Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 1

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 1

Tập đọc Tiết 1 :

 Thư gửi các học sinh

 Hồ Chí Minh

I.- Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy bức thư.

-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .

 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu .

 -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới

 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .

3. GDHS : Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu .

II.- Đồ dùng dạy học:

 -GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 - HS : SGK , vở học.

 

doc 47 trang Người đăng hang30 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nội dung giảng dạy
Thứ / Ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
 Thứ 2
 4/9
Tập đọc
Toán 
Đạo đức 
Chính tả
Âm nhạc
1
2
3
4
5
Thư gửi các học sinh
Ôn tập :Khái niệm về phân số
Em là học sinh lớp 5
Nghe – viết : Việt Nam thân yêu
Ôn tập số bài hát đã học
Thứ 3
 5/9
Thể dục
Thể dục
Toán 
L.từ & câu
Lịch sử
1
2
3
4
5
Tổ chức lớp – Đội hình đội ngũ –Trò chơi “kết bạn ”
Đội hình đội ngũ–Trò chơi “Chạy đổi chỗ,vỗ tay nhau”
Ôn tập :Tính chất cơ bản của phân số
Từ đồng nghĩa
“ Bình Tây Đại nguyên soái ” Trương Định
Thứ 4
 6/9
Tập đọc
Kĩ thuật 
Toán 
Tập l. văn
Khoa học
1
2
3
4
5
Quan cảnh làng mạc ngày mùa
Đính khuy hai lỗ (tiết 1 )
Ôn tập : So sánh hai phân số
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
Sự sinh sản
Thứ 5
 7/9
Toán 
Địa lí
L.từ & câu
Mĩ thuật 
Kể chuyện
1
2
3
4
5
Ôn tập : So sánh hai phân số (TT)
Việt Nam –đất nước chúng ta
Luyện tập về từ đồng nghĩa
TTMT : Xen tranh (Thiếu nữ bên hoa huệ)
Lý Tự Trọng
Thứ 6
 8/9
Toán 
Tập l. văn
Khoa học
Kĩ thuật 
HĐTT
1
2
3
4
5
Lyuện tập
Luyện tập tả cảnh
Nam hay nữ (Tiết 2 –3 )
Đính khuy hai lỗ ( Tiết 2)
Sinh hoạt tập thể
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2006
Tập đọc Tiết 1 :
 Thư gửi các học sinh
 Hồ Chí Minh
I.- Mục tiêu:
Đọc trôi chảy bức thư.
-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .
 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng 
 2. Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu .
 -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới
 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .
3. GDHS : Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu .
II.- Đồ dùng dạy học:
 -GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 - HS : SGK , vở học.
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
T/g
Hoạt động của học sinh
1/ Oån định tổ chức : Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
1’
 2/ Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : Nhân dịp ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà , tháng 9 năm 1945 . Bác Hồ đã gửi thư cho các em học sinh . Nội dung thư đã trông mong , khuyên nhủ các em điều gì ,cô mời các em theo dõi bài tập đọc “Thư gửi các học sinh “ sẽ rõ .
b) Luyện đọc :
-Một học sinh khá đọc to cả bài một lượt .
-Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp .
-Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , vui vẻ
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểi bài :
Đoạn 1: Từ đầu  vậy các em nghĩ sao ?
H: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
Đoạn 2: Tiếp theo  học tập của các em.
H: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
H: Học sinh có những nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đát nước ?
Đoạn 3: Phần còn lại
H: Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào ?
d) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
 - GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn : từ sau tám mươi năm giời nô lệ ở công học tập của các em.
 - Cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn thư trên.
1’
12’
12’
 10’
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- Cả lớp theo dõi
- Một HS đọc thành tiếng
 - Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi nước nhà giành được độc lập sau tám mươi năm làm nô lệ cho thực dân Pháp
- Một HS đọc
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy , yêu bạn, góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu
- Một HS đọc
- Bác chúc HS có một năm đầy vui vẻ và đầy kêt quả tốt đẹp.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
- Từ 2 đến 4 HS thi đọc.
 3.- Củng cố :
H: Bác Hồ đã tin tưởng, hy vọng vào học sinh Việt Nam những điều gì ?
 3’
- Bác Hồ rất tin tưởng, hy vọng vào HS Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới
 4.- Nhận xét dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh về nhà đọc trước bài : “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
 1’
 Rút kinh nghiệm ,bổ sung:
 ..
..
..
..
Toán : (Tiết 2)
 Oân tập : Khái niệm về phân số
I – Mục tiêu : Giúp Hs :
 - Củng cố khái niệm ban đầu về PS; đọc,viết PS .
 - Oân tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng PS.
 - Giáo dục HS chăm học .
II – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
 2 – HS : SGK.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TG
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra SGK toán 5 
 - Nhận xét,
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em ôn tập : khái niệm về STP.
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : ôn tập khái niệm ban đầu về PS .
- Gv đính lần lượt từng tấm bìa như hình vẽ SGK lê n bảng .
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi PS,tự viết PS đó và đọc PS .
- Gọi 1 vài HS nhắc lại .
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại .
- Cho HS chỉ vào các PS ; ; ; và nêu .
 b) HĐ 2 : ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số .
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết ; 1 : 3 ; 4:10 ; 9 : 2 . dưới dạng phân số .
- GV hướng dẫn HS nêu kết luận .
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2,3,4 
 c) HĐ 3 : Thực hành :
Bài 1 : a) đọc các phân số .
- Gọi 1 số HS đọc miệng .
-b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.
- Nhận xét sửa chữa.
Bài 2 : Viết các thương sau dưới dạng PS .
- Gọi 3 HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập .
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 3 : Hướng dẫn HS làm vào phiếu bài tập .
- Nhận xét sửa chữa . 
IV – Củng cố :
- Đọc các phân số :; ; 
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập 4 .
 - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số .
1/
3/
1/
30/ 
3/ 
2/
- Hát 
- HS để sách lên bàn.
- HS nghe .
- HS quan sát .
- HS nêu : một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần,tức là tô màu 2 phần 3 băng giấy,ta có PS :; đọc là : hai phần ba .
- HS nhắc .
- HS nêu .
- Hai phần ba, năm phần mười , ba phần tư ,bốn mươi phần một trăm là các phân số .
1 : 3 = ; 4 :10 = ; 9 : 2 = .
- HS nêu như chú ý 1 .
- HS theo dõi .
- HS đọc .
- HS nêu .
- HS làm bài vào vở .
- HS nhận phiếu làm bài .
- HS đọc .
- HS nghe .
Rút kinh nghiệm ,bổ sung:
 ..
..
..
..
ĐẠO ĐỨC ( Tiết 3 )
Bài : Em là học sinh lớp 5 
	I/ Mục tiêu :
	-Kiến thức : HS biết vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước .
	-Kỷ năng : Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức , kỹ năng đặt mục tiêu 
	-Thái độ : Vui và tự hào khi là HS lớp 5 .Có ý thức học tập , rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
	II/ Tài liệu , phương tiện : -GV : Các truyện nói về các HS lớp 5 gương mẫu .
	-HS : Các truyện nói về các HS lớp 5 gương mẫu, bài hát về chủ đề trường em, tranh vẽ về chủ đề trường em .
	III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV 
T /g 
Hoạt động của HS 
HĐ 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
* Mục tiêu : HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
*Cách tiến hành :
-GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong sách GK, trang 3-4 và trả lời câu hỏi .
+ Tranh vẽ gì ?
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác ?
+ Theo em , chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
-GV kết luận : HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường nên cần gương mẫu để cho các HS các khối khác học tập.
HĐ 2: Làm bài tập 1 SGK 
*Mục tiêu : Giúp HS xác định được những nhiệm vụ HS lớp 5. 
*Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu bài tập 1.
-Cho Hs thảo luận bài tập theo nhóm đôi .
-Cho một vài nhóm trình bày trước lớp .
-GV kết luận :a, b,c,d,e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện .
HĐ 3 :Tự liên hệ ( Bài tập 2 SGK )
* Mục tiêu : Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập , rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu tự liên hệ .
-GV mời 1 số HS tự liên hệ trước lớp .
-GV kết luận : Các em cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt mình còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
HĐ 4 :Chơi trò chơi phóng viên :
* Mục tiêu :Củng cố lại nội dung bài học :
8 ph
7 ph 
8 ph
6 ph
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi .
-Đại diện nhóm trình bày .
-Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
-HS theo dõi .
-HS suy nghĩ , đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
-HS lần lượt nêu .
*Cách tiến hành : 
-GV cho HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học .
-GV nhận xét và kết luận .
-GV cho HS đọc hần ghi nhớ.
HĐ nối tiếp :
-Về nhà lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
-Sưu tầm các bài thơ , bài hát bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em .
-Vẽ  ...  kinh nghiệm ,bổ sung:
 ..
..
..
..
Tập làm văn ( Tiết 2 )
Luyện tập tả cảnh
I / Mục đích yêu cầu :
1 / Từ việc phân tích khách quan sát tinh tuế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng , HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh .
2 / Biết lập dàn ý của 1 bài văn tả cảnh một buổi tả cảnh trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát .
II / Đồ dùng dạy học : GV : Tranh ảnh quang cảnh 1 số vườn cây , công viên , đường phố ...; 2 phiếu giấy khổ to .
	 HS :Ghi chép kết quả quan sát cảnh 1 buổi trong ngày ..
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
T. gian
Hoạt động của HS
A / Mở đầu : 01 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh và nhắc lại cấu tạo bài Nắng trưa .
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : Hôm nay , các em sẽ luyện tập tả cảnh .Biết lập dàn ý tả cảnh 1 buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát .
 2 / Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc nội dung yêu cầu 1 . 
-1 HS đọc thầm lại đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng và làm bài theo câu hỏi .
-GV cho HS nỗi tiếp nhau thi trình bày ý kiến .
-GV nhận xét .
-GV nhấn mạng nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn .
* Bài tập 2 :
-GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 2 .
-GV giới thiệu 1 vài tranh ảnh minh hoạ cảnh vườn cây , công viên 
-Dựa trên kết quả quan sát , mỗi HS tự lập dàn ý vào vở cho bài văn tả cảnh 1 buổi trong ngày .
-GV phát 2 tờ giấy khổ to cho 2 HS ( Khá – giỏi ) trình bày trên phiếu .
-Cho HS dựa vào dàn ý đã viết tiếp nối nhau trình bày 
-GV điểm những dàn ý tốt .
-Cho 02 HS làm bài tốt , dán bài lên bảng 
-GV nhận xét bổ sung, xem như một bài mẫu để HS cả lớp tham khảo .
-Cho HS tu sửa lại dàn ý của mình .
3 / Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết , chuẩn bị cho tiết tập làn văn tới ( viết 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày )
04 ph
01 ph
15 ph 
18 ph
02 ph
-01 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh và nhắc lại cấu tạo bài Nắng trưa .
-HS lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu 1 .
-HS đọc thầm lại đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng và trả lời 3 câu hỏi vào vở .
-HS trình bày ý kiến.
-HS nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
-Nêu yêu cầu bài tập 2.
-HS theo dõi tranh .
-HS làm việc cá nhân : Lập dàn ý , trình bày dàn ý .
-Lớp nhận xét , đánh giá .
-01 HS dán bài lên bảng .
-HS tự sửa dàn ý của mình .
-HS lắng nghe.
: Rút kinh nghiệm ,bổ sung:
 ..
..
..
..
Khoa học (Tiết 3 )
Nam hay nữ ? (2 tiết )
 I – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
 _ Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ .
 _ Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ .
 _ Có ý thức tôn trọng các ban cùng giới và khác giới ; không phân biệt bạn nam , bạn nữ .	
 II – Đồ dùng dạy học 
 1 – GV :. :_ Hình trang 6 , 7 SGK
	 _ Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK
 2 – HS : SGK.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TG
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ Sự sinh sản
 _ Tại sao chúng ta tìm được bố , mẹ cho các em bé ?
_ Cho biết ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình dòng họ .
 - Nhận xét kiểm tra bài cũ.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : Nam hay nữ ?
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Thảo luận .
 Mục tiêu : HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học 
 Cách tiến hành :
 + Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
 GV yêu cầu nhóm trưởng đièu khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3 SGK 
 + Bước 2 : Làm việc cả lớp
 Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
 GV nhận xét 
 _ Ngoài những đặc điểm chung , giữa nam và nữ có sự khác biệt nào nữa ?
 Kết luận : Ngoài những đặc điểm chung , giữa nam và nữ có sự khác biệt , trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cư quan sinh dục . Khi còn nhỏ , bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình cấu tạo của cư quan sinh dục .
 Đến một độ tuổi nhất định , cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cư thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học 
 _ Nêu một số đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học 
 b) HĐ 2 :. Trò chơi :” Ai nhanh , ai đúng ? “
 Mục tiêu : HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ .
 Cách tiến hành :
 + Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn 
 GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu có nội dung như SGK và hướng dẫn HS cách chơi .
 + Bước 2 : Các nhóm tiến hành như hướng dẫn ở bước 1 
 + Bước 3 : Làm việc cả lớp 
 + Bước 4 : GV đánh giá , kết luận và tuyên dương những nhóm thắng cuộc .
 c) HĐ 3 : Thảo luận : Một số quan niệm xã hội về nam và nữ 
 Mục tiêu : Giúp HS :
 - Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này .
 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới ; không phân biệt bạn nam , bạn nữ .
 Cách tiến hành :
 + Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
 GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau 
 * Nhóm 1 : a) Công việc nội trợ là của phụ nữ 
 b) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình 
 c) Con gái nên học nữ công gia chánh , con trai nên học kĩ thuật 
 * Nhóm 2 : Trong gia đình , những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào ? Như vậy có hợp lý không 
 * Nhóm 3 : Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lý không 
 * Nhóm 4 : Tại sao không phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
 + Bước 2 : Làm việc cả lớp .
- Nhận xét sửa chữa .
 Kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi . Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình , trong lớp học của mình .
IV – Củng cố :
 - Gọi HS đọc mục cần biết .
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học 
 _Xem trước bài “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ? “ 
1’
4’
15’
17’
2'
1’
- Hát 
- Mọi trẻ em đèu do bố , mẹ sinh ra đều có những đặc điểm giống với bố , mẹ của mình .
- Nhờ có sự sinh sản mà các thé hệ trong mỗi gia đình , dòng họ được duy trì kế tiếp nhau 
- HS nghe .
- Thảo luận nhóm đôi các câu hỏi 1,2,3 SGK 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
 - Các nhóm khác bổ sung 
 - Ngoài những đặc điểm chung giữa nam và nữ có sự khác biệt , trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục
- HS nghe
- Nam thường có râu , cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng 
- Nữ có kinh nguyệt , cơ quan sinh dục nỡ tạo ra trứng 
- HS lắng nghe .
- Các nhóm chơi
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích
- HS theo dõi .
- Thảo luận và giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý 
- HS thảo luận 
- HS thảo luận .
- HS thảo luận .
- Từng nhóm báo cáo kết quả .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung .
- HS lắng nghe .
- 2 HS đọc .
-HS nghe
-Xem bài trước
: Rút kinh nghiệm ,bổ sung:
 ..
..
..
..
Kĩ thuật: (Tiết 4)
Bài 1: Đính khuy hai lỗ (tiếp theo)
III.- Các hoạt động dạy – học: tiết : 2
Hoạt động của giáo viên
T/g
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS
H: Đính khuy hai lỗ được thực hiện theo mấy bước ?
H: Khi đính khuy hai lỗ các em cần phải làm gì ?
- GV nhận xét – đánh giá
4’
-HS1: Đính khuy hai lỗ được thực hiện theo hai bước :
+Vạch dấu các điểm đính khuy trên vải,
+Đính khuy vào các điểm vạch dấu
-HS2: Khi đính khuy hai lỗ ta cần lên kim qua 1 lỗ khuy, xuống kim qua lỗ khuy còn lại 4 – 5 lần. Sau đó quấn chỉ quanh chân khuy và nút chỉ.
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã học cách đính khuy hai lỗ, tiết này chúng ta thực hành.
b) Giảng bài:
 HĐ3: HS thực hành
- GV kiểm tra vật liệu thực hành của HS
- nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ.
- GV giao vịệc: Mỗi nhóm đính một khuy trong thời gian 10 phút.
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV cho HS thực hành cá nhân: mỗi HS đính một khuy trong thời gian 10 phút, yêu cầu thực hiện theo từng bước.
- HS thực hiện bước 1: Vạch dấu các điểm đính khuy.
- GV theo dõi quan sát, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật.
- Sau khi các em thực hiện xong bước1, GV cho HS thực hiện bước 2: Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
- GV chọn vài mẫu và cho HS quan sát, nêu nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá
1’
30’
-HS đưa vật liệu lên bàn.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS thực hành cá nhân.
HS thực hành cá nhân.
- HS nêu nhận xét.
3) Củng cố :
- Cho HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
4’
4) Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tự đính khuy, tiết học hôm sau ta tổ chức trưng bày sản phẩm. 
1’
: Rút kinh nghiệm ,bổ sung:
 ..
..
..
..
Hoạt động tập thể (Tiết 5)
Nhận xét tình hình về các mặt hoạt động 
của lớp trong tuần 
	I./Mục tiêu:
	- Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
	- Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
	- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
	 II./ Lên lớp :
	Học tập : 	
	Lao động:	
	Công tác tuần tới : Thực hiện chương trình tuần 2
	 Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
	III./ Ý kiến Học sinh :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1_4.doc