Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 30 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 30 (chuẩn kiến thức)

Tiết 1 Chào cờ

Tiết 2 Toán

 Ôn tập về đo diện tích.

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Giúp HS

- Củng cố về bảng đơn vị đo diện tích đã học.

2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng đổi các đơn vị đo diện tích.

II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 1 trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 30 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
 Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tiết 1	 Chào cờ
Tiết 2 	 Toán
 Ôn tập về đo diện tích.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp HS
- Củng cố về bảng đơn vị đo diện tích đã học.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng đổi các đơn vị đo diện tích.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 1 trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1:Thực hành
 Bài1: C2 về bảng đơn vị đo diện tích +Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nêu miệng để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích mới hoàn thành.
- GV nhận xét, kết luận. 
 Bài2: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích.
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở và yêu cầu 4 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận. 
Bài 3: Củng cố cách đơn vị đo diện tích về đơn vị đo là héc-ta.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập và tự làm.
- Yêu cầu 6 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu 2 HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích và về nhà học thuộc bảng đơn vị đo diện tích đã học.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu miệng để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
- HS nhận xét, kết luận.
- 4-5 HS đọc .
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm vào vở và 4 HS lên bảng thực hiện: 
a/1m2=100dm2=10000cm2= 1000000mm2;1ha=10000m2; 1km2=100ha= 10000 m2. 
b/ 1m2= 0,01dam2; 1ha=0,01km2.
- HS nhận xét, kết luận. 
- HS nêu yêu cầu bài tập và tự làm.
- 6 HS lên bảng thực hiện: 
a/ 6,5ha; 84,6ha; 0,5ha;
 b/ 600ha; 920ha; 30 ha.
- 2 HS đọc lại .
Tiết 3 Tập đọc
 Thuần phục sư tử
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa bài đọc: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn.
 II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK .
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ:
- Yêu cầu 2 HS đọc bài Con gái và nêu nội dung bài đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Luyện đọc đúng.
- GV giới thiệu bài theo tranh minh hoạ bài đọc. 
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét, hướng dẫn cách đọc và yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài.
- Yêu cầu 1 HS đọc chú giải, GV viết lên bảng những từ ngữ cần giải nghĩa thêm: 
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn ứng với từng câu hỏi trong SGK và trả lời cá nhân:
?Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì ?
? Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ?
? Ví sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ bỗng cụp mắt xuống rồi lẳng lặng bỏ đi ?
? Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận và ghi bảng.
* Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- Yêu cầu HS thi đọc trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên nhóm HS thực hiện tốt.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài và nêu ý nghĩa bài đọc.
- GV nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp: 
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài một lần và nêu ý nghĩa bài đọc.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài và nêu nội dung bài đọc.
- HS nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe và đọc bài.
- HS thực hiện luyện đọc.
- HS nhận xét.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- 3 HS thi đọc trước lớp.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc lại toàn bài và nêu nội dung bài đọc.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc lại và nêu nội dung bài đọc.
Tiết 4 Địa lý
 Các đại dương trên trế giới.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này HS biết:
- Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên bản đồ thế giới.
- Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương.
2/ Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng xác định được vị trí 4 đại dương trên bản đồ thế giới.
II/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ thế giới, phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1:Ôn luyện kiến thức cũ:	
? Nêu các hoạt động kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam cực ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Vị trí của các đại dương
 - Yêu cầu HS quan sát bản đồ Thế giới, thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm bàn theo phiếu học tập:
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
- GV treo bản đồ và yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của các đại dương.
- GV nhận xét, kết luận: 
* Hoạt động 3: Một số đặc điểm của các đại dương.
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK và thảo luận nhóm bàn :
? Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích ?
?Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?
- Yêu cầu đại diện báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, két luận.
- Yêu cầu HS đọc bài học SGK.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại vị trí địa lý của 4 đại dương trên bản đồ thế giới.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS quan sát hình, thông tin trong SGK, và thảo luận theo nhóm bàn 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của các đại dương.
- HS nhận xét, kết luận.
- HS lắng nghe.
- HS đọc các thông tin trong SGK và thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- HS nhận xét, kết luận.
- HS đọc phần bài học SGK.
- 2 HS nêu lại vị trí địa lý của 4 đại dương trên bản đồ thế giới.
**********************************************************************
 Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 	 Toán
 Ôn tập về đo thể tích.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp HS
- Củng cố cách đọc, viết và mối quan hệ của các đơn vị đo thể tích.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết các đơn vị đo thể tích.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 1 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1:Thực hành:
 Bài1: C2 cách đọc và mối quan hệ giữa các đan vị đo thể tích.	
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở và yêu cầu 3 HS đứng tại chỗ nêu cách đọc.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng điền mối quan hệ vào bảng phụ.
- GV nhận xét, kết luận .
 Bài 2: Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích.
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở và yêu cầu 8 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận .
 Bài 3:Củng cố cách viết đơn vị đo diện tích dưới dạng STP.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập và yêu cầu 6 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu 2 HS nêu lại mối quan hệ của các đơn vị đo thể tích.	
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 3 HS đứng tại chỗ nêu cách đọc.
- 3 HS lên bảng thực hiện: 1m3=1000dm3 = 1000000cm3; 1dm3=1000cm3; 1dm3 = 0,001m3; 1cm3= 0,001dm3
- HS nhận xét, kết luận .
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-8HS lên bảng thực hiện:1000dm3; 1000cm3;7268dm3;4351cm3;
500dm3;200cm3;3002dm31009cm3.
- HS nhận xét, kết luận .
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
- 6 HS lên bảng thực hiện:
a/6,272m3;2,105 m3;3,082 m3; 
b/8,439 dm3; 3,670dm3; 5,077dm3.
- HS nhận xét, kết luận.
- 2 HS nêu .
Tiết 2 	 Khoa học
 Sự sinh sản của thú.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Sau bài học HS biết:
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- So sánh, tìm ra sự giống nhau và khác nhau trong chu trình sinh snả của thú và chim.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ 1 con, một số loại thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết một số loài thú thường đẻ 1 con, một số loại thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 120, 121 SGK; phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
? Nêu quá trình nuôi con của chim ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
*Hoạt động 2: Quan sát:
- MT: HS biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh snả của thú so với chu trình sinh sản của chiom, ếch.
- CTH: Làm việc theo nhóm.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình 1,2- SGK và thảo luận: 
? Thú được nuôi dưỡng ở đâu ?Chỉ và nói tên các bộ phận của thai mà em thấy ? Em có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ ?Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì ? So sánh sự sinh sản của thú và của chim ?
+ Yêu cầu đại diện báo cáo kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập.
- MT: HS biết kể tên một số loài thú đẻ mỗi lứa 1 con, mỗi lứa nhiều con.
- CHT: Làm việc theo nhóm bàn theo phiếu học tập:
Số con trong một lứa
Tên động vật
..
..
+ Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ Yêu cầu HS đọc bóng đèn toả sáng trong SGK.
+ GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu về chu trình sinh sản của thú. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện báo cáo kết quả trước lớp.
- HS nhận xét. 
- HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
- 3-4 HS đọc bóng đèn toả sáng.
- 2-3 HS nêu.
Tiết 3 	 Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp HS:
- Mở rộng vốn từ: Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam,của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có.
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam, nữ; về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn : không coi thường phụ nữ. 
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1:Ôn luyện kiến thức cũ:
 ?Dấu chấm, dấu chấm than , dấu hỏi có tác dụng gì trong câu ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Thực hành:
 Bài 1: HS nắm được phẩm chất của nam và nữ.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn.
- Yêu cầu đại diện nêu miệng kết quả thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận. 
 Bài 2: HS nêu được phẩm chất của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta trong truyện Một vụ đắm tàu.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm .
- Yêu cầu đại diện nhóm ... tập tính dạy con của một số loài thú.
- CHT: Làm việc theo nhóm.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ GV nhận xét, kết luận và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu quá trình về sự nuôi con của hổ và hươu.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện báo cáo kết quả trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS nhận xét các nhóm chơi.
- 2 HS nêu quá trình về sự nuôi con của chim.
Tiết 3 	 Luyện từ và câu
 Ôn tập về dấu câu.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về dấu phẩy. Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
- Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng loại dấu câu trên.
II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập ghi BT 1.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ:
 ? Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than có tác dụng gì trong câu ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Thực hành:
 Bài 1:HS xếp được các ví dụ vào bảng tổng hợp theo phiếu học tập.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện thảo luận.
- Yêu cầu đại diện báo cáo kết quả thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận. 
 Bài 2: Điền được dấu chấm hoặc dấu phẩy vào hoàn thành mẩu chuyện.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giải nghĩa từ: Khiếm thị.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả thực hiện.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV thu một số bài chấm và nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS nhận xét, kết luận:Câu b; câu a; câu c
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS nêu miệng kết quả thực hiện.
- HS nhận xét: Phẩy, chấm, phẩy, phẩy, phẩy, phẩy, phẩy, phẩy, phẩy.
- 2 HS nêu tác dụng của dấu phẩy.
Tiết 4 	 Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: 
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, nói. Biết nhận xét lời kể của bạn và rèn kỹ năng kể chuyện cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học: Một số câu chuyện trong sách, báo.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ:
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp gợi ý 1, 2, 3 SGK.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu tên truyện mình sẽ kể.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho HS.
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp.
- Yêu cầu HS kể chuyện trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương HS kể tốt.
* Hoạt động 3: HS trao đổi được ý nghĩa câu chuyện với bạn.
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
- GV đọc một số câu truyện trong sách, báo cho HS nghe.
- Giáo viên nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh về nhà kể cho gđ nghe.
- 2 HS kể chuyện.
- HS nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu đề bài.
- 3 Học sinh đọc nối tiếp các gợi ý trong SGK.
- HS giới thiệu nối tiếp câu chuyện sẽ kể.
- Học sinh thực hiện kể chuyện theo cặp.
- Học sinh kể chuyện trước lớp.
- HS nhận xét cách kể chuyện của bạn.
- HS thực hiện trao đổi ý nghĩa câu chuyện theo cặp đôi.
- Học sinh lắng nghe.
***********************************************************************
 Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Tiết 1 	 Toán
 Ôn tập Phép cộng.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp HS 
- Củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng cộng cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT 3+4- SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn tập:
- Yêu cầu một số HS nêu lại các thành phần của phép cộng.
? Muốn thử lại phép cộng ta thực hiện như thế nào ?
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2:Thực hành:
 Bài1: C2 các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số cho HS.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở và yêu HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận. 
 Bài2: C2 ứng dụng tính toán nhanh.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở và yêu cầu 4 HS khá, giỏi lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận. 
Bài 3: Củng cố tính chất cộng với 0 của phép cộng.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập và nêu miệng kết quả rồi giải thích.
- GV nhận xét, kết luận.
 Bài 4: Rèn kĩ năng giải bài toán hợp liên quan đến phép cộng.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích.
- Yêu cầu HS tự làm vào VBT và 1 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu 2 HS nêu lại cách thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- 4 HS nêu lại các thành phần của phép cộng.
- Muốn thử lại phép cộng ta lấy tổng trừ đi số hạng.
- HS nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm.
- 4 HS lên bảng thực hiện. 
- HS nhận xét. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm vào vở .
- 2 HS lên bảng thực hiện: ĐS: a/1698; b/1; c/ 38,69; 130,98.
- HS nhận xét. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài tập và nêu miệng kết quả rồi giải thích.
- HS nhận xét, kết luận. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích.
- HS tự làm vào VBT và 1 HS lên bảng thực hiện:ĐS: 50% thể tích bể.
- HS nhận xét, kết luận.
- 2 HS nêu lại .
Tiết 2 Đạo đức
 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
?Em có hiểu biết gì về tổ chức của Liên Hợp Quốc ?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin trang 44 - SGK.
- MT: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người.
- CTH: Yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn các câu hỏi trong SGK.
+ Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét và giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình.
* Hoạt động 3: Làm BT 1 – SGK.
+ MT: HS nhận biết được một số TNTN
- CTH: + Yêu cầu HS nêu yêu cầu BT.
+ HS làm việc cá nhân và 1 số HS lên bảng trình bày.
+ Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận.
+ Yêu cầu 3- 4 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học và yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- 2 HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài.
- HS thảo luận nhóm bàn các câu hỏi trong SGK.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm việc cá nhân và 1 số HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 3-4 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Tiết 3 	 Tập làm văn
 Tả con vật: Kiểm tra viết.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: 
- Kiểm tra lại kiến thức về văn tả con vật của HS.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn tả con vật cho HS.
 II/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi đề bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy của HS.
* Hoạt động 2: Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS phân tích đề bài.
- GV gạch chân một số lưu ý cho HS.
- Yêu cầu HS làm bài vào giấy kiểm tra.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu kém.
- GV thu bài.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS kiểm tra chéo nhau.
- HS đọc đề bài và phân tích đề bài.
- HS quan sát.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe.
Tiết 4 	 Lịch sử
Xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
I - Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết: 
- Việc xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt - Xô.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II- Đồ dùng dạy học: ảnh tư liệu về Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ:
? Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976.
- GV nhận xét, kết luận.
.* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- GV nêu thông tin và yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK và thảo luận nhóm bàn:
? nhà máy thuỷ địên HB chính thức được khởi công vào thời gian nào ?
? Nhà máy được xây dựng tại đâu ?Sau bao nhiêu năm thì hoàn thành ?
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và thảo luận các câu hỏi theo 4 nhóm như sau:
?Trên công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện HB, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào ?
? Những đóng góp của Nhà máy thuỷ điện HB đối với nước ta ?
- GV nhận xét, kết luận và yêu cầu HS đọc phần chữ xanh trong SGK.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của nước ta khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện HB.
- Yêu cầu 2-3 HS đọc phần bài học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và thảo luận nhóm bàn theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
- HS tìm hiểu thông tin trong SGK và thảo luận nhóm theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nhận xét và đọc .
-HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30_2.doc