Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 09

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 09

Tập đọc

CÁI GÌ QUÍ NHẤT ?

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc diễn cảm bài văn. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

2. Nắm được vấn đề tranh luận ( cái gì quí nhất?) và ý được khẳng định trong bài( Người lao động là quý nhất).Trả lời được cỏc cõu hỏi 1,2,3 .

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A- KIỂM TRA BÀI CŨ:

HS đọc thuộc lòng bài thơ “Trước cổng trời" trả lời các câu hỏi về bài đọc.

B- DẠY BÀI MỚI:

HĐ1. Giới thiệu bài đọc.

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a, Luyện đọc:

- GV dạy theo quy trình đã hướng dẫn. Có thể chia bài làm 3 phần như sau để luyện đọc:

+ Phần 1: Từ đầu đến sống được không?

+ Phần 2: Từ Quý và Nam đến phân giải.

+ Phần 3: Phần còn lại.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 09", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
 Thứ 6 ngày 22 tháng 10 năm 2010
Buổi 1
Tiết 1: 
Tập đọc
cái gì quí nhất ?
I. mục đích, yêu cầu
1. Đọc diễn cảm bài văn. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
2. Nắm được vấn đề tranh luận ( cái gì quí nhất?) và ý được khẳng định trong bài( Người lao động là quý nhất).Trả lời được cỏc cõu hỏi 1,2,3 .
II. đồ dùng dạy - học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc thuộc lòng bài thơ “Trước cổng trời" trả lời các câu hỏi về bài đọc.
B- Dạy bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài đọc.
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
- GV dạy theo quy trình đã hướng dẫn. Có thể chia bài làm 3 phần như sau để luyện đọc:
+ Phần 1: Từ đầu đến sống được không?
+ Phần 2: Từ Quý và Nam đến phân giải.
+ Phần 3: Phần còn lại.
b, Tìm hiểu bài:
+Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? 
+ Chọn tên gọi khác cho bài văn? 
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- HS luyện đọc lại bài văn theo cách phân vai; giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật .
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài theo cách phân vai . Có thể chọn đoạn tranh luận của ba bạn . Chú ý : kéo dài giọng hoặc nhấn giọng ( tự nhiên ) những từ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả rõ nội dung và bộc lộ thái độ . VD :
Hùng nói : “ theo tớ , quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không ? “
Quý và Nam cho là có lí .Nhưng đi được mươi bước . Quý vội reolên : “Bạn Hùng nói không đúng . Quý nhất phải là vàng .Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì ? Có vàng là có tiền .
có tiền sẽ mua được lúa gạo !”
Nam vội tiếp ngay : “ quý nhất là thì giờ . thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc . có thì giờ mới làm ra được lúa gạo , vàng bạc !”
- Chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật ; diễn tả giọng tranh luận sôi nổi; lời giảng giải ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
IV. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khen HS đọc tốt.___________________________
Tiết 2: 
Toán(T 41)
luyện tập
i. mục tiêu
Giúp HS :
- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
Ii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
HĐ1. Giới thiệu và nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2: Luyện tập 
+ Bài tập 1, 2: HS tự làm bài. Mẫu: 71m 3cm = 71,03m ; 217cm = 2,17m
+ Bài tập 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
Ví dụ: 8km 417m = 8,417km
+ Bài tập 4( a, c ): Viết số thích hợp vào chỗ chấm : VD : 21,43m =21m 43cm
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2 HS đọc kết quả
- Bài 3, 4 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
__________________________
Tiết 4
Chính tả(Nhớ viết)
tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông đà
I. Mục tiêu:
1. Nhớ, viết chính xác, trình bày đúng chính tả bài “Tiếng đàn ba- la- lai -ca trên sông Đà "
2. Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ ng
II. Đồ dùng dạy - học
Bài tập 3 phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học
A- bài cũ
HS viết các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
B- Dạy bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
HĐ2: Hướng dẫn HS viết chính tả (nhớ- viết)
- Chú ý : bài gồm mấy khổ thơ? Trình bày các dòng thơ như thế nào? những chữ nào phải viết hoa? viết tên đàn ba- la- lai- ca như thế nào?
- HS viết bài.
HĐ3: Hướng dẫn làm BT Chính tả 
Bài tập 1:	+ HS viết vở bài tập .
+ Chữa bài.
Bài tập 2:
+ HS làm bài tập. Lời giải : Từ láy âm đầu l: la liệt, lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng,
+ Từ láy âm cuối ng: lang thang, loáng thoáng, vang vang, lúng túng, leng keng..
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhỡ những em viết chưa đẹp về nhà luyện để chữ đẹp hơn.
- Tuyên dương những em viết chữ đẹp.
________________________
Tiết 5:
Lịch sử
cách mạng mùa thu
I. mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết:
- Sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
- Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
- Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
II. đồ dùng dạy - học
ảnh tư liệu về CM tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa chính quyền ở địa phương.
III. các hoạt động dạy - học
Bài cũ:
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa gì?
Bài mới:
HĐ1. Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài, có thể giới thiệu trực tiếp hoặc dùng đĩa nhạc cho HS nghe trích đoạn ca khúc “Người Hà Nội" của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi 
GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Nêu diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19/8/1945 ở Hà Nội. Biết ngày nổ ra khởi nghĩa ở Huế và Sài Gòn?
+ Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
+ Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
HĐ2. Làm việc theo nhóm:
- GV nêu câu hỏi HS suy nghĩ trả lời: việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào, kết quả ra sao?
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nêu câu hỏi: trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội?
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV giới thiệu vài nết cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế (23/8) và ở Sài Gòn (25/8).
- Liên hệ thực tế ở địa phương: em biết gì về khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở quê hương em.
HĐ3: Làm việc cả lớp:
GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám bằng cách nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ, thảo luận.
+ Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì?
+ Cuộc vùng lên của nhân dân ta đã đạt được kết quả gì?
+ Kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà
IV. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Khen HS học tốt.
_________________________________________________________
 Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2010
Buổi 1
Tiết 1: 
Toán ( T 42)
VIếT CáC Số ĐO KHốI LƯợNG DƯớI DạNG Số THậP PHÂN
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn : 
- Bảng đơn vị đo khối lượng . 
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông thường .
- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân .
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng .
VD 1 tạ = tấn = 0,1 tấn 
HĐ2: Ví dụ
5 Tấn 132 kg =tấn .
HS nêu cách làm rồi viết kết quả vào chổ chấm.
Hs luyện tiếp : 5tấn 32kg = tấn .
 HĐ3: Thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2(a ) , 3
Bài 1:Viết số thập phân thích hợp vào chổ trống. VD :
 3Tấn 218kg = tấn . 
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chổ trống. VD :
 8kg 532g =kg .
Bài 3: Viết số đo thích hợp vào ô trống .
 khủng long : 60tấn = 600tạ = 60000kg .
 cá voi : 150tấn = 1500tạ = 150.000kg .
HĐ4: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 3 bằng cách gọi một HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
III. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học.
__________________________
Tiết 2
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: thiên nhiên(T2)
I. Mục tiêu
1. Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm thiên nhiên : biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
2.Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả , gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
iI. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ
HS làm lại BT3c của tiết LTVC trước.
B. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài tập 1: HS nối tiếp nhau đọc bài Bầu trời mùa thu.
- Bài tập 2: HS làm việc theo nhóm
 Lời giải: Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao 
Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca
- Bài tập 3:
+ GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập:
Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương em hoặc nơi em ở.
Chỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu.
Trong đoạn văn cần sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ HS đọc đoạn văn của mình cho cả lớp nghe.
+ GVvà cả lớp nhận xét và bình chọn đoạn văn hay nhất.
- Đặt câu. VD: Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn chỉnh bài (nếu ở lớp làm chưa xong).
___________________________
Tiết 3
Địa lý
các dân tộc , sự phân bố dân cư
i. mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết:
- Dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
- Có ý thức tôn trọng và đoàn kết các dân tộc. 
ii. đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về một số dân tộc.
- Bản đồ Mật độ dân số ViệtNam.
iii. các hoạt động dạy - học
HĐ1. Các dân tộc 
Làm việc cá nhân hoặc theo cặp:
- HS quan sát tranh ảnh và dựa vào kênh chữ SGK để trả lời câu hỏi sau:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+Dân tộc nào có số dân đông nhất? sống chủ yếu ở đâu? các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
- HS trình bày kết quả. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HĐ2. Mật độ dân số
 Làm việc cả lớp 
- HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi : Mật độ dân số là gì?.
- GV giải thích thêm: Để biết mật độ dân số, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó.
- HS quan sát bảng mật độ dân số và trả lời câu hỏi 2 SGK
HĐ3: Phân bố dân cư:
Làm việc cá nhân hoặc theo cặp
- HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng buôn và trả lời câu hỏi 3 ở SGK
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vùng đông dân , thưa dân.
- GV tổng hợp và kết luận: Dân cư nước ta phân bố không đều: ở vùng đồng bằng và các đô thị lớn dân cư tập trung đông đúc; ở miền núi, hải đảo,dân cư thưa thớt.
IV. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung chính của bài học
- GV mở rộng: Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế.
___________________________
Tiết 4
Kỷ thuật
Luộc rau
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấ ... chiều dài. 
Tính diện tích của thửa ruộng ?
Biết rằng cứ 100 m2 thu hoạch được 30 kg thóc. Hỏi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?
Bài 2: Diện tích một khu nghỉ mát là 35 ha, trong đó có diện tích là hồ nước. Hỏi diện tích hồ nước là bao nhiêu ?
Bài 3: Để lát nền một căn phòng hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín căn phòng có chiều dài 9m, chiều rộng 4m ? 
Bài 4: Có hai vòi nước chảy vào bể, vòi thứ nhất chảy được bể, vòi thứ hai chảy được bể. Hỏi cả hai vòi chảy được bao nhiêu phần của bể ? Cần bao nhiêu nước nữa để đầy bể ?
- GV theo dỏi HS làm bài, kèm cặp thêm HS yếu.
Hoạt động 2: Chấm chữa bài 
GV thu chấm 1/2 lớp.
Cho 3 em lên chữa bài: 1,2,3.
III. Cũng cố dặn dò: Nhận xét bài, nhận xét giờ học ./.
__________________________________
Tiết 4
HĐNGLL
 tổ chức trò chơi dân gian : “ mèo đuổi chuột ”
GV tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi : Mèo đuổi chuột .
Yêu cầu các nhóm chơi nhiệt tình , vui vẻ .
GV hướng dẫn thêm cho các nhóm chơi .
Tổng kết – Dặn dò .
___________________________________________________________Buổi 2
Tiết 1
HDTHọc( TV)
Ôn tập văn tả cảnh
mục tiêu: Cũng cố hệ thống kiến thức về văn tả cảnh. Luyện tập viết bài văn tả cảnh theo yêu cầu của đề bài. 
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Cũng cố lý thuyết
- GV yêu cầu HS nhắc lại: Thế nào là văn tả cảnh ?
Một bài văn tả cảnh gồm mâý phần ? Đó là những phần nào ? Nêu nội dung của mỗi phần ?
- GV bổ cứu, và khắc sâu kiến thức cho HS.
Hoạt động 2: Luyện làm đề bài văn tả cảnh:
Đề bài: Tả cảnh một buổi sáng trên đường phố hoặc trên cánh đồng quê em theo kiểu mở bài gián tiếp.
GV cho HS đọc kỹ đề bài gạch chân những ý chính.
Gợi ý làm bài cho HS. Đọc bài tham khảo cho HS nghe.
HS làm bài văn. GV theo dỏi nhắc nhở động viên HS làm bài.
 Hoạt động 3: Chấm chữa bài cho HS
 GV thu chấm 1/3 lớp chữa bài cụ thể cho các em.
 III. Cũng cố dặn dò: Về nhà hoàn chỉnh lại bài văn
Luyện đọc thêm các bài văn tả cảnh./.
______________________________
Hướng dẫn thực h ành(KT)
hướng dẫn luộc rau
I. Mục tiêu: 
 - HS biết cách luộc rau.
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
Rau muống, rau cải hoặc bắp cải.
Nồi soong, đĩa. Bếp dầu hoặc bếp ga.
Rổ, đũa, chậu.
Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: HS thực hành luộc rau
 - GV yêu cầu HS nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau ?
 - Kiểm tra dụng cụ như đã phân công.
 - Các nhóm thực hành luộc rau.
 - GV theo dỏi, bổ cứu giúp đỡ các em.
 Hoạt động 2: Thi sản phẩm của các nhóm
 - GV cho HS trình bày sản phẩm của mình lên đĩa. Cử các tổ trưởng đi chấm điểm thi đua, chọn nhóm có đĩa rau chín, xanh ngon nhất.
 - Đánh giá kết quả học tập của các nhóm, tuyên dương việc học tập của các em.
IV. Nhận xét dặn dò: 
Nhận xét ý thức học tập và động viên HS thực hành luộc rau giúp gia đình ./.
HDTH
làm báo tường chào mừng ngày 20/11
I. Mục tiêu: Giúp HS làm báo tường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Với các thể loại văn, thơ, tranh, truyện.
- HS có ý thức nhớ ơn về ngày truyền thống của các thầy cô.
II. Hoạt động dạy học:
GV nêu yêu cầu của tiết học
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm báo tường
Mỗi em làm 1 bài với các thể loại: Viết văn , làm thơ, vẽ tranh, viết truyện về các thầy cô, về ngày nhà giáo Việt Nam.
Làm đầu báo , trang trí hoa văn cho bài báo.
Nội dung bài sinh động, đa dạng.
HĐ2: HS thực hành làm báo
GV cho HS làm báo. GV theo dỏi giúp đỡ các em.
Thu chấm. nạp bài để làm trên tờ báo.
II. Cũng cố dặn dò: 
	- Về nhà tiếp tục làm báo tường nạp vào tuần tới./.
--------------------------------------------------------
Tiết 4
Thể dục
động tác chân . trò chơi “ dẫn bóng”.
I. Mục tiêu:
Ôn hai động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. 
Học động tác chân . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
Trò chơi “dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động .
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi. 1 bóng , kẻ sân để tổ chức trò chơi .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
HĐ1: Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu .
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Ôn 2 động tác vươn thở và tay .
HĐ2: Phần cơ bản 
a. Ôn tập: 2 động tác vươn thở và tay
b. Học động tác chân : 4-5 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
Khi dạy động tác chân, giáo viên cần chú ý ở nhịp 3 khi đá, chân chưa cần cao nhưng phải thẳng, căng ngực, mắt nhìn thẳng và không được kiễng gót 
c. Ôn ba đọng tác thể dục đã học: 2 lần, mỗi lần mỗi động tác 2x8 nhịp do giáo viên điều khiển .
d. Chơi trò chơi “ dẫn bóng” : 
GV tổ chức cho học sinh chơi, chú ý phòng tránh chấn thương. 
HĐ3: Phần kết thúc 
- Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
-------------------------------------------------------------------------------------------
HDTH( TV)
ÔN tập
I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa, trái nghĩa.
- Luyện làm một số bài tập có nội dung trên.
II. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Hệ thống cũng cố lý thuyết
 - GV yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa: Từ đồng nghĩa ; Từ đồng âm ; Từ nhiều nghĩa ; Từ trái nghĩa. Và nêu các ví dụ cụ thể ? 
Sự khác nhau giữa
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa. 
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Từ có nghĩa trái ngược nhau.
Từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển. Các nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Ví dụ
- Thầy, bố , cha, tía, ...
- ăn, xơi, chén, ...
Ngày - đêm.
Đẹp – xấu, ...
Bàn – bàn
( Bàn cờ – Bàn công việc).
Chân – chân ( Chân em bé – chân ghế )
Hoạt động 2: Luyện tập
Gv cho HS làm một số bài tập sau:
Bài 1: Hãy xếp các ỳư sau đây thành từng nhóm từ đồng nghĩa:
Chết, hy sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi,bao la, toi mạng, quy tiên, xe luă, phi cơ, tàu bay, ngốn đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
Bài 2: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ tục ngữ dưới đây:
	Khôn nhà dại chợ.
	Kẻ ở người đi.
	Việc nhỏ nghĩa lớn
	Chân cứng đá mêm
	Chết đứng còn hơn sống quỳ
	Chết trong còn hơn sống đục.
	Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
Thật thà; giỏi giang, nhỏ bé, nông cạn, thuận lợi, cẩn thận, nhanh nhảu, sáng sủa.
Bài 4: Đặt câu phân biệt nghĩa của từ đồng âm với các từ:
 Chín ; giá ; đường.
Bài 5: Trong các từ in đậm sau từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
Tầm lòng vàng.
Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt cá hải sản.
Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây trát tường nhanh thoăn thoắt.
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
Đạn bay rào rào.
Chiếc áo này đã bay màu.
Gv hướng dẫn HS làm bài.
 - Chấm chữa bài và nhận xét giờ học ./.
-------------------------------------------------------
Tiết 2
HĐTT
Tiết 4
Luyện thể dục
Luyện tập động tác Vươn thở – Tay.
Trò chơi : Tự chọn
I. Mục tiêu: HS nhớ, thuộc, làm thành thạo hai động tác: Vươn thở; Tay. 
Luyện kỹ năng làm đúng đẹp. Chơi: Trò chơi tự chọn.
II. Hoạt động dạy học:
Phần mở đầu: Tập hợp lớp ; Khởi động cổ tay, chân, đầu gối, ... 
Giới thiệu nội dung tiết học.
Phần cơ bản: 
Hoạt động 1: Luyện tập động tác Vươn thở – Tay.
GV cho HS 3 em lên tập hai động tác một vài lần. Yêu cầu HS nhắc lại các nhịp của từng động tác, lớp theo dỏi , bổ sung.
Phân công lớp theo 3 nhóm để luyện tập.
- GV theo dỏi sửa sai cho các em, động viên khuyến khích các em tập tốt .
Hoạt động 2: Thi tập 2 động tác giữa cá nhóm.
GV cho từng nhóm lên tập hai động tác các nhóm khác nhận xét.
Chấm điểm thi đua cho từng nhóm.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi tự chọn:
GV cho HS chọn, chơi trò chơi mà các em yêu thích.
Phần kết thúc: Tập hợp lớp – Nhận xét giờ học.
I. Dặn dò : Về nhà luyện tập hai động tác nhiều lần ./.
-------------------------------------------------------------------------------------------
(Tăng buổi) chiều thứ 3 :
Tiết 1:
Kể chuyện
kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia
I. mục đích, yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS nhớ lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
- Lời kể rõ ràng, tự nhiên; biết kết hợp lời nói với điệu bộ cử chỉ.
2. Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. 
II. đồ dùng dạy - học
Tranh ảnh về một số cảnh đẹp ở địa phương.
III. các hoạt động dạy - học
A - Bài cũ:
HS kể lại câu chuyện đã kể ở tuần 8.
B - Bài Mới:
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài.
- HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- Một số HS nói tên câu chuyện sẽ kể.
HĐ3: HS thực hành kể chuyện
- HS kể theo cặp.
- HS thi kể chuyện trước lớp. GV quan sát HS kể chuyện, uốn nắn giúp đỡ các em. 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
IV. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện đó cho người thân.
- HS chuẩn bị trước cho tiết kể chuyện tuần 10.
__________________________
Tiết 2:
Luyện Tiếng Việt 
ôn các bài tập đọc – học thuộc lòng đã học 
I. mục đích, yêu cầu
 Rèn kĩ năng đọc :
- HS đọc đúng , đọc diễn cảm các bài tập đọc – thuộc lòng từ tuần 4 đến tuần 9 .
- Lời đọc rõ ràng, tự nhiên.
II. các hoạt động dạy - học
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của tiết học : 
 GV gọi lần lượt học sinh nêu các bài tập đọc – thuộc lòng đã học từ tuần 4 lại nay : 
Các bài tập đọc : 
- Những con sếu bằng giấy 
- Một chuyên gia máy xúc 
 - Sự sụp đổ của chế độ A – pác – thai 
- Tác phẩm Si – le và tên phát xít 
- Những người bạn tốt 
- Kì diệu rừng xanh 
- Cái gì quí nhất .
Các bài thuộc lòng :
Bài ca về trái đất 
Ê - mi –li con 
Tiếng đàn ba – la –lai –ca trên sông đà 
Trước cổng trời .
 HĐ3: HS thực hành luyện đọc :
 - HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc trước lớp. GV quan sát HS đọc , uốn nắn giúp đỡ các em. 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn có giọng đọc diễn cảm nhất .
III. Củng cố, dặn dò
Giáo viên nhận xét tiết học.
Về nhà luyện đọc các bài trên nhiều lần .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9(1).doc