Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 29 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 29 (chuẩn kiến thức)

Tập đọc:

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Đọc trôi chảy,diễn cảm toàn bài,đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện:Ca ngợi tình cảm giữa ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta;sự

ân cần ,dịu dàng của Giu-li-ét-ta,đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri-ô.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Trang minh họa chủ điểm và bài học trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ 1: Luyện đọc.

- Một HS đọc toàn bài.

- GV đưa tranh minh họa và giới thiệu chủ điểm Nam và Nữ.

- HS đọc đoạn nối tiếp.

Đoạn1: Từ đầu.về quê sống với họ hàng.

Đoạn 2: Từ “Đêm xuống. băng cho bạn.

Đoạn 3: Từ ”Cơn bão.quang cảnh thật hỗn loạn.

Đoạn 4: Từ Ma-ri-a.thẫn thờ tuyệt vọng.

Đoạn 5: Phần còn lại.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 29 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai, ngày 31 tháng 3 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập đọc:
Một vụ đắm tàu
I- Mục tiêu bài học: 
- Đọc trôi chảy,diễn cảm toàn bài,đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện:Ca ngợi tình cảm giữa ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta;sự 
ân cần ,dịu dàng của Giu-li-ét-ta,đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri-ô.
II- Phương Tiện dạy học: Trang minh họa chủ điểm và bài học trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học: 
HĐ 1: Luyện đọc.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đưa tranh minh họa và giới thiệu chủ điểm Nam và Nữ.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
Đoạn1: Từ đầu....về quê sống với họ hàng.
Đoạn 2: Từ “Đêm xuống.... băng cho bạn.
Đoạn 3: Từ ”Cơn bão....quang cảnh thật hỗn loạn.
Đoạn 4: Từ Ma-ri-a......thẫn thờ tuyệt vọng.
Đoạn 5: Phần còn lại.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma- ri-ô và Giu-li-ét-ta?
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
- Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?
- Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn?
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu?
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?
HĐ3: Đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
GV nhận xét và khen những HS đọc hay nhất.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Tiết 3
Chính tả:
Nhớ viết : Đất nước
I- Mục tiêu bài học: 
- Nhớ-viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, hiệu, giải thưởng qua bài thực hành.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Viết chính tả.
- HS đọc y/c của đề bài.
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.
- GV cho HS viết các từ: rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất...
- HS viết chính tả.
- GV chấm,chữa một số bài.
HĐ2: Làm bài tập.
Bài 1: 
- HS đọc bài Gắn bó với miền Nam.
- Tìm những cụm từ chỉ các huân chương,danh hiệu và giải thưởng trong bài.
- Nhận xét về cách viết các cụm từ đó: Mỗi cụm từ chỉ các huân chương,danh hiệu,giải thưởng trên đều gồm hai bộ phận.Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này đều được viết hoa.
VD: Huân chương Kháng chiến;Anh hùng Lao động;Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Bài 2:- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
_____________________________
Tiết 4
Toán:
Ôn tập về phân số (tiếp )
I- Mục tiêu bài học: Giúp H ôn tập biểu tượng về phân số, đọc, viết phân số; tính chất bằng nhau của phân số, so sánh phân số.
II- Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Thực hành biểu tượng phân số; dọc, viết phân số.
Bài 1,2:
- HS tự làm bài và chữa bài.
- Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so toàn bộ số bi?
- Xét xem trong các phân số viết được có phân số nào bằng 1/4
HĐ2: Ôn tính chất bằng nhau của phân số.
- HS làm bài 3.
- Nêu tính chất bằng nhau của phân số?
HĐ3: Ôn tập cách so sánh phân số và quan hệ thứ tự trên các phân số.
Bài 4:
- Nhận xét các cặp phân số đã cho xem có thể sử dụng quy tắc so sánh nào?
- Hãy thảo luận cách so sánh và nêu kết quả, giải thích cách làm?
Bài 5:
- Bài toán y/c gì?
- Muốn sắp xếp đúng trước hết ta phải làm gì?
- HS chữa bài.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- Tiếp tục ôn cách đọc,viết phân số,ôn tính chất bằng nhau của phân số; rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt:
Luyện chữ viết
I- Mục tiêu bài học: 
- Củng cố kĩ năng luyện chữ viết.
- HS hoàn thành bài luyện viết của tuần 29.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng mẫu chữ
III- Các hoạt động dạy học: 
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. Hướng dẫn luyện viết
GV nhận xét , nhắc nhở các em những lỗi còn mắ phải sau khi chấm vở sạch chữ đẹp tháng 3.
- Nhắc lại một số qui định chung về Y/c của bài viết (Mẫu chữ, khoảng cách, tốc độ, lỗi chính tả, cách trình bày
GV đọc cho HS viết bài “ Một vụ đắm tàu ”.
Đọc cho HS khảo lại bài.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Khoa học:
Bài 57: Sự sinh sản của ếch.
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Biết được nơi sống,thời gian đẻ trứng của ếch.
- Nêu được chu trình sinh sản của ếch.
II- Phương Tiện dạy học: 
- GV chuẩn bị một con ếch.
- Hình minh họa trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả quá trình phát triển của bướm cải và những biện pháp có thể giảm thiệt hại do côn trùng gây ra cho hoa màu.
- Nói về sự sinh sản của gián và nêu cách diệt gián.
- Nói về sự sinh sản của ruồi và nêu cách diệt ruồi.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Tìm hiểu về loài ếch.
- Em đã nghe thấy tiếng ếch kêu bao giờ chưa? Hãy bắt chước tiếng ếch kêu?
- ếch thường sống ở đâu?
- ếch đẻ trứng hay đẻ con?
- ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
- ếch đẻ trứng ở đâu?
- Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?
- Tại sao chỉ những gia đình sống gần ao hồ mới có thể nghe tiếng ếch kêu?
HĐ2: Chu trình sinh sản của ếch.
- HS quan sát hình minh họa trang 116,117 SGK,nói nội dung từng hình.
- Liên kết nội dung từng hình thành câu chuyện về sự sinh sản của ếch.
- HS trình bày chu trình sinh sản của ếch.
- GV nhận xét,khen ngợi nhóm HS tích cực hoạt động,hiểu bài.
HĐ3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- HS giới thiệu và trình bày bằng lời chu trình sinh sản của ếch.
- Nhận xét khen những HS vẽ đẹp,trình bày lưu loát.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Hãy nêu những điều em biết về loài ếch?
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
_____________________________
Tiết 4
Luyện Thể dục:
Tuần 28 
I- Mục tiêu bài học: 
- HS tiếp tục ôn một số nội dung của môn đá cầu. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chơi trò chơi HS yêu thích: kéo co. Yêu cầu biết chơi một cách chủ động.
II- Phương Tiện dạy học: 
 Chuẩn bị còi, chuẩn bị dụng cụ để chơi trò chơi. 
III- Các hoạt động dạy học: 
1. Phần mở đầu
- Tập trung HS, phổ biến ND giờ học. Cho HS chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Con cóc là cậu ông trời.
2. Phần cơ bản 
HĐ1: Đá cầu
- Cho HS ôn các động tác đá cầu đã học theo từng nhóm 3 ngời.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho từng nhóm. 
 HĐ2: Chơi trò chơi kéo co
- GV nêu tên trò chơi, gọi vài học sinh nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi theo 2 nhóm.
 3. Phần kết thúc 
 - Cho HS tập các động tác thả lỏng. 
 - GV nhận xét, đánh giá giờ dạy. 
________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 01 tháng 4 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Toán:
Ôn tập về số thập phân
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Ôn tập khái niệm về số thập phân(cách đọc viết STP)
- Ôn tập tính chất bằng nhau của STP.
- Ôn tập mối quan hệ giữa số thập phân và phân số.
II- Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Ôn tập khái niệm số thập phân: đọc, viết STP.
+ HS làm bài 1: Đọc các số đã cho và nêu giá trị mỗi chữ số trong cách viết.
- Hãy nêu cách đọc STP.
- Hãy nêu cách viết STP.
+ HS đọc y/c bài tập 2.
- Gọi 1 HS lên bảng viết,cả lớp làm vào vở.
- Hãy nêu mối quan hệ giữa các hàng trong cách ghi số thập phân.
HĐ2: Ôn tính chất bằng nhau của STP.
- Hãy phát biểu tính chất bằng nhau của STP
- HS làm bài 3 và chữa bài.
HĐ3: Ôn tập quan hệ giữa phân số và số thập phân,so sánh số thập phân.
- HS làm bài 4,5.
- HS chữa bài.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- Ôn lại cách đọc,viết,so sánh STP.
- Hoàn thành bài tập.
___________________________
Tiết 2
Luyện từ và câu:
Ôn tập về dấu câu.
( Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than )
I- Mục tiêu bài học: 
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về dấu chấm,chấm hỏi,chấm than.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng ba loại dấu câu trên.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 GV nhận xét về kết quả bài kiểm tra định kì giữa HK II.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: HS làm bài tập.
HĐ2: HS chữa bài.
Bài1:
- Dấu chấm đặt cuối câu 1,2,9 dùng để kết thúc câu kể;Câu 3,6,8,10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.
- Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu7.11 dùng để kết thúc câu hỏi.
- Dấu chấm than đặt cuối câu 4,5 dùng để kết thúc câu cảm(câu 4) và câu khiến(câu 5)
Bài2: Gồm 8 câu.
- Điền dấu chấm vào những chỗ cần thiết trong bài văn.
- Viết lại các chỗ đầu câu cho đúng quy định.
Bài3: 
- Câu 1 là câu hỏi.
- Câu 2 là câu kể.
- Câu 3 là câu hỏi.
- Câu 4 là câu kể.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà kể mẫu chuyện vui cho người thân nghe.
___________________________
Tiết 4
Lịch sử.:
Hoàn thành thống nhất đất nước.
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS nêu được:
- Những nét chính về cuộc bầu cử và những kì họp đầu tiên của quốc hội khóa VI.
- Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI đánh dấu sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
II- Phương Tiện dạy học: 
- Hình minh họa trong SGK.
- HS sưu tầm tranh ảnh,tư liệu về cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI ở địa phương.
III- Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
-Tại sao nói ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Cuộc tổng tuyển cử ngày 25-4-1976.
- HS đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khóa VI
+ Ngày 25-4-1976,trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?
+ Quang cảnh Hà Nội,Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước ta trong ngày này như thế nào?
+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?
+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cứ bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25-4-1976,
+ Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
HĐ 2: Nội dung quyết định kì họp thứ nhất,Quốc hội khóa VI.
- HS làm việc theo nhóm,cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI đã quyết định.
+ Tên nước ta là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN.
+ Quyết định Quốc huy.
+ Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
+ Quốc ca là bài Tiến quân ca.
+ Thủ đô là Hà nội.
+ Đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS trình bày kết quả thảo luận
- Sự kiện bầu cứ Quốc hội gợi ta nhớ đến sự kiện nào trước đó?
- Những quyết định của kì họp đầu tiên,Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì?
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Cả lớp chia sẻ thông tin,tranh ảnh về cuộc bầu cử Quốc hội k ... ố kiến thức
HĐ2: Luyện tập
BT1: Chép lại câu chuyện dưới đây và đặt đúng dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ có gạch chéo /
Quả lê
	Bé cầm quả lê to/ Bé hỏi : 
- Lê ơi / Sao lê không chia thành múi như cam/ Có phải lê muốn giành riêng cho tôi không /
	Quả lê đáp : 
- Tôi không giành riêng cho bạn đâu/ Tôi không chia thành nhiều múi để bạn biếu cả quả cho bà đấy/
Bé reo lên :
Đúng rồi/
	Rồi bé đem quả lê biếu bà/
BT2: Đặt câu với mỗi nội dung dưới đây và dùng dấu câu cho thích hợp:
a) Hỏi bạn về ước mơ làm một nghề khi lớn lên.
b) Khuyên em trai cần đánh răng cho sạch trước khi đi ngủ.
	HS làm bài – Gv theo dõi.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn tự học:
Toán: luyện tập về chuyển động đều
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
 Củng cố cách tính thời gian của chuyển động.
 Củng có mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. 
II- Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 2, 3 tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Củng cố lí thuyết
- Gọi HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
- Cho HS rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính rồi điền kết quả vào bảng.
Bài 2: Hướng dẫn HS làm theo các bước:
	- Tính vận tốc của ô tô với đơn vị đo là km/phút
	- Tính thời gian ca nô đi được quãng đường 9 km.
Bài 3: 
- HS đọc đề bài, yêu cầu HS tự nêu cách giải:
+ Tính quãng đường mà bác Ba đã đi trong 3 giờ (40 x3 = 120 (km)).
+ Tính thời gian bác Ba đi nếu đi bằng ô tô (120: 50 = 2,4 giờ tức 2giờ 24phút).
Bài 4: HS tự giải 
Chấm chữa bài 
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Vệ sinh đài tưởng niệm
I- Mục tiêu bài học: 
 - HS dọn vệ sinh lớp học và khu vực Đài tưởng niệm.
 - Giáo dục HS ý thức giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
II- Phương Tiện dạy học: 
Dụng cụ lao dộng: chổi, giỏ rác, giẻ lau
III- Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu
2. Học theo lớp
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
3. HS lao động theo các khu vực được phân công.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 04 tháng 4 năm 2008.
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập làm văn:
Trả bài văn Tả cây cối
I- Mục tiêu bài học: 
 - Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt và trình bày bài văn miêu tả cây cối.
- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi mà thầy cô yêu cầu; biết viết lại một đoạn trong bài văn của mình cho hay hơn.
II- Phương Tiện dạy học: 
Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết kiểm tra viết.
III- Các hoạt động dạy học: 
 1. Giới thiệu
 2. Nhận xét về kết quả bài làm của HS
Ưu điểm: 
 Phần lớn HS đều nắm được yêu cầu của đề bài: bài làm có bố cục đầy đủ; trình tự miêu tả khá hợp lí; diễn đạt khá trôi chảy; dùng từ, đặt câu khá chính xác; chữ viết và trình bày rõ ràng, sạch đẹp(Quỳnh Liên, Hà Phương,Duyên,Giang)
3. Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho HS.
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa trên bảng phụ.
VD: Lỗi dùng từ: - Mùi hương của hoa thật thơm tho. (ngọt ngào, quyến rũ,)
 	- Một số bài làm bố cục cha hợp lí; dùng từ, đặt câu thiếu chính xác; chữ viết còn mắc lỗi chính tả.(Đông, Sơn,Chính)
 Lỗi đặt câu: - Những bông hoa hồng nhung vừa chớm nở ấy. (thiếu vị ngữ)
 Lỗi chính tả: - dữa vờn (giữa vờn)
	- ngỉ ngơi (nghỉ ngơi)
- HS thảo luận để cùng chữa các lỗi mà GV đa ra.
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
- HS đọc lại bài của mình, lời phê của cô giáo và chữa lỗi.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho từng em.
c. Hướng dẫn học tập những doạn văn hay
- GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn, bài văn hay.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn
d. HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn một doạn văn viết cha đạt, viết lại cho hay hơn.
- HS tiếp nối đọc đoạn văn vừa viết.
Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. 
IV- Củng cố - Tổng kết:
 - GV nhận xét chung về tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho giờ sau.
_____________________________
Tiết 2
Toán:
Ôn tập về đo độ dài, khối lượng (tiếp)
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
II- Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: HS làm bài tập.
HĐ2: HS chữa bài.
Bài 1:
- HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
- Giải thích cách làm.
VD: 5m 9cm = 5m +9 cm = 5mm = 5m = 5,09 m.
Bài 2,3:
- HS đọc kết quả bài làm.
- HS khác nhận xét,giải thích kết quả.
Bài 4
- Bài tập 4 có gì khác so với bài tập 3.
- Hãy nhận xét các sô đo sau khi đổi đơn vị đầu so với số đo ban đầu ở bài tập 3.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Khoa học:
Sự sinh sản và nuôi con của chim.
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng
- Nêu được sự sinh sản và nuôi con của chim.
II- Phương Tiện dạy học: 
- HS sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của chim.
- GV mang đến lớp 1 quả trứng gà chưa ấp, 1 quả trứng vịt lộn.
III- Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- Nói những điều em biết về loài ếch.
- Nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch.
2. Dạy bài mới: 
HĐ 1:Sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- Theo em chim sinh sản như thế nào?
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4: Quan sát hình minh họa 2 và trả lời 2 câu hỏi trang 118, SGK.
- HS phát biểu ý kiến theo từng câu hỏi.
+ So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2 .
+ Bạn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d.
+Theo em quả trứng ở hình 2b, 2c quả nào có thời gian ấp lâu hơn.
HĐ 2: Sự nuôi con của chim.
- HS quan sát hình minh họa 3 ,4 ,5 trang 119 và thực hiện các y/c sau :
+ Mô tả nội dung trong từng hình.
+ Trả lời câu hỏi trang 119.
- GV kết luận.
HĐ 3: Giới thiệu tranh ảnh về sự nuôi con của chim.
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của chim.
- Tổ chức cho HS giới thiệu trước lớp về tranh ảnh mình sưu tầm được.
+ Giới thiệu tên loài chim.
+ Giới thiệu nơi sống,thức ăn của loài chim.
+ Giới thiệu cách nuôi con của loài chim.
- GV nhận xét chung.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
- Tìm hiểu sự sinh sản của thú.
_____________________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu bài học: 
 - Đánh giá công tác trong tuần qua.
 - Phổ biến kế hoạch trong thời gian tới
II- Các hoạt động dạy học: 
1. Lớp trưởng đánh giá các hoạt động của chi đội trong thời gian tới.
2. Bình chọn bạn xuất sắc trong tuần.
3. GV phổ biến kế hoạch trong thời gian tới. 
- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp lớp học.
- Tăng cường việc kiểm tra bài cũ.
- Duy trì tốt các nề nếp của Đội.
- Phổ biến kế hoạch thi Rung chuông vàng cấp trường vào tuần sau.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện Toán:
Tuần 29
I- Mục tiêu bài học: 
 Củng cố cho HS về số thập phân, số đo độ dài, đo khối lượng.
II- Các hoạt động dạy học: 
HĐ1. Học theo nhóm
- Cho HS ôn lại các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng va mối quan hệ giữa các đơn vị đo thường dùng.
- 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 (t,145), các học sinh khác làm 2 bài tập này theo nhóm đôi.
- Chữa bài.
HĐ2. Học theo lớp
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Viết các phân số và số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a. 4cm = .dm = dm	5kg = tạ.tạ
b. 125mm = m = m	3hg = .kg.kg
c. 15m = km = ..km	105kg = .tấntấn
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống (, =).
a. 4,25kg .3,75kg	4,6km.4,600km
b.4,19tấn..4,35tấn	21,3m.20,96m
c. 2749g3,1kg	5746m5,74km
Bài 3: Lúc 7giờ một xe ca đi từ A đến B với vận tốc 45km/giờ; một giờ sau một xe tắc xi cũng đi từ A đến B. Hai xe gặp nhau ở địa điểm cách B 22,5km. Biết quãng đường từ A đến B là 180km. Hỏi:
Xe ca đến B lúc mấy giờ?
Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
HĐ2:Chấm, chữa bài
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
 Đạo đức:
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc(Tiết 2)
I- Mục tiêu bài học: Như nội dung tiết 1.
II- Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc?
- Chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc như thế nào?
2. Dạy bài mới: 
HĐ 1: Hái hoa dân chủ.
- Trên cành cây đã gắn sẵn những câu hỏi,các tổ lần lượt trả lời các câu hỏi:
+Tại sao nói Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới?
+ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức này năm nào,là thành viên thứ bao nhiêu?
+ Tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập năm nào?
+ Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc nằm ở đâu?
+ Hãy kể tên 4 cơ quan của Liên Hợp Quốc mà em biết?
+ Hãy kể về một hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở VN?
+ Nhiệm vụ chính của tổ chức Liên Hợp Quốc là gì?
+ Các em mong muốn, đề nghị điều gì cho thế giới, cho VN hay cho trẻ em với tổ chức Liên Hợp Quốc ?....
- Từng tổ HS lần lượt tham gia thi.
- Tổng kết cuộc thi,công bố đội thắng cuộc.
HĐ2: Hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc.
-HS trình bày trước lớp tranh ảnh,bài báo nói về những hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở VN và trên thế giới.
- HS khác có thể nêu câu hỏi mà mình quan tâm.
- GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh liên quan.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- Thực hiện hành vi tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc theo điều kiện và khả năng của mình.
- Viết thư cho tổ chức Liên Hợp Quốc để bày tỏ một nguyện vọng, mong muốn của mình.
___________________________
 Tiết 3
Hướng dẫn tự học:
Luyện đọc tuần 29
I- Mục tiêu bài học: 
- HD, tổ chức cho HS luyện kỹ năng đọc diễn cảm. 
- Nắm nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc.
II- Các hoạt động dạy học: 
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: HS nêu tên bài tập đọc học ở tuần 29 ( Một vụ đắm tàu, Con gái )
HĐ2: Luyện đọc theo nhóm. ( GV lưu ý học sinh đọc giọng phù hợp với tình tiết nội dung từng bài )
Nhóm trưởng chỉ đạo – Gọi từng bạn đọc bài – Nêu nội dung bài.
Các bạn khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
HĐ3: Thi đọc diễn cảm trước lớp.
Lớp và Gv nhận xét đánh giá.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29(5).doc