Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 12 (chuẩn kiến thức

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 12 (chuẩn kiến thức

Đạo đức:

KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này HS biết:

- Cần phải tôn trọng người già vì họ có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.

- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già và em nhỏ.

- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng với người già và em nhỏ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HĐ1. Tìm hiểu nội dung truyện”Sau đêm mưa”

- GV đọc truyện

- HS thảo luận các câu hỏi

+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?

+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?

+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?

- GV kết luận: Cần tôn trọng người già, yêu quý em nhỏ và giúp đỡ họ tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh lịch sự.

- HS đọc ghi nhớ.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 12 (chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần XII
 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009. 
Buổi sáng.
Tiết 1: Chào cờ
----------***----------
Tiết 2: Đạo đức:
kính già yêu trẻ (Tiết 1)
i. mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì họ có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già và em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng với người già và em nhỏ.
ii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
HĐ1. Tìm hiểu nội dung truyện”Sau đêm mưa”
- GV đọc truyện 
- HS thảo luận các câu hỏi
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
- GV kết luận: Cần tôn trọng người già, yêu quý em nhỏ và giúp đỡ họtôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh lịch sự.
- HS đọc ghi nhớ.
HĐ2. Làm bài tập 1 SGK 
* Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thể hiện kính già yêu trẻ. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: HS việc làm cá nhân.
- Bước 2: HS trình bày ý kiến của mình
- Bước 3: GV kết luận
HĐ3. Củng cố dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- HS tìm hiểu các phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc ta.
Tiết 3: Tập đọc
mùa thảo quả 
I. mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
2. Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả. 
II. đồ dùng dạy - học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Quả thảo quả hoặc ảnh về rừng thảo quả
III. các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc bài thơ “Tiếng vọng” trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B- Dạy bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
- HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phần của bài văn. Bài có thể chia thành 3 phần:
+ Phần 1 gồm các đoạn 1, 2: từ đầu đến nếp khăn 
+ Phần 2 gồm đoạn 3: từ Thảo quả đến không gian
+ Phần 3 gồm các đoạn còn lại.
GV chú ý giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải sau bài (thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp).
- HS luyện đọc theo cặp
- Một hai HS đọc cả bài. 
- HS nối tiếp đọc các khổ của bài thơ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi rõ ở những câu ngắn (Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm.); nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp hẫn, hương thơm ngây ngất, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả (ngọt lựng, thơm nồng, đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất, kỳ lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa quả, chứa nắng,)
b, Tìm hiểu bài:
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
- Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
- Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
- Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại bài văn
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn của bài văn - có thể chọn đoạn 2. Chú ý nhấn mạnh các từ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên mời 1-2 HS nhắc lại nội dung bài văn
- Giáo viên nhận xét tiết học.
----------***----------
Tiết 4: Toán
nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
i. mục tiêu
Giúp HS :
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. 
Ii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
HĐ1.Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
Ví dụ 1: HS tự tìm ra kết quả của phếp nhân 27,876 x10 - GV nêu gợi ý để HS rút ra nhận xét như SGK, từ đó nêu được cách nhân nhẩm một số thập phân với 10.
Ví dụ 2: HS tự tìm ra kết quả của phếp nhân 53,286 x100 - GV nêu gợi ý để HS rút ra nhận xét như SGK, từ đó nêu được cách nhân nhẩm một số thập phân với 100, 1000, ... Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc trên. Chú ý nhấn mạnh thao tác chuyển dấu phẩy sang bên phải.
HĐ2: Luyện tập 
+ Bài tập 1: HS tự làm bài rồi chữa bài:
HS ghi đúng(Đ), sai(S) vào ô trống.
+ Bài tập 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS tính nhẩm.
Ví dụ: 0,102 x 10 = 1,02
+ Bài tập 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét: 
Ví dụ: 1,2075 km = 1207,5 m
+ Bài tập 4: 
HS tự đọc đề toán, làm bài rồi chữa bài .
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2 : HS đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Bài 3, 4: Viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
HĐ4: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
----------***----------
Tiết 5: Chính tả:
Nghe viết : mùa thảo quả
I. Mục tiêu:
1. Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “Mùa thảo quả”.
2. Ôn lại cách viết những tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
II. Đồ dùng dạy - học
Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ: 
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu BT 3a hoặc 3b tiết Chính tả Tuần 11.
B- Dạy bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết 
- Một HS đọc đoạn văn trong bài “Mùa thảo quả” cần viết chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nói nội dung đoạn văn.
- HS đọc thầm đoạn văn, chú ý những từ ngữ dễ viết sai: nảy, lặng lẽ, rực lên, chứa lửa, mưa rây 
- GV đọc cho HS viết bài chính tả. Chấm chữa một số bài. 
HĐ2: Hướng dẫn làm BT Chính tả 
Bài tập 1:	
+ HS làm bài tập vào vở.
+ Chữa bài.
Lời giải:
Sổ sách, vắt sổ
Sơ sài, sơ lược
Su su, su hào
Bát sứ, sứ giả
Xổ số
Xơ múi, xơ xác
Đồng xu, xu nịnh...
Xứ sở, tứ xứ
Bài tập 2:
+ HS làm bài tập. 
Lời giải: 
an - at: man mát, sàn sạt
ang - ac: khang khác, bàng bạc
ôn - ôt: sồn sột, dôn dốt
ông - ốc: xồng xộc, công cốc
un - ut: vùn vụt, ngùn ngụt
ung - úc: sùng sục, trùng trục
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhỡ những em viết chưa đẹp về nhà luyện để chữ đẹp hơn.
- Tuyên dương những em viết chữ đẹp.
Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2009
 Buổi sáng 
 Tiết 1:
Thể dục
ôn 5 động tác của bài thể dục.
 trò chơi “ ai nhanh và khéo hơn”.
I. Mục tiêu:
- Ôn năm động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng kĩ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn" Yêu cầu chủ động chơi thể hiện tính đồng đội cao.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi , kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
HĐ1: Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chổ vỗ tay.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
HĐ2: Phần cơ bản 
a. Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
- GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1-2 lần.
- Cho HS chơi chính thức 3-5 lần.
b. Ôn 5 năm động tác thể dục đã học của bài thể dục phát triển chung.
- GV chia tổ, cho các tổ ôn luyện ngay.
- GV quan sát giúp các tổ tập luyện và sửa động tác cho HS.
* Thi đua giữa các tổ, biểu dương tổ có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5 động tác thể dục đã học.
HĐ3: Phần kết thúc 
- Cho HS thả lỏng hoặc hát một bài.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Tiết 2: Lịch sử 
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945.
- Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” đó như thế nào?
II. đồ dùng dạy - học
- Hình trong SGK.
- Vở bài tập. 
III. các hoạt động dạy - học
HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
+ Sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã gặp những khó khăn gì?
+ Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?
+ ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” 
HĐ2: Làm việc theo nhóm
- Nhóm 1
+ Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là giặc?
+ Nếu không chống được 2 thứ giặc này thì điều gì sẽ xẩy ra?
- Nhóm 2
+ Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm gì?
+ Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống giặc đói như thế nào?
+ Tinh thần chống giặc dốt của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
+ Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm và nội phản?
- Nhóm 3
+ ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” 
+ Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân ta đã làm được những việc phi thường, hiện thực ấy chứng tỏ điều gì?
+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Bác Hồ và Chính phủ ra sao?
HĐ3: Làm việc cá nhân
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về ảnh tư liệu.
HĐ4: Củng cố dặn dò
GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài.
Tiết 3: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS : 
- Rèn luyện kỷ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 
- Rèn luyện kỷ năng nhân một số thập phân với 10, 100, 1000. 
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4
+ Bài tập 1: HS tự làm bài rồi chữa bài:
Lưu ý: Tính nhẩm Ví dụ : 4,08 x 10 = 40,8
+ Bài tập 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu đặt tính rồi tính.
+ Bài tập 3: HS tự đọc đề toán, làm bài rồi chữa bài .
Người đó đã đi được tất cả số km là: 11,2 x 2 + 10,52 x 4 = 64,48 (km)
+ Bài tập 4: Tìm x là số bé nhát trong các số 2; 3; 4; 5 sao cho: 2,6 x X > 7 
HĐ2: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2 HS đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Bài 3, 4 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
HĐ3: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
---------***--------
Tiết 4 Luyện từ và câu 
mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
1. Nắm được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường; biết tìm từ đồng nghĩa. 
2. Biết ghép một tiếng gốc Hán (bảo) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức. 
iI. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ, vở bài tập
III. Hoạt động dạy - học 
HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu  ... số tự nhiên:
 64 x 48 = ? dm2 rồi chuyển về m2.
- HS đối chiếu kết quả của hai phép nhân trên từ đó thấy được cách thực hiện phép nhân 6,4 x 4,8 = ? 
- HS tự rút ra cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
- HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân
HĐ2: Luyện tập
HS làm bài tập 1, 2, 3 ,4 vào vở bài tập
- Bài 1: HS Đặt tính rồi tính kết quả.
- Bài 2: Viết tiếp vào chổ chấm cho thích hợp
a
b
a x b
b x a
2,5
4,6
2,5 x 4,6 = 
3,05
2,8
5,14
0,32
 Nhận xét: 
 a x b = b x
- Bài 3: HS đọc tóm tắt đề toán rồi giải
Chiều dài vườn hoa	: 18,5 x 5 = ? m
Diện tích vườn hoa	: 18,5 x ? = ? m2 
HĐ2: Chấm và chữa bài 
* Lu ý: Chữa kỹ bài tập 2, 3 bằng cách gọi HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
HĐ3: Củng cố dặn dò 
GV nhận xét giờ học. 
----------***----------
Tiết 3 Kể chuyện
Kể CHUYệN Đã NGHE Đã ĐọC
I. mục đích, yêu cầu
- HS kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện để trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. 
II. đồ dùng dạy - học
Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.
III. các hoạt động dạy – học
A - Bài cũ:
 HS kể truyện : Người đi săn và con nai 
B - Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
- HS đọc đề bài. GV gạch chân cụm từ Bảo vệ môi trường trong đề bài.
- HS đọc các gợi ý 1, 2, 3 SGK.
- HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể.
- HS gạch đầu dòng vào nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. 
HĐ3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS thi kể chuyện trớc lớp. Đối thoại với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện đó cho người thân.
- HS chuẩn bị trước cho tiết kể chuyện tuần 13.
----------***---------
Tiết 4 : Âm nhạc.
( GV chuyên trách dạy).
Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2009
Buổi sáng 
Tiết 1
Tập làm văn
cấu tạo của bài văn tả người
I. Mục tiêu:
1. Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người. 
2. Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình. 
II. đồ dùng dạy - học
Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Phần nhận xét 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ. Một HS đọc bài văn. Cả lớp theo dõi.
- Một HS đọc các câu hỏi để tìm hiểu cấu tạo của bài văn.
- HS trao đổi theo cặp, trả lời từng câu hỏi.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
Lời giải đúng: 	1. xác định mở bài (từ đầu đến đẹp quá!)
2. Ngoại hình của A Cháng có những điểm nổi bật: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim
3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, ta thấy A Cháng là người lao động rất khoẻ, rất giỏi, cần cù say mê lao động
4. Phần kết bài (câu văn cuối bài) 
5. Từ bài văn rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người (HS xem ghi nhớ) 
HĐ3: Luyện tập 
- HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình.
Chú ý bám sát cấu tạo 3 phần của bài văn tả người. Đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc, những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
- HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét về kết quả làm bài của HS.
HĐ4: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
Khen những HS viết tốt.
----------***----------
Tiết 2: Mỹ thuật.
( GV chuyên trách dạy)
----------***----------
Tiết 3: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001.
- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Củng cố kỷ năng đọc, viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân. 
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4.
- Bài 1: Tính nhẩm: 
Nhắc HS vận dụng quy tắc tính nhẩm để tính nhanh. 
- Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là km2
Ví dụ: 	1200ha = 12km2
- Bài 3: Độ dài thật của quảng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Rang là 33,8 x 1 000 000 = 33 800 000 cm = 338 km. 
- Bài 4: HS đọc kỹ đề bài rồi giải bài toán.
HĐ2: Chấm và chữa bài 
- Bài tập 1, 2 đọc kết quả;
- Bài tập 3, 4 HS viết lên bảng và chữa kỹ.
HĐ3: Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những em học tốt.
----------***----------
Tiết 4:
 Luyện từ và câu 
luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu
1. Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ để tìm được các quan hệ từ trong câu.
2. Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp. 
II. Đồ dùng dạy - học
- VBT Tiếng Việt 5
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ
HS nhắc lại ghi nhớ về quan hệ từ. Đặt câu với một quan hệ từ.
B. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
 - Bài tập 1:
HS đọc yêu cầu, làm bài, phát biểu ý kiến.
Lời giải:
Của - nối cái cày với người H’mông.
Bằng - nối bắp cày với gỗ tốt màu đen.
Như nối hùng dũng với một chàng hiệp sỹ cổ đeo cung ra trận. 
- Bài tập 2: HS làm việc theo cặp - HS phát biểu ý kiến.
Lời giải:
Nhưng biểu thị quan hệ tương phản. 
Mà biểu thị quan hệ tương phản.
Nếu thì biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả 
- Bài tập 3: Thực hiện tương tự bài tập 1: 
Câu a - và; Câu b - và, ở, của; Câu c - thì, thì; Câu d - và, nhưng.
- Bài tập 4: Đặt câu với các quan hệ từ.
HĐ3: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ những kiến thức về từ nhiều nghĩa.
 Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Buổi sáng.
Tiết 1: Thể dục.
Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
 trò chơi “kết bạn”
I. Mục tiêu:
- Ôn năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Ôn trò chơi “Kết bạn" Yêu cầu chơi chủ động nhiệt tình.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi , kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
HĐ1: Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
HĐ2: Phần cơ bản 
a. Ôn năm động tác thể dục đã học của bài thể dục phát triển chung 
- HS ôn từng động tác 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
- HS ôn lại cả năm động tác 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
b. Kiểm tra 5 động tác thể dục đã học:
- Hoàn thành tốt: thực hiện đúng cả 5 động tác.
- Hoàn thành: thực hiện đúng tối thiểu 3 động tác.
- Chưa hoàn thành: thực hiện đúng dưới 3 động tác.
c. Chơi trò chơi “Kết bạn”
- GV điều khiển trò chơi.
- Cho HS chơi chính thức.
HĐ3: Phần kết thúc 
- Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 ----------***----------
Tiết 2: Tập làm văn.
luyện tập tả người
I. Mục tiêu:
1. Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu( Bà tôi, Người thợ rèn).
2. Hiểu: khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật, tiêu biểu , gây ấn tượng.Từ đó biết vận dụng để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
II. đồ dùng dạy - học
Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
- Bài tập 1: 
+ HS đọc bài Bà tôi.
+ HS làm bài theo cặp: ghi lại những đặc điểm ngoại hình của bà trong đoạn văn( mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt)
+ Mời trình bày trước lớp.
+ GV và cả lớp bổ sung.
- Bài tập 2: HS cần nắm vững yêu cầu của bài.
Cách tiến hành tương tự bài tập 1. 
Lời giải:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
+ Quai những nhát búa hăm hở
+ Quặp những thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng, lệnh cho thợ phụ thổi bễ.
+ Lôi con cá lật ngửa ra, quật nó lên hòn đe,
+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu.
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
HĐ3: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS học tốt.
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết hoàn chỉnh bài.
 ----------***----------
Toán
luyện tập 
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài 1:a.	
a
b
c
(a x b) x c
a x (b x c)
12,4
5,2
0,7
(12,4 x 5,2) x =
10,8
6,2
4,2
4,05
12,5
0,25
b. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Ví dụ : 7,01 x 4 x 25 = 7,01 x( 4 x 25) = 7,01 x 100 = 701
- Bài 2: Tính: 
 Ví dụ : 8,6 x ( 19,4 + 1,3) =
 8,6 x 20,7 = 178,02	
- Bài 3: 
 Trong bình 3,5 giờ xe máy đó đi số km? (32,5 x 3,5 = ?) 
HĐ2: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 3, 4 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
HĐ3: Củng cố dặn dò 
GV nhận xét giờ học.
 ----------***----------
Tiết 4: Địa lý.
 công nghiệp
i. mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết:
- Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kể tên được các sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
- Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng. ii. đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng. 
- Bản đồ hành chínhViệtNam.
iii. các hoạt động dạy - học
1. Các ngành công nghiệp
HĐ1. Làm việc theo cặp:
- HS làm các bài tập ở mục 1 SGK 
- HS trình bày kết quả. 
- GV kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp. Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng. 
- GV nêu câu hỏi: ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống sản xuất?
2. Nghề thủ công
HĐ2. Làm việc cả lớp. 
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK .
- Kết luận: nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
HĐ3: Làm việc cá nhân
- Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
- HS trình bày kết quả kết hợp chỉ trên bản đồ những địa phương có các sản phẩm thủ công nổi tiếng (nón ở Huế, gốm sứ Bát Tràng) 
- GV tổng hợp và kết luận
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung chính của bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 5B.doc