Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 12 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 12 (chuẩn)

TOÁN

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000.

I. Mục tiêu:

Biết:

- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,

- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

II. Hoạt động dạy học:

1Kiểm tra bài cũ:

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 12 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12.
 Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000.
I. Mục tiêu:
Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
1Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
 Hoạt động 1: Hình thành quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000 
a) Ví dụ 1: 27,867 x 10
- GV yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân
27,867 x 10
- GV gợi ý giúp HS tự rút ra nhận xét về cách nhân nhẩm, từ đó nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10.
b) Ví dụ 2: 53,286 x 100
- Phương pháp như ví dụ 1.
- GV tiếp tục gợi ý để HS rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100, 1000.
- Gọi HS lần lượt nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
* GV chốt lại và rút ra quy tắc.
* Lưu ý: Chuyển dấu phẩy sang bên phải.
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
-GV gọi HS đọc kết quả từng trường hợp.
GV nhận xét, sửa bài .
a) 1,4 x 10 = 14 b)9,63 x 10 = 96,3 
 2,1 x100 = 210 52,08 x 100 = 5208
 7,2 x 1000 = 7200 5,32 x 1000 =5320
Bài 2:
-Gọi HS nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm để vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo vào làm bài.
 10,4dm = 104cm ; 12,6 m = 1260 cm
 0,856 m = 856cm ; 5,75dm = 57,5cm
Bài 3: Dành cho học sinh giỏi.
- Hướng dẫn HS:
 10 lít dầu cân nặng : 0,8 x 10 = 8 kg)
Cả can dầu cân nặng là : 8 + 1,3 = 9,3 ( kg)
Đáp số : 9,3kg
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
+ HS đọc ví dụ trên bảng, sau đó tự tìm kết quả của phép nhân.
+ Nhận xét và nêu cách nhân nhẩm với 10.
+ Nhận xét và nêu cách nhân nhẩm với 100; 1000,
+ 2 HS nêu.
+ HS lắng nghe và nêu quy tắc cách nhân nhẩm với 10, 100; 1000,
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó làm bài cá nhân.
+ Lần lượt HS đọc kết quả trước lớp.
+ Lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
+ HS theo dõi yêu cầu và làm bài tập.
+ 2 HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
TẬP ĐỌC:
MÙA THẢO QUẢ
I. M ục đích yêu cầu:
Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (trả lời được các cõu hỏi trong SGK)
HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặc câu để miêu tả sự vật sinh động.
II. Đồ dùng dạy – học:- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy –học:
Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc bài thơ Tiếng vọng,
2. Dạy bài mới: GVgiới thiệu bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- GV hướng dẫn đọc.
- GV chia đoạn ( đoạn) 
- GV cùng HS tìm từ khó : 
- GV cùng HS giải nghĩa từ .
- Luyện đọc theo nhóm 
- GV đọc bài lần 1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc đoạn thầm đoạn 1 : Từ đầu . Nếp khăn..
H: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? 
H: Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
H. Ý 1 nói lên điều gì ?
Ý 1: Những dấu hiệu cho thấy thảo quả đã vào mùa .
-Gọi HS đọc đoạn 2: phần còn lại .
H: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? 
ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.)
H: Hoa thảo quả nảy nở ở đâu? 
H: Khi thảo quả chín, rừng có vẻ đẹp gì?
H. Ý 2 nói lên điều gì ?
Ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả . 
H. Nêu đại ý của bài ?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Gv HD đọc từng đoạn.
- GV sửa và HD.
- GV HD đọc một đoạn.
- GV đọc mẫu
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
3. Củng cố ø: 
- GV mời HS nhắc lại đại ý bài văn.
- GV nhận xét tiết học 
4. Dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, chuẩn bị tiết sau.
-1 học sinh đọc bài
- HS đọc nối tiếp 
- HS luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp.
- Đọc theo nhóm, báo cáo
- 1 HS đọc to cả lớp đọc thầm .
- HS suy nghĩ trả lời, em khác nhận xét và bổ sung.
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo , nếp khăn của ngươi đi rừng cũng thơm. 
- Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương thơm đặc biệt của thảo quả.
Câu hai khá dài, lại có những từ như lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài. Các câu Gió thơm. Đất trời thơm. Rất ngắn, lại lặp từ thơm, như tả một người như hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan toả trong không gian.
- Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn
-Nảy nở dưới gốc cây
- Dưới đáy rừng rực những chùm thoả quả đỏ chon chót, như chứa lửa chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hất lên từ đáy rừng. Rừng say ngất và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
- HS đọc.
- HS nhận xét bạn đọc
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn ..
BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ ( Nghe- viết)
MÙA THẢO QUẢ
I. Mục đích yêu cầu:
-Viết đúng bài CT; không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT (2)a / b, hoặc BT (3)a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: GV: - Phiếu học tập cá nhân. Giấy khổ to cho các nhóm thi tìm từ láy.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết 
+ Gọi HS đọc đoạn viết trong bài Mùa thảo quả.
H: Đoạn văn nói gì? ( tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đặc biệt)
+ Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những tiếng hay viết sai.
+ Gọi 2 HS lên bảng viết các từ khó, cả lớp viết nháp sau đó nhận xét tiếng viết đúng và sửa.
- nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng.
* GV đọc cho HS viết bài, soát lỗi, báo lỗi, sau đó sửa lỗi viết sai.
+ Thu một số vở chấm và nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập. 
Bài 2a:
+ Tổ chức cho HS thi viết các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu.
+ Gọi 2 HS lên bảng viết, sau đó sửa bài.
Bài 3b:
+ Tổ chức cho HS làm theo nhóm trên giấy to, cả lớp theo dõi nhận xét sửa kết quả cho từng nhóm.
1
an – át: man mát, ngan ngát, sàn sạt, chan chát,
ang – ac: khang khác, nhang nhác, bàng bạc, càng cạc,
2
oân – oât soàn soät, doâ doát, toân toát, moàn moät,
ông – ôc: xồng xộc, công cốc, tông tốc, cồng cộc
3
Un – ut: vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, chun chút, chùn chụt
ung – uc: sùng sục, khùng khục, cung cúc, nhung nhúc, trùng trục.
3Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm sau đó trả lời câu hỏi.
- 2 HS viết trên bảng, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe và viết bài soát lỗi, báo lỗi và sửa lỗi.
- HS làm bài trên phiếu học tập.
- 2 HS lên bảng viết, lớp nhận xét sửa bài.
- HS làm bài theo nhóm.
- Nhận xét sửa bài.
LUYỆN. TẬP ĐỌC
MÙA THẢO QUẢ
I/ YÊU CẦU:
- HS đọc đúng, diễn cảm bài văn, biết nhấn giọng các từ mieu tả.
- Hiểu được nội dung của bài, thuộc ý nghĩa.
- Viết đoạn 3 đều, đẹp.
- GDHS yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường.
II/ĐỒ DÙNG:
- Viết sẵn đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh đọc.
- Đính phần đoạn luyện đọc.
-Theo dõi giúp HS đọc đúng, hay,lưu ý cách đọc.
2/ Củng cố nội dung:
- Hướng dẫn HS củng cố lại các câu hỏi ở SGK.
3/ Luyện viết:
- GV đọc từ khó viết.
- GV đọc từng từ để HS viết.
4/ Củng cố:
- GDHS yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường
- Học thuộc ý nghĩa.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi ở SGK.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đọc nhẩm thuộc ý nghĩa.
-Học sinh viết từ khó.
-Tự soát lỗi, đếm số lỗi, sửa chữ viết sai.
 Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
II/ Hoạt động dạy học:
1.Ổn định : Nề nếp 
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1+ Gọi HS nêu yêu cầu và nội dung của bài tập.
Câu a: Vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,..
+ Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra nhau.
+ GV gọi 1 số em đọc kết quả, so sánh kết quả của các tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
Bài 2: a. b 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tìm kết quả của phép nhân vào vở.
+ Yêu cầu một số HS khác làm nối tiếp trên bảng sau đó nhận xét kết quả đúng.
+ GV gợi ý để HS nêu nhận xét chung về cách nhân một số thập phân với một số tròn chục.
Bài 3: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Cho 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
+ Cho HS xung phong lên bảng giải, lớp giải vào vở, GV thu bài chấm và nhận xét.
+ GV và cả lớp nhận xét và sửa bài trên bảng.
Bài giải .
Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là :
10,8 x 3 =32,4 ( km)
Quãng đường người đó đi được trong 4 giờ sau là :
9,52 x 4 =36,8 ( km)
Quãng đường người đó đi được tất cả là :
32,4 + 36,8 = 69,2 ( km)
Đáp số : 69,2 km
4Củng cố, dặn dò: 
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
+ HS làm bài.
+ HS nối tiếp đọc.
+ 1 HS đọc.
+ HS làm bài vào vở.
+ 3 HS làm trên bảng, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhận xét theo gợi ý của GV.
+ 2 HS đọc và tìm hiểu bài toán, nêu cách giải.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
+ HS sửa bài.
+ 3 HS nêu lại.
+ Lớp lắng nghe và thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	MRVT: 	BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu:
-Hiểu được nghĩa của câu một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT.
-Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).
-Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
- HS khá, giỏi nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định :Nề nếp
Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoạt động của HS
Hướng dãn HS làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
+ Yêu cầu từng cặp HS trao đổi, hoàn thành nội dung bài tâp.
+ GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, yêu cầu HS phân biệt nghĩa của các cụm từ đã cho ở bài 1a, nối từ tướng ứng với nghĩa đã cho ở bài 1b.
+ Cho lớp nhận xét, GV chố ... ,25(m)
 Đáp số: 1711,25(m)
Học sinh làm bài 
Học sinh nêu kết quả 
Học sinh làm bài 
Học sinh nêu kết quả 
Học sinh làm bài 
Học sinh nêu kết quả 
ĐẠO ĐỨC : 	 
KÍNH GIÀ – YÊU TRẺ 
I. Mục tiêu: 
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.II. Chuẩn bị: 
*GV + HS: - Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2. Bài cũ: 
Đọc ghi nhớ.
Kể lại 1 kỷ niệm đẹp của em và bạn.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
v	Hoạt động 1: Đóng vai theo nội dung truyện “Sau đêm mưa”.
Đọc truyện “Sau đêm mưa”.
Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm theo nội dung truyện.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Thảo luận nội dung truyện.
+ Các bạn nhỏ trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn nhỏ?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn nhỏ?
® Kết luận:
Cần tôn trọng, giúp đỡ người già, em nhỏ những việc phù hợp với khả năng.
Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
Các bạn trong câu chuyện là những người có tấm lòng nhân hậu. Việc làm của các bạn mang lại niềm vui cho bà cụ, em nhỏ và cho chính bản thân các bạn.
v	Hoạt động 3: Làm bài tập 1.
Giao nhiệm vụ cho học sinh .
 Cách d : Thể hiện sự chưa quan tâm, yêu thương em nhỏ.
*Cách a , b , c : Thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Tìm hiểu các phong tục, tập quán của dân tộc ta thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ
Nhận xét tiết học. 
1 học sinh trả lời.
*Hoạt động nhóm, lớp.
Thảo luận nhóm 6, phân công vai và chuẩn bị vai theo nội dung truyện.
Các nhóm lên đóng vai.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm, lớp.
- Đại diện trình bày.
Tránh sang một bên nhường bước cho cụ già và em nhỏ.
Bạn Hương cầm tay cụ già và Sâm đỡ tay em nhỏ.
Vì bà cụ cảm động trước hành động của các bạn nhỏ.
Học sinh nêu.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Đọc ghi nhớ (2 học sinh).
Hoạt động cá nhân.
Làm việc cá nhân.
Vài em trình bày cách giải quyết.
Lớp nhận xét, bổ sung.
1 học sinh .
Thứ 6 ngày 18 tháng 11 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Biết: 
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV vẽ sẵn bảng của phần a lên bảng, yêu cầu HS tự làm bài. GV hướng dẫn HS nhận ra được:
( 2,5 x 3,1 ) x 0,6 = 4,65
2,5 x ( 3,1 x 0,6 ) = 4,65
Vậy ( 2,5 x 3,1 ) x 0,6 = 2,5 x (3,1 x 0,6)
Tương tự ta có: (1,6 x 4 ) x 2,5 = 1,6 x (4 x 2,5)
(4,8 x 2,5 ) x 1,3 = 4,8 x (2,5 x 1,5)
* GV hướng dẫn để HS tự nêu được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân và nêu được:
( ax b ) x c = a x (b x c)
+ Yêu cầu HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên, các số TP để tự HS nêu được nhận xét: Phép nhân các số tự nhiên các số TP đều có tính chất kết hợp.
Bài 2: + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
(28,7 + 34,5) x 2,4 28,7 + 34,5 x 2,4 
 = 63,2 x2,4= 151,68 =28,7 + 82,8 = 111,5
+ GV cho HS nhận xét để thấy: các phần đều có 3 số là: 28,7; 34,5; 2,4 nhưng thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau nên kết quả tính khác nhau.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS tự làm bài.
+ HS nối tiếp nêu được tính chất kết hợp của phép nhân
+ 2 HS nêu lại.
+ 1 HS đọc.
+ HS làm bài.
+ .
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
( Quan sát và chọn lọc chi tiết.)
I. Mục đích yêu cầu:
Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài mẫu trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi đặc điểm ngoại hình của người bà, những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn HS làm luyện tập.
Bài 1:+ Gọi HS đọc bài Bà tôi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn ( mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt).
+ Gọi HS trình bày kết quả, GV và cả lớp nhận xét bổ sung.
* GV treo bảng phụ ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà.
Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối ; mớ tóc dày, khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
Đôi mắt:( khi bà mỉm cười) hai con ngươi đem sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ cậu bé; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc đồng thời bộ lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả.
Bài 2: ( 15 phút)
+ Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm bàn, sau đó phát biểu ý kiến.
+ GV treo bảng phụ ghi vắn tắt chi tiết tả người thợ rèn.
+ Gọi HS đọc lại nội dung bảng tóm tắt.
* Những chi tiết tả gười thợ rèn đang làm việc:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
+ Quai những nhát búa hăm hở ( khiến con cá lửa vàng vùng vẫy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung toá thành thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục)
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phụ thổi bễ.
+ Lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “ Này Này này” ( khiến con cá lửa chịu thua, nằm ưỡn dài ngả bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng).
+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu ( làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng).
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
+ Gọi 2 HS đọc lại bảng nội dung tóm tắt.
* GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS làm việc theo cặp, sau đó trình bày kết quả.
+ Nhận xét bài làm của bạn.
+ 2 HS đọc lại.
+ Lớp chú ý nghe.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục đích yêu cầu:
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II-Chuẩn bị:
- Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường ( GV và HS sưu tầm được)
III -Hoạt động dạy học:
	1-Ổn định: 
2-Bài cũ: 
3-Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài .
+ GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS đọc đề bài.
+ GV gạch chân dưới cụm từ bảo vệ môi trường.
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2 , 3. Tiếp tục gọi 1 HS đọc đoạn văn trong bài tập 1/ 115 để nắm được các yêu tố tạo thành môi trường.
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS cho tiết học.
+ Gọi HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn để kể.
H-Đó là chuyện gì? Em đọc truyện ấy trong sách, báo nào? Hoặc nghe câu truyện ấy ở đâu?
* Hoạt động2:HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV ghi lên bảng tên từng câu chuyện mà HS kể.
- Yêu cầu HS nhận xét về nội dung mỗi câu chuyện các bạn kể: cách kể chuyện, khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Tổ chức bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
* GV tuyên dương HS. 
4- Củng cố, : Nhắc lại ý nghãi của câu chuyện.
5-Dặn dò : Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
+ HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ Lần lượt HS đọc.
+ 3 HS nối tiếp đọc.
+ 1 HS đọc đoạn văn.
+ HS kiểm tra chéo và báo cáo.
+ Lần lượt HS giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
+ HS giới thiệu và trả lời.
+ HS trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu. 
+ Mỗi tổ đại diện 1 HS lên thi kể chuyện.
+ HS nhận xét.
+ Nêu ý kiến bình chọn qua các nội dung.
+ HS lắng nghe và thực hiện. 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 12
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 -HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt yếu trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Nội dung sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần . 
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên 
 - Ý kiến các thành viên.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV tổng kết chung: 
 + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần, đầu tóc gọn gàng hơn 
+ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu. Song bên cạnh vẫn còn hiện tượng hưa tập trung trong giờ học, còn nói chuyện trong giờ học : 
+ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập: Tuyên dương tích cực phát biểu xây dựng bài .
 Một số bạn yếu cần cố gắng hơn : 
 d/ Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian , đầy đủ.
2. Phương hướng tuần13: 	
-Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 12 LOP 5.doc