Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 07

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 07

Tập đọc: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.

3. Thái độ: Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

II. Chuẩn bị:

 + GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển. Bảng phụ việt sẵn đoạn văn cần hướng dẫn.

+ HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.

III. Các hoạt động:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng rao đêm

- Nghe tiếng rao đêm, tác giả có cảm giác như thế nào?

- Chi tiết nào trong bài văn miêu tả đám cháy?

- Con người và hành động của anh bán bánh giò có gì đặc biệt?

- Giáo viên nhận xét, cho điểm.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 07", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY TIÊU CHUẨN THÁNG 03 + 04 + 05 / 2011
Tuần
Thứ, ngày
Lớp
Tiết
Môn
Tên bài
Ghi chú
Thứ nhất
&
Thứ hai
Hai
24 / 01
5B
1
2
3
4
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Khoa học
Lập làng giữ biển
Luyện tập về tính diện tích
UBND xã (phường) em
Năng lượng mặt trời
Thứ ba
&
Thứ tư
Ba
15 / 02
5B
1
2
3
4
Thể dục
Chính tả
Toán
Tiếng Việt
Nhảy dây phối hợp mang vác. 
Ôn tập về quy tắc viết hoa
DTXQ và DTTP của hình lập phương
Ôn luyện
Thứ nhất
&
Thứ hai
Hai
21 / 02
5A
1
2
3
4
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Khoa học
Luật tục xưa của người Ê đê
Xen ti met khối – Đê xi met khối
Em yêu tổ quốc Việt Nam
Sử dụng năng lượng điện
Thứ ba
&
Thứ tư
Năm
03 / 03
5A
1
2
3
4
Thể dục
Toán
Luyện từ & Câu
Khoa học
Phối hợp chạy và bật nhảy
Luyện tập chung
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
An toàn và tránh lãng phí khi dùng điện
Thứ nhất
&
Thứ hai
Năm 
10 / 03
5B
1
2
3
4
Thể dục
Toán
Luyện từ & Câu
Khoa học
Bật cao. Trò chơi: “Chuyền nhanh – Nhảy nhanh”
Trừ số đo thời gian
Liên kết các câu trong bài
Ôn tập: Vật chất và năng lượng
Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011
Tập đọc: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.
3. Thái độ: Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.
II. Chuẩn bị:
	+ GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển. Bảng phụ việt sẵn đoạn văn cần hướng dẫn.
+ HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng rao đêm
- Nghe tiếng rao đêm, tác giả có cảm giác như thế nào?
- Chi tiết nào trong bài văn miêu tả đám cháy?
- Con người và hành động của anh bán bánh giò có gì đặc biệt?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia bài thành các đoạn để học sinh luyện đọc.
+ Đoạn 1: “Từ đầu  hơi muốn.”
+ Đoạn 2: “Bố nhụ  cho ai?”
+ Đoạn 3: “Ông nhụ  nhừng nào?”
+ Đoạn 4: đoạn còn lại.
Giáo viên luyện đọc cho học sinh, chú ý sửa sai những từ ngữ các em phát âm chưa chính xác.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải. Giáo viên giúp học sinh hiểu những từ ngữ các em nêu và dùng hình ảnh đã sưu tầm để giới thiệu một số từ ngữ như: làng biển, dân chài, vàng lưới.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giàng giải.
Yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài văn rồi trả lời câu hỏi.
	  Bài văn có những nhân vật nào?
	  Bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau việc gì?
	  Em hãy gạch dưới từ ngữ trong bài cho biết bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã?
Gọi học sinh đọc đoạn văn 2.
	  Tìm những chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới ngoài đảo có lợi?
	  Hình ảnh một làng mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ?
Giáo viên chốt: bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau về việc đưa dân làng ra đảo và qua lời của bố Nhụ việc lập làng ngoài đảo có nhiều lợi ích đã cho ta thấy rõ sự dũng cảm táo bạo trong việc xây dựng cuộc sống mới ở quê hương. Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.
	 Tìm chi tiết trong bài cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ?
Giáo viên chốt: tất cả các chi tiết trên đều thể hiện sự chuyển biến tư tưởng của ông Nhụ, ông suy nghĩ rất kĩ về chuyện rời làng, định ở lại làng cũ ® đã giận khi con trai muốn ông cùng đi ® nghe con giải thích ông hiểu ra ý tưởng tốt đẹp và đồng tình với con trai.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn cuối.
	  Đoạn nào nói lên suy nghĩ của bố Nhụ? Nhụ đã nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
Giáo viên chốt: trong suy nghĩ của Nhụ thì việc thực hiện theo kế hoạch của bố Nhụ đã rõ Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõn Cá Sấu sẽ được những người dân chài lập ra. Nhụ chưa biết hòn đảo ấy, và trong suy nghĩ của Nhụ nó vẫn đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài văn.
	  Ta cần đọc bài văn này với giọng đọc như thế nào để thể hiện hết cái hay cái đẹp của nó?
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng, ngắt giọng, luyện đọc diễn cảm.
“để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền/ rồi sẽ có chợ/ có trường học/ có nghĩa trang //. Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ,/ rồi bất ngờ,/ vỗ vào vai Nhụ /
	- Thế nào/ con, / đi với bố chứ?//
	- Vâng! // Nhụ đáp nhẹ.//
	Vậy là việc đã quyết định rồi.//
Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động lớp, cá nhân .
Học sinh khá, giỏi đọc.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ phát âm chưa chính xác.
1 học sinh đọc từ ngữ chú giải. Các em có thể nêu thêm từ chưa hiểu nghĩa.
Cả lớp lắng nghe.
Hoạt động lớp
Học sinh đọc thầm cả bài.
Học sinh suy nghĩ và nêu câu trả lời.
Dự kiến:
	  Bài văn có bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn và ông bạn: ba thế hệ trọn một gia đình.
	  Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả gia đình ra đảo.
	  Học sinh gạch dưới từ ngữ chỉ rõ bố mẹ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã.
Dự kiến: Cụm từ: “Con sẽ họp làng”.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ rồi phát biểu.
Dự kiến: Chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới rất có lợi là “Người có đất ruộng , buộc một con thuyền.”
“Làng mới ngoài đảo  có trường học, có nghĩa trang.”
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Dự kiến:
	“Lúc đầu nghe bố Nhụ nói  Sức không còn chịu được sóng.”
	“Nghe bố Nhụ nói  Thế là thế nào?”
	“Nghe bố Nhụ điềm tĩnh giải thích quan trọng nhường nào?”
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
	  Đoạn cuối, Nhụ đã suy nghĩ về kế hoạch của bố Nhụ là một kế hoạch đã được quyết định và mọi việc sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch ấy.
Hoạt động lớp
Học sinh nêu câu trả lời.
Dự kiến:
	Ta cần đọc phân biệt lời nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
	Đoạn kết bài: Đọc với giọng mơ tưởng.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh các nhóm tìm nội dung bài văn
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị: “Cao Bằng”.
Toán: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh thực hànhh cách tính diện tích của các hình đa giác không đều.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng chia hình và tính diện tích của các hình đa giác không đều nhanh, chính xác, khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
Phương pháp: Quan sát, động não, thực hành. 
Giáo viên chốt: Chia hình trên thành hình vuông và hình chữ nhật.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Phương pháp: Quan sát, thực hành.
 Bài 1
Yêu cầu đọc đề.
Giáo viên nhận xét.
 Bài 2:
Yêu cầu đọc đề.
Giáo viên nhận xét.
	Bài 3:
Giáo viên hướng dẫn: hình chữ nhật có kích thước 23m, 25m bao phủ khu đất.
Khu đất chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ nhật nhỏ ở góc bên phải và góc dưới.
 Scả khu đất = Scả hình bao phủ – S2 hình CNH
Hoạt động nhóm.
Học sinh đọc ví dụ ở SGK.
Nêu cách chia hình.
Chọn cách chia hình chữ nhật và hình vuông.
Tính S từng phần ® tính S của toàn bộ.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
Học sinh đọc đề.
Chia hình.
Tính diện tích toàn bộ hình.
Sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh chia hình (theo nhóm).
Đại diện trình bày.
Lớp nhận xét.
Tính diện tích toàn bộ hình.
Học sinh đọc đề.
Học sinh chia hình.
4. Cũng cố, dặn dò:
	- Học sinh nêu cách tính diện tích một số hình
	- Giáo viên nhận xét
Đạo đức: ỦY BAN NHÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu:
	- UBND phường, xã là chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội.
	- Học sinh cần biết địa điểm UBND nơi em ở.
2. Kĩ năng: Học sinh có ý thức thực hiện các quy định của chính quyền cơ sở, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do chính quyền cơ sở tổ chức.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng chính quyền cơ sở.
II. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã và sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giày đẹp?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Học sinh thảo luận truyện “Đến uỷ ban nhân dân phường”.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Nêu yêu cầu.
Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
UBND phường làm các công việc gì?
® Kết luận: UBND phường, xã giải quyết rất nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 2/ SGK.
Phương pháp: Luyện tập.
Giao nhiệm vụ cho học sinh.
® Kết luận: UBND phường, xã làm các việc sau:
	  Làm giấy khai sinh.
	  Xác nhận đăng kí kết hôn.
	  Xác nhân đăng kí nghĩa vụ quân sự.
	  Làm giấy chứng tử.
	  Đơn xin đi làm.
	  Chứng nhận các giấy tờ khác theo chức năng.
v	Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Phương pháp: Động não, thuyết trình (sắm vai).
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
® Kết luận:
	  Cần phải đăng kí tạm trú để giúp chính quyền quản lí nhân khẩu.
	  Em nên giúp mẹ treo cờ.
	  Nhắc nhở bạn không được làm như vậy.
Hoạt động nhóm bốn.
Học sinh đọc truyện.
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh làm việc cá nhân.
Một số học sinh trình bày ý kiến.
Hoạt động nhóm.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày (phân công sắm vai theo cách mà nhóm đã xử lí tình huống).
Các nhóm thảo luận và bổ sung ý kiến.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Thực hiện những điều đã học.
- Chuẩn bị: Tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trình bày về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
2. Kĩ năng: Kể ra những ứng dụng năng lượng mặt trời của con người.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng  ... m gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác.
Giáo viên bổ sung thêm: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ, xoắn dây điện,
 v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
Cho học sinh quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn) và giải thích phải chọn nguồn điện thích hợp.
Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị điện và nguồn điện thích hợp (bao nhiêu vôn) cho thiết bị đó.
Hướng dẫn cho cả lớp về cách lắp pin cho các vật sử dụng điện.
Trình bày lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì?
Hoạt động nhóm.
Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK).
Các nhóm trình bày kết quả.
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh thực hành theo nhóm: tìm hiểu số vôn quy định của một số dụng cụ, thiết bị điện ghi trên đó, lắp pin cho môt số đồ dùng, máy móc sử dung điện.
Các nhóm giới thiệu kết quả.
Đọc SGK để tìm hiểu lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì.
Khi dây chì bị chảy, thay cầu chì khác, không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị: “Ôn tập vật chất – năng lượng”.
- Nhận xét tiết học.
Thứ năm, ngày 10 tháng 03 năm 2011
Thể dục: BẬT CAO. TRÒ CHƠI: CHUYỀN NHANH – NHẢY NHANH
I. Mục tiêu:
	- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, nhưng phải bảo đảm an toàn
	- Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động
II. Các bước lên lớp:
1. Phần mở đầu:
	- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học
	- Chạy chậm theo một hàng dọc quanh sân tập
	- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung
	- Trò chơi khởi động
2. Phần cơ bản:
	- Ôn chạy và bật nhảy: Tập theo đội hình 4 hàng dọc theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàng cách nhau 02 mét.
	- Học trò chơi “Chuyền nhanh, nhảy nhanh”: Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử và sau đó tổ chức cho học sinh chơi.
3. Phần kết thúc:
	- Học sinh đứng thành vòng tròn, vừa đi vừa hát.
	- Học sinh di chuyển thành 04 hàng dọc, giáo viên hệ thống lại toàn bộ bài học
Toán: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm cách thực hiện phép trừ số đo thời gian.
2. Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	SGV
+ HS: VBT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Thực hiện phép trừ.
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp.
Ví dụ: 9 giờ 45 phút – 8 giờ 9 phút.
Giáo viên theo dõi và thu bài làm của từng nhóm.
Yêu cầu từng nhóm nêu cách làm (Sau khi kiểm tra bài làm).
Giáo viên chốt lại.
Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột.
Trừ riêng từng cột.
Ví dụ: 3 phút 15 giây – 1 phút 45 giây.
Giáo viên chốt lại.
Số bị trừ có số đo thời gian ở cột thứ hai bé hơn số trừ.
Lấy 1 đơn vị đứng trước đổi ra đơn vị sau đó cộng với số 1 có sẵn.
Tiến hành trừ.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Phướng pháp: Luyện tập, thực hành.
 Bài 1: 
Giáo viên chốt.
 Bài 2:
Lưu ý cách đặt tính.
 Bài 3:
Chú ý đặt lời giải.
 Bài 4:
Tính giá trị biểu thức.
a) Đổi ngày ® giờ.
b) STP ® giờ – phút.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua, luyện tập, thực hành.
Thi đua làm bài.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài 1, 2/ 44.
Bài 3/ 44 làm bài vào giờ tự học.
Chuẩn bị: “Nhân số đo thời gian”.
Nhận xét tiết học 
Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm thực hiện.
Lần lượt các nhóm trình bày.
9 giờ 45 phút
8 giờ 9 phút
0 giờ 55 phút
9 giờ 45 phút
8 giờ 9 phút
1 giờ 36 phut
9 giờ 45 phút
8 giờ 9 phút
1 giờ 36 phút.
Các nhóm khác nhận xét.
Giải thích vì sao sai hoặc đúng.
Học sinh nêu cách trừ.
Lần lượt các nhóm thực hiện.
3 phút 15 giây
1 phút 45 giây.
2 phút 30 giây.
3 phút 15 giây.
1 phút 45 giây.
2 phút 60 giây.
3 phút 15 giây 2 phút 75 giây.
2 phút 45 giây hay 2 phút 45 giây.
	 0 phút 30 giây.
Cả lớp nhận xét và giải thích.
Hoạt động cá nhân, lớp.
H làm bài 1.
Sửa bài.
Lớp nhận xét.
H làm bài 2.
Sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Đọc đề – tóm tắt.
Giải – 1 em lên bảng.
Sửa bài.
H làm bài.
H sửa bài.
Hoạt động nhóm (dãy), lớp.
Tự đặt đề.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Làm bài 1, 2/ 44. Bài 3/ 44 làm bài vào giờ tự học.
- Chuẩn bị: “Nhân số đo thời gian”.
- Nhận xét tiết học
Luyện từ và Câu: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG GHÉP LƯỢC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép lược, tác dụng của phép lược.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng phép lược để liên kết câu.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng phép lược trong văn bản để liên kết câu.
II. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh làm bài tập 3: Tìm từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ đến lịch sự và truyền thống của dân tộc ta ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIAÓ VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
 Bài 1:
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài và thực hiện theo yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
 Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài và gợi ý cho học sinh. Nội dung của cả 5 câu đều nói về tinh thần yêu nước. 
Em hãy tìm từ ngữ nào có nội dung chỉ tinh thần yêu nước?
+ Giáo viên bổ sung thêm: Đây chính là liên kết câu bằng ghép lặp: “Những của quý kín đáo” thay thế cho “tinh thần yêu nước”.
 Bài 3:
Giáo viên gợi ý câu hỏi.
Tinh thần yêu nước được thể hiện như thế nào?
Giáo viên chốt lại, chỉ rõ cho học sinh.
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi của quý ấy (tinh thần yêu nước) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi (của quý ấy) được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Vậy lược bỏ bớt trong câu sau những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu như trên gọi là phép lược.
v	Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
Phương pháp: Động não, đàm thoại.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Phần luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
 Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm 1 ý của bài tập và đánh số thứ tự các câu văn.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng ý a, các câu (5) (4) liên kết với câu (3) bằng cách lược bỏ từ “cóc”.
Yù b: Các câu (2) (3) liên kết với câu (1) bằng cách lược bỏ từ “Trỉu”.
Yù c: Câu (2) liên kết với câu (1) bằng cách lược bỏ cụm từ “đuổi theo nó”.
Yù d: Câu 2 liên kết với câu (1) bằng cách lược bỏ cụm từ “bồi cơm”.
 Bài 2:
Giáo viên nhắc học sinh chú ý đến 2 yêu cầu của đề bài.
Tìm phép lược và khôi phục phép lược.
So sánh 2 cách diễn đạt.
Giáo viên phát giấy cho 3 học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng ( tài liệu HD).
So sánh: cách diễn đạt, ở nguyên bản hay hơn vì làm cho mẫu chuyện ngắn gọn, tránh sự lặp lại không cần thiết.
 Bài 3:
Giáo viên viên nhận xét, cho điểm những bài có viết tốt.
Ví dụ: (1). Gần nhà Mạc Đỉnh Chi có một ngôi trường (2). Hàng ngày, mỗi lần gánh củi đi qua o, cậu lại ngấp nghé vào học lỏm (3). Thấy cậu bé nhà nghèo hiếu học, thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn (4). Nhờ thông minh, chăm chỉ, Mạc Đỉnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất.
Hoạt động nhóm, lớp.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, các em đánh số thứ tự các câu trong đoạn trích và suy nghĩ, tìm điểm chung của các câu ấy.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Ví dụ: Cả 5 câu đều nói về tinh thần yêu nước.
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Đó là các từ ngữ.
Tinh thần yêu nước, những của quý kín đáo, tinh thần yêu nước.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Sự liên kết được thể hiện bằng cách lược bỏ từ ngữ, tinh thần yêu nước đã xuất hiện ở câu (1).
Hoạt động lớp.
Vài học sinh đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm.
4 học sinh minh hoạ cho nội dung ghi nhớ bằng cách tự tìm ví dụ hoặc đọc lại ví dụ đã nêu ở phần nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, các em đánh dấu chỗ có từ ngữ được lược đi và khôi phục lại từ ngữ đó.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, các em đánh số thứ tự các câu văn, đánh dấu chỗ có từ ngữ bị lược đi và khôi phục lại từ ngữ đó rồi so sánh 2 cách diễn đạt.
3 học sinh làm bài trên giấy xong dán bài lên bảng lớp và đọc kết quả.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc bài làm.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Làm bài tập 3 vào vở.
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: “Truyền thống”.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng có các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
2. Kĩ năng: Củng cố những kĩ năng về bào vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và dó thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
- GV: Dụng cụ thí nghiệm.
- HS: Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập.
Phương pháp: Trò chơi.
Làm việc cá nhân.
Chữa chung cả lớp, mỗi câu hỏi.
Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày, sau đó thảo luận chung cả lớp.
Giáo viên chia lớp thành 3 hay 4 nhóm.
Giáo viên sẽ chữa chung các câu hỏi cho cả lớp.
v Hoạt động 2: Củng cố.
Đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức ôn tập.
 5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tt).
Nhận xét tiết học .
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 92, 93 trong SGK (học sinh chép lại các câu 1, 2, 3, vào vở để làm).
Phương án 2:
Từng nhóm bốc chọn tờ câu đố gồm khoảng 7 câu do g chọn trong số các câu hỏi từ 1 đến 4 của SGK và chọn nhóm phải trả lời.
Trả lời 7 câu hỏi đó cộng với 3 câu hỏi do nhóm đố đưa thêm 10 phút.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức ôn tập.
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tt).
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day tieu chuan nam hoc 20102011.doc