Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 01

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 01

Tiết 2: Tập đọc

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (TR 4)

(GDTTHCM Mức độ tích hợp: Toàn phần)

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Đọc đúng các từ ngữ trong bài: sung sướng,kiến thiết, nô lệ, cơ đồ.Giọng đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Kiến thức:

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm.công học tập của các em.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

3. Giáo dục:

- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt.

- Biết Bác Hồ là Người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

 

doc 50 trang Người đăng hang30 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ 2
Ngày soạn: 19/8/2011 Ngày giảng 22/8/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 1
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (TR 4)
(GDTTHCM Mức độ tích hợp: Toàn phần)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Đọc đúng các từ ngữ trong bài: sung sướng,kiến thiết, nô lệ, cơ đồ.Giọng đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Kiến thức:
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm...công học tập của các em.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
3. Giáo dục:
- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt.
- Biết Bác Hồ là Người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
-HS để đồ dùng học tập lên bàn.
-GV nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV dựa tranh giới thiệu chủ điểm, đưa tên bài Thư gửi các học sinh
2’
-HS nhắc lại tên bài nối tiếp.
b. Dạy nội dung:
*Luyện đọc:
12’
-Gọi HS khá đọc cả bài.
-1HS đọc cả bài,lớp theo dõi.
- Yêu cầu học sinh xác định đoạn trong bài.
- Chia đoạn
- Chốt lại: Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Vậy các em nghĩ sao?”
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Lắng nghe, đánh dấu đoạn để ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh tiếp nối đọc các đoạn.
- Tiếp nối đọc các đoạn
-GV đưa tư khó: sung sướng,kiến thiết
-HS lắng nghe.
-GV đọc mẫu, YC HS đọc.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
-HS đọc nối tiếp đoạn.
-GV đưa câu khó: 
Vậy các em nghĩ sao?
-HS theo dõi
-GV hướng dẫn HS đọc, tìm giọng đọc.
-HS lắng nghe, đọc câu khó.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-HS đọc chú giải.
-GV giải thích thêm từ khó hiểu.
-HS lắng nghe.
-GV đọc mẫu lưu ý giọng đọc: nhẹ nhàng, thân ái, trìu mến, thiết tha, thể hiện sự tin tưởng và hi vọng.
-HS lắng nghe
*Tìm hiểu bài:
10’
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc đoạn 1: “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?”
- Giáo viên hỏi: 
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. 
Ÿ Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ 
- Học sinh lắng nghe. 
khó. 
- Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 
+ Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? 
- Học sinh gạch dưới ý cần trả lời 
- Học sinh lần lượt trả lời
- Dự kiến (chấm dứt chiến tranh - CM tháng 8 thành công...) 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
- Thảo luận nhóm đôi 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 
- Học sinh nêu cách đọc đoạn 1 
- Giáo viên ghi bảng giọng đọc 
- Giọng đọc - Nhấn mạnh từ 
- Đọc lên giọng ở câu hỏi 
- Lần lượt học sinh đọc đoạn 1 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2: Tiếp theo... công học tập của các em
- Giáo viên hỏi: 
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 
- Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. 
- Học sinh lắng nghe 
+ Học sinh có trách nhiệm vẻ vang như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến: Học tập tốt, bảo vệ đất nước) 
Ÿ Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 – nhấn mạnh từ - ngắt câu 
- Lần lượt học sinh đọc câu - đoạn (dự kiến 10 học sinh) 
-Qua thư của Bác, em thấy Bác có tình cảm gì với các em học sinh? Bác 
- HS nêu theo ý hiểu.
gửi gắm hi vọng gì vào các em học sinh?
-Nội dung chính của bài là gì?
Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
*Đọc diễn cảm 
8’
- Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc của bài.
- Nêu giọng đọc của bài.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 2.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi học sinh đọc lại đoạn 2.
- học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh nhẩm HTL đoạn văn.
- Nhẩm HTL
- Gọi 1 số học sinh đọc thuộc lòng đoạn văn. theo yêu cầu; cho điểm học sinh đọc tốt
- Đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 
-Gv nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố:
2’
- Qua bài học, em hãy nêu lại nội dung Bác Hồ gửi đến các em học sinh?
-HS nêu lại nội dung chính của bài.
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét tiết học ,nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ (TR.3)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Biết đọc viết phân số.
2.Kĩ năng:
- Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.HS làm hết 4 bài tập
3. Giáo dục:
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác
II/Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa 
2. Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
-HS để đồ dùng học tập lên bàn.
-GV nhận xét .
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV đưa tên bài.Ôn tập khái niệm phân số 
1’
-HS nhắc nối tiếp tên bài.
b. Dạy nội dung:
*Hoạt động 1: 
10’
- Hoạt động nhóm đôi
- Tổ chức cho học sinh ôn tập 
- Yêu cầu từng học sinh quan sát từng tấm bìa và nêu: 
Ÿ Tên gọi phân số 
Ÿ Viết phân số 
Ÿ Đọc phân số 
- Lần lượt học sinh nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) đọc hai phần ba 
- Vài học sinh nhắc lại cách đọc 
- Làm tương tự với ba tấm bìa còn lại 
- Vài học sinh đọc các phân số vừa hình thành 
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh 
-HS lắng nghe.
-Gv ghi bảng các phân số vừa thực hiện.
-HS theo dõi.
* Hoạt động 2:
10’
-Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu học sinh viết phép chia sau đây
 dưới dạng phân số: 1:3; 4 : 10 ; 9 : 2
-Hs viết bảng con
- Phân số tạo thành còn gọi là gì của phép chia 1: 3
- Phân số là kết quả của phép chia 1: 3
- Giáo viên chốt lại chú ý 1 (SGK)
- Yêu cầu học sinh viết thương với các phép chia còn lại.
- Từng học sinh viết phân số: 
là kết quả của 4 : 10
- Mọi số tự nhiên viết thành phân số có mẫu số là gì? 
- Yêu cầu Hs viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số: 5 ; 12 ; 2001; .
là kết quả của 9 : 2- ... mẫu số là 1
- (ghi bảng) 
- Hs lên viết trên bảng lớp.
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 1. 
- Từng học sinh viết phân số: 
- Số 1 viết thành phân số có đặc điểm như thế nào? 
- ... tử số bằng mẫu số và khác 0. 
- Nêu VD: 
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 0. 
- Từng học sinh viết phân số: 
;... 
- Số 0 viết thành phân số, phân số có đặc điểm gì? (ghi bảng) 
* Hoạt động 3: Làm bài tập
10’
- Hướng học sinh làm bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập. 
- Từng học sinh làm bài vào vở bài tập. 
Bài 1: a, Đọc các phân số
 b, Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên
- Hs nêu miệng kết quả 
- Lớp nhận xét 
 Bài 2: Viết thương sau dưới dạng phân số:
3:5 ; 75:100; 9:15
Bài 3: viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
32;105;1000
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống 
- Hs sửa bảng lớp – Hs nhận xét
HS thi đua điền vào ô trống
4. Củng cố:
2’
-Em hãy đọc phân số , nêu tử số và mẫu số của phân số ?
- Bốn phần mười. 4 là tử số. 10 là mẫu số.
5. Dặn dò:
2’
-GV nhận xét, YC HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước
2. Kỹ năng:
	- Bước đầu có kĩ năng nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu
3. Thái độ: 
	- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Các bài hát về chủ đề: Trường em
2. Giáo viên: Mi-Crô không dây
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
1’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Em là học sinh lớp 5
1’
- HS lắng nghe, nhắc lại nối tiếp tên bài.
b. Dạy học nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh (SGK) và thảo luận trả lời các câu hỏi
+) Tranh vẽ gì?
+) Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh đó?
+) Học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác trong trường?
+) Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
- Chốt lại ý đúng như mục: Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 2:Bài tập 1: 
a,Mục tiêu: Giúp HS xác định được nhiệm vụ của HS lớp 5 
 b) Cách tiến hành:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, làm bài
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Gọi nhận xét, bổ sung 
- Kết luận bài làm đúng:
KL: Các điểm a,b,c,d,e là những nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta cần thực hiện
* Hoạt động 3: Tự liên hệ (BT2)
 a) Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5
 b) Cách tiến hành
- Yêu cầu học sinh tự liên hệ theo yêu cầu BT2
- Gọi 1 số học sinh tự liên hệ trước lớp
- Kết luận: Các em cần phát huy những điểm tốt và khắc phục những thiếu sót.
* Hoạt động 4: Trò chơi “phóng viên”
 a) Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
 b) Cách tiến hành
- Yêu cầu học sinh thay phiên đóng vai phóng viên dể phỏng vấn các học sinh khác về các nội dung liên quan đến bài học
- Nhận xét, kết luận
7’
8’
5’
10’
- Quan sát tranh, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nêu yêu cầu BT1.
- Thảo luận ... ập 
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA (tr 13)
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Cảm nhận sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Biết 
cân nhắc kết hợp với câu đoạn văn cụ thể. 
	- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
2. Kĩ năng:
 	- 	Học sinh tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
3. Giáo dục:
- 	Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa để sử dụng khi giao tiếp cho phù hợp. 
II/ Đồ dùng học tập 
1.Học sinh: Từ điển 
2.Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 3 - Bút dạ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
4’
“Trong tiết học trước, các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa để làm bài tập”
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn - không hoàn toàn ? Nêu vd?
- Học sinh trả lời câu hỏi
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Hs nhận xét
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
1’
- Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Học sinh nghe 
b. Dạy học nội dung:
*Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Ÿ Bài 1:
10’
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học theo nhóm 4
- Sử dụng từ điển
- 
- Nhóm trưởng phân công các bạn tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng - đen
- Mỗi bạn trong nhóm đều làm bài - giao phiếu cho thư ký tổng hợp.
- Lần lượt các nhóm lên đính bài làm trên bảng (đúng và nhiều từ)
- Trả lời theo ý hiểu
Giáo viên chốt lại và tuyên dương
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Bài 2:
10’
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai
- Học sinh sửa bài bảng lớp
- Học sinh nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...)
Ÿ Bài 3:
10’
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc lại cả bài văn đúng
4. Củng cố:
3’
- Hoạt động nhóm, lớp
- Viết 3 cặp từ đồng nghĩa (nhanh, đúng, chữ đẹp) và nêu cách dùng?
- Giáo viên tuyên dương và lưu ý học sinh lựa chọn từ đồng nghĩa dùng cho phù hợp
- Các nhóm cử đại diện lên bảng .
- Lớp nhận xét.
5. Dặn dò:
1’
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA (TR66)
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
-Ghi nhớ phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km2.
-Mô tả sơ lược được vị trí địa lý và giới hạn nước Việt Nam:
2. Kĩ năng:
-Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ.
3. Giáo dục:
- HS yêu đất nước Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,
2. Giáo viên:
	+ Các hình của bài trong SGK được phóng lớn.
	+ Bản đồ Việt Nam.
	+ Lược đồ khung (tương tự hình 1 trong SGK)
	+ 2 bộ bìa 7 tấm nhỏ ghi: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. 
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
-HS để đồ dùng học tập lên bàn.
-GV nhận xét .
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:- Tiết địa lí đầu tiên của lớp 5 sẽ giúp các em tìm hiểu những nét sơ lược về vị trí, giới hạn, hình dạng đất nước thân yêu của chúng ta.
1’
-HS nhắc nối tiếp tên bài.
b. Dạy nội dung:
* Hoạt động 1: Vị trí Việt Nam trên bản đồ
15’
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1/ SGK và trả lời các câu hỏi sau
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Lãnh thổ Việt Nam gồm có những bộ phận nào ?
- Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
- Chỉ vị trí đất liền nước ta trên lược đồ.
- Hs tập chỉ bản đồ trong SGK
- Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào ?
- Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ?
- Đông, Nam và Tây Nam
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ?
- Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Côn Đảo ... 
- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- GV chốt ý
Ÿ Bước 2:
+ Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ
+ Học sinh chỉ vị trí Việt Nam trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp
+ Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
Ÿ Bước 3:
+ Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trong quả địa cầu
+ Học sinh lên bảng chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu
- Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác ?
- Vừa gắn vào lục địa Châu á vừa có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ và đường biển. 
Ÿ Giáo viên chốt ý
* Hoạt động 2: Phần đất liền của nước ta có hình dáng và kích thước như thế nào ?
15’
- Hoạt động nhóm
Ÿ Bước 1:
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo 6 nhóm
+ Học sinh thảo luận
- Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ? Hình dạng gì?
- Hẹp ngang nhưng lại kéo dài theo chiều Bắc - Nam và hơi cong như chữ S
- Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km ?
- 1650 km
- Từ Tây sang Đông, nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
- Chưa đầy 50 km
- Diện tích phần đất liền của nước ta là bao nhiêu km2 ?
- 330.000 km2
- So sánh diện tích phần đất liền của nước ta với một số nước có trong bảng số liệu.
+So sánh:
S.Campuchia < S.Lào < S.Việt Nam < S.Nhật < S.Trung Quốc
Ÿ Bước 2:
+ Giáo viên sửa chữa và giúp hoàn thiện câu trả lời.
+ Học sinh trình bày
- Nhóm khác bổ sung
Ÿ Giáo viên chốt ý
4. Củng cố:
3’
-YC HS lên bảng mô tả sơ lược vị trí địa lí, địa hình Việt Nam.
-HS làm theo YC.
5. Dặn dò:
 1’
-GV nhận xét, YC HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (tr 14)
(GDTHBVMT: Khai thác trực tiếp ND bài)
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Từ việc phân tích quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của các tác giả trong 3 bài văn tả cảnh, học sinh hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng:
-Ngữ liệu dùng để luyện tập (bài Buổi sớm trên cánh đồng) có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dung giáo dục BVMT.
- Biết trình bày rõ ràng, gây ấn tượng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi chiều trong ngày. 
3. Giáo dục:
- 	Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
II/ Đồ dùng dạy học:
1.Học sinh: Những ghi chép kết quả qyan sát 1 cảnh đã chọn 
2. Giáo viên:
+ Bảng pho to phóng to bảng so sánh
+ 5, 6 tranh ảnh 
III/ Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức
1’
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
4’
-Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh?
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ 
- YC HS nhắc lại cấu tạo bài “Nắng trưa”?
- 1 học sinh nhắc lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
Ÿ Giáo viên nhận xét , cho điểm
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
1’
-GV đưa tên bài: Luyện tập tả cảnh
- HS lắng nghe nhắc lại tên bài.
b. Dạy học bài mới:
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm Buổi sớm trên cánh đồng và yêu cầu của bài văn 
Ÿ Bài 1: 
15’
- Từng nhóm cử 3 đại diện trình bày 3 câu hỏi của bài văn 
- Tả cảnh gì ? ở đâu ? lúc nào ?
- Buổi sớm, trên cánh đồng 
- Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Xúc giác, thị giác
- Nêu những chi tiết về hình dáng, đường nét, màu sắc, chuyển động âm thanh
- Vài giọt mưa loáng thoáng rơi; những bó huệ trắng muốt; những đám mây xám đục; 
Ÿ Giáo viên chốt lại: Chúng ta phải biết cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, bảo vệ nhứng vẻ đẹp đó
- Cả lớp nhận xét sau phần trình bày của các nhóm
- Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- HS nêu và nói lí do vì sau mình thích chi tiết đó.
* Hoạt động 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh 
15’
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) .
- Một học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc bài tham khảo “Buổi sớm trên cánh đồng”
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy 
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ýự) 
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Lớp đánh giá
- Nhắc ghi nhớ
- GV nhận xét – bổ sung 
- Nêu những lưu ý khi quan sát, chọn lọc chi tiết 
4. Củng cố:
2’
-Bài củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
- Kiến thức về văn tả cảnh.
- Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh?
- Học sinh nêu.
5. Dặn dò:
2’
- Nhận xét tiết học
- lắng nghe.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
-Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài mới.
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 1
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 1
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ.. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: .
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi:.....
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài:......
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia phát cỏ làm sạch sân trường.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
	- Một số em còn nghỉ, làm chưa chăm chỉ như:
III/ Phương hướng tuần 2
-Duy trì sĩ số 20/20=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 lop 5.doc