Tập đọc
LÒNG DÂN ( phần 1)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch , cụ thể:
- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Tuần 3 Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2008 Buổi sáng: Tiết 1 Tập đọc lòng dân ( phần 1) I- Mục tiêu bài học 1. Biết đọc đúng một văn bản kịch , cụ thể: - Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài. - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. II- Phương Tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ bài trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn một đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ "Sắc màu em yêu" và trả lời câu hỏi 2-3 sau bài đọc. 2. Dạy bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài. HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a, Luyện đọc: + Một HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. + GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch. Chú ý - Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. - Thể hiện đúng tình cảm thái độ của nhân vật và tình huống kịch. + HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch. + 3- 4 tốp HS (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch. - HS đọc GV kết hợp sửa lỗi cho HS và kết hợp giúp HS hiểu các từ được chú giải trong bài. - HS luyện đọc theo cặp. - Một hoặc hai HS đọc cả bài. b, Tìm hiểu bài: GV hướng dẫn HS đọc thầm và đọc lướt. Tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài trong SGK. c, Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn một tốp HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai: 5 HS đọc theo 5 vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện - GV tổ chức cho HS từng tốp đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. - Hướng dẫn cả lớp đọc một đoạn tiêu biểu trong bài (đoạn cuối) IV- Củng cố - Tổng kết - Giáo viên nhận xét tiết học. - Khen HS đọc tốt; dặn chuẩn bị trước phần 2. ___________________________ Tiết 2 Chính tả Nhớ viết : thư gửi các học sinh I- Mục tiêu bài học - Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định học thuộc lòng trong bài “Thư gửi các học sinh”. - Luyện tập về cấu tạo của vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u, nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. - Vỡ bài tập (VBT) Tiếng Việt 5, tập 1. II- Phương Tiện dạy- học: - Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần . III- Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: HS chép vần của các tiếng trong hai dòng thơ đã cho vào mô hình. 2- Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS nhớ viết - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ - viết. Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung. - Giáo viên nhắc các em những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số. - HS gấp SGK nhớ lại đoạn thư, tự viết bài. Hết thời gian, GV yêu cầu HS soát bài. - Giáo viên chấm chữa một số bài. HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nêu nhận xét chung HĐ3- Hướng dẫn làm BT Chính tả + Chữa bài: HS nêu kết luận về quy tắc đặt dấu thanh. 2- 3 HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh. IV- Củng cố - Tổng kết: - Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh. ___________________________ Tiết 3 Toán luyện tập I- Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố về: - Cách chuyển hỗn số thành phân số . - Kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số) II- Phương Tiện dạy- học: HĐ1. GV tổ chức cho HS làm bài. Chẳng hạn: Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài Ví dụ: Bài 3: HS chuyển thành phân số thập phân có mẫu số là 100 Ví dụ: HĐ2. Chấm, chữa bài HS chữa bài tập 1, 2, 3 bằng hình thức đọc kết quả, cả lớp theo dõi. III- Củng cố - Tổng kết: - Giáo viên nhận xét tiết học - HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp. ___________________________ Tiết 4 Âm nhạc Ôn tập bài hát: REO VANG BìNH MINH Tập đọc nhạc: TĐN số 1 I- Mục tiêu bài học: -HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài reo vang bình minh. Tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca và hát kết hợp vận động phụ hoạ. -HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. II- Phương Tiện dạy học: 1. Giáo viên - Nhạc cụ quen dùng, bănđĩa nhạc, máy nghe. 2. Học sinh - SGK âm nhạc 5 III- Các hoạt động dạy học: 1.Phần mở đầu Giới thiệu nội dung tiết học. 2.Phần hoạt động a)Nội dung 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh. - HS nghe băng hoặc đĩa nhạc, hát theo (cả lớp) b) Nội dung 2: Họcm bài TĐN sôd1 - HS làm quen với cao độh: Đô, Rê, Mi, Son. - Đọc bài TĐN số1 ( tốc độ chậm ), GV đàn, HS nghe rồi đọc lại đúng tên nốt, đúng cao độ ( chia làm từng tiết nhạc). Sau khi đọc thuànn phục, cho HS đọc cả bài và ghép lời ca với tốc độ vừa phải. IV- Củng cố - Tổng kết: Giáo viên nhận xét tiết học. ___________________________ Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2008 Buổi chiều: Tiết 1 Luyện tiếng Việt Luyện tập tả cảnh I- Mục tiêu bài học HS hoàn chỉnh dàn ý đã lập ở buổi sáng, củng cố cho HS về cấu tạo cách lập dàn ý một bài văn tả cảnh; Rèn kỹ năng viết đoạn văn tả cảnh. II- Các hoạt động dạy học HĐ1: HS theo lớp. - Cho HS nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả cảnh; - Vài HS khá nêu dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều, tối ) trong vườn cây ( hay trong công viên ...) Nhận xét - Bổ sung. HĐ2: Học cá nhân HS sử đổi, bổ sung các ý trong phần dàn ý và hoàn chỉnh đoạn văn đã viết ở BT2 ( Trang 21-SGK). Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho từng em. HĐ3: Học cả lớp HS đọc đoạn văn tả cảnh. Nhận xét - Bổ sung. III- Củng cố - Tổng kết: ___________________________ Tiết 2 Khoa học cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ ? I- Mục tiêu bài học: HS biết: - Nêu những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ. - Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. - Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. II- Phương Tiện dạy- học: Hình trang 12, 13 SGK. III- Các hoạt động dạy họ 1- Kiểm tra bài cũ: Cơ thể của chúng ta được hình thành như thế nào? 2- Dạy bài mới: HĐ1: Làm việc với SGK - Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ. - Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (trang 12 SGK) để trả lời câu hỏi: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? Tại sao? Bước 2 : Làm việc theo cặp Bước 3 : Làm việc cả lớp Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Mỗi em chỉ nói về nội dung của một hình. Kết luận : HS đọc phần "Bạn cần biết" HĐ2: Thảo luận cả lớp - Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. - Cách tiến hành : Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 SGK và nêu nội dung của từng hình Bước 2: GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi : Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? - Kết luận: (SGK). HĐ 3: Đóng vai - Mục tiêu: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. - Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận cả lớp GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi trang 13SGK Bước 2: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành đóng vai theo chủ đề "Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai”. Bước 3 : Trình diễn trước lớp IV- Củng cố - Tổng kết: - HS nhắc lại bài học. - Nhận xét giờ học. ___________________________ Tiết 3 Luyện thể dục Tuần 2 I- Mục tiêu bài học: - Ôn để củng cố và nâng cao kỷ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dồn hàng, dàn hàng. Yêu cầu đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh. - Trò chơi “bỏ khăn” yêu cầu biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II- Phương Tiện dạy- học: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1-2 chiếc khăn tay. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Phần mở đầu - Tập hợp lớp và phổ biến nhiệm vụ của giờ học - Trò chơi thi đua xếp hàng HĐ2. Phần cơ bản a, Đội hình đội ngũ Ôn tập hợp hàng dọc, gióng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, phải, sau, dàn hàng dồn hàng . Lần 1: do cán sự lớp điều khiển, lớp tập, GV sửa sai cho HS. Lần 2: chia tổ tập luyện, Tổ trưởng điều khiển. Lần 3: tập hợp lớp các tổ thi đua trình diễn. b, Trò chơi vận động - Chơi trò chơi “bỏ khăn” - Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi giải thích cách chơi - Tổ chức cho HS chơi. IV- Củng cố - Tổng kết: Giáo viên nhận xét tiết học. ___________________________ Hướng dẫn tự học Toán: phân số - hồn số I- Mục tiêu bài học: Củng cố cho HS cách chuyển một hồn số thành một phân số. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Học cả lớp Cho HS nhắc lại cấu tạo của hồn số. Cách chuyển một hồn số thành một phân số. HĐ2: Học cá nhân HD HS hoàn thành các bài tập 1,2,3 ( SGK). Bài 2: Một HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. Gv HD HS cách trình bày. VD: So sánh 3 và 2; 3 = ; 2 = ; mà > nên 3 > 2. Bài 3 : HS tự làm: Bài luyện thêm: Tính giá trị biểu thức: ( 1- ) x ( 1- ) x ( 1- ) x ... ( 1- ) x ( 1- ). HD HS : 1- = ; 1- = ; 1- = .....; 1- = ; 1- = ; Chấm - Chữa bài. ___________________________________________________________________ Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2007 Thể dục đội hình đội ngũ – trò chơI “bỏ khăn” I- Mục tiêu bài học: - Ôn để củng cố và nâng cao kỷ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dồn hàng, dàn hàng. Yêu cầu đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh. - Trò chơi “bỏ khăn” yêu cầu biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II- Phương Tiện dạy- học: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1-2 chiếc khăn tay. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Phần mở đầu - Tập hợp lớp và phổ biến nhiệm vụ của giờ học - Trò chơi thi đua x ... - HS làm các bài tập 1, 2, 3 ở vở bài tập. Bài 1: Bài 2: HS tự làm: Tìm x biết: x x Bài 3: HS tự làm , GV theo dõi kèm cặp một vài HS còn chậm. HĐ3: Chấm và chữa bài Bài 1, 2, 4 HS đọc kết quả Bài 3 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét. IV- Củng cố - Tổng kết - Giáo viên nhận xét tiết học - HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp. ___________________________ Luyện từ và câu luyện tập về từ đồng nghĩa I- Mục tiêu bài học: - Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn đoạn văn - Biết thêm một số thành ngữ tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt với đất nước, quê hương. II- Phương Tiện dạy- học: - Vở bài tập Tiếng Việt. - Bút dạ, một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1. III- Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: HS làm lại BT3, 4b, 4c của tiết trước. 2- Dạy bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài - nêu yêu cầu của tiết học HĐ2. Luyện tập - Bài tập 1: + Một HS đọc yêu cầu của BT1 + Cả lớp đọc thầm đoạn văn, HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK làm bài vào vở bài tập. + Trình bày kết quả + GV chốt lại lời giải đúng (Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo) - Bài tập 2: + HS đọc yêu cầu của BT. + GV giải nghĩa từ cội (gốc) trong câu tục ngữ “Lá rụng về cội”. Lưu ý : 3 câu tục ngữ đã cho cùng nhóm nghĩa. Nhiệm vụ của em là phải chọn một ý (trong 3 ý) để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 tục ngữ đó. + Cả lớp trao đổi thảo luận, đi đến lời giải đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. + HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ. - Bài tập 3: + Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn một khổ thơ trong bài “Sắc màu em yêu” để viết thành một đoạn văn miêu tả (không chọn khổ thơ cuối). + Bốn, năm HS phát biểu dự định chọn khổ thơ nào. + GV nhắc HS: có thể viết những màu sắc của những sự vật có trong bài cả những sự vật không có trong bài; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa. + HS khá, giỏi nói một vài câu làm mẫu. + HS làm bài vào VBT. + HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. + Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết được đoạn văn miêu tả màu sắc hay nhất, sử dụng nhiều từ đồng nghĩa. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học - Biểu dương những học sinh học tốt. ___________________________ Buổi chiều: Luyện toán Luyện tập chung I- Mục tiêu bài học: Củng cố cho HS về cách giải một bài toán " Tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số. Rèn kỹ năng giải toán cho HS. II- Các hoạt động dạy học: 1. Củng cố lý thuyết. Cho HS nhắc lại các bước giải bài toán: " Tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số. - Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán - Tìm tổng ( hiệu ) số phần bằng nhau - Tìm giá trị của một phần - Tìm các số. Lưu ý HS : Bước tìm giá trị của một phần và bước tìm số bé ( số lớn) có thể gộp vào với nhau. 2. Luyện tập. HS HS hoàn thành các bài tập trong SGK ( Trang 15) Bài tập luyện thêm: Tổng 2 số bằng 760. Tìm 2 số đó biết số thứ nhất bằng số thứ 2. HD HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. 3. Chấm - chữa bài. III- Củng cố - Tổng kết Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số. ___________________________ Hướng dẫn thực hành Bài thi chữ viết ( Tháng 9 ) I- Mục tiêu bài học - HS viết bài kiểm tra tháng 9. - Rèn chữ viết cho HS, giáo dục cho HS ý thức viết chữ đẹp. II- Phương Tiện dạy học - Viết một đoạn trong bài: " Quang cảnh làng mạc ngày mùa ". - Gv đọc bài cho HS chép. III- Biểu chấm - Chữ đẹp đúng mẫu, không sai: 10 điểm. - Sai một lỗi : trừ 0,25 điểm. - Bài viết không sai lỗi song chưa đúng mẫu : trừ 2 điểm. IV- Củng cố - Tổng kết: Nhận xét giờ học. ___________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp ( Sinh hoạt đội ) ___________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 21 tháng 9 năm 2007 Tập làm văn luyện tập tả cảnh I- Mục tiêu bài học - Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội chính của mỗi đoạn . - Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. II- Phương Tiện dạy- học - Vở bài tập Tiếng Việt. - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của 2-3 HS 2- Dạy bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài - nêu yêu cầu của tiết học HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: + HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi trong SGK. + GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài: Tả quang cảnh sau cơn mưa + Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn; phát biểu ý kiến. GV chốt lại. + HS chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu (...) + HS làm bài vào VBT + HS tiếp nối nhau đọc bài làm. Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: + HS đọc yêu cầu BT2 + GV: nhắc nhở HS . + HS cả lớp viết bài. + HS trình bày đoạn văn đã viết . + Cả lớp và GV nhận xét. IV- Củng cố - Tổng kết - GV nhận xét tiết học - Dặn Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa. Chuẩn bị bài tiết sau: Luyện tập tả cảnh trường học. ___________________________ Toán Tiết 15 :ôn tập về giải toán I- Mục tiêu bài học: Giúp HS ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 (bài toán "Tìm hai số khi biết tổng, hiệu và tỉ số của hai số đó") II- Phương Tiện dạy- học: Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Ôn tập Bài toán 1 - HS đọc bài toán 1. - GV hướng dẫn HS xác định dạng toán, rồi nêu cách giải - GV ghi bảng. - HS nhắc lại cách giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Bài toán 2 (các bước tương tự bài toán 1) HĐ2. Luyện tập: HS làm bài tập 1, 2, 3 ở vở bài tập toán. Bài 1: Yêu cầu HS tự giải cả hai bài toán phần a và b. GV gợi ý: Trong mỗi bài toán: tỉ số của hai số là số nào?Tổng của hai số là số nào? Hiệu của hai số là số nào? - HS làm bài vào VBT Bài 2: HS tự làm bài, GV quan sát hướng dẫn một vài HS còn chậm. Bài 3: Yêu cầu HS biết tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật bằng cách đưa về bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và diện lối đi. Chú ý: ở giai đoạn này, có thể tính'' gộp"tổng số phần bằng nhau vào phép tính trung gian. HĐ3: Chấm chữa bài Bài 1: 2 HS lên bảng trình bày bài làm Bài 2: 1 HS đọc bài làm; GV ghi lên bảng; cả lớp nhận xét . Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2 IV- Củng cố - Tổng kết - Giáo viên nhận xét tiết học - HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp. ___________________________ Khoa học từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết : - Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 tuổi đến 6 tuổi, từ 6 tuổi đến 10 tuổi. - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. II- Phương Tiện dạy- học - Hình trang 14, 15 SGK. - ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. III- Các hoạt động dạy học HĐ1: Thảo luận cả lớp * Mục tiêu: HS nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được. * Cách tiến hành: GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hoặc ảnh đã sưu tầm lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu : Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? HĐ2: Trò chơi" ai nhanh ai đúng?" * Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 tuổi đến 6 tuổi, từ 6 tuổi đến 10 tuổi. * Chuẩn bị:Chuẩn bị theo nhóm : - Một bảng con và phấn - Một lon bia không bỏ một vài hòn đá. * Cách tiến hành: Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi. Bước 2: Làm việc theo nhóm HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV Bước 3: Làm việc cả lớp Sau khi cả lớp làm xong GV yêu cầu HS giơ đáp án 1(b); 2(a); 3(c) HĐ3: Thực hành * Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi người. * Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trang 15 SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống mỗi con người? Bước 2: GV gọi HS trả lời câu hỏi trên. * Kết luận: HS nêu phần bài học IV- Củng cố - Tổng kết - Nhận xét giờ học. - Dặn học bài và chuẩn bị bài sau. ___________________________ Đạo đức có trách nhiệm về việc làm của mình I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS biết: - Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. II- Các hoạt động dạy học HĐ1. Tìm hiểu truyện: Chuyện của bạn Đức * Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của bạn Đức, biết phân tích,đưa ra quyết định đúng. * Cách tiến hành: - HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp nghe. - HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK. - Lớp và GV nhận xét kết luận. - 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. HĐ2. Làm bài tập 1 * Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. * Cách tiến hành: - GVchia HS thành các nhóm nhỏ. - HS nêu yêu cầu của BT1 - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. * GV kết luận: Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn là những biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập. HĐ3: Bày tỏ thái độ * Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng. * Cách tiến hành - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2 - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ (theo quy ước) - GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó. * GV kết luận : - Tán thành ý kiến a, đ - Không tán thành ý kiến b, c, d Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3, SGK. ___________________________ Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp 1. Gv nhận xét đánh giá công tác của lớp trong tuần qua. - Kết quả khảo sát đầu năm chưa được cao, nhất là môn Tiếng Việt. - Nề nếp lớp học tốt, vệ sinh sạch sẽ. - Một số HS viết sai chính tả nhiều: Đông, Đình Cường, Trường. 2. Kế hoạch tuần tới: - Duy trì nề nếp tốt. - Rèn chữ viết cho HS còn yếu. - Phụ đạo cho những HS tính toán còn chậm, đọc yếu. ___________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: