Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học 27

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học 27

Tập đọc

Tiết 53: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY!

I, Mục tiêu:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

II,Đồ dùng dạy học:

- Tranh chân dung hai nhà khoa học như sgk.

- Sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
Hoạt động tập thể
- Nhận xét hoạt động tuần 26.
- Kế hoạch hoạt động tuần 27.
Tập đọc
Tiết 53: Dù sao trái đất vẫn quay!
I, Mục tiêu:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II,Đồ dùng dạy học:
- Tranh chân dung hai nhà khoa học như sgk.
- Sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc truyện Ga–vrốt ngoài chiến luỹ.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Tổ chức cho hs đọc đoạn.
- Gv sửa đọc kết hợp giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ.
- Gv đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài:
- ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
- Gv giới thiệu sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
- Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gv hướng dẫn để hs tìm đúng giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc.
- 1 HS đọc
- Hs chia đoạn (Chia đoạn: 3 đoạn).
- Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- 1-2 hs đọc bài.
- Hs chú ý nghe gv đọc mẫu.
- Thời bấy giờ người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yêu một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng, các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại.
- Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních.
- Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán của chúa trời.
- Hs nêu những chi tiết nói lên lòng dũng cảm của hai nhà khoa học.
- Hs luyện đọc diễn cảm.
- Hs tham gia thi đọc diễn cảm.
Toán
Tiết 131: Luyện tập chung
I, Mục tiêu :
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải toán có lời văn liên quan đến phân số.
II, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ.
Nêu cách rút gọn phân số?
2, Hướng dẫn thực hành.
Bài1: Cho các phân số :
GV yêu cầu 
Tổ chức cho HS làm bài
- GV nhận xét , đánh giá.
Bài 2:
GV hướng dẫn
Gọi HS lên làm bài .
- Chữa bài , nhận xét , đánh giá
Bài 3: GV HD 
Gọi HS lên làm
Nhận xét , đánh giá.
Bài 4:
GV HD 
Nhận xét , đánh giá bài làm của HS.
3, Củng cố dặn dò.
Cho HS nhắc lại nội dung bài học
- Nhắc HS học bài và chuẩn bị cho bài KT
- Hs trả lời
- Nêu yêu cầu
- 1 Hs lên làm, lớp làm vào vở.
a, Rút gọn :
b, Các phân số bằng nhau là :
 ; 
- Xác định yêu cầu .
1 HS lên làm , lớp làm vào vở.
	Tóm tắt 
 4 tổ : 32 học sinh
 a, 3 tổ chiếm .... phần số học sinh cả lớp?
 b, 3 tổ có ... học sinh ?
 Giải
a , Vì số học sinh của lớp chia làm 4 tổ nên 3 tổ so với cả lớp là số học sinh cả lớp.
b, 3 tổ có số học sinh là :
 32 : 4 x 3 = 24 ( Học sinh )
 Đáp số : ; 24 học sinh.
- Đọc đề, phân tích đề
- HS lên làm bài.
 Giải
 Quãng đường Hải đã đi là 
 ( km )
Quãng đường Hải còn phải đi là :
 15 – 10 = 5 ( km )
 Đáp số : 5 km
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS lên làm bài
 Giải
 Lần sau lấy ra số xăng là :
 32 850 x = 10950 ( l )
Lúc đầu trong kho có số xăng là :
32850 + 10950 + 56200 = 109000 ( l )
 Đáp số : 109 000 lít xăng.
- Nhắc lại nội dung bài học.
Chính tả(Nhớ - viết)
Tiết 27: Bài thơ về đội xe không kính.
I, Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại đúng đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Bài thơ về đội xe không kính. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Tiếp tục luyện viết các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x; ?/ ~.
II, Đồ dùng dạy học:
- Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung bài tập 2, 3.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Viết các từ ngữ bắt đầu bằng l/n.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn hs nhớ –viết.
- Tổ chức cho hs ôn lại đoạn thơ.
- Gv lưu ý hs cách trình bày bài, 1 số chữ dễ viết sai.
- Tổ chức cho hs nhớ –viết bài.
- Gv thu một số bài, chấm, nhận xét.
2.3, Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả:
Bài 2a: 
- Tìm trường hợp chỉ viết với s không viết với x.
- Tìm trường hợp chỉ viết với x không viết với s.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Hoàn chỉnh câu văn.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
 3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs viết.
- Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
- Hs lưu ý cách trình bày bài thơ.
- Hs nhớ, viết lại 3 khổ thơ cuối của bài.
- Hs tự chữa lỗi.
- Hs nêu yêu cầu.
+ sai, sãi, sàn, sản,..
+ xác, xẵng, xấc, xé, xem,....
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs hoàn chỉnh các câu văn.
- Hs nối tiếp đọc câu văn đã hoàn chỉnh.
Khoa học
Tiết 53: Các nguồn nhiệt.
I, Mục tiêu:
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong...
II, Đồ dùng dạy học:
- Diêm, nến, bàn là, kính lúp.
- Tranh, ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
* MT: Kể tên và nêu được vai trò của các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Hình sgk.
- Những vật nào là nguồn toả nhiệt cho các vật xung quanh?
- Gv giúp hs phân loại các nguồn nhiệt.
- Nhóm vai trò của các nguồn nhiệt.
- Gv mở rộng: khí bi ô ga – nguồn nhiệt mới, khuyến khích sử dụng.
2.2, Các rủi ro và nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
* MT: Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm.
2.3, Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động, sản xuất ở gia đình. 
* MT: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
- Em có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt?
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu.
- Hs quan sát hình, thảo luận về các nguồn nhiệt.
- Mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt cháy, sử dụng điện.
- Đun nấu, sưởi ấm, sấy khô,...
- Hs thảo luận nhóm.
- Hs dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và cách phòng tránh.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Hs đại diện các nhóm trình bày.
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 132: Kiểm tra định kì giữa học kì II
(Đề do TTCM ra)
Kể chuyện
Tiết 27: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I, Mục tiêu:
- Chọn được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm theo gợi ý trong SGK.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ trong SGK, bảng lớp viết đề bài, dàn ý của bài kể chuyện.
III.Các hoạt động dạy học :
1,Kiểm tra bài cũ
- Mời 1 HS kể câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về lòng dũng cảm.
- GV nhận xét, cho điểm.
2,Dạy bài mới
2.1,Giới thiệu bài
2.2,HDHS tìm hiểu y/c của đề bài
- GV gạch chân dưới những từ quan trọng.
2.3,Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm, bình chọn người kểhaynhất.
3,Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
- 1-2 HS kể.
- 1 HS đọc đề bài.
- 4HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3,4. Cả lớp theo dõi.
- HS nối tiếp nhau nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS kể theo cặp.
- HS thi kể trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện thi kể.
Luyện từ và câu
Tiết 53: Câu khiến.
I, Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng và cấu tạo của câu khiến (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu khiến trong đạn trích (BT1, mục III), bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô.
II, Đồ dùng đạy học:
- Bảng phụ viết câu khiến ở bài tập 1 – nhận xét.
- Đoạn văn bài tập 1.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Phần nhận xét:
- Câu in nghiêng dưới đây dùng để làm gì?
- Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
- Nói với bạn bên cạnh một câu để mượn vở. Viết lại câu ấy.
- Kết luận: Khi viết câu nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, nhờ vả,...của mình với người khác, ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc dấu chấm than.
2.3, Ghi nhớ sgk.
2.4, Luyện tập:
*Bài 1: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau.
- Nhận xét.
*Bài 2: Tìm 3 câu khiến trong sgk Tiếng Việt hoặc toán của em.
- Nhận xét.
*Bài 3: Đặt câu khiến nói với bạn, anh chị, cô giáo (thầy giáo).
- Chia nhóm:
+ Nhóm 1: Đặt câu khiến nói với bạn.
+ Nhóm 2: Đặt câu khiến nói với anh, chị.
+ Nhóm 3: Đặt câu khiến nói với cô (thầy).
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc câu in nghiêng.
- Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
- Cuối câu có dấu chấm than.
- Hs trao đổi theo nhóm 2.
- Hs nối tiếp nói câu của mình.
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs đọc đoạn trích sgk.
- Hs xác định các câu khiến trong từng đoạn văn, trình bày kết quả.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs tìm câu khiến trong sgk.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs đặt câu khiến theo yêu cầu.
- Hs các nhóm đọc câu của mình.
Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Tiết 54: Con sẻ.
I, Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu được nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. (trả lời được các CH trong SGK)
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Dù sao trái đất vẫn quay!
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.2, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Tổ chức cho hs đọc đoạn.
- Gv sửa đọc kết hợp giúp hs hiểu nghĩa từ.
- GV đọc bài.
b, Tìm hiểu bài:
- Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?
- Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?
- Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
- Em hiểu sức mạnh vô hình là như thế nào?
- Vì sao tác giả bày tỏ lòng thán phục đối với con sẻ nhỏ bé?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv hướng dẫn hs tìm được giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc bài.
- 1HS đọc
- Hs chia đoạn (Chia đoạn: 5 đoạn).
- Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- 1-2 hs đọc bài.
- Thấy con sẻ non vừa ... ?
- Em đã làm gì để sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt đó?
2, Dạy học bài mới:
2.1, Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
MT: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Tổ chức cho hs chơi theo 4 nhóm.
- Cách chơi: Gv đưa ra câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông, đội nào lắc chuông trước sẽ được quyền trả lời.
- Luật chơi: đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ giành phần thắng.
- Nhận xét.
- Kết luận sgk.
2.2, Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
MT: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
- Điều gì sẽ xẩy ra nếu trái đất không có mặt trời?
- Nhận xét.
- Kết luận: sgk.
3, Củng cố, dặn dò:
- Mục bạn cần biết sgk.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu.
- Hs chú ý nghe gv hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Hs chơi trò chơi.
- Hs thảo luận nhóm 2.
- Hs các nhóm đưa ra những điều có thể xảy ra nếu trái đất không có mặt trơi.
- Hs nhận thấy vai trò của nguồn nhiệt trong cuộc sống.
Địa lí
Tiết 27: Dải đồng bằng duyên hải miền trung.
I, Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô , nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớnvà bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và khu vực phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miềm Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- ảnh thiên nhiên duyên hải miền trung: Bãi biển phẳng, núi lan ra đến biển.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Giới thiệu bài:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển:
- Gv giới thiệu trên bản đồ:
+ Tuyến đường giao thông chạy dọc duyên hải miền trung đến thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giới hạn đồng bằng duyên hải miền trung.
- Lược đồ sgk, trả lời các câu hỏi.
+ Nêu đúng tên và chỉ đúng vị trí đồng bằng.
+ Nhận xét về các đồng bằng.
- Gv: các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.
2.2, Khí hậu có sự khác biệt giữa các khu vực phía bắc và phía nam.
- Hình 1 sgk.
- Khí hậu ở đây như thế nào?
- Vì sao có sự khác biệt đó?
- Nêu đặc điểm khí hậu của đồng bằng duyên hải miền trung?
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs quan sát bản đồ.
- Hs xác định lại vị trí đồng bằng và các tuyến đường giao thông chay qua đồng bằng.
- Hs quan sát lược đồ sgk.
- Hs thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu sgk.
- Hs quan sát hình 1 sgk.
- Hs gọi tên các dẫy núi: Bạch Mã, dèo Hải Vân...
- Khí hậu có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam.
- Vì do dãy núi Bạch Mã chắn ngang giữa Huế và đà Nẵng.
- Hs nêu.
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 54: Trả bài văn miêu tả cây cối.
I, Mục tiêu:
 Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đaúng chính tả); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
- Phiếu học tập để hs thống kê các lỗi và sửa.
III, Các hoạt động dạy học:
1,GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
2,HD HS chữa bài
- HD HS sửa lỗi ;
+GV phát phiếu học tập cho từng hs.
- GV kiểm tra , theo dõi hs làm việc.
- HD chữa lỗi chung :
+GV chép các lỗi định chữa lên bảng.
+GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
3,HD học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn , bài văn hay của một số hs trong lớp hoặc bài văn mẫu.
4,Củng cố dặn dò
- GV khen những hs làm việc tốt trong tiét trả bài.
- Y/c một số hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn chuẩn bị tiét học sau.
- HS chú ý theo dõi.
- HS đọc lời phê của cô giáo chỉ trong bài, viết vào phiếu các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi.
- HS đổi bài và phiếu cho bạn để soát lỗi.
- 1,2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lôĩ, cả lớp chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS nghe sau đó trao đổi , thảo luận để tìm ra cái hay, cái đúng học của đoạn văn, bài văn. Từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Toán
Tiết 135: Luyện tập.
I, Mục tiêu:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tíchhình thoi.
II, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình thoi.
2, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Tính diện tích hình thoi.
* MT: Rèn kĩ năng tính diện tích hình thoi.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
* MT: Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán.
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
a, Gv hướng dẫn hs làm.
b, Tính diện tích hình thoi.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: 
* MT: Củng cố về nhận dạng hình thoi.
- Hướng dẫn hs thực hành.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài:
a, S = = 144 (m2)
b, Đổi: 7 dm = 70 cm.
 S = = 105 (cm2)
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải:
 Diện tích miếng kính là:
 = 70 ( cm2)
 Đáp số: 70 cm2
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs suy nghĩ tìm cách xếp 4 hình tam giác thành hình thoi.
a, Hs xếp hình và xác định đường chéo của hình thoi vừa xếp.
b, Đường chéo của hình thoi đó là:
 3 x 2 = 6 (cm)
 Diện tích của hình thoi là:
 6 x 2 = 12 ( cm2)
- Hs thực hành trên giấy.
Đạo đức
Tiết 27: Tích cực tham gia các
hoạt động nhân đạo (tiết 2)
I, Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II, Đồ dùng dạy học:
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Hướng dẫn thực hành:
2.1, Bài 4 – sgk:
* MT: Học sinh biết được việc làm nào là nhân đạo.
- Tổ chức cho hs thảo luạn nhóm 2.
- Gv nhận xét.
- Kết luận: 
+ Việc làm nhân đạo: b,c,e.
+ Việc làm không nhân đạo: a, d
2.2, Bài 2 –sgk:
* MT: Hs biết xử lí tình huống để tham gia vào hoạt động nhân đạo.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo 4 nhóm:
+ Nhóm 1, 3: tình huống a.
+ Nhóm 2,4: tình huống b.
- Nhận xét.
2.3, Bài 5 –sgk:
- Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu thảo luận, ghi vào phiếu theo mẫu sgk.
- Kết luận: cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạ bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
* Ghi nhớ sgk.
3, Hoạt động nối tiếp:
- Thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng.
- Chuẩn bị bài sau
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Nhóm trình bày.
- Hs thảo luận theo nhóm tình huống theo yêu cầu.
- Nhóm trình bày.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày ý kiến.
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
Sinh hoạt lớp
- Nhận xét các hoạt động của HS trong tuần 27
 - Kế hoạch, phương hướng hoạt động tuần 28
Tuần 28
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009
Hoạt động tập thể
- Nhận xét hoạt động tuần 27.
- Kế hoạch hoạt động tuần 28.
Tập đọc
Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II. ( tiết 1)
I, Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/1phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văngbản tự sự.
II, Đồ dùng dạy học:
- 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu của học kì II.
- Một số phiếu bài tập 2.
III, Các hoạt động dạy học:
1,Giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn ôn tập:
2.1, Kiểm tra tập đọc và HTL:
- Gv tổ chức cho hs bốc thăm tên bài.
- Kiểm tra lần lượt từng hs việc đọc thành tiếng, yêu cầu trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
( Kiểm tra khoảng 1/3 số hs của lớp)
- Nhận xét, cho điểm.
2.2, Hoàn thành nội dung bài tập:
- Tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Lưu ý hs: chỉ tóm tắt nội dung bài tập đọc là truyện kể.
- Tổ chức cho hs hoàn thành nội dung vào phiếu.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hs bốc thăm tên bài tập đọc và HTL.
- Hs đọc bài, thực hiện các yêu cầu kiểm tra.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs hoàn thành nội dung vào bảng.
Các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất là:
+ Bốn anh tài.
+ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
 Khoa học
Bài 62: Động vật cần gì để sống?
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs biết:
	- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn không khí và ánh sáng đôí với đời sống động vật.
	- Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
	* Mục tiêu:Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn không khí và ánh sáng đôí với đời sống động vật.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm 4:
- N4 hoạt động phiếu.
- Gv phát phiếu và giao nhiệm vụ:
- Đọc mục quan sát và xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
- Nêu nguyên tắc thí nghiệm, 
- Đánh dấu vào phiếu và thảo luận dự đoán kết quả.
- Hs trao đổi thảo luận:
- Nhóm làm theo yêu càu.
- Trình bày:
- Đại diện nhóm dán phiếu và trình bày, lớp nx, bổ sung.
- Gv chốt ý đúng:
Phiếu học tập
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
ánh sáng, nước, không khí.
Thức ăn
2
ánh sáng, không khí, thức ăn.
Nước
3
ánh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
ánh sáng, nước, thức ăn
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
ánh sáng.
3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
	* Mục tiêu: Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trao đổi nhóm 3:
- N3 trao đổi dựa vào câu hỏi sgk/125.
- Trình bày:
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng và ghi kết quả dự đoán vào bảng.
- Con 1:Chết sau con ở hình 2và 4.
- Con 2: Chết sau con hình 4.
- Con 3: Sống bình thường.
- Con 4: Chết trước tiên.
- Con 5: Sống không khoẻ mạnh.
	* Kết luận: Mục bạn cần biết.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn học thuộc bài và chuẩn bị bài 63.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 sang moi.doc