Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 28 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 28 (chi tiết)

Toán

 Luyện tập chung ( tiết 136)

I- MỤC TIÊU:

1- Kiến thức: Giúp HS

- Củng cố cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.

- Giải được các bài toán đơn giản liên quan đến vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều .

2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các bài toán hợp liên quan đến vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 28 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Thứ 2 ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 	 Chào cờ
Tiết 2 Toán
 Luyện tập chung ( tiết 136)
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp HS
- Củng cố cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
- Giải được các bài toán đơn giản liên quan đến vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều .
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các bài toán hợp liên quan đến vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều 
II - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều 
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Thực hành:
 Bài1: (Dành cho HS TB – yếu): C2 cách tính quãng đường.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở và yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận.
?Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
 Bài 2: (Dành cho HS khá): Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tính vận tốc.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập và yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận.
?Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
 Bài 3: (Dành cho HS giỏi): Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tính vận tốc và đổi đơn vị đo thời gian.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập .
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 4: Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tính thời gian và đổi đơn vị đo thời gian.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập .
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích đề bài.
- HS tự làm vào vở và 1 HS lên bảng thực hiện. Đáp số: 15 km
- HS nhận xét, kết luận .
- 1 HS nêu quy tắc tính quãng đường.
- 2HS nêu yêu cầu và phân tích đề bài.
- 1 HS lên bảng thực hiện: Đáp số: 37,5km/giờ
- HS nhận xét, kết luận.
- 2 HS nêu.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS tự làm vào vở. 
- 1HS lên bảng thực hiện: Đáp số: 150m/phút
- HS nhận xét, kết luận.
- HS nêu .
- HS tự làm vào vở và 1 HS lên bảng thực hiện: Đáp số: 2 phút.
- HS nhận xét, kết luận.
- 2 HS nêu lại quy tắc .
Tiết 3: 	 Tập đọc:
 Ôn tập (Tiết 1)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra kỹ năng đọc, hiểu. Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng.
- HS đọc trôi chảy các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học ở tuần 19 đến tuần 27.
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
2. Rèn kỹ năng đọc cho HS: Đọc đúng tốc độ, diễn cảm bài đọc.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 2 SGK.
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Ôn tập các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- GV yêu cầu HS nêu các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học.
- Yêu cầu học sinh đọc cá nhân từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã học.
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Củng cố và khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS các nhóm thực hiện theo bảng tổng kết.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học để tiết sau kiểm tra.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- Học sinh đọc cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm theo sự chỉ đạo của nhóm trưởng.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe .
Tiết 4: 	 Địa lý:
 Châu Mĩ (tiếp theo)
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài này HS
- Xác định trên bản đồ vị trí địa lý giới hạn của châu Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng nhận biết Châu Mĩ trên bản đồ.
II- Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ:	
? Nêu đặc điểm về dân cư của châu Mĩ ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Vị trí địa lý, diện tích của châu Mĩ.
- Yêu cầu HS quan sát hình, thông tin trong SGK, và thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi của mục 1 SGK.
- GV treo bản đồ và yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của châu Phi.
- GV nhận xét, kết luận: Châu Mĩ có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu á và châu Phi .
* Hoạt động 3: Đặc điểm về địa hình, khí hậu :
- GV treo bản đồ các nước châu Mĩ, tranh ảnh và nêu yêu cầu:
?Địa hình châu Mĩ có đặc điểm gì ?
? Khí hậu châu Mĩ có đặc điểm gì khác các châu lục đã học ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Yêu cầu đại diện báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, két luận.
- Yêu cầu HS đọc phần bài học trong SGK.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại vị trí địa lý của châu Mĩ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm bàn .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của châu Mĩ.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời. NX.
- HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- HS nhận xét, kết luận.
- 2 HS đọc .
- 1HS nêu .
************************************************************************ 
 Thứ 3 ngày 15 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 Toán:
 Luyện tập chung (tiết 137)
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS
+ Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, thời gian, quãng đường của chuyển động.
+ Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính vận tốc, thời gian, quãng đường của chuyển động.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sơ đồ BT 1 SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều 
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2 : Thực hành:
 Bài1: ( Dành cho HS TB – yếu): C2 cách tính thời gian đi của một chuyển động đều.	
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo sơ đồ và hướng dẫn HS thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận.
?Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
Bài 2: ( Dành cho HS khá): C2cách tính quãng đường đi của một chuyển động đều.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, kết luận.	
?Muốn tính quãng đường ta làm thế nào? 
Bài 3: (Dành cho HS giỏi): Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tính vận tốc của một chuyển động đều.	
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích đề bài.
- GV nhận xét, kết luận.
?Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
Bài 4: (Cả lớp): Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tính quãng đường.	
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích đề bài.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu 2 HS nêu lại cách tính quãng đường đi, vận tốc, thời gian của một chuyển động đều.	
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng thực hiện:
a/ 2 giờ ; b/ 2,5 giờ
- HS nhận xét, kết luận.
- 2HS nêu.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm vào vở và 1 HS lên bảng thực hiện. ĐS:44 km.
- HS nhận xét, kết luận.	
- 2HS nêu.
- 2HS .
- HS tự làm vào vở và 1 HS lên bảng thực hiện. ĐS:750 m/phút.
- HS nhận xét, kết luận.
- 2 HS .
- HS tự làm vào vở .
- 1 HS lên bảng thực hiện.
 ĐS: 20 km
- HS nhận xét, kết luận.
- 2HS nêu lại.	
Tiết 2 Khoa học:
 Sự sinh sản của động vật.
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học HS biết:
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: Vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
2. Giáo dục: Giáo dục HS yêu động vật, chăm sóc một số vật nuôi trong gia đình.
II- Đồ dùng dạy học: Hình trang 112, 113 SGK; 
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn bài cũ:
? Cây con có thể mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ 
+ GV nhận xét, ghi điểm.
*Hoạt động 2:Sự sinh sản của động vật, vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong SGK .
- Yêu cầu đại diện báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Các cách sinh sản khác nhau của động vật.
- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình trang 112 SGK và thảo luận Con nào được nở ra từ trứng, con nào vừa đẻ ra đã thành con ?
- Yêu cầu đại diện báo cáo kết quả. 
- GV nhận xét, kết luận.
*Hoạt động 3: Một số động vật đẻ trứng, một số động vật đẻ con.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 113 và bằng hiểu biết của mình viết tên những con vật đẻ trứng và con vật đẻ con.
- Yêu cầu đại diện báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS đọc bóng đèn toả sáng SGK.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện báo cáo kết quả trước lớp.
- HS nhận xét, kết luận:
- HS đọc thông tin, quan sát hình trong SGK và thảo luận theo cặp.
- Đại diện báo cáo kết quả:
- HS nhận xét, kết luận.
- HS quan sát hình 113 và bằng hiểu biết của mình viết tên những con vật đẻ trứng và con vật đẻ con.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- HS nhận xét, kết luận.
- 2-3 HS đọc bóng đèn toả sáng.
Tiết 3 Luyện từ và câu:
 Ôn tập (Tiết 2)
I - Mục tiêu: 
1. Kiến thức:Tiếp tục ôn tập và kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng của học sinh.
- Đọc hiểu nội dung, ý nghĩa bài Tình quê hương; tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc cho HS.
II- Đồ dùng dạy học: Thăm ghi các bài tập đọc đã học.
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Ôn tập các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- GV yêu cầu HS lên bốc thăm.
- Yêu cầu học sinh đọc cá nhân từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã bốc thăm được.
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu nội dung, ý nghĩa bài Tình quê hương:
- Tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế  ... :
1. Kiến thức: Sau bài học HS biết:
- Xác định được quá trình phát triển của một số côn trùng.
- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và sức khoẻ con người.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết các loại côn trùng và ý thức diệt các loại côn trùng có hại.
II- Đồ dùng dạy học: Thông tin và hình trang 114, 115 - SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ:
?Kể tên một số động vật đẻ con và đẻ trứng ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
- GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 - SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV kết luận: Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn. Hình 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận :
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK .
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu 2 HS đọc phần bóng đèn toả sáng.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS quan sát và thảo luận nhóm theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện báo cáo kết quả :
+Hình 1: Trứng (thường được đẻ vào đầu hè, sau 6- 8 ngày, trứng nở thành sâu)
+Hình 2a, 2b, 2c: Sâu (sâu ăn lá lớn dần cho đến khi da ngoài trở nên quá chật, chúng lột xác và lớp da mới hình thành. Khoảng 30 ngày sau, sâu ngừng ăn biến thành nhộng)
+Hình 4: Bướm (trong vòng 2, 3 tuần, một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén. Tiếp đến bướm xoè rộng đôi cánh cho khô rồi bay đi)
+ Hình 5: bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải, bắp cải hay súp lơ.
- HS thảo luận theo chỉ dẫn SGK.
- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc.
Tiết 3 Luyện từ và câu:
 Ôn tập (Tiết 6)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1- Kiến thức:Tiếp tục ôn tập và kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng của học sinh.
- Củng cố kiến thức về tìm từ ngữ để liên kết câu.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc cho HS.
II- Đồ dùng dạy học: Thăm ghi các bài tập đọc đã học.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
*Hoạt động1: Ôn tập các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- GV yêu cầu HS lên bốc thăm.
- Yêu cầu học sinh đọc cá nhân từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã bốc thăm được.
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Thực hành:
- Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả.
- GV thu một số bài chấm và nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học để tiết sau kiểm tra.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lên bốc thăm.
- Học sinh đọc cá nhân.
- HS nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào vở bài tập.
-HS nêu miệng kết quả:a/ nhưng; 
b/ chúng; c/ nắng, chị, nắng, chị, chị.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
Tiết 4 Kể chuyện:
 Ôn tập (Tiết 7)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố cánh làm bài theo kiểu trắc nghiệm cho HS.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ làm bài theo kiểu trắc nghiệm cho HS.
II- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Thực hành.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả làm bài.
- GV thu một số bài chấm và nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc để chuẩn bị cho KTĐK lần 3.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS nối tiếp nhau nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập
- HS nêu miệng kết quả làm bài:
Câu 1: ý a; câu 2: ý c; câu3: ý b; câu 4: ý c; câu 5: ý c; câu 6: ý b; câu 7: ý a; câu 8: ý c; câu 9: ý a; câu 10: ý b.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
************************************************************************
 Thứ 6 ngày 18 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 Toán
 Ôn tập về phân số .
I- Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS 
- Củng cố cách viết, rút gọn, quy đồng phân số.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quy đồng và rút gọn phân số.
II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT 1 - SGK
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Thực hành:
 Bài1: C2 cách viết phân số.
- GV treo bảng phụ HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm và HS lên bảng chữa:
- GV nhận xét, kết luận.
 Bài 2: Củng cố cách rút gọn phân số.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm và HS lên bảng chữa.
- GV nhận xét, kết luận. 
 Bài 3: Rèn kỹ năng quy đồng phân số.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập và YC HS lên bảng chữa.
- Giáo viên nhận xét, kết luận . 
 Bài 4: Củng cố cách so sánh phân số.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập và YC HS lên bảng chữa.
- Giáo viên nhận xét, kết luận . 
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
- GV hướng dẫn bài tập 5 yêu cầu HS về nhà thực hiện.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm và 4 HS lên bảng chữa: a/;; ; ; b/ 1; 2; 3; 4
- HS nhận xét, kết luận.
-1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm và 5 HS lên bảng chữa: ; ; ; ; 
- HS nhận xét, kết luận
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài tập .
- 3 HS lên bảng chữa: ; ; 
- HS nhận xét, kết luận . 
-1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm và 3 HS lên bảng chữa:>; = ; <
- HS nhận xét, kết luận.
- HS lắng nghe.
Tiết 2: Đạo đức:
 Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (Tiết 1)
I- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II- Đồ dùng dạy học: Thông tin trang 40-41 SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
?Em có cảm nghĩ gì về đất nước khi bị chiến tranh ?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương câu trả lời tốt.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu thông tin trang 40 – 41 SGK.
- YC HS đọc thông tin trang 40 – 41 SGK.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm: 
? Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
? Nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc ?
- Yêu cầu đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình về tổ chức này.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm giao cho các nhóm thảo luận bài tập 1.
- Yêu cầu các nhóm trình bày các ý kiến của nhóm mình.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung và đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc thông tin trong SGK.
- HS thảo luận nhóm trước sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm báo cáo: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều họat động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Các ý kiến c, d là đúng; a, b,đ là sai.
- HS nhóm khác bổ sung.
- 3-4 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Tiết 3: 	 Tập làm văn:
 Ôn tập tiết 8: Bài luyện tập.
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức: 
- Kiểm tra lại kiến thức về văn tả người của HS.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn tả người cho HS.
II- Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp ghi đề bài.
 - Giấy kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy của HS.
* Hoạt động 2: Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS phân tích đề bài.
- GV gạch chân một số lưu ý cho HS.
- Yêu cầu HS làm bài vào giấy kiểm tra.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu kém.
- GV thu bài.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS kiểm tra chéo nhau.
- HS đọc đề bài và phân tích đề bài.
- HS quan sát.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe.
Tiết 4: 	 Lịch sử:
 Tiến vào dinh độc lập.
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học giúp học sinh nắm được:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26/4/1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu, hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
2. Giáo dục HS tinh thần yêu nước.
II- Đồ dùng dạy học: ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân năm 1975.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn bài cũ,giới thiệu bài:
? Nêu ý nghĩa của Lễ kí Hiệp định Pa-ri ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
- GV nêu các ý sau để vào bài học:
+ Sau 30 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và cả dải đất miền Trung (kết hợp sử dụng lược đồ)
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 - 4 - 1975.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
?Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì ?
- HS dựa vào SGK, tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- HS đọc SGK và diễn tả cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
- Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi cá nhân.
- HS tường thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào dinh độc lập.
- HS đọc SGK và diễn tả .
- Các nhóm HS thảo luận và rút ra kết luận:
+ Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
- 2 HS nêu lại ý nghĩa lịch sử .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28_2.doc