Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 9 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 9 (chi tiết)

Sáng TẬP ĐỌC

 Tiết 17: CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I. Mục tiêu

 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).

 - Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất ?) và ý khẳng định trong bài : Người lao động là quý nhất.

 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: sgk

III. Các hoạt động dạy học

HĐ1: Kiểm tra bài cũ

 - HS đọc thuộc lòng những câu thơ em thích trong bài Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về bài đọc.

 - GV nhận xét ghi điểm.

 * Giới thiệu bài.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 9 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Sáng Tập đọc
 Tiết 17: 	 cái gì quý nhất
I. Mục tiêu 
 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
 - Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất ?) và ý khẳng định trong bài : Người lao động là quý nhất.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: sgk
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS đọc thuộc lòng những câu thơ em thích trong bài Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về bài đọc.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện đọc 
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt). GV kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu từ ngữ khó.
 - HS đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu.
HĐ3: Tìm hiểu bài 
 - HS đọc thầm tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi. GV nhận xét bổ sung.
 CH1: Theo Hùng, Quý, Nam, cái gì quý nhất trên đời là gì ?
 +) Hùng : lúa gạo ; Quý : vàng ; Nam : thì giờ.
 CH2: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
 +) Hùng : lúa gạo nuôi sống con người.
 Quý : có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. 
 Nam : có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
 CH3: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
 +) Khẳng định cái đúng của ba HS nhưng chưa phải là quý nhất. Đưa ra ý kiến lập luận có lí và kết luận : người lao động là qúy nhất.
 CH4: Chọn tên gọi khác cho bài văn ( HS nối tiếp nhau phát biếu và nêu lí do vì sao lại chọn tên gọi đó).
 * HS rút ra nội dung bài. GV bổ sung ghi bảng.
HĐ4: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
 - GV hướng dẫn cả lớp tìm giọng đọc cho các nhân vật ( Hùng, Quý, Nam, thầy giáo). 
 - HS đọc theo nhóm .
 - Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
 - GV nhận xét cho điểm. 
HĐ5: Củng cố ,dặn dò 
 - GV hệ thống nội dung bài. HS nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về chuẩn bị bài sau Đất Cà Mau.
Toán
Tiết 41: 	 Luyện tập
I Mục tiêu
 Giúp HS:
 - Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng học nhóm.
- HS: SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại cách viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
*Giới thiệu bài.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân. 
- Trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
35m 23cm = 35,23 m
c) 14m 7cm = 14, 07m
51dm 3cm = 51,3dm
d) 23m 13cm = 23, 13m
Bài 2: Viết các số đo sau dới dạng số thập phân
- HS đọc bài, làm bài theo cặp. 
- Đại diện cặp trình bày, nhận xét.
 - GV kết hợp củng cố viết các đơn vị đo độ dài dới dạng số thập phân.
a) Có đơn vị là mét.
 315cm = 3,15m
 234cm = 2,34m
 506cm = 5,06m
b) Có đơn vị là dm
 8dm 7cm = 8,7dm
 4dm 32mm = 4,32dm
 73mm = 0,73m
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- HS làm cá nhân, 1HS làm bảng. Trình bày bài, nhận xét. Kết hợp củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo.
a) 3km 245m = 3,245km
b) 5km 34m = 5,034km
c) 307m = 0,307km
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: HS nhắc lại cách viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. BTVN:4 a, b.
Đạo đức
 Tiết 9: Tình bạn
I . Mục tiêu 
 Giúp HS hiểu
 - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
-Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
- Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II.Tài liệu và phương tiện: 
 - GV: Tranh minh họa truyện đôi bạn - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết học trước.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
* Cách tiến hành
 - Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết và thảo luận câu hỏi.
 - GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
HĐ3: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
 * Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
 * Cách tiến hành
- HS đọc truyện Đôi bạn và trao đổi trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
HĐ4: Làm bài tập 2 (SGK)
 * Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
 * Cách tiến hành
- HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- GV mời một số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Chú ý: Sau mỗi tình huống, GV nêu yêu cầu HS tự liên hệ (Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể)
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
 +) Tình huống (a): Chúc mừng ban.
 +) Tình huống (b): An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
 +) Tình huống (c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn
 +) Tình huống (d): Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
 +) Tình huống (đ): Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
 +) Tình huống (e): Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn. 
HĐ nối tiếp: - HS đọc phần ghi nhớ tronh SGK.
 - Về nhà sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữvề chủ đề tình bạn
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Sáng: Toán
 Tiết 42: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số phân
I- Mục tiêu: Giúp HS ôn:
- Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học - GV: Bảng học nhóm – HS: sgk, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS chữa bài tập 4, nhận xét, thống nhất bài làm đúng.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn viết đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân
- GV giới thiệu ví dụ, nêu yêu cầu.
- HS nhận xét về ví dụ, GV gợi ý HS thực hành.
VD: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
5tấn 132kg = ... tấn
Ta thấy: 5tấn 132kg = tấn = 5,132tấn.
Vậy: 5tấn 132kg = 5,132 tấn
- HS nêu nhận xét về cách chuyển đổi. GV kết luận.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- HS nêu yêu cầu của bài, GV giao việc, HS trao đổi cặp. Đại diện HS trình bày, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
a) 4tấn 562kg = 4,562 tấn
c) 12 tấn 6kg = 12,006tấn
b) 3tấn 14kg = 3, 014tấn
d) 500kg = 0,5tấn
Bài 2: Viết số đo sau dưới dạng số thập phân
- HS làm cá nhân. Trình bày nối tiếp, giải thích cách làm.
a) Có đơn vị là kg
 2kg 50g = 2,05kg
 45kg 23g = 45,023kg
 10kg 3g = 10,003kg
 500g = 0,5kg
b) Có đơn vị đo là tạ
 2tạ 50kg = 2,5tạ
 3tạ 3kg = 3,03tạ
 34kg = 0,34tạ
 450kg = 4,5tạ
Bài 3: HS đọc. HS làm vở, 1HS làm bảng trình bày, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
Bài giải
Trong 30 ngày 6 con sư tử ăn hết là: 9 x 6 x 30 = 1620 (kg) = 1,620 (tấn)
 Đáp số: 1,620tấn.
HĐ4: củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học. HS nhắc lại cách viết các đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
 Khoa học
Tiết 17: thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không gây nhiễm HIV / AIDS.
- Có ý thức trong việc tuyên truyền, vận động mọi người không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, phiếu bài tập.
 - Học sinh: vở bài tập khoa học
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HIV/AIDS là gì ? HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
 - Chúng ta cần làm gì để phòng tránh HIV?
 - HS và GV nhận xét.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: : Trò chơi “HIV lây truyền qua hoặc không lây truyền qua...”
* Mục tiêu: 
 Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không gây nhiễm HIV.
* Cách tiến hành.
+) Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
+) Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+) Bước 3: Làm việc cả lớp. 
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại câu trả lời đúng:
 HIV không lây qua các đường tiếp xúc thông thường như: chơi cùng nhau, bắt tay, ôm hôn, ngủ chung, ăn cùng bàn với nhau,...
HĐ3: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”
* Mục tiêu:
 Có ý thức trong việc không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ.
* Cách tiến hành.
+) Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
+) Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+) Bước 3: Trình bày hoạt cảnh.
- GV kết luận: HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường vì vây chúng ta cần có thái độ cảm thông không nên xa lánh những người bị nhiễm HIV, động viên giúp đỡ họ để họ thấy rằng mình không bị phân biệt xa lánh.
HĐ 4: Củng cố - dặn dò 
 - GV liễn hệ thực tế đối với HS.
 - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc phần bài học trtong SGK.
 - GV nhận xét giờ học. HS về chuẩn bị bài: Phòng tránh bị xâm hại.
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I.Mục tiêu 
Giúp HS:
 - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và 
 nhân hoá bầu trời.
 - Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học 
 - GV: bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời.
 - HS: SGK, vở bài tập TV
III.Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS đặt câu có sử dụng từ nhều nghĩa.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: - HS đọc nối tiếp bài. 
 - GV nhận xét và sửa lỗi phát âm sai cho HS.
Bài2: - HS thảo luận nhóm đôi và ghi kết quả bài làm trên phiếu.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét.
 - GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
 Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa; dịu dàn/buồn bã, trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây ở nơi nào.
 +) Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.  ...  : Ban giám hiệu cùng thầy tổng phụ trách Đội trường tiểu học An Lập
 Tên em là: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
 Học sinh lớp : 5B trường tiểu học An Lập.
 Em được biết Liên đội trường tiểu học An Lập có tuyển các bạn vào Đội Cờ 
đỏ của nhà trường
Em nhận thấy Đội Cờ đỏ có một vài trò rất quan trọng và thấy mình có khả 
năng làm được trong Đội Cờ đỏ. Vậy em làm đơn này xin thầy tổng phụ trách Đội và Ban giám hiệu nhà trường cho em được vào Đội Cờ đỏ.
Em xin hứa sẽ làm tốt công việc được giao.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Người làm đơn
 Nguyễn Thị Hồng Hạnh
HĐ3: Củng cố, dăn dò 
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết đơn đúng thể thức.
 - Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà hoàn thành bài văn viết đơn cho hoàn chỉnh.
giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 9: lễ giao ước thi đua
 “chăm ngoan, học giỏi” giữa các tổ
I.Mục tiêu
Giúp HS:
 - Hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua “Chăm ngoan, học giỏi” theo lời Bác dạy.
 - Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tập tôt.
 - Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau đẻ học tập tôt theo chỉ tiêu đã đề ra.
 - Giáo dục học sinh thêm yêu quý trường lớp, coi trường lớp là nhà của mình.
II.Chuẩn bị 
- Chương trình hành động của lớp.
- Chỉ tiêu thi đua của tổ.
- Một vài tiết mục văn nghệ
III.Tiến trình hoạt động
HĐ1: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
 - Hát tập thể.
 - GV tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình làm việc.
HĐ2: Thực hiện chương trình
 - Đại diện cán bộ lớp trình bày chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu hành động “Chăm ngoan, học giỏi” của lớp.
 - Lớp thảo luận để đi đến nhất trí.
 - Đại diện từng tổ lần lượt lên giao ước thi đua.
 - GV chủ nhiệm ghi nhận và động viên cả lớp quyết tâm thi đua thực hiện tốt.
* Văn nghệ
 - Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ của tổ đã chuẩn bị. Kết thúc văn chương trình văn nghệ bằng bài hát tập thể.
HĐ3: Kết thúc hoạt động
- GV nhận xét, đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, nhóm, tổ.
- Nhắc nhở các tổ, các cá nhân thực hiện tốt giao ước thi đua.
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Sáng 
Toán
Tiết 44: 	 Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
Giúp HS
- Củng cố số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
- Luyện giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng học nhóm.
- HS: sgk, bảng con
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại cách viết các đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 * Giới thiệu bài
HĐ1: Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- HS nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cá nhân. Một số HS trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng. Kết hợp củng cố viết đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
a) 42m 34cm = 42,34m
c) 6m 2cm = 6,02m
b) 56m 29cm = 562,9dm
d) 4352m = 4,352km.
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-gam
- HS làm cá nhân, GV chấm chữa bài. Củng cố viết đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
a) 500g = 0,5kg
b)347g = 0,347kg
c) 1,5tấn = 1500kg
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông.
- HS làm cá nhân, GV chấm chữa bài. Củng cố viết đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân.
a) 7km2 = 7000000m2
 4ha = 40000m2
 8,5ha = 85000m2
b) 30dm2 = 0,3m2
 300dm2 = 3m2
 515dm2 = 5,15m2.
Bài 4: HS đọc bài, 1HS làm bảng, lớp làm vở.
Bài giải
Đổi: 0,15km = 150m
Chiều dài sân trường là: 
150 : (2 + 3) x 3 = 90 (m)
Chiều rộng sân trường là: 150 – 90 = 60 (m).
Diện tích sân trường là: 
90 x 60 = 5400 (m2) = 0,54ha.
Đáp số: 5400m2 = 0,54ha.
HĐ2: củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Chính tả (Nhớ - viết)
 Tiết 9: tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông đà
I.Mục tiêu
 - Nhớ - viết chính xác, đẹp bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.
 - Ôn luyện cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng. 
 - Rèn kĩ năng viết và kết hợp rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: bảng phụ – HS: Vở bài tập TV 5 tập 1. 
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - HS tìm và viết các từ có tiếng chứa vần uyên, uyết.
 - Nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh ở các tiếng vừa viết ?
 - GV nhận xét.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả
 * Trao đổi nội dung bài viết
 - Gọi một HS đọc thuộc lòng bài thơ, cả lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì ? 
 - HS nêu: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang trinh phục dòng sông với sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
 * Hướng dẫn viết từ khó
 - HS đọc thầm bài và tìm các từ khó dễ viết sai.
 - HS nêu: ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng, bỡ ngỡ, ...
 - HS luyện đọc và viết các từ trên.
 - HS nêu cách trình bày bài thơ. GV bổ sung.
 * HS nhớ viết chính tả
 - HS tự nhớ và viết bài, GV theo dõi lớp nhắc nhở HS viết bài.
- HS soát lỗi sau khi viết xong. (hết thời gian quy định).
 * Thu bài chấm, nhận xét bài viết của HS.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 :a) HS nêu yêu cầu của bài tập
 - HS trao đổi và làm bài vào vở BTTV,
 - HS chữa bài – Cả nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
la – na
lẻ – nẻ
lo – no
lở – nở
la hét – nết na
con la – quả na
lê la – nu na nu nống
la bàn – na mở mắt
lẻ loi – nứt nẻ 
tiền lẻ – nẻ mặt
đơn lẻ – nẻ toác
lo lắng - ăn no
lo nghĩ – no nê
lo sợ – ngủ no mắt
đất nở – bột nở
lở loét – nỏ hoa
lở mồm long móng – nở mặt nở mày
b) HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp .
- HS chữa bài. - GV chốt lại ý kiến.
man - mang
vần – vầng
buôn – buông
vươn – vương
lan man – mang vác
khai man-con mang
manmác-mang máng
vần thơ-vầng trăng
vần cơm-vầng trán
đánh vần-vầng cháy
buôn bán-buông trôi
buôn làng-buông màn
vươn lên-vương vãi
vươn cổ-vương tơ
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. 
 - Hướng dẫn về nhà học bài.
Địa lí
Tiết 9: các dân tộc, sự phân bố dân cư
I.Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh
- Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
- Thấy được sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Lược đồ mật độ dân số VN, Phiếu học tập.
- HS: sgk
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - Nêu đặc điểm của sự gia tăng dân số của nước ta?
 - Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ? 
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Các dân tộc
*Bước 1: Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi:
	+) Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
	+) Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
	+) Kể một số dân tộc ít người ở nước ta.
*Bước 2: Yêu cầu HS trình bày kết quả. Lớp cùng GV nhận xét chốt ý đúng:
	Nước ta có 54 dân tôc anh em, người kinh chiếm số đông họ sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, dân tộc ít người họ sống củ yếu ở vùng núi và Tây Nguyên: VD Gia Rai, Sê Đăng, Mán, Mèo, Hmông, Dao, Tày Nùng,...
HĐ3: Mật độ dân số.
*Bước 1: Dựa vào SGK em hãy cho biết: Mật độ dân số là gì? ( Mật độ dân số là số người trung bình sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên.)
	- HS quan sát bảng mật độ dân số và nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với các nước khác trên thế giới, và một số nước ở châu á.
*Bước 2: HS trình bày kết quả làm việc.
GV kết luận:Nước ta có mật độ dân số cao (cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc cao hơn mật độ dân số trung bình của thế giới.
HĐ4: Sự phân bố dân cư
*Bước 1: HD học sinh dựa vào tranh ảnh và lược đồ mật độ dân số, trả lời câu hỏi mục 3.
+) Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt?
+) Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, nhà nước ta đã làm gì
*Bước 2: HS báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
GV kết luận: Dân cư nước ta phân bố không đều: ở đồng bằng và các đô thị dân cư tập trung đông đúc, thừa sức lao động; ở vùng núi đất rộng, người thưa, thiếu sức lao động. Ngày nay nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng miền để phát triển kinh tế.
HĐ4: Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK.
 - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuản bị bài sau.
Chiều Khoa học
 Tiết 18: PHòng tránh bị xâm hại 
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
 - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.
 - Rèn luyện kĩ năng ứng phó để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.
 - Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Một số tình huống để đóng vai. Phiếu học tập.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với ngời bị nhiễm HIV / AIDS ?
* Giới thiệu bài.
HĐ2: Trò chơi: " Chanh chua, cua cắp"
 - Bước 1:GV tổ chức và hướng dẫn:
 - Bước 2: HS thực hiện trò chơi nh hớng dẫn trên.
 - Kết thúc trò chơi GV hỏi: Các em rút ra được gì qua trò chơi?
HĐ3: Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
 - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các mhóm
 - Bước 2: Các nhóm làm việc theo hướng dẫn.
 - Bước 3: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GVKL: Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; 
HĐ4: Đóng vai "ứng phó với nguy cơ bị xâm hại"
 - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm để học sinh tập cách ứng xử.
 - Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp trên. Các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
 * Kết luận: Trong trương hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử phù hợp. 
HĐ5: Vẽ bàn tay tin cậy 
 - GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân.
 - Gọi một số HS nói về "bàn tay tin cậy" của mình với cả lớp.
 - GV kết luận như mục bạn cần biết trang 39 SGK. Gọi HS đọc bài.
HĐ6: Củng cố dặn dò 
 - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 9(1).doc