Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 16 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 16 (chi tiết)

Luyện Tiếng Việt

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU: Giúp HS viết bài văn tả người hoàn chỉnh qua đề bài : Tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* HĐ1: Củng cố kiến thức.

 - HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người

* HĐ2: Hướng dẫn HS viết bài văn : Tả một em bé đang tuổi tập nói,tập đi.

 - HS xác định yêu cầu đề bài .

 - HS ghi nhanh ra giấy nháp những từ ngữ tả hình dáng,tả hoạt động và tả tính nết em bé.

 - HS phát biểu ,GV ghi bảng một số từ ngữ tiêu biểu:

 + Bụ bẫm, (nước da) trắng hồng, kháu khỉnh, (đôi môi)đỏ chót, (đôi mắt )đen lay láy,( tóc )đen mượt,(đôi má) phúng phính,

 + Mút tay, bắt chước (người lớn), cười (toe toét), nói( theo mẹ), bước đi (chập chững),khóc nhè, bước( nhanh khi được mọi người cổ vũ),

 - HS viết bài vào vở .

 - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu.

 - HS nối tiếp nhau đọc bài văn của mình.

 - Hướng dẫn HS nhận xét học tập bạn .

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 16 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tiết1
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu: Giúp HS viết bài văn tả người hoàn chỉnh qua đề bài : Tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi.
II.Các hoạt động dạy học
* HĐ1: Củng cố kiến thức.
 - HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người 
* HĐ2: Hướng dẫn HS viết bài văn : Tả một em bé đang tuổi tập nói,tập đi.
 - HS xác định yêu cầu đề bài .
 - HS ghi nhanh ra giấy nháp những từ ngữ tả hình dáng,tả hoạt động và tả tính nết em bé.
 - HS phát biểu ,GV ghi bảng một số từ ngữ tiêu biểu:
 + Bụ bẫm, (nước da) trắng hồng, kháu khỉnh, (đôi môi)đỏ chót, (đôi mắt )đen lay láy,( tóc )đen mượt,(đôi má) phúng phính, 
 + Mút tay, bắt chước (người lớn), cười (toe toét), nói( theo mẹ), bước đi (chập chững),khóc nhè, bước( nhanh khi được mọi người cổ vũ), 
 - HS viết bài vào vở .
 - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu. 
 - HS nối tiếp nhau đọc bài văn của mình.
 - Hướng dẫn HS nhận xét học tập bạn .
* HĐ3: Nhận xét, đánh giá tiết học.
----------***----------
Tiết 2: Tin học.
( GV chuyên trách dạy)
----------***----------
Tiết 3 Thể dục
Luyện bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung - Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi , 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
HĐ1: Phần mở đầu:
 - GV tập hợp lớp theo 3 hàng dọc, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- HS giậm chân tại chổ vỗ tay.
- Hs xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
HĐ2: Luyện tập
 a. Ôn bài thể dục phát triển chung:. 
 - Hs nhắc lại tên các động tác của bài thể dục phát triển chung :vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy. 
- GV ôn cho cả lớp : 2-3 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp ( Do lớp trưởng hô nhịp)
- Các tổ tự ôn do tổ trưởng điều khiển- GV theo dõi các tổ tập để sửa sai.
- Tổ chức cho các tổ thi đua : 3-4 phút
HĐ3: Tổng kết
- Cho HS thả lỏng hoặc hát một bài.
- GV cùng HS hệ thống bài.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
----------***---------
Tiết 4 : HDTH
ơ 
 Luyện Viết
I-Mục tiêu:
Nghe-viết đúng,trình bày đúng bài chính tả “ Thầy thuốc như mẹ hiền”
 Rèn tính cẩn thận, trình bày bài có sáng tạo.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Hướng dẫn HS viết bài
- GV đọc lại một lần toàn bài Về ngôi nhà đang xây. 
- GV cho HS nêu một số từ khó viết ( chữa, danh lợi, bệnh, ngự y .) 
GV nhận xét và yêu cầu HS tìm ra những từ ngữ nào phải viết hoa như : Hải Thượng Lãn Ông..
- Một HS viết trên bảng lớp, Cả lớp viết vào vở nháp.
HĐ 2: HS viết bài vào vở luyện viết.
- GV đọc từng câu, HS viết.
- GV đọc, HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- GV thu bài, chấm bài .
* Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Tiết 1:
Luyện Toán
Luyện giải toán về tỉ số phần trăm.
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với tỉ số phần trăm.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ1: Củng cố kiến thức.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 1. Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào ?
 2. HS nêu miệng cách tính tỉ số phần trăm của 13 và 25 .
* GV chốt: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm theo 2 bước:
 + Tìm thương của 2 số.
 + Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được. 
 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập:
1. GV treo bảng phụ đã chép sẵn các bài tập: 
Bài 1:Tìm tỉ số phần trăm của:
25 và 40; 1,6 và 80; 0,4 và 3,2; 
Bài 2:Tính :
a) 12,5% + 1,6% ; b) 150% - 72,5% ; c) 26,3% x 7 ; d) 216% : 8 
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một đội bóng rổ đã thi đấu 20 trận, thắng 12 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là:
A. 12% B. 32%
C. 40% D. 60%.
Bài 4 ( Dành cho HS khá, giỏi): Tìm tỉ số phần trăm của:
a) và ; b) 18 và ; 
2. Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1, bài 2: - HS tự làm bài vào vở.
Bài 3: - HS đọc bài toán.
GV có thể nêu : Số trận thắng chiếm bao nhiêu phần trăm số trận đã thi đấu? 
Gợi ý : để khoanh vào câu trả lời đúng , trước hết các em phải làm gì? ( Tính tỉ số phần trăm của 12 và 20 ).
Bài 4: - Để tìm tỉ số phần trăm của các hỗn số ( hoặc phân số) đó thì bước 1 ta phải làm gì? 
3. HS làm bài – GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
HĐ3: Chấm và chữa bài:
Bài 1; 2 : HS nêu miệng cách tính và kết quả từng phép tính.
Bài 3: HS phát biểu cách làm – nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Khoanh vào D.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS ôn lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số. 
---------***----------
Tiết 2: Kĩ thuật.
 Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I. Mục tiêu :HS cần phải :
- Kể được tên và nêu được một số đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương.
II. Đồ dùng dạy học :- Tranh ảnh minh hoạ , phiếu học tập , phiếu đánh giá .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 A. Bài cũ: - Em hãy nêu ích lợi của việc nuôi gà.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
HĐ 1:Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và điạ phương:
GV nêu yêu cầu 
HS kể tên giống gà : Ghi theo 3 nhóm :gà nội . gà nhập nội, gà lai .
Kết luận hoạt động 1: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta . Có nhữn gióng gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ácCó những giống gà nhập nội như gà Tam hoàng, gà lơ-go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt ri,..
HĐ 2:Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
HS thảo luận nhóm về đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta, điền kết quả vào phiếu :
Tên giống gà
Đặc điểm ,hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
Gà ác 
Gà Lơ -go
Gà Tam Hoàng
Nêu đặc điểm của một giống gà đang được nuôi nhiều ở địa phương 
Kết luận nội dung bài học ( Phần ghi nhớ trong SGK).
HĐ3:Đánh giá kết quả học tập 
Hỏi: - Vì sao gà ri được nuôi nhiều ở nước ta? Em hày kể tên một số giống gà đang được nuôi ở gia đình hoặc ở địa phương em.
HS làm bài tập . 
GV nêu kết quả bài tập .
HS báo cáo kết quả tự đánh giá .
GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của học sinh .
IV.Nhận xét - dặn dò : 
GV nhận xét tinh thần thái độ và ý thức học tập của học sinh. 
Chủân bị bài sau “Chọn gà để nuôi”.
----------***----------
Tiết 3: HĐNG
Sinh Hoạt Đội.
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
Tiết 1:
Luyện Tiếng Việt
Luyện Từ và câu: Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
-Thống kê được nhiều từ ngữ chỉ các sự vật ,hiện tượng trong thiên nhiên .
-Tìm được những từ ngữ nói về hạnh phúc.
II- Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Kiểm tra kién thức:
- Gọi 4 em lên bảng thực hiện yêu cầu: Mỗi em viết 4 từ ngữ miêu tả hình dáng của con người: 
 + Miêu tả mái tóc.
 + Miêu tả vóc dáng.
 + Miêu tả khuôn mặt.
 + Miêu tả làn da.
- HS dưới lớp làm bài vào vở nháp.
 HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: Liệt kê các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. 
Hs đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
HS nêu miệng các từ vừa tìm được – Các bạn khác nhận xét – GV chốt lại:
Sông. núi, đất, thác, gềnh, .. mưa, nắng , gió , bão,.
Bài 2: Tìm các từ ngữ miêu tả: 
Biển:
Rừng núi:
Cánh đồng:
Tổ chức cho các em làm viếc theo tổ : Tổ 1: a ; tổ 2: b ; tổ 3: c.
Đại diện các tổ trình bày ý kiến – nhận xét .
GV có thể yêu cầu HS KG tìm thành ngữ , tục ngữ có các từ ngữ trên.
 Bài 3: Liệt kê các từ nói về hạnh phúc. 
Hs làm bài cá nhân – GV theo dõi .
Gọi HS tiếp nối nhau nêu miệng các từ vừa tìm được.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- HS nhác lại nội dung của tiết học.
- GV nhận xét , đánh giá tiết học.
---------***----------
Tiết 2: Tin học.
( GV chuyên trách dạy).
---------***----------
Tiết 3: Tiếng Anh.
( GV chuyên trách dạy ).
Tiết 4 Khoa học
chất dẻo
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II. Đồ dùng dạy - học
Hình trang 64, 65 SGK.
III. Hoạt động dạy - học
A.Bài cũ: Em hãy nêu các tính chất của cao su .
B.Bài mới:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
HĐ1: Quan sát 
* Mục tiêu: HS nói dược về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm thông thường được làm ra từ chất dẻo. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đồ dùng bằng nhựa, kết hợp quan sát hình trang 64 SGK để thảo luận tìm hiểu về tính chất của một số đồ dùng làm bằng chất dẻo. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
+ GV kết luận: Hình 1 : các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.Hình 3: áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước. Hình 4: xô, chậu nhựa đều không thấm nước.
HĐ2: Thực hành xử lý thông tin và liên hệ thực tế:
- Bước 1: Làm việc cá nhân: 
HS đọc thông tin để trả lời các câu hỏi trang 65 SGK. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
GV yêu cầu một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. 
- Kết luận:
+ Tính dẻo không có sẵn trong tự nhiên nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ.
+ Chất dẻo có tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như: bát, đĩa, xô, chậu, bàn, ghế dùng xong cần được rửa sạch hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh. Nhìn chung rất bền và không đòi hỏi cách bảo quản đặc biệt.
+ Ngày nay các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, vải và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp và rẻ.
 *Liên hệ: Trong quá trình chế biến và sản xuất đồ dùng bằng chất dẻo phải chú trọng đến xử lí chất thải tránh làm ô nhiễm môi trường. Mặt khác người sử dụng cần có ý thức xếp những đồ dùng đã hư hỏng và loại rác thải có thể tái chế.
HĐ3: Nhận xét, dặn dò
GV nhận xét giờ học. 
 Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009.
Tiết 1: Tiếng Anh.
( GV chuyên trách dạy).
----------***----------
Tiết 2: Âm nhạc.
( GV chuyên trách dạy )
----------***----------
Tiết 3: Khoa học
tơ sợI
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS biết:
Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II- Đồ dùng dạy – học : 
 Hình trang 66 SGK.
III. Hoạt động dạy - học
A. Bài cũ : - Gọi HS trả lời câu hỏi:
- Chất dẻo có những tính chất gì?
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn bài mới:
HĐ1: Quan sát và thảo luận:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: 
HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 66 SGK . 
- Bước 2: Làm việc cả lớp: GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi: 
 Câu hỏi quan sát :
Hình 1: liên quan đến việc làm ra sợi đay.
Hình 2: liên quan đến việc làm ra sợi bông.
Hình 3: liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
Câu hỏi liên hệ thực tế:
Các sợi có nguồn gốc từ thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai.
Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm. 
HĐ2: Thực hành:
* Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 67 SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
+ GV kết luận: Tơ sợi tự nhiên: khi cháy tạo thành tàn tro.
 Tơ sợi nhân tạo: khi cháy thì vón thành cục.
HĐ3:Làm việc với phiếu học tập
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1. Tơ sợi tự nhiên:
- sợi bông
- tơ tằm
2.Tơ sợi nhân tạo: 
sợi ni lông
HĐ4: Nhận xét, dặn dò : 
- HS nhắc lại nội dung chính của giờ học.
- GV nhận xét giờ học. 
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tiết 1
Luyện Toán
LUYệN Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu
 - Giúp hs ôn lại cách giải bài toán tìm một số khi biết số phần trăm của nó.
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1: Củng cố kién thức:
Hỏi : Muốn tìm một số khi biết số phần trăm của nó ta làm như thế nào ?
HĐ2: Hướng dẫn HS làm các bài tập sau 
 1. GV chép sẵn các bài tập lên bảng:
Bài 1: Số cây cam của một nông trường là 552 cây, chiếm 92% số cây cả nông trường. Hỏi nông trường đó có bao nhiêu cây cam ?
Bài 2: Kiểm tra sản phẩm của một xưởng may, người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5% tổng số sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm.
Bài 3: Một cửa hàng chứa gạo tẻ và gạo nếp, trong đó có 5 tấn gạo nếp chiếm 25% số gạo trong cửa hàng. Tính tổng số gạo trong cử hàng đó?
Bài làm thêm: Một người bán một số hàng được lãi 152.000 đồng. Tính ra số tiền lãi này bằng tính 8% số tiền mua hàng ban đầu. Hỏi người đó đã bán số hàng đó được bao nhiều tiền ? 
2. HS làm bài – GV theo dõi và giúp đỡ các em trong quả trình làm bài.
 HĐ3: Chấm chữa bài 
 - Một số hs lên bảng làm .
 - Cả lớp và gv nhận xét , chữa bài :
Bài 1: Nông trường đó có số cây cam là:
 552 x100 : 92 = 600 (cây).
 Đáp số : 600 cây cam.
 Bài 2: cách làm tương tự. 	 1
Bài 3: - Có thể hướng dẫn các em tính nhẩm 25% = 
 4
 Số gạo trong kho là: 5 x 4 = 20 (tấn).
Bài 4: ( Số tiền đã bán được 1900.000 đồng ).
 HĐ4: Củng cố, dặn dò 
 - HS nhắc lại cách tính một số khi biết số phần trăm của nó.
 - GV nhận xét tiết học . 
----------***----------
Tiết 2
 Mĩ thuật
( GV chuyên trách dạy).
----------***----------
Tiết 3
HĐTT
Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 16:
- Nề nếp sinh hoạt 15 phút theo qui định của Đội.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ nhiều bạn đạt điểm tốt như Lan Dung, Thảo, Hà Giang, Đức,
- Nhiều em tiến bộ về chữ viết như: Thương, Hiệp ,
- Một số em cần rèn luyện thêm về chữ viết và cách trình bày bài: Quý, Phúc, Ngọ , Mạnh 
 - Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, kịp thời.
II. Kế hoạch tuần 17
- Tiếp tục thi đua ôn tập tốt chuẩn bị cho thi cuối học kì I.
- Xây dựng tốt nề nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Học bài và làm bài đầy đủ, có ý thức viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ
 - Duy trì tốt mội nề nếp sinh hoạt.
 - Hoàn thành tôt kế hoạch trong tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 5B.doc