNH TIẾT 2 – TUẦN 21
I . Mục tiêu:
- HS biết chọn 1 trong 3 đề để tả.
- HS dựa vào cỏc kiến thức đó học về văn tả người để viết được bài văn hoàn chỉnh. 
Ii . Hoạt động dạy học :
HS đọc đề bài: 3 đề vở bài tập thực hành.
1 HS nhắc lại dàn ý văn tả người.
HS làm bài - GV theo dỏi hướng dẫn.
GV chấm bài.
Iii . Củng cố, dặn dò
GV nhận xột giờ học.
Tiết 3: Lịch sử
nước nhà bị chia cắt 
I. mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Ví sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ - Diệm. 
II. đồ dùng dạy - học
 Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. các hoạt động dạy - học
 HĐ1: Làm việc cả lớp:
- GV giới thiệu bài.( Nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi)
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
Một số dẫn chứng về việc Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào ta.
Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
HĐ2: Làm việc theo nhóm:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình đất nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Bien Phủ 1954.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ- ne- vơ.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận. Các nhóm cử đại biểu lên báo cáo kết quả thảo luận.
HĐ3: Làm việc cả lớp:
Gv hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ 1, 2:
- Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không? Tại sao?
- Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ - ne- vơ của Mĩ – Diệm được thể hiện qua những hành động nào?
 HĐ4: Làm việc cả lớp:
Gv hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ 3:
- Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao?
- Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
- Sự lựa chọn( cầm súng đánh giặc) của nhân dân ta thể hiện điều gì?
III.TỔNG KẾT - DẶN Dề:
 GV tổng kết nội dung chính của bài.
Thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2011 
Tiết 1
Tiếng Anh
 Gv chuyên trách
Tiết 2
Toán
Luyện tập về tính diện tích(t)
 I . Mục tiêu : 
 - Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
Ii . Hoạt động dạy học :
a. Bài cũ
	- Ôn lại cách tính diện tích một hình không phải là hình cơ bản.
	- Nêu các bước tính diện tích mảnh đất đã học ở bài trước.
	+ Chia mảnh đất thành các hình cơ bản có công thức tính diện tích.
	+ Xác định số đo của các hình vừa tạo thành.
	+ Tính diện tích từng hình, từ đó tính diện tích mảnh đất.
b. Bài mới:
 *Hđ1: Giới thiệu bài:
 *Hđ2; Cách tính diện tích các hình trên thực tế.
	Quy trình gồm ba bước:
	- Chia mảnh đất thành các hình có thể tính được diện tích.
	- Đo khoảng cách trên mảnh đất.
	- Tính diện tích.
 *HĐ 2: Thực hành tính diện tích các hình: HS làm bài tập trong VBT.
	- HS chữa bài.
 Bài 1: 	Giải
	Diện tích hình chữ nhật AEGD là: 84 x 63 = 5292 (m2)
	Diện tích hình tam giác BAE là: 84 x 28 : 2 = 1176 (m2)
	Độ dài cạnh BG là: 28 + 63 = 91 (m)
	Diện tích hình tam giác BGC là : 91 x 31 : 2 = 1365 (m2)
	Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2) 
 Đáp số : 7833 m2
	Lưu ý: GV cần quan tâm đến những HS yếu giúp các em hiểu cách làm và thực hiện chính xác các phép tính. 
Tiết 3 
Chính tả(nghe – viết) 
trí dũng song toàn
I . Mục tiêu :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2 hoặc bài tập 3 hoặc bài tập phương ngữ.
Ii . Hoạt động dạy học : 
 A-Bài cũ:
 - GV đọc cho HS viết những từ ngữ có chứa phụ âm đầu r/d/gi.
	 - GV nhận xét, cho điểm. 
 B-Bài mới:
 *Hđ1: Giới thiệu bài
 *Hđ2: Hướng dẫn HS nghe viết 
	- GV đọc bài chính tả.
	- Đoạn chính tả kể về điều gì?
	- Cho HS đọc lại đoạn chính tả.
	- GV đọc cho HS viết chính tả.
	- GV đọc bài, HS khảo lỗi.
	- GV chấm một số bài, nhận xét chung. 
 *Hđ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Iii .Củng cố, dặn dò
 - Về nhà đọc lại bài thơ: Dáng hình ngọn gió.
Tiết 4
Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: công dân
I .Mục tiêu :
 	- Làm được bài tập 1, 2
- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của bài tập 3
Ii . Hoạt động dạy học : 
 *Hđ1: Giới thiệu bài 
 *Hđ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- GV giao việc:
	+ Đọc lại các từ đã cho.
	+ Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ để tạo thành cụm từ có nghĩa.
	- HS làm bài và trình bày kết quả
	Nhóm 1: Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân.
	Nhóm 2: Công dân gương mẫu, công dân danh dự.
	Bài 2: Nối 1 với b; nối 2 với c; nối 3 với a.
	Bài 3: Viết một đoạn văn 5 câu nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân. 
Iii . Củng cố, dặn dò
 Nhận xét giờ học 
Buổi chiều:
Tiết 1
 Địa lý
 Các nước láng giềng của việt nam
 I . Mục tiêu : 
- Dựa vào bản đồ, đọc tên và nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
- Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
- Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới, dang phát triển mạnh 
Ii . Phương tiện: 
	- Bản đồ các nước châu á.
	- Bản đồ tự nhiên châu á.
	- Hình minh họa trong SGK. 
Iii . Hoạt động dạy học :
 a. Khởi động
 - Dân cư châu á tập trung ở vùng nào ? Tại sao?
	- Vì sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất dược nhiều lúa gạo?
	- Chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta?
 b. Bài mới 
 *Hđ1: Cam-pu-chia.
 - HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á, lược đồ kinh tế một số nuớc châu á.
	+ Em hãy nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia?
	+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thú đô Cam-pu-chia?
	+ Nêu nét nổi bật của địa hình Cam-pu-chia?
	+ Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chủ yếu? kể tên các sản phẩm chính của ngành này?
	+ Vì sao Cam-pu-chia đánh bắt được rất nhiều cá nước ngọt?
	- Đai diện nhóm trả lời câu hỏi. 
 *Hđ2 Lào.
	- HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á, tìm hiểu về đất nước Lào.
	+ Em hãy nêu vị trí địa lí của Lào?
	+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Lào?
	+ Nêu nét nổi bật của địa hình Lào?
	+ Kể tên các sản phẩm của Lào?
	+ Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì?
	- Các nhóm trình bày kết quả.
 - GV kết luận. 
*HĐ 3: Trung Quốc.
	+ Em hãy nêu vị trí địa lí của Trung quốc?
	+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung Quốc.
	+ Em có nhận xét gì về diện tích và dân số của Trung Quốc?
	+ Nêu nét nổi bật c ... , d, đ, e, h, i.
HĐ3. Làm bài tập 3 SGK
- GV yêu cầu giao nhiệm vụ cho HS .
- HS làm việc cá nhân. 
- HS trình bày, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- GV kết luận:
 (b), (c) là hành vi, việc làm đúng.
 (a) là hành vi không nên làm.
III.TỔNG KẾT - DẶN Dề:
- Nhận xét giờ học.
- Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
Tiết 2:
Kĩ thuật.
 Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I-Mục tiêu: HS cần phải:
 -Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc ở địa phương. 
Ii - Đồ dùng:
	 - Một số tranh ảnh
IiI - Hoạt Động dạy học:
 *HĐ1: Tìm hiểu mục đích
	- HS đọc lại nội dung SGK
	- Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
	- Thế nào là vệ sinh phòng bệnh? 
 -Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà.
	- GV tóm tắt những ý trả lời của HS và nêu khái niệm.
	- HS nêu mục đích, tác dụng của việc phòng bệnh cho gà.
 *HĐ2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
	- HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh.
	+ Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống.
	+ Vệ sinh chuồng nuôi.
	+ Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
 *HĐ3: : Đánh giá kết quả học tập.
	 - GV nêu câu hỏi để đánh giá kết quả học tập của học sinh
 ?Nêu mục đích, tác dụng của việc phòng bệnh cho gà.
 ? Nêu những công việc vệ sinh phòng bệnh.
iv - Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3
Tin học
 Gv chuyên trách
Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2011
Tiết 1
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
I . Mục tiêu 
 - HS biết lập chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong sgk
Ii . Giáo dục kỷ năng sống:
- Hợp tác: ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động.
- Thể hiện sự tự tin.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. Hoạt động dạy học :
 a.Khởi động
 - HS nêu tác dụng của việc lập chương trình hoạt động.
	- Nêu cấu tạo của chương trình hoạt động. 
 b.Bài mới :
 *Hđ1: Giới thiệu bài
 *Hđ2: Hướng dẫn hs luyện tập 
	 - Cho HS đọc đề bài.
	- HS nêu đề bài mình chọn để lập chương trình.
	- GV treo bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
 *Hđ 2: HS lập chương trình hoạt động.
	- HS trình bày kết quả.	
	- Một số HS đọc bài làm của mình.
	- Cả lớp theo dõi, nhận xét.	 
 ii . Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học 
Tiết 2
Âm nhạc.
 Gv chuyên trách
Tiết 3:
 	Toán
T104: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương.
I . Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hình thành được biểu tượng của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương 
 - Biết được các đặc điểm về yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
II- Đồ dùng:
- Một số hình hộp chữ nhật, hình lập phương có kích thước khác nhau.
- Bảng phụ.
- Vật thật có dạng hình hộp chữ nhật,hình lập phương. 
Ii . Hoạt động dạy học :
 *Hđ1: Hình thành một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
 và một số đặc điểm của chúng.
Hình hộp chữ nhật:
 - GV giới thiệu một số vật thật có dạng hình hộp chữ nhật bao diêm, viên gạch.
 - Giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật 
 	+ hình hộp chữ nhật có mấy mặt?
	+ Các mặt đều là những hình gì?
	+ Hãy so sánh các mặt đối diện?
	+ Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh? đó là những đỉnh nào?
	+ Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh đó là những cạnh nào?
 - GV kết luận
 - HS tự nêu tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật 
Hình lập phương:
 - GV đưa ra mô hình 
 ? Hình lập phương gồm có mấy mặt? Bao nhiêu đỉnh và bao nhiêu cạnh?
 - Các nhóm quan sát Hình lập phương: Đo kiểm tra chiều dài các cạnh.
 -HS trình bày kết quả đo.
 ? Vậy ta rút ra kết luận gì về độ dài các cạnh của Hình lập phương 
 ? Hãy nêu nhận xét về 6 mặt của Hình lập phương 
 ? Nêu đặc điểm của hình lập phương. 
 *Hđ2: Thực hành nhận diện các hình và các yếu tố của hình
	- HS làm bài tập trong VBT.
- Chữa bài. 
Iii . Củng cố, dặn dò 
	- Phân biệt của hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
	- Nhớ các đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Tiết 4: Luyện từ và câu
nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu
1. Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả.
2 Biết điền các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả.
II. Đồ dùng dạy - học
- VBT Tiếng Việt 5
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học 
 A. Bài cũ
HS làm miệng bài tập số 3 và đọc lại đoạn văn ngắn ở BT 4.
 B. Bài mới
 HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
 HĐ2: Phần nhận xét
- Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Đánh dấu phân cách các vế trong mỗi câu ghép.
+ Phát hiện cách nối các vế giữa hai câu ghép có gì khác nhau.
+ Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau.
Câu 1: vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả.
Câu 2: vế 1 chỉ kết quả; vế 2 chỉ nguyên nhân.
- Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
HS làm việc cá nhân, dùng bút viết nhanh những QHT, cặp QHT tìm được .
HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng GV góp ý, chốt lại lời giải đúng.
 HĐ3: Phần ghi nhớ : HS đọc nội dung ghi nhớ.
 HĐ4: Phần luyện tập:
- Bài tập 1:HS đọc yêu cầu, làm bài, phát biểu ý kiến.Lưu ý bài này có các yêu cầu nhỏ: tìm QHT, xác định các vế câu, gạch một gạch dưới vế chỉ nguyên nhân, gạch hai gạch dưới vế chỉ kết quả.
- Bài tập 2: HS làm việc cá nhân - suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
Ví dụ: Tôi phải băm bèo, thái khoai bởi vì bác mẹ tôi nghèo.
- Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của BT3, HS làm bài, trình bày kết quả.
Lời giải đúng: 	a. Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.
b. Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
 - Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của BT4, tự làm bài.
Phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Ví dụ: Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
 Vì bạn Dũng không thuộc bài cho nên cả tổ mất điểm thi đua.
 Vì bạn Dũng không thuộc bài , cả tổ bị mất điểm thi đua. 
III.TỔNG KẾT - DẶN Dề:
- GV nhận xét tiết học./.
Buổi chiều 
Họp hội đồng
 Thứ 6 ngày 28 tháng 1 năm 2011
Tiết 1
Thể dục
 Gv chuyên trách dạy
Tiết 2
 Tập làm văn
 Trả bài văn tả người
I . Mục tiêu : 
 - Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục,trình tự miêu tả,quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt,t rình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn hay hơn.
Iii . Hoạt động dạy học :
a. Khởi động
 - Gọi 2 HS lần lượt đọc lại CTHĐ đã làm ở tiết trước.
 - GV nhận xét cho điểm.
b.Bài mới
 *Hđ1: Nhận xét kết quả bài viết của HS.
	- GV cho HS nhắc lại 3 đề bài của tiết kiểm tra trước.
	- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
	+ Ưu điểm:
	- Xác dịnh đúng đề bài.
	- Có bố cục hợp lí.
	+ Khuyết điểm:
	- Một số bài bố cục chưa chặt chẽ: Tuyết, Nga, Thuỷ Tiên, Phượng 
	- Còn sai trong dùng từ, đặt câu: Mạnh Thường, Ngoại, Nhàn.
 *Hđ2: Hướng dẫn HS chữa bài:
	- GV trả bài cho HS.
	- Cho HS chữa lỗi cơ bản trên bảng phụ.
	- GV nhận xét và chữa lỗi trên bảng.
	- Cho HS đổi vở cho nhau để sữa lỗi.
 *Hđ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
	- GV đọc những bài văn hay: Bảo, Hoàng, Hải Phong, Cẩm Tú. 
	- HS tự viết lại 1 đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn
iv. Củng cố, dặn dò 
 	- GV nhận xét tiết hoc,biểu dương những HS làm bài tốt.
	- Những hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
 Tiết 3
 Toán
 T105: diện tích xung quanh và diện tích toàn 
 Phần của hình hộp chữ nhật
 I . Mục tiêu
 - Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.(bt1) 
II- Đồ dùng: 
	- Một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.
	- Bảng phụ có vẽ hình khai triển
Ii . Hoạt động dạy học :
A-Bài cũ:
- Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt? Là những mặt nào? Các mặt có đặc điểm gì?
- Hình hộp chữ nhật có những kích thuớc nào?
B-Bài mới:
 *Hđ1: Hình thành công thức tính S xung quanh, S toàn phần hình hộp chữ nhật
Diện tích xung quanh.
	- Cho HS quan sát mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, hS chỉ ra các mặt xung quanh
	- Tổng diện tích 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật gọi là diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật 
 	- GV nêu bài toán và gắn hình minh họa lên bảng(ví dụ SGK trang 109)
	- GV tô màu phần diện tích xung quanh của hình hộp.
	- HS thảo luận nhóm tính diện tích xung quanh của hình hộp.
	- HS nêu cách tính:
Diện tích toàn phần:
 GV giới thiệu: Diện tích tất cả các mặt gọi là diện tích toàn phần.
 - Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
 - Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
 - HS tính vào vở nháp,nêu kết quả.
 - HS nhắc lại cách tính.
 Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo. 
*Hđ2: Chữa bài 
 iii. Củng cố, dặn dò 
Ôn lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, S toàn phần hình hộp chữ nhật
- Hoàn thành các bài tập trong SGK. 
Tiết 4 
 Khoa học 
 Sử dụng năng lượng chất đốt
I . Mục tiêu: HS biết 
	- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
	- Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. 
II- Đồ dùng :
 - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
 - Hình và thông tin trang 86...89 SGK. 
Ii . Hoạt động dạy học : 
 A-Bài cũ:
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày?
- Kể một số ví dụ việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và địa phương? 
B-Bài mời:
 *Hđ1: Kể tên một số loại chất đốt:
	- Hãy kể tên một số loại chất đốt thường dùng?
- Trong đó chất đốt nào ở thể khí? Thể lỏng? Thể rắn? 
 *Hđ2: Quan sát và thảo luận: HS làm việc theo nhóm.
	1.Sử dụng các chất đốt rắn.
	- Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
	- Than đá được sử dụng trong những việc gì? ở nước ta than đá chủ yếu được khai thác ở đâu?
	- Ngoài than đá,bạn còn biết tên loại than nào khác?
	2. Sử dụng chất đốt lỏng
	- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết?
	- ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
	- Đọc các thông tin,quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong thực hành.
	3. Sử dụng các chất khí đốt:
	- Có những loại khí đốt nào?
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học? 
Iii . Củng cố, dặn dò
 - Kể tên một số loại chất đốt mà em biết.
	 - Tìm hiểu về sự an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 21(1).doc