Giáo án các môn học khối khối 5 - Tuần lễ 25

Giáo án các môn học khối khối 5 - Tuần lễ 25

TẬP ĐỌC

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. Mục đích – yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tổ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy -học:

Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng.

III. Các hoạt động dạy- học :

 

doc 52 trang Người đăng hang30 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối khối 5 - Tuần lễ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
 TẬP ĐỌC
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tổ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy -học:
Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:
+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?
+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?	
+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
+ Nêu nội dung bài đọc.
- GV nhận xét và ghi điểm cho từng HS
2. Dạy bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ điểm mới: Nhớ nguồn với các bài học cung cấp cho HS những hiểu biết về cội nguồn và truyền thống quý báu của dân tộc, của cách mạng. 
 - Giới thiệu bài Phong cảnh đền Hùng- bài văn miêu tả cảnh đẹp đền Hùng , nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Mời một HS giỏi đọc bài văn.
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng .
- YC học sinh chia đoạn bài đọc. 
- Mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- YC học sinh đọc thầm theo đoạn và trả lời câu hỏi. 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 
*Thời đại Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến năm 258)
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?
- GV : những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? 
- GV kể thêm : đền Hạ gợi nhớ sự tích Sự tích trăm trứng. Ngã Ba Hạc gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh (nơi vua Hùng dựng lều kén rể); đền Trung gợi nhớ truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày.
* GV chốt lại : Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội ngườn dân tộc. 
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- GV : Tương truyền vua Hùng Vương thứ sáu đã “hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh Nghĩa Lĩnh vào ngày 10-3 âm lịch (1632 TCN) nên người Việt lấy ngày 10-3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ. Câu ca dao còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia ngọt xẻ bùi trong chiến tranh cũng như trong hoà bình.
- YC học sinh tìm nội dung của bài văn. 
HĐ3 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.
- Bài văn nên đọc với giọng như thế nào?
- GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.
- Gọi 3 em thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương, ghi điểm.
3. Củng cố 
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên.
4. Dặn dò : 
- Dặn HS nếu có điều kiện hãy cùng cha mẹ đến thăm Đền Hùng ; học tập lòng yêu nước, giữ gìn truyền thống dân tộc. 
- Về nhà vieát bài : Vì muôn dân 
- Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.
- Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất – nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
- Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
- Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- 3 học sinh đọc nối tiếp.
- HS luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy ngiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
- Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Học sinh đọc chú giải trong sgk. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 học sinh đọc.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc thầm theo đoạn và trả lời câu hỏi. 
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu,Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bước tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh. 
- Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Câu ca dao ca ngợi truyền thống thuỷ chung luôn nhớ về cội nguồn của người Việt Nam./ Nhắc nhở, khuyên răn mọi người : Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn. 
- HS thảo luận, nêu:
Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
- 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm , thi đọc
- 3 em thi đọc.
-HS neâu.
TOÁN
KIỂM TRA GIỮA KÌ II
(Nội dụng ,yêu cầu, hình thức KT, đánh giá do tổ chuyên moân thống nhất)
............................................................................................
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài : Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu tổ quốc Việt Nam.
- Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.
- Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Các hoạt động dạy- học: 
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. KT bài cũ: 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để xây dựng đất nước?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
* Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức.
1. Bài “Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương.
- Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam.
- Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam.
2. Bài “Uy ban nhân dân xã (phường) em”
- Kể tên một số công việc của Uy ban nhân dân xã (phường) em.
- Em cần có thái độ như thế nào khi đến Uy ban nhân dân xã em?
3. Củng cố 
- Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương ? Yêu đất nước ?
- Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước ?
4. Dặn dò
- Nhắc nhở học sinh cần học tốt để xây dựng đất nước.
- 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời.
- Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa; tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm . 
- Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước.
- HS tự nêu.
- Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc xin cho trẻ em; tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế; tổng vệ sinh làng xóm, phố phường; tổ chức các đợt khuyến học.
- Tôn trọng UBND xã (phường); chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc.
 KHOA HỌC
ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
(Tiết 1 )
I. Mục đích yêu cầu:
- Sau bài học, HS được củng cố về:
+ Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng ; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
+ Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy- học :
- Chuẩn bị theo nhóm : 
+ Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Hình trang 101, 102 SGK	
III. Các hoạt động dạy-học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- HS1 : + Em cần làm gì và không nên làm gì để tránh bị điện giật ? 
- HS 2 : + Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện ?
- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm từng HS.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài : Để củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng đồng thời rèn những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến nội dung phần Vật chất và năng lượng. Tiết này chúng ta cùng ôn tập bài: Vật chất và năng lượng. (tiết 1)
Hướng dẫn HS ôn tập:
Hoạt động 1 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
- Cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó gọi các đại diện trình bày trước lớp. 
- Một HS của nhóm này nêu câu hỏi. Một HS của nhóm khác chọn câu trả lời đúng và nêu.
- GV cùng cả lớp nhận xét, thống nhất :
+ Đồng có tính chất gì?
+ Thủy tinh có tính chất gì ?
+ Nhôm có tính chất gì ? 
+ Thép được sử dụng để làm gì? 
+ Sự biến đổi hóa học là gì ? 
+ Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch? 
a. Nước đường 
b. Nước chanh pha với đường và nước sôi để nguội
c. Nước bột sắn (pha sống)
+ Sự biến đổi hóa học của các chất dưới đây xảy ra trong điều kiện nào?
- Cho hs quan sát tranh SGK để trả lời câu hỏi
Hoạt động2 : Quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
+ Các phương tiện máy móc dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
3. Củng cố
- GV nêu một vài câu hỏi vừa ôn tập để củng cố bài.
+ Em hãy nêu tính chất của đồng?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
4. Dặn dò
- Dặn HS về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị cho tiết học sau.
- 2 hs trả lời  ...  của châu Phi là 30 triệu km2 
+ Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn.
+ Các bồn địa của châu Phi là: Bồn địa Sát, bồn địa Nin thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các cao nguyên của châu Phi là: cao nguyên Ê-to-ô-pi, cao nguyên Đông Phi.
+ Các con sông lớn của châu Phi là: sông Nin, sông Ni-giê, sông Côn- gô, sông Dăm-be-di.
+ Hồ Sát , hồ Víc-to-ri-a
- HS đọc thông tin SGK ,làm việc theo nhóm, để hoàn thành nội dung sau vào VBT, 1 nhóm làm trên bảng lớp:
Cảnh thiên nhiên châu Phi
Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, động thực vật
Phân bổ
Hoang mạc
Xa-ha-ra
- Khí hậu khô và nóng nhất thế giới
- Hầu như không có sông ngòi, hồ nước.
- Thực vật và động vật nghèo nàn.
Vùng Bắc Phi
Rừng rậm
nhiệt đới
- Có nhiều mưa.
- Có các con sông lớn, hồ nước lớn. 
- Rừng cây rậm rạp, xanh tốt, động thực vật phong phú. 
Vùng ven biển, bồn Địa Côn-gô.
Xa-van
- Có ít mưa.
- Có một vài con sông nhỏ.
- Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng nghìn năm.
- Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ.
Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa-ha-ra. Cao nguyên Đông Phi, bồn địa Ca-la-ha-ri
- GV gọi nhóm làm trên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV sửa chữa câu trả lời cho HS .
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn?
+ Vì sao ở các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
- GV sửa chữa câu trả cho HS, sau đó tổng kết:
* Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa-van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn-gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy là vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả động vật và thực vật đều khó phát triển.
3. Củng cố
- GV tổ chức cho HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi.
- GV nhận xét, khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tranh ảnh, thông tin hay.
4. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
-HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Vì hoang mạc có khí hậu nóng khô nhất thế giới, sông ngòi không có nước, cây cối, động vật không phát triển được.
+ Vì xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển, làm thức ăn cho động vật ăn cỏ vì thế động vật ăn cỏ phát triển.
- HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi.
KĨ THUẬT
 LẮP XE BEN (tiết 2)
	I. Mục đích yêu cầu
- Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- HS khéo tay lắp được xe ben theo mẫu xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
	II.Đồ dùng dạy-học
-Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	III. Các hoạt động dạy-học.
Hoạt đông GV
Hoạt đông HS
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng trả lời:
-Em hãy nêu các bước lắp xe ben ?
- Nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới. - Giới thiệu bài:nêu mục đích của bài học - ghi đầu bài.
HĐ 1: HS thực hành lắp xe ben.
a) Chọn các chi tiết.
- Hướng dẫn hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
* Gọi 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk.
+ Yêu cầu hs phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Cho hs thực hành lắp ráp xe.
* GV quan sát nhắc nhở:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 - SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết trước.
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số phòng hãm cho mỗi trục.
* Theo dõi uốn nắn kịp thời những hs làm sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK)
- Lưu ý hướng dẫn hs:
*Lắp ca bin:
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Nhắc hs khi lắp xong cần:
- Kiểm tra sản phẩm : Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
HĐ 2 : Đánh giá sản phẩm.
- Cho hs tưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Gọi hs nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK), đối với những em đã lắp xong.
- Gọi 3hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn theo 3 tổ.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs. 
- Nhắc hs tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3. Củng cố.
- Gọi hs nêu các bước lắp xe ben ?
4. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị tiết sau những em làm chưa xong tiếp tục học tiếp, những em đã lắp xong tiết sau lắp cho thành thạo hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Các bước lắp xe ben:
+ Lắp các bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin.
+ Lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo thành ca bin hoàn chỉnh.
- Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk, cả lớp theo dõi nhớ lại các bước lắp.
- Hs quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Hs thực hành lắp ráp xe theo các bước ở sgk.
- Chú ý lắp ca bin như gv hướng dẫn.
- Hs nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK)
- 3hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
KEÅCHUYỆN
VÌ MUÔN DÂN
I. Mục đích yêu cầu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
- Giáo dục học sinh biết đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ nhau trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
- Bảng lớp viết những từ ngữ được chú giải sau truyện ở SGV.
- Giấy khổ to vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài : Tiết kể chuyện hôm nay, các em cùng nghe kể lại câu chuyện về Trần Hưng Đạo. Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử nước ta. Trần Hưng Đạo là anh hùng dân tộc có công giúp các vua nhà Trần ba lần đánh tan ba cuộc xâm lược của giặc Nguyên - Mông. Không chỉ vậy Trần Hưng đạo còn có một tính cách đẹp, đáng học tập và trân trọng. Tính cách đó là gì? Các em cùng nghe cô kể chuyện.
HĐ1 : GV kể chuyện : 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
- GV kể lần 1 : Giọng kể thong thả, chậm rãi.
- HS nghe, GV kể xong, giải nghĩa một số từ khó đã ghi trên bảng lớp :
Dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ gia tộc giữa các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ, giới thiệu tên 3 nhân vật:
Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là anh em họ : Trần Quốc Tuấn là con ông bác, Trần Quang Khải là con ông chú. Trần Nhân Tông là cháu gọi Trần Quang Khải là chú. 
- GV kể lần 2 : GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to treo trên bảng lớp. HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.
- GV kể lần 3: 
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
*Kể chuyện trong nhóm. 
- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.
- Gọi HS phát biểu. GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể chuyện trước lớp:
- GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- GV nhận xét, cho điểm HS kể tốt.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
* Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. Sau đó GV chốt lại:
+ Câu chuyện kể về ai? 
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thãnh ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?
3. Củng cố.
- GV hỏi : + Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân”?
- Giáo dục hs noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.
4. Dặn dò
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- GV nhận xét tiết học.	
- 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
- Đọc chú giải SGK : tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát. 
- Lắng nghe
+ Tranh 1: Cha của Trần Quốc Tuấn
trước khi qua đời dặn con phải dành lại ngôi vua. Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải, nhưng thương cha nên gật đầu.
+ Tranh 2 : Năm 1284, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta.
+ Tranh 3 : Trần Quốc Tuấn mời ông Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng nhau bàn kế đánh giặc.
+ Tranh 4 : Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẩn gia tộc.
+ Tranh 5 : Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các vị bô lão từ mọi miền đất nước.
+ Tranh 6 : Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên mới bị đánh tan.
- Kể chuyện theo nhóm 4
- HS trao đổi với nhau về ý ngfhĩa câu chuyện.
- HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- Hs thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình
+ Câu chuyện kể về Trần Hưng Đạo.
+ Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc ta
* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.
- HS thi đua phát biểu. Ví dụ :
+ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
+ Máu chảy ruột mềm
+ Môi hở răng lạnh.
+ Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. 
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Hs suy nghĩ, trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 25.doc