Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 13 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 13 (chuẩn)

Tập đọc- kể chuyện:

 NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I. Mục tiêu: giúp HS:

 A. Tập đọc:

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm,thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Trả lời được câu hỏi SGK.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

 B. Kể chuyện:

- Kể lại một đoạn của câu chuyện.

- (HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật ).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 13 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13
 Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tập đọc- kể chuyện:
 NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: giúp HS:
 A. Tập đọc:
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm,thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Trả lời được câu hỏi SGK.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
 B. Kể chuyện:
- Kể lại một đoạn của câu chuyện.
- (HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc thuộc bài: Cảnh đẹp non sông 
- nhận xét kết quả 
 B. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Người trong tranh là ai? 
GV: đây là anh hùng Núp, người dân tộc Ba- na ở vùng núi Tây Nguyên. Anh là một người nổi tiếng trong kháng chiến chống thực dân Pháp được ghi tên tuổi vào sử sách. Để hiểu rõ hơn về anh chúng ta tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay: Người con của Tây Nguyên. 
 2. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài.
+ Cho HS luyện đọc từng câu 
- Gv theo dõi hs đọc sai từ nào ghi bảng kết hợp luyện phát âm từ khó: Núp, bok Pa, .. .
+ Cho HS luyện đọc từng đoạn 
* Đoạn 1: Gọi 1 em đọc
HD: - ngắt nghỉ đúng dấu câu
 - hiểu từ: Bok (sgk) 
* Đoạn 2: Chia 2 đoạn đọc, Gọi 2 hs đọc
HD: - ngắt nghỉ đúng dấu câu
- đọc đúng câu dài:
 Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối/ như chùm hạt ngọc.//
 Pháp đánh một trăm năm/ cũng không thắng nổi đồng chí Núp/ và làng Kông Hoa đâu.//
Cố gắng thể hiện tình cảm khi đọc lời thoại
Hiểu từ: càn quét, lũ làng, sao Tua, mạnh hung, người Thượng (sgk) 
* Đoạn 3: Gọi 1 em đọc
HD: - ngắt nghỉ đúng dấu câu
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- gọi các nhóm thi đọc
 3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
Chuyển: Anh hùng Núp được cử đi đâu, ta tìm hiểu đoạn 1
- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?
Ghi giảng: Đại hội thi đua: đại hội tổng kết , tôn vinh tập thể, cá nhân có công với kháng chiến, với đất nước.
Vì lãnh đạo dân làng Koong Hoa lập được nhiều chiến công nên anh Núp được cử đi dự Đại hội thi đua. Lúc về anh làm gì ta tìm hiểu đoạn 2
- Ở Đại hội về anh Núp làm gì? Nêu cụ thể?
- Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích làng Kông Hoa?
Giảng: công kênh
Chuyển: Dân làng Kông Hoa Lập được rất nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp được Đại hội hoan nghênh và còn được thưởng rất nhiều, đó là những gì, ta tìm hiểu tiếp đoạn còn lại
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? Giảng: Huân chương
- Thái độ của dân làng khi nghe Núp kể chuyện và khi được nhận phần thưởng ra sao?
- Thái độ của dân làng thể hiện điều gì?
Nội dung chính:
Như vậy câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
Gv nêu nội dung chính: phần mục tiêu
GD: tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của anh Núp và dân làng Kông Hoa
4. Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài .
- Hướng dẫn HS cách đọc.
- Mời các nhóm thi đọc 
- Mời 1 em đọc cả bài.
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
 1. Xác định yêu cầu
- Gọi HS đọc phần yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS đọc đoạn kể mẫu
- Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai ?
- Ngoài anh hùng Núp, còn có thể kể lại chuyện bằng lời của những nhân vật nào ?
 2. Kể theo nhóm
- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
 3. Kể trước lớp
- Cho một số HS lên kể trước lớp.
- Tuyên dương HS kể tốt
 4. Củng cố - dặn dò:
 - GV củng cố bài.
* Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau: Cửa Tùng.
- 3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài.
- hs nêu
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. 
- Luyện phát âm từ khó
- 1hs đọc 
- 1 HS đọc phần chú giải
- 2hs đọc lại đoạn 1
- 2hs đọc 
- luyện đọc đúng 
- 2hs đọc lại đoạn 2
- 1hs đọc 
- 2hs đọc lại đoạn 3
- nhóm 4 tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- đọc – nhận xét bạn đọc
- HS dọc thầm đoạn 1- 1em đọc to
- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- 1 hs đọc đoạn 2
- ban ngày làm, ban đêm làm
 ...Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi,....làm rẫy giỏi lắm.
-Đai hội ...qua chi tiết anh Núp được mời lên kể chuyện về làng Kông Hoa...mừng không biết bao nhiêu.Cán bộ nói : Pháp đánh một trăm năm
- vui quá, đứng cả dậy hô lớn
- 1 hs đọc to đoạn còn lại
- ... một ảnh Pok Hồ, ....1 huân chương cho cả làng, 1 huân chương cho Núp.
 Khi nghe cán bộ nói :vui đứng cả dậy, Hô lớn
 - họ rất tự hào về thành tích của mình và trân trọng những phần thưởng đó.họ coi những vật đó là thứ thiêng liêng cao quý : rửa tay thật sạch....nửa đêm.
- hs nêu theo hiểu
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Các nhóm thi đọc 
- 1HS đọc cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Tập kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Đoạn kể lại nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp.
- Có thể kể theo lời của anh Thế, của cán bộ, hoặc một người trong làng Kông Hoa.
- Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi HS chọn một vai kể lại đoạn truyện mà mình thích. Các HS trong nhóm theo dõi và góp ý của nhau.
- HS kể 1 đoạn mình đã chọn
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ:TỪ ĐỊA PHƯƠNG
 DẤU CHẤM HỎI - CHẤM THAN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Nam và một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2).
- Đặt đúng dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ trống trong đoạn văn ( BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn bảng từ bài tập 1, khổ thơ trong bài tập 2, đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài miệng bài tập 2, 3 của tiết luyện từ và câu tuần 12.
 2. Dạy học bài mới
 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu tiết học
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1- vbt:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Em hiểu cặp từ: bố/ ba ntn ?
 GV: Mỗi cặp từ trong bài đều có cùng một ý. VD: Bố và ba cùng chỉ người sinh ra ta nhưng bố là cách gọi của miền Bắc, ba là cách gọi của miền Nam. Nhiệm vụ của các em là phân loại các từ này theo địa phương sử dụng chúng.
- Tổ chức trò chơi thi tìm từ nhanh.
- Chọn 2 đội chơi mỗi đội có 6 HS đặt tên cho hai đội là Bắc và Nam. Đội Bắc chọn các từ thường dùng ở miền Bắc. Đội Nam chọn các từ thường dùng ở miền Nam. Các em cùng đội tiếp nối nhau chọn và ghi từ của đội mình vào bảng từ. Mỗi từ đúng được 10 điểm, mỗi từ sai trừ 2 điểm. Đội xong trước được thưởng 10 điểm.
- Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc.
- Tuyên dương đội thắng cuộc sau đó yêu cầu HS chữa bài vào vở bài tập.
 Chốt : Cùng một từ người, một sư vật nhưng mỗi miền lại dùng các từ khác nhau để gọi tên chúng ta cần ghi nhớ cách gọi đó.
* Bài 2- vbt:
- Gọi HS đọc đề bài
* Giới thiệu: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu. Mẹ Nguyễn Thị Suốt là một phụ nữ anh hùng, quê ở tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mẹ làm nhiệm vụ đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ. Mẹ đã dũng cảm vượt qua bom đạn đưa hàng nghìn chuyến đò chở cán bộ qua sông an toàn. Khi viết về mẹ Suốt, tác giả đã dùng những từ ngữ của quê hương Quảng Bình của mẹ làm cho bài thơ càng hay hơn.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cùng làm bài.
 Nhận xét và đưa ra đáp án đúng 
Chốt: Những từ nào dùng cho miền Bắc, những từ nào dùng cho miền Nam ?
 Bài 3- vbt:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
GV: - Dấu chấm than thường thể hiện trong các câu thể hiện tình cảm, dấu chấm hỏi dùng ở cuối câu nào ? Muốn làm bài đúng trước khi điền dấu câu vào ô trống nào em phải đọc thật kĩ câu văn, có dấu cần điền.
- Yêu cầu HS làm bài
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Chốt: Khi nào ta dùng dấu chấm hỏi cuối
 câu ? Khi nào ta dùng dấu chấm than ?
GV: Dấu chấm than thường đặt cuối câu thể hiện tình cảm hoặc cuối câu là lời mệnh lệnh. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn: HS về nhà ôn lại các bài tập chuẩn bị bài sau: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: Ôn tập câu: Ai thế nào ?
- 2 HS lên bảng, cả lớp theo dõi 
- 1 học sinh đọc trước lớp
- Nghe giảng
- Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV.
Đáp án:
+ Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan.
+ Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm.
- hs đọc lại từ đáp án
- 2 HS đọc đề bài
- Nghe giáo viên giới thiệu về xuất xứ của đoạn thơ.
 Làm bài theo cặp, sau đó một số HS đọc bài của mình trước lớp.
- Chữa bài theo đáp án: 
Chi - gì: rứa - thế ; nờ - à ; hắn - nó ; tui - tôi.
- hs nêu
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn văn của bài.
- ... điền dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống.
- cả lớp làm bài vào vở, sau đó gọi từng bạn đọc và nêu dấu câu từng ô trống, lớp nghe nhận xét.
* Đáp án:
Một người kêu lên: Cá heo !
A! Cá heo nhảy múa quá đẹp !
Có đau không, chú mình ? Lần sau khi nhảy múa, phải chú ý nhé !
- hs nêu theo hiểu
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu: 
- Củng cố, nâng cao 1 số kiến thức về vốn từ địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than ...
- Rèn cho HS tính tự giác, kiên trì trong học tập.
B. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Trong các từ ngữ sau, từ ngữ nào viết sai chính? Em hãy sửa lại cho đúng.
Sạch sẽ, xanh sao, xang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp xách, sương đêm, xửachữa, xức khỏe.
Bài 2: Chọn và xếp các TN sau vào bảng phân loại : cây viết / cây bút ; ghe / thuyền ; tô / bát ; rứa / thế ; kia / tê ; mô / đâu ; nỏ, hổng / không ; lợn / heo ; bao diêm / hộp quẹt.
 Từ địa phương
 Từ toàn dân
Bài 3: Tìm những dấu câu dùng sai trong những câu dưới đây rồi sửa lại cho đúng.
a) Thầy hỏi:
- Cháu tên là gì!
- Thưa thầy, con tên là Lu - i Pa - xtơ ạ?
- Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi!
- Thưa thầy, con muốn đi học ạ ?
b- Ồ giỏi quá ?
-Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao?
- Cháu đã về đấy ư! Cháu đã ăn cơm chưa !
* Chấm, chữa bài.
2. Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài vào vở.
- HS xung phong lên bảng chữa bài, lớp bổ sung
Bài 1: Các từ viết sai chính tả và sửa lại như sau: xanh xao, sang sông, sáng sủa, ngôi sao, xôi gấc, cặp sách, sửa chữa, sức khỏe.
- hs làm vở ô li
Bài 2:
 Từ địa phương
 Từ toàn dân
Cây viết, ghe, tô, rứa, tê, mô, nỏ, hổng, heo, hộp quẹt.
Cây bút, thuyền, bát, thế, kia, đâu, không, lợn, bao diêm.
Bài 3: Những dấu câu dùng sai và sửa lại là:
- Cháu tên là gì?
- Thưa thầy, con tên là Lu - i pa - xtơ ạ!
- Đã muốn đi học chhay còn thích chơi ?
- Thưa thầy, con muốn đi học ạ !
- Ồ giỏi quá !
- Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
- Cháu vè đấy ư ? Cháu đã ăn cơm chưa ?
 Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2011
CHÍNH TẢ: ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I. Mục tiêu: Giúp HS:	
- HS nghe – viết chính xác bài chính tả.
- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền từ có vần iu/uyu ( BT2). Làm đúng bài tập 3a.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả.
- Tranh minh hoạ bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết các từ bài tập 2/96 SGK: trâu, trầu, trấu (1 lần)
- Nhận xét.
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu 
 2. Hướng dẫn viết chính tả
 a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV đọc bài văn một lượt
Đêm trăng trên Hồ Tây như thế nào?
 b. Hướng dẫn cách trình bày
- Bài viết có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao ?
- Những chữ dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn?
 c. Hướng dẫn viết từ khó
- Cho HS nêu các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Cho HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.(2 lần)
 d. Viết chính tả
- GV đọc lại toàn bài 1 lần
- GV đọc chậm lần lượt từng câu ngắn cho HS viết bài.
 GV đọc lại HS soát lỗi.
 GV chấm 7 – 8 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2- vbt:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay.
Bài 3a- vbt.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Treo lên bảng các bức tranh minh hoạ gợi ý cách giải câu đố a .
- Cho HS hoạt động theo cặp
- Gọi HS lên trên bảng thực hành.
 - Chốt lời giải đúng: Con ruồi, quả dừa, cái giếng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh
- Học sinh nào viết xấu sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và làm bài 3b 
- Chuẩn bi bài sau: Vàm Cỏ Đông.
- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết b/c.
- Theo dõi Gv đọc, 2 HS đọc lại
- Đêm trăng toả sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió Đông Nam hây hẩy, sóng vỗ rập rình hương sen đưa theo chiều gió thơm ngào ngạt.
- Bài viết có 6 câu
- HS q/s bài chính tả, nêu .
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm.
- Nước trong vắt, rập rình, toả sáng, lăn tăn, ngào ngạt.
- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS theo dõi, gấp sgk.
- HS nghe, viết bài.
- HS soát lỗi bằng bút chì.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, học sinh dưới lớp làm vào vở .
- HS đọc lại lời giải và chữa bài vào vở 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Quan sát tranh, suy nghĩ để tìm lời giải.
- 2 HS hỏi - đáp theo các câu đố.
- 2 HS lên bảng
- Làm bài vào vở 
TẬP VIẾT : ÔN CHỮ HOA I
 I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa I ( 1 dòng ) Ô,K ( 1 dòng ). 
- Viết đúng tên riêng Ông Ích Khiêm ( 1 dòng ) và câu ứng dụng:
 Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ .
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa I, Ô, K 
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
- Vở tập viết 3, tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A.Bài cũ:
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
 B.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
 2.Hướng dẫn viết 
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gợi ý HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
 Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ hoa. GV chỉnh sửa cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- GV giải thích từ Ông Ích Khiêm
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng
 nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Ông Ích Khiêm
GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
* GV giải thích câu ứng dụng
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết b/c: Ít.
 GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
*Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập 1
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- Thu và chấm 5 – 7 bài
D. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- HS về nhà luyện viết thêm 
- Bài sau: Ôn chữ hoa K
- Hs nêu
- Có các chữ hoa I, Ô, K	
- HS nhắc lại. 
- Quan sát, lắng nghe
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con.
- HS đọc : Ông Ích Khiêm
- HS trả lời
- Bằng 1 con chữ O
- HS viết bảng con.
- 3 HS đọc: 
 - HS trả lời. 
- 1 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào b/c.
- HS viết: 
+ 1 dòng chữ I cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ô , K cỡ nhỏ
+ 2 dòng từ ứng dụng cỡ nhỏ
+ 5 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13(1).doc