Tập đọc
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật( giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh; giọng ông nội hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.
- Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu.Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1. Giới thiệu bài đọc.
- GV Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Tuần 11 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007 ( Nghỉ giữa học kỳ I ) ___________________________________________________________________ Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007 ( Nghỉ giữa học kỳ I ) ___________________________________________________________________ Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2007 Buổi sáng Tiết 1 Tập đọc chuyện một khu vườn nhỏ I- Mục tiêu bài học: - Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật( giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh; giọng ông nội hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn. - Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu.Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. II- Phương Tiện dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu bài đọc. - GV Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Một HS khá, giỏi đọc toàn bài. - GV giới thiệu tranh minh hoạ. - HS đọc nối tiếp toàn bài. Có thể chia bài làm ba đoạn + Đoạn 1: câu đầu + Đoạn 2: tiếp theo đến " không phải là vườn”; + Phần 3: Phần còn lại. - Hs luyện đọc theo cặp; 1-2 em đọc bài trước lớp; GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm( khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt,) b. Tìm hiểu bài: - Bé Thu thích ra ban công để làm gì? - Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? - Vì sao khi thấy chim về đậu trên ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? - Em hiểu “ Đất lành chim đậu” nghiã là gì? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm theo cách phân vai. Chú ý: phân biệt lời bé Thu, lời của ông; nhấn giọng các từ ngữ hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, rĩa cánh, vội, cầu viện IV- Củng cố - Tổng kết: - Một HS nhắc lại nội dung bài văn. - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 2 Chính tả luật bảo vệ môi trường I- Mục tiêu bài học: - Nghe- viết đúng chính tả một đoạn trong Luật bảo vệ môi trường. - Ôn lại cách viết những tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ ng II- Phương Tiện dạy học: Bài tập 3 phóng to. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. HĐ2: Hướng dẫn HS viết chính tả (nghe - viết) - GV đọc Điều 3, Khoản 3, Luật bảo vệ môi trường. HS theo dõi. - GV hỏi nội dung Điều 3, Khoản 3, Luật bảo vệ môi trường nói gì? - HS đọc thầm lại bài chính tả. - GV đọc cho HS chép bài; chấm chữa một số bài. HĐ3: Hướng dẫn làm BT Chính tả Bài tập 1: + HS làm bài tập vào vở. + Chữa bài. Bài tập 2: + HS làm bài tập. Lời giải : Từ láy âm đầu n: na ná, nài nỉ, nao nao, náo nức, nắc nẻ, nắn nót + Từ gợi tả âm thanh có âm cuối là ng: loong coong, loảng xoảng, sang sảng IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhỡ những em viết chưa đẹp về nhà luyện để chữ đẹp hơn. - Tuyên dương những em viết chữ đẹp. ___________________________ Tiết 3 Toán luyện tập i. mục tiêu: Giúp HS : - Kỷ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. - So sánh các số thập phân, giải toán với các số thập phân. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu và nêu yêu cầu giờ học. HĐ2: Luyện tập + Bài tập 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Lưu ý: Đặt tính và tính đúng + Bài tập 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách làm Ví dụ: 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97) = 4,68 + 10 = 14,68 + Bài tập 3: HS tự làm bài rồi chữa bài + Bài tập 4: HS tự đọc đề toán, tóm tắt sơ đồ rồi làm bài, chữa bài HĐ3: Chấm và chữa bài - Bài 1, 2,3 HS đọc kết quả - Bài 4 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét. III- Củng cố - Tổng kết: - Giáo viên nhận xét tiết học - HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp. ___________________________ Tiết 5 Khoa học Ôn tập con người và sức khoẻ I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết: - Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. - Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan a, nhiễm HIV/AIDS. II- Phương Tiện dạy học: Hình trang 42, 43 SGK III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Làm việc với SGK * Mục tiêu: Ôn lại cho HS nêu một số kiến thức các bài: phòng tránh các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não; phòng tránh nhiễm HIV. * Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc cá nhân: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 4,5 trang 37, 38 ở VBT - Bước 2: Làm việc cả lớp: + Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của mình, các HS khác bổ sung. + GV kết luận: Để phòng tránh các bệnh sốt rét,sốt xuất huyết, viêm não đều phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, ngủ màn, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Để phòng tránh nhiễm HIVqua đường máu thì: chỉ dùng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ đi, không tiêm chích khi không cần thiết, không truyền máu dịch khi không cần thiết, không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm... HĐ3: Thực hành vẽ tranh vận động.(tiếp theo tiết 1 cho HS vẽ hoàn chỉnh) - Bước 1: HS quan sát các hình 2,3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung từng hình, sau đó phân công nhau vẽ tranh. - Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em học tốt. ___________________________ Buổi chiều Tiết 1 Toán trừ hai số thập phân I- Mục tiêu bài học: Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân . - Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế . II- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân - Chuyển về trừ hai số tự nhiên - Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả phép trừ - Đặt tính rồi tính như hướng dẫn của SGK - HS nêu cách trừ hai số thập phân HĐ2: Thực hành Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 - Bài 1:HS tự làm bài - Bài 2: HS tự đặt tính rồi tính. Lưu ý: HS đặt tính đúng, đặt dấu phẩy đúng chỗ. - Bài 3: HS đọc thầm rồi tự tóm tắt bài toán sau đó tự giải bài toán HĐ3: Chấm và chữa bài Lưu ý: Chữa kỹ bài tập2, 3 bằng cách gọi 2 HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó. III- Củng cố - Tổng kết: GV nhận xét giờ học. ___________________________ Tiết 2 Luyện từ và câu Đại từ xưng hô I- Mục tiêu bài học: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bước đầu sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn. II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học HĐ2: Phần nhận xét - Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1. + Đoạn văn có những nhân vật nào? + Các nhân vật làm gì? + HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến. + GV kết luận những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. - Bài tập 2: HS nêu yêu cầu của bài - đọc lời của từng nhân vật - nhận xét về thái độ của từng nhân vật: Lời giải: + Cách xưng hô của cơm (xưng là chúng tôi, gọi hơ bia là chị): tự trọng lịch sự với người đối thoại. + Cách xưng hô của hơ bia (xưng là ta, gọi cơm là các ngươi): kiêu căng thô lỗ, coi thường người đối thoại. - Bài tập 3: + GV hướng dẫn HS tìm những từ các em thường tự xưng với thầy cô, bố mẹ, anh chị em, bạn bè. Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, lứa tuổi, giới tính. HĐ3: Phần nghi nhớ HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK. HĐ4: Luyện tập - Bài tập 1: HS đọc yêu cầu và làm bài. Lời giải: + Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa. + Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ. - Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và làm bài. Lời giải đúng: 1-tôi; 2-tôi; 3-nó; 4-tôi; 5-nó; 6-chúng ta. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS hoàn chỉnh bài (nếu ở lớp làm chưa xong). ___________________________ Tiết 4 Lịch sử: ôn tập: hơn tám mươi năm chống thực dân pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945) I- Mục tiêu bài học: HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó. II- Phương Tiện dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng thống kê các sự kiện đã học. III- Các hoạt động dạy học: a) Phương pháp chủ yếu là đàm thoại. b) Chia lớp thành hai nhóm; lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo hai nội dung: thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính: - Năm 1858: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. - Nửa cuối thế kỷ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào cần vương. - Đầu thế kỷ XX: phông trào Đông du của Phan Bội Châu. - Ngày 03-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. - Ngày 19-8-1945: Khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội. - Ngày 02-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập. c) Tập trong vào hai sự kiện: - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. - Cách mạng tháng Tám - GV cho HS thảo luận về ý nghĩa lịch sử của hai sự kiện lịch sử nói trên. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài. - Nhận xét giờ học. - Khen HS học tốt. ___________________________________________________________________ Thứ năm 15 tháng 11 năm 2007 Buổi sáng Tiết 1 Tập đọc tiếng vọng I- Mục tiêu bài học: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ. - Cảm nhận được tâm trạng ân hận , day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ.Hiểu được diều tác giả muốn nói: đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. II- Phương Tiện dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” trả lời câu hỏi sau bài đọc. 2. Dạy bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài đọc. HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Một HS khá giỏi đọc bài. HS quan sát tranh minh hoạ. - HS nối tiếp đọc. - HS luyện đọc theo cặp. - HS nối tiếp đọc các khổ của bài thơ. - GV đọc diễn cảm bài thơ. Lưu ý: nhấn giọng các từ: chết rồi, giữ chặt, lạnh ngắt, mãi mãi, rung lên, lăn b. Tìm hiểu bài: - GV hướng dẫn HS đọc thầm và đọc lướt. Tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội du ... GV tổ chức cho học sinh chơi, chú ý phòng tránh chấn thương. IV- Củng cố - Tổng kết: - Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. ___________________________ Tiết 2 Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh. I- Mục tiêu bài học: - Đánh giá lại kết quả làm bài kiểm tra định kì ( Phần tập làm văn) - Học sinh nhận ra được ưu, khuyết trong bài làm của mình và của bạn để sữa chữa. II- Các hoạt động dạy học: 1. HS nhắc lại đề bài, yêu cầu đề bài. Đề bài: hàng ngày em lại được đến với ngôi trường thân yêu của mình. Em hãy tả lại môi trường đó. ? Đề bài yêu cầu chúng ta điều gì? HS trả lời, GV gạch dưới các từ tả: ngôi trường. 2. Nhận xét đánh giá kết quả làm bài: * Ưu điểm: Trình bày đảm bảo bố cục của bài văn, rõ ràng. Tả được khuôn viên của ngôi trường như là: các dãy nhà, sân trường, phòng học, văn phòng, các phòng chức năng, nhà ăn, bồn hoa cây cảnh. Đã sử dụng được các từ gợi tả, các biện pháp so sánh hay nhân hoá. Một số bài tiêu biểu: Quỳnh Liên, Hà Phương, Giang, Khánh Huyền, Nam, Duyên. * Tồn tại: Còn một vài em làm bài chưa rõ bố cục: Hồ Văn Sơn, Mai Nô en, Phan Cẩm Tú, Đình Cường. Văn viết còn khô khan, thiếu hình ảnh, còn mang màu sắc kể, chưa làm nổi bật được ngôi trường. 3. Chữa lỗi Trên cơ sở các lỗi ở trong bài, GV hướng dẫn các em chữa lỗi. Đọc một và bài làm tốt. Nhận xét, đánh giá giờ học. ___________________________ Tiết 3 Toán luyện tập chung I- Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Rèn luyện kỷ năng cộng, trừ hai số thập phân. - Tính giá trị biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính. - Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính thuận tiện. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4. - Bài 1: Đặt tính rồi tính: Nhắc HS đặt tính đúng, tính từ phải sang trái. - Bài 2: Tìm x: Ví dụ: x - 3,5 = 2,4 + 1,5 x - 3,5 = 3,9 x = 3,9 + 3,5 x = 7,4 - Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện: Ví dụ: a, 14,75 + 8,96 + 6,25 = (14,75 + 6,25) + 8,96 = 21 + 8,96 = 29,96 - Bài 4: HS đọc kỹ đề bài rồi giải bài toán bằng hai cách. Cách 1: d = a - (b + c) Cách 2: d = a - b - c HĐ2: Chấm và chữa bài - Bài tập 1, 2 đọc kết quả; - Bài tập 3, 4 HS viết lên bảng và chữa kỹ. III- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em học tốt. ___________________________ Tiết 4 Luyện từ và câu: Quan hệ từ I- Mục tiêu bài học: - Bước đầu nắm khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết được một vài quan hệ từ, ( hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu với quan hệ từ. II- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Nhắc lại kiến thức về đại từ xưng hô. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Phần nhận xét. BT1: HS đọc yêu cầu bài tập HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi, ghi ý kiến vào vở nháp. Chốt lời giải đúng: Từ và nối say ngây với ấm nóng. Từ của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ mi Từ như nối không đơm đặc với hoa đào Từ nhưng nối hai câu trong đoạn văn KL: Các từ và, của, như, nhưng trong các ví dụ trên nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý giữa các câu. Các từ ấy gọi là quan hệ từ. BT2: GV tiến hành tương tự bài tập 1. Rút ra kết luận: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận của câu. c. Phần ghi nhớ: 2-3 HS đọc ghi nhớ ở SGK d. Phần luyện tập: BT1: HS đọc yêu cầu bài tập HS tìm quan hệ từ và tác dụng của các từ đó. BT2,3 : HS đọc đề và tự hoàn thành bài tập Chữa bài tập BT2: Cặp từ trong câu1 là : Vì ......nên....... biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả Cặp từ Tuy..........nhưng......... biểu thị mối quan hệ tương phản. BT3: GV gọi nhiều HS nêu câu của mình. III- Củng cố - Tổng kết: ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007 Buổi sáng Tiết 1 Tập làm văn: Luyện tập làm đơn. I- Mục tiêu bài học: - Củng cố kiến thức về cách viết đơn. - Viết được một lá đơn kiến nghị đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. II- Phương Tiện dạy học: Mẫu đơn viết sẵn trên bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài văn, đoạn văn các em đã viết lại ( sau tiết trả bài) 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn học sinh viết đơn. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ đã ghi sẵn mẫu đơn, gọi 1-2 HS đọc lại. - GV hướng dẫn các em trao đổi các nội dung cần thiết trong lá đơn. Tên đơn: Đơn kiến nghị. Nơi nhận đơn: UBND hoặc công ty cây xanh ở địa phương, thị xã... UBND hoặc công an địa phương Giới thiệu về bản thân: Bác tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn. - GV nhắc học sinh trình bày lá đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục. - Một vài học sinh nói đề bài các em đã chọn - HS tiến hành viết vào vở - Gọi một số học sinh đọc đơn, cả lớp và giáo viên nhận xét về nội dung và cách trình bày. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét, đánh giá tiết học - Quan sát một người trong gia đình. ___________________________ Tiết 2 Toán: T55. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên. I- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. II- Các hoạt động dạy học: 1. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1. H: Muốn tính chu vi hình tam giác, ta làm như thế nào? ( tính tổng độ dài 3 cạnh) HS nêu phép tính: 1,2 x 3 = ? (m) Gv gợi ý để HS rút ra cách đổi để 1,2 m = 12dm, chuyển thành phép nhân 2 số tự nhiên. 12 x 3 = 36 (dm) = 3,6 m Hướng dẫn học sinh nhân 1,2 x 3 theo các bước: + Đặt tính. + Nhân như nhân số tự nhiên. + Đếm xem ở phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. - Nêu ví dụ 2, yêu cầu HS vận dụng tính: 0,46 x 12 =? - Yêu cầu học sinh rút ra quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.Chú ý nhấn mạnh các thao tác: nhân, đếm và tách. 2. Thực hành luyện tập: GV ra các bài tập1,2,3 VBTT HS làm bài tập trong vở bài tập. Chữa bài tập. BT 1,2 chữa trên bảng lớp để khắc sâu thao tác nhân cho HS. III- Củng cố - Tổng kết: ___________________________ Tiết 3 Khoa học Tre, mây, song I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết: - Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song - Nhận ra một số đồ dùng hành ngày làm bằng tre, mây, song. - Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình. II- Phương Tiện dạy học: - Hình trang 46, 47 SGK. - Một số tranh ảnh các đồ dùng từ mây tre song. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Làm việc với SGK * Mục tiêu: HS lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song. * Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn, GV phát phiếu, HS làm việc với phiếu. - Bước 2: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên. Tre mây, song Đặc điểm Công dụng - Bước 3: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. HĐ2: Quan sát và thảo luận - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK, nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu nào. - Bước 2: Làm việc cả lớp: + Từng nhóm trình bày cách ứng xử, nhóm khác bổ sung. + GV nêu câu hỏi thảo luận: kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà bạn biết? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn? IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em học tốt. ___________________________ Tiết 4 Thể dục động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân. trò chơi “chạy nhanh theo số” I- Mục tiêu bài học: - Ôn năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác. - Ôn trò chơi “Chạy nhanh theo số" Yêu cầu chơi chủ động nhiệt tình. II- Phương Tiện dạy học: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: 1 còi , kẻ sân chơi trò chơi. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập. - Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông. HĐ2: Phần cơ bản a. Học trò chơi “Chạy nhanh theo số” - GV điều khiển trò chơi. - Cho HS chơi chính thức. b. Ôn năm động tác thể dục đã học của bài thể dục phát triển chung. - HS ôn từng động tác 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. - HS ôn lại cả năm động tác 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. Trong quá trình HS tập GV sửa sai cho HS và tổ chức thi đua giữa các tổ, các cá nhân. IV- Củng cố - Tổng kết: - Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. ___________________________________________________________________ Tiết 5 Đạo đức thực hành giữa kì I I- Mục tiêu bài học: HS ôn lại các kiến thức về các bài đã học: - Em là HS lớp 5. - Có trách nhiệm về việc làm của mình. - Có chí thì nên. - Nhớ ơn tổ tiên. - Tình bạn. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Hoạt động theo nhóm 4 * Mục tiêu: HS trao đổi với bạnvề những việc mình đã làm được sau khi học các bài đạo đức đã nêu trên * Cách tiến hành: Bước 1: HS tự nêu những việc làm của mình cho bạn nghe. Bước 2: HS trao đổi với nhau việc nào tốt , việc nào chưa tốt. HĐ2. THảo luận cả lớp * Cách tiến hành: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình cho cả lớp nghe. - Cả lớp và GV theo dõi và nhận xét. - GV kết luận: Bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn; cần phải biết ơn tổ tiên; cần phải có trách nhiệm với việc làm của mình. HĐ3. Học sinh hát, đọc thơ, kể chuyện, đọc ca dao, tục ngữ về các chủ đề trên. - HS làm việc cá nhân. - HS trao đổi bài với bạn bên cạnh. - GV mời một số HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét và kết luận III- Củng cố - Tổng kết: - Nhận xét giờ học. - HS sưu tầm truyện ca dao, tục ngữ về các chủ đề đã học. ___________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: