Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 27

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 27

Tập đọc.

Tranh làng Hồ.

I. Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn với giọng ca ngợi, tự hào

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. Hoạt động dạy học:

1. Bài cũ:

- Gọi 2 HS lần lượt đọc bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

- Bài văn nói lên điều gì?

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 27
Thứ hai, ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tập đọc.
Tranh làng Hồ.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng ca ngợi, tự hào
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lần lượt đọc bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
- Bài văn nói lên điều gì?
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS đọc bài văn.
- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu về mỗi bức tranh làng Hồ.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
 Đoạn 1: Từ đầu...tươi vui.
 Đoạn 2: Tiếp theo....gà mái mẹ.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
- Luyện đọc từ ngữ: Chuột, ếch, lĩnh...
- HS đọc trong nhóm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
2.3 Tìm hiểu bài.
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê VN?
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
- Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
2.4 Luyện đọc diễn cảm.
- HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ chép doạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS thi đọc.
- GVnhận xét, khen những HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn?
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------@&?-----------------------------------
Chính tả
Cửa sông.
I. Mục tiêu:
-Nhớ - viết chính tả 4 khổ thơ cuối bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong hai đọan trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. (BT2)
II. Hoạt động dạy hoc:
1. Bài cũ: 
- HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí VN.
- GV đọc một số tên riêng nước ngoài cho HS viết: Mao Trạch Đông, Tây Ban Nha, An-giê-ri, In-đô-nê-xi-a...
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn HS viết chính tả.
- Gọi 1 HS đọc bài Cửa sông, cả lớp đọc thầm.
- Một HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài.
- Luyện viết những từ ngữ HS dễ viết sai: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp lóa...
- HS viết chính tả.
- GV chấm, chữa một số bài.
2.3 Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS làm bài tập và trình bày kết quả.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng: Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán-Việt thì viết như tên riêng VN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
---------------------------------@&?---------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ :
- Nêu quy tắc và viết công thức tính vận tốc.
- Một HS chữa bài 3 SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- HS chữa bài, cả lớp và GV nhận xét bài làm của bạn.
- Đơn vị của vận tốc trong bài là gì?
- Có thể tính vận tốc bằng m/giây được không? Tính bằng cách nào?
- HS so sánh tính bằng đơn vị nào tiện hơn?
Liên hệ thực tế: Trên thực tế đà điểu là loại động vật chạy nhanh nhất.
Bài 2:
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- Các HS khác nhận xét và chữa bài.
- Vận tốc 35 m/giây cho biết điều gì?
Bài 3:
- Muốn tìm vận tốc của ô tô ta làm thế nào?
- Quãng đường người đó đi ô tô tính bằng cách nào?
- Thời gian đi bằng ô tô là bao nhiêu?
Bài 4:( Dành cho HS khá- giỏi)
- Gọi 2 HS lên bảng tính: 1 HS tính vận tốc bằng km/giờ; 1 HS tính bằng m/phút.
- GV nhận xét, cho điểm.
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc.
- Muốn đổi đơn vị vận tốc từ km/phút ra km/giờ ta làm thế nào?(lấy vận tốc nhân với 60).
- Vận tốc của một chuyển động cho biết điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------@&?-----------------------------------
Khoa học
Cây con mọc lên từ hạt.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
II. Đồ dùng:
- HS chuẩn bị hạt đã gieo từ tiết trước.
- GV chuẩn bị: Ngâm hạt lạc qua một đêm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Thế nào là sự thụ phấn?
- Thế nào là sự thụ tinh?
- Hạt và quả hình thành như thế nào?
- Em có nhận xét gì về các loài hoa thụ phấn nhờ gió và các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Cấu tạo của hạt.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc đã ngâm qua một đêm.
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hạt, tách hạt làm đôi và cho biết đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
- HS lên bảng chỉ vào từng bộ phận của hạt.
- GV kết luận: Hạt gồm có 3 bộ phận: bên ngoài cùng là vỏ hạt, phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách hạt ra làm đôi là phôi, phần hai bên chính là chất dinh dưỡng của hạt.
- HS đọc bài tập 2 trang 108 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào?
* Hoạt động 2: Quá trình phát triển thành cây của hạt.
- GV cho HS hoạt động trong nhóm 4: Quan sát hình minh họa trang7 trang 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi gieo hạt xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm tích cực làm việc, trình bày rõ ràng.
* Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt.
- GV kiểm tra việc HS gieo hạt ở nhà như thế nào?
- HS giới thiệu về cách gieo hạt của mình theo từng phần: 
 +Tên hạt được gieo.
 +Số hạt được gieo.
 +Số ngày gieo hạt.
 +Cách gieo hạt.
 +Kết quả.
- GV đưa ra 4 cốc ươm hạt có ghi rõ các điều kiện ươm hạt:
 Cốc 1: đất khô.
 Cốc 2: đất ẩm, nhiệt độ bình thường.
 Cốc 3: đặt ở dưới bóng đèn.
 Cốc 4: đặt vào tủ lạnh.
- HS quan sát và nhận xét sự nảy mầm và phát triển của hạt.
* Củng cố, dặn dò:
- Hạt gồm những bộ phận nào?
- Nêu các điều kiện nảy mầm của hạt?
- HS về nhà học bài và tìm hiểu về những loại cây nào mà có cây con không mọc lên từ hạt. 
- GV nhận xét tiết học. 
---------------------------------@&?-----------------------------------
Thứ ba, ngày 13 tháng 3 năm 2012
Toán
Quãng đường.
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
- Gọi 1 HS làm bài tập 1 SGK.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Giới thiệu khái niệm quãng đường.
Bài toán 1: 
- GV nêu bài toán trong SGK lên bảng.
- Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách tính và tính.
- Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được ta làm thế nào?
- GV ghi bảng: S = v x t.
Bài toán 2:
- Gọi HS đọc đề toán.
- HS vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán.
- Một HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
Lưu ý: HS có thể đổi số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = 5/2 giờ.
2.3 Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS nêu cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường.
- HS làm và chữa bài.
Bài 2:
- Có thể nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong bài này?
- Khi tính quãng đường, ta cần lưu ý điều gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và số đo vận tốc?
- HS tự làm bài và chữa bài
Bài 3: ( Dành cho HS khá- giỏi)
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ: 11 giờ - 8 giờ 20 phút.
- HS lên bảng chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại cách tính và công thức tính quãng đường.
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------@&?-----------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Truyền thống.
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng hệ thống hóa, tích cự hóa vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1, điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2)
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn ngắn đã viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài :
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập: Với nội dung mỗi dòng, em hãy tìm một câu tục ngữ để minh họa.
- HS trình bày kết quả, GV chốt lại những câu HS tìm đúng
a. Yêu nước: - Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
b. Lao động cần cù:
 Có làm thì mới có ăn.
 Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
c. Đoàn kết:
 Một cây làm chẳng nên non.
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
d.Nhân ái.
 - Thương người như thể thương thân.
 - Lá lành đùm lá rách.
Bài 2:
- HS đọc bài tập 2.
- Tìm những chữ còn thiếu điền vào chỗ trống trong các câu đã cho.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
*Các chữ cần điền vào các từ hàng ngang là: cầu kiều; khác giống; núi ngồi; xe nghiêng; thương nhau; cá ươn; nhớ kẻ cho; nước còn; lạch nào; vững như cây; nhớ thương; thì nên; ăn gạo; uốn cây; cơ đồ; nhà có nóc.
*Dòng chữ được tạo thành theo hình chữ S là: Uống nước nhớ nguồn.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà học thuộc các câu tục ngữ, ca dao đã học.
---------------------------------@&?-----------------------------------
Lịch sử
Lễ kí hiệp định Pa-ri.
I. Mục tiêu:
- Biết ngày 27-1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:
 + Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
 + ý nghĩa Hiệp định Pa- ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến hành giành thắng lợi hoàn toàn.
II. Đồ dùng: Hình minh họa trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Mĩ có âm mưu gì khi ném bom Hà Nội và các vùng phụ cận?
- Thuật lại trận chiến ngày 26-12-1972 của nhân dân Hà Nội.
- Tại sao ngày 30-12-1972 Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Vì sao Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri?
- HS đọc SGK và rút ra câu trả lời.
 + Hiệp định Pa- ri được kí kết ở đâu? Vào ngày nào?
 + Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa- ri, nay Mĩ lại buộc kí Hiệp định Pa - ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN?
 + Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí hiệp định Pa- ri.
 + Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, có nét gì giống với hoàn cảnh của Pháp năm 1954?
 ...  chiều trong cùng một thời gian.
II. Đồ dùng: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Gọi 2HS chữa bài 3, 4 trong SGK.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV ghi tóm tắt đề bài lên bảng
- GV gắn bảng phụ vẽ tóm tắt bài toán lên bảng.
Hỏi:
- Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
- Hướng chuyển động của ô tô và xe máy như thế nào?
- Khi ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C thì tổng quãng đường ô tô và xe máy đã đi được là bao nhiêu?
- Sau một giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu?
- Muốn tính thời gian để ô tô và xe máy đi hết quãng đường ta làm thế nào?
- HS làm bài trên bảng, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
Lưu ý: Khi giải bài toán này ta có thể tính gộp, lấy quãng đường chia cho tổng vận tốc của hai chuyển động.
GV giúp HS nhận ra: 
* Gọi quãng đường là S, vận tốc của hai chuyển động lần lượt là v1 và v2; Thời gian cùng chuyển động ngược chiều là t. Thời gian gặp nhau của hai chuyển động ngược chiều và cùng một lúc là: t = s : (v1 + v2)
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài
- HS nêu cách làm, sau đó tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán.
- Gv lưu ý HS đổi đơn vị đo quãng đường theo m hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo m/phút.
- HS tự làm bài, chữa bài
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính thời gian của hai chuyển động ngược chiều và cùng lúc ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
-------------------------@&?--------------------------
Lịch sử
Tiến vào Dinh Độc Lập.
I. Mục tiêu: Sau bài học,HS nêu được:
-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta,là đỉnh cao của cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu từ ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
-Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dan tộc ta,mở ra thời kì mới: miền Nam được giải phóng,đất nước được thống nhất.
II. Đồ dùng:
-Bản đồ hành chính VN.
-Hình minh họa trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
-Hiệp điịnh Pa-ri về Vn được kí kết vào thời gian nào ? ở đâu?
-Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri?
-Hãy nêu những nội dung cơ bản của hiệp đinh Pa- ri?
-Nêu ý nghĩa của hiệp định Pa- ri đối với lịch sử dân tộc ta?
-Ngày 30-4 là ngày lễ kỉ niệm gì của đất nước ta?
2. Bài mới:
*HĐ 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
-Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định pa- ri?
-GV chỉ vào bản đồ VN và giới thiệu cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân 1975.
*HĐ 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào dinh độc lập.
-HS thảo luận theo nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau:
+Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tấn công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
+Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
+Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng?
+Sự kiện quân ta tiến vào dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
+Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
-HS trả lời,các nhóm khác bổ sung,GV nhận xét.
* HĐ 3: ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
-Là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta.
-đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn,giải phóng hoàn toàn miền Nam,đất nước ta thống nhất.
3- Củng cố, dặn dò:
-HS phát biểu suy nghĩ về sự kiện lịch sử ngày 30-4-1975.
-GV nhận xẽt tiết học,HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
-------------------------@&?--------------------------
Luyện từ và câu
Ôn nội dung tiết 3 SGK
I.Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra điểm tập đọc, HTl. Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2)
- HS khá- giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc, HTL: Thực hiện như tiết 1.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Từ ngữ nào trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương?
- Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
- Tìm các câu ghép trong bài văn; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế câu.
- Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên két câu trong bài văn.
- Tìm từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu?
- HS thảo luận làm bài, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài cho tiết ôn tập tiếp theo.
-------------------------@&?--------------------------
Khoa học
 Sự sinh sản của động vật.
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Kể được một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II. Đồ dùng: HS chuẩn bị tranh ảnh về các loại động vật khác nhau.
III. Hoạt động dạy hoc:
1. Bài cũ: 
- Đọc thuộc mục bạn cần biết trang 111.
- Chồi thường mọc ra ở vị trí nào nếu ta trồng cây từ một số bộ phận của cây mẹ?
- Nêu cách trồng một bộ phận của cây mẹ để có cây con mới?
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Sự sinh sản của động vật.
- HS đọc mục bạn cần biết trang 112,SGK.
 Hỏi: - Đa số động vật được chia thành mấy giống?
- Đó là những giống nào?
- Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái?
- Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?
- Hợp tử phát triển thành gì?
- Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì?
- Động vật có những cách sinh sản nào?
* Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật.
- Động vật sinh sản bằng cách nào?
- HS thảo luận nhóm 4 tìm ra các sộng vật đẻ trứng và đẻ con, điền vào bảng nhóm:
Tên động vật đẻ trứng
Tên con vật đẻ con
Gà, chim, rắn, vịt, rùa, sâu, ngỗng,
chim, đại bàng...
Chuột, cá heo voi, khỉ, dơi, voi, hổ, lợn, ngựa, trâu, bò....
* Họat động 3: Họa sĩ tí hon.
- HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà các em yêu thích.
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.
- GV chấm điểm cho những HS vẽ đẹp.
* Củng cố, dặn dò:
- HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học.
-------------------------@&?--------------------------
TUầN 27
Thứ ba, ngày 23 tháng 3 năm 2010.
Thứ sáu, ngày 26 tháng 3 năm 2010.
Luyện toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV hướng dẫn HS ôn tập và củng cố kiến thức về tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập ở SGK
- GV bổ sung thêm bài tập:
 Bài 1:Viết số thích hợp vào ô trống.
S(km)
333
260
99
81
V(km/giờ)
37
40
40
36
Tgiờ.
 Bài 2: Với vận tốc 4,5 km/giờ, một người đi bộ đã đi được quãng đường AB dài 11,25 km. Nếu người đó khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút thì đến B lúc mấy giờ?
 Bài 3: Một ô tô đi từ A với vận tốc 60 km/giờ và sau 1 giờ 30 phút thì đến B. Hỏi một xe máy có vận tốc bằng 3/5 vận tốc của ô tô thì phải mất bao nhiêu thời gian để đi được nửa quãng đường AB ?
HS tự làm bài
GV hướng dẫn HS chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------@&?-----------------------------------
Tự học
Thể dục: Môn thể thao tự chọn. Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
I- Mục tiêu:
- Học mới phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 
- Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. 
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, 10 -15 quả bóng 150g hoặc 2 học sinh 1 quả cầu, kẻ sân để tổ chức trò chơi và sân ném bóng hoặc sân đá cầu (có căng lưới). 
III- Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu : 6 – 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
* Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 120 – 150m. 
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). 
* Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn): 1 phút. 
2. Phần cơ bản:18- 22 phút
 Môn thể thao tự chọn : 14- 16 phút
- Đá cầu: 14 – 16 phút
Ôn tâng cầu bằng đùi: 2 –3 phút. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau Phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc có thể như sau: Nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác; cho học sinh tập theo sân đã chuẩn bị và khẩu lệnh thống nhất “chuẩn bị, ... bắt đầu!” (hoặc phát lệnh bằng còi), xen kẽ có nhận xét, sửa sai cho học sinh, có thể do một số học sinh thực hiện tốt động tác lên trình diễn cho các bạn xem. 
- Ném bóng: 9 -11 phút.
+ Ôn hai trong bốn động tác bổ trợ (do giáo viên chọn): 3 – 4 phút. Tập theo đội hình tâng cầu theo hình thức thi đua. 
+ Ôn ném bóng trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển): 10 -12 phút. Đội hình tập như bài 53 hoặc do giáo viên sáng tạo. GV nêu tên động tác, trực tiếp làm mẫu hoặc cho 1- 2 học sinh thực hiện tốt lên thực hiện động tác, chia tổ cho học sinh tự quản tập luyện (nếu có điều kiện về sân tập và chuẩn bị đủ vật đích cho từng tổ), giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh. Dành 2 phút cuối để tổ cho đại diện của các tổ thi với nhau xem người của tổ nào ném đúng động tác và đạt thành tích cao nhất (có động viên khen thưởng). 
- Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”: 5– 6 phút. 
 Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị. Phương pháp dạy theo kinh nghiệm của giáo viên hoặc như sau: Nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc tóm tắt lại cách chơi, cho học sinh chơi thử 1 lần, giáo viên cùng học sinh có thể giải thích bổ sung hoặc nhấn mạnh những điểm cơ bản để tất cả học sinh nhớ lại cách chơi, cho học sinh chơi chính thức có sử dụng phương pháp thi đua trong trò chơi 
3. Phần kết thúc : 4 – 6 phút
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 – 2phút
- Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc và hát: 2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1- 2 phút
- Giáo viên nhận xét giờ học và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
----------------------------------@&?-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 tuan 23.doc