Thể dục:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
TRÒ CHƠI “ CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC”
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Ôn tâng cầu bằng đùi, đỡ cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150 g trúng đích và một số động tác bổ trợ. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: bóng, còi, kẻ sân chơi trò chơi.
Tuần 27 B Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2008 Buổi sáng: Tiết 1 Thể dục: môn thể thao tự chọn. trò chơi “ chuyền và bắt bóng tiếp sức” I- Mục tiêu bài học: - Ôn tâng cầu bằng đùi, đỡ cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150 g trúng đích và một số động tác bổ trợ. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Học trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II- Phương Tiện dạy học: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: bóng, còi, kẻ sân chơi trò chơi. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. HĐ2: Phần cơ bản a. Môn thể thao tự chọn: GV nêu yêu cầu.Chọn một trong hai nội dung Đá cầu hoặc Ném bóng. - Đá cầu: - Ném bóng: Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay; vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia; cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân. Ôn ném bóng trúng đích. b. Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức” - GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1-2 lần. - Cho HS chơi chính thức 2-3 lần. HĐ3: Phần kết thúc - Cho HS thả lỏng hoặc hát một bài. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. ___________________________ Tiết 2 Tập làm văn: tập viết đoạn đối thoại I- Mục tiêu bài học: - Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch. - Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. II- Phương Tiện dạy học: - Bảng phụ. -Vở bài tập Tiếng Việt. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: - HS đọc to, rõ nội dung BT1 - Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài: + HS 1 đọc yêu cầu Bài tập 2, tên màn kịch (giữ nghiêm phép nước) và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian. + HS 2 đọc gợi ý lời thoại. + HS 3 đọc đoạn đối thoại. - Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài tập 2. - GV nhắc HS: + SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch. + Khi viết chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật. - HS suy nghĩ và làm bài. - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn đối thoại đã viết. cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài: - HS lựa chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. - HS mỗi nhóm tự phân vai vào vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. - GV và lớp bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch hấp dẫn nhất. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 3 Toán : Luyện tập chung I- Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu và tự làm.( luyện tập về cộng, trừ số đo thời gian) Bài 2: HS đọc yêu cầu và tự làm.( luyện tập về nhân, chia số đo thời gian) Bài 3: HS đọc đề toán. Gợi ý: + Tính diện tích xung quanh và diện tích 1 mặt đáy. + Tính thời gian cần để quét xi măng xong cái bể đó. Bài 4: HS đọc đề toán. HS phải biết 5 giờ 30 phút chiều tức là 17 giờ 30 phút. HS tính thời gian nghỉ : 15 phút x 2 = 30 phút HS tính thời gian đi từ Hà Nội đến Vinh là : 17 giờ 30 phút - 11 giờ - 30 phút HĐ2: HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm và chấm. HĐ3: HS chữa bài Bài 1, 2 chữa nhanh. Bài 3, 4 HS viết bài làm lên bảng, cả lớp theo dõi và nhận xét. iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Luyện từ và câu: luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu I- Mục tiêu bài học: - Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu. - Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu. II- Phương Tiện dạy học: Một số bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 2, 3 của tiết LTVC trước. 2. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - HS đánh số thứ tự các câu văn; đọc thầm lại đoạn văn, làm bài. - HS gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Phù Đổng Thiên Vương , trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng) ; nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế (Tránh việc lặp từ, giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết). Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT: + Xác định những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn. + Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa. Sau khi thay thế, cần đọc lại đoạn văn xem có hợp lí không, có hay hơn đoạn văn cũ không. - HS đánh số thứ tự các câu văn; đọc thầm lại hai đoạn văn, làm bài. - HS trình bày bài làm của mình. - GV và lớp bình chọn người làm bài tốt nhất. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài . - HS giới thiệu người hiếu học em chọn viết là ai. - HS viết đoạn văn vào vở bài tập. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ những từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu. - Cả lớp bình chọn , chấm điểm đoạn viết tốt nhất. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Buổi chiều: Tiết 1 Tập làm văn: trả bài văn tả đồ vật I- Mục tiêu bài học: - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày. - Nhận thức được ưu khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi của mình, biết viết lại một đoạn cho hay hơn. II- Phương Tiện dạy học: - Bài viết của HS. - Một số bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS a. Nhận xét chung: - ưu điểm chính: nhìn chung bài viết của các em xác định đúng trong tâm của đề, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng. Các em đã biết chọn những chi tiết nỗi bật để miêu tả, biết dùng hình ảnh so sánh nhân hoá các sự vật nên bài văn sinh động và hấp dẫn. - Tồn tại: Một số em xác định đúng trọng tâm của đề tuy nhiên diễn đạt còn vụng về, bài viết còn sai lỗi chính tả. b. Thông báo điểm cụ thể: HĐ3: Hướng dẫn HS chữa bài: a. Chữa lỗi chung: Lỗi về dùng từ: Quyển sách dài 50 phân Vỏ đồng hồ màu đỏ Lỗi về chính tả: Chiếc cặp rất xinh xẻo Anh kim dờ chạy rất chậm vì anh to béo. b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài: - HS đọc lời nhận xét của thầy cô, phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa lỗi. - GV theo dõi HS làm việc. c. Học tập những đoạn văn hay: Quỳnh Liên, Hà Phương, Mỹ Duyên d. HS chọn viết lại đoạn văn hay hơn. IV- Củng cố - Tổng kết: GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 2 Toán: vận tốc I- Mục tiêu bài học: Giúp HS bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu khái niệm vận tốc - GV nêu bài toán 1 (SGK), HS suy nghĩ và tìm kết quả: 170 : 4 = 42,5 km Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói rằng vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là: 42,5 km/giờ. GV gọi HS nêu cách tính vận tốc. Giới thiệu công thức tính vận tốc: v = S : t - Bài toán 2: HS suy nghĩ và tự giải bài toán: 60 : 10 = 6 (m/giây) HS nhắc lại cách tính vận tốc. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3. - Bài tập 1: HS suy nghĩ và tự giải bài toán: Vận tốc của ô tô là: 120 : 2 = 60 (km/giờ) - Bài tập 2: Vận tốc của người đi bộ là: 10,5 : 2,5 = 4,2 (km/giờ) - Bài tập 3: Vận tốc của xe máy là: 73,5 : 1,75 = 42 (km/giờ) HĐ3: HS chữa bài Bài 1, 2 chữa nhanh. Bài 3 chữa kỹ. Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 3 Khoa học: sự sinh sản của thực vật có hoa I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS biết: - Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. - Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. II- Phương Tiện dạy học: Hình và thông tin trang 98,99 SGK. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK * Mục tiêu: HS nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. * Cách tiến hành - Bước1: làm việc theo nhóm đôi: + HS đọc thông tin trang 106 SGK. + Chỉ vào hình 1 nói với nhau về: sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. - Bước2: Làm việc cả lớp + Từng nhóm trình bày kết quả. + GV bổ sung. - Bước3: Làm việc cá nhân: + GV yêu cầu HS làm các bài tập trang 106 SGK. + Tiếp theo gọi một số HS chữa bài tập. Dưới đây là đáp án: 1 - a; 2- b ; 3- b; 4- a; 5- b. HĐ2: Trò chơi " Ghép chữ vào hình " * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh của thực vật có hoa. * Cách tiến hành: - Bước1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm. - Bước 2: Làm việc cả lớp + Từng nhóm trình bày kết quả. + GV nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng. HĐ3: Thảo luận * Mục tiêu: HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. * Cách tiến hành - Bước 1: Làm việc theo nhóm Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK: + Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà bạn biết. + Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió? - Bước 2: Làm việc cả lớp GV cho một số HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Đáp án: Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thường có màu sắc sặc sở hoặc hương thơm, mật ngọt hấp dẫn Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có Tên cây Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí Cây cỏ, lúa, ngô IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Đạo đức: Em yêu hoà bình (tiết 1) I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết: - Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. - Tích cực tham gia các động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. - Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh . II- Phương Tiện dạy học: - Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh. - Thẻ màu. II ... ận xét, chốt lại lời giải đúng. Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1. Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2. - Bài tập 2: + Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2 + Cả lớp đọc thầm lại và tìm thêm những từ ngữ có tác dụng nối giống như cụm từ vì vậy: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác + HS phát biểu ý kiến . GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: HĐ3: Phần ghi nhớ - Hai HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK. - Một hai HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. HĐ4: Phần luyện tập - Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1 HS làm bài tập, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lơì giải đúng: + Đoạn 1: nhưng nối câu 2 với câu 3. + Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1. Rồi nối câu 5 với câu 4. + Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5. Rồi nối câu 7 với câu 6. + Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3. + Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9, 10; sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11. + Đoạn 6: nhưng nối câu 12 với câu 13; nối đoạn 6 với đoạn 5; mãi đến nối câu 14 với câu 13. + Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14; nối đoạn 7 với đoạn 6; rồi nối câu 16 với câu 15. - Bài tập2: HS đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm mẫu chuyện vui, suy nghĩ, phát hiện chổ dùng từ nối sai. HS trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Từ nối dùng sai: - Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không? - Bố viết được. - Nhưng bố hãy tắt đèn đi và ký vào sổ Liên lạc cho con. Cách chữa: Thay từ nhưng bằng từ vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Buổi chiều: Tiết 1 Khoa học: cây con mọc lên từ hạt I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết: - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. - Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt của hạt - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà. II- Phương Tiện dạy học: - Hình trang 108, 109 SGK. - Ươm một số hạt lạc. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt * Mục tiêu: HS quan sát mô tả cấu tạo của hạt. * Cách tiến hành: - Làm việc theo nhóm: HS thực hiện tách các hạt đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng. GV đi đến các nhóm theo dõi và giúp đỡ. - Làm việc cả lớp: HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp. - Kết luận : Hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. HĐ2: Thảo luận: * Mục tiêu: HS : Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt. Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà. * Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm. + Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau: Nêu điều kiện nảy mầm của hạt. Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp. - Bước 2: Làm việc cả lớp. + Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm. + GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công. Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp( không quá nóng, không quá lạnh) HĐ3: Quan sát: - Bước 1:Làm việc theo nhóm. HS quan sát hình 7 trang 109 SGK và chỉ vào từng hình mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới. - Bước 2: Làm việc cả lớp HS Trình bày trước lớp. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 3 Hướng dẫn tự học Toán : Luyện tập chuyển động đều I- Mục tiêu bài học: Củng cố cho HS về kĩ năng giải các bài toán về chuyển động đều. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Học theo nhóm - Cho HS ôn lại các công thức tính vận tốc, thời gian, quãng đường. - 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 (t,135), các học sinh khác làm 2 bài tập này theo nhóm đôi. - Chữa bài. HĐ2. Học theo lớp Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống: V 27,6km/giờ 43,7km/giờ T 3,5giờ 3,5giờ 2,5giờ s 131, 5km 157,5km 81,25km Bài 2: Một xe khách đi từ Hà Nội đến Hải Dương lúc 7giờ 10 phút và đến Hải Dương lúc 9giờ 5phút. Biết rằng giữa đường xe có nghỉ bơm xăng 10 phút và vận tốc trung bình của xe là 34,25 km/giờ. Tính quãng đường mà xe đã đi từ Hà Nội đến Hải Dương. HĐ2:Chấm, chữa bài Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Đạo đức: Em yêu hoà bình ( T1) ( Soạn ở chiều thứ hai ) ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008 Buổi sáng: Tiết 1 Tập làm văn: tả cây cối (kiểm tra viết) I- Mục tiêu bài học: HS viết được bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II- Phương Tiện dạy học: Vở tập làm văn. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài - Một HS đọc 5 đề bài trong SGK. - GV gợi ý: Chọn 1 trong 5 đề bài phù hợp với mình. - GV kiểm tra HS chuẩn bị như thế nào cho tiết học( chọn đề, quan sát cây, trái theo đề đã chọn). HĐ3: Học sinh làm bài. HĐ4: Cách cho điểm. Điểm 9- 10: Những bài viết hay đúng trọng tâm của đề . Sáng tạo trong khi viết. Lời văn trong sáng, câu văn gọn , rõ ý, biết chọn những chi tiết nổi bật của cây tả. Điểm 7- 8: Những bài viết đúng trọng tâm của đề bài, tuy nhiên một số câu văn diễn đạt chưa tốt hoặc còn sai một số lỗi chính tả. Điểm 5- 6: Những bài văn viết tả cây cối nhưng cách viết vụng về, một số từ dùng chưa chính xác, văn viết còn lủng củng. Điểm dưới 5: Xác định chưa đúng trọng tâm của đề bài, bài viết chưa đạt các yêu cầu của bài văn tả cây cối. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 2 Toán: luyện tập I- Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố: - Cách tính thời gian của chuyển động. - Mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập - Bài 1: HS đọc đề bài rồi làm bài. s 165 km 11,25 km 144,75 km 32 km v 60 km/ giờ 4,5 km/ giờ 38,6 km/ giờ 12,8 km/ giờ t - Bài 2: Củng cố cách tính thời gian. Thời gian ca nô cần để đi hết quãng đường đó là: 9 : 24 = 0,375 ( giờ) = 22,5 phút. - Bài 3: Quãng đường từ nhà đến thành phố dài: 40 x 3 = 120 ( km ) Đi bằng ô tô thì sẽ hết số thời gian là: 120 : 50 = 2,4 ( giờ) - Bài 4: Vận tốc người đi xe đạp là: 18,3 : 1,5 = 12,2 ( km/ giờ) Người đó đi vận tốc như vậy với quãng đường dài 30,5 km thì hết số thời gian là: 30,5 : 12,2 = 2,5 ( giờ ) HĐ2: HS làm bài , GV theo dõi hướng dẫn thêm và chấm HĐ3: HS chữa bài Bài 1: HS đọc kết quả và nêu cách tính. Các bài còn lại HS chữa chậm. Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 3 Khoa học: cây con có thể mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS biết: - Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. - Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. - Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. II- Phương Tiện dạy học: - Chuẩn bị theo nhóm: + Một vài ngọn mía, vài củ khoai tây, củ gừng, hành tỏi. + Một thùng giấy. Hình và thông tin trang 110, 101 SGK. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Quan sát: * Mục tiêu: HS quan sát tìm chồi ở một số cây khác nhau. Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. *Cách tiến hành - Bước1: làm việc theo nhóm Thảo luận làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. Kết hợp với quan sát vật thật: Tìm chồi trên vật thật( hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng Chỉ vào từng hình trong trang 110 SGK và nói về cách trồng mía. - Bước2: Làm việc cả lớp + Từng nhóm trình bày kết quả. + Đáp án: Chồi mọc ra từ nách lá ở các ngọn mía. Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu lấp lại. Một thời gian chồi mọc lên khỏi mặt đất thành những khóm mía. Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. Trên củ gừng cũng có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. Trên phía đầu củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá. Kết luận: ở thực vật, cây con có thể mọc ra từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. HĐ2: Thực hành * Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. * Cách tiến hành: - Bước1: làm việc theo nhóm HS thực hành theo nhóm: trồng cây vào các chậu hoặc vào các thùng. - Bước 2: Làm việc cả lớp GV cho một số HS nhận xét kết quả của các nhóm. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Đạo đức: em yêu hoà bình( tiết 2) I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết: - Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. - Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm.( Làm BT4- SGK) - HS giới thiệu các tranh ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. - GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình, bài báo . - GV kết luận: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh . Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường tổ chức. HĐ2. Vẽ" Cây hoà bình" Cách tiến hành: - GV chia nhóm và hướng dẫn HS vẽ “Cây hoà bình” ra giấy khổ to: Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày. Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình mang lại cho trẻ em nói riêng và cho mọi người nói chung. - Các nhóm vẽ tranh. - Đại diện các nhóm giới thiệu về tranh của mình. các nhóm khác nhận xét. - GV khen tranh vẽ đẹp. HĐ3. Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình. - HS trưng bày tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hoà bình của mình trước lớp. - Cả lớp xem tranh và trao đổi. - GV nhận xét về tranh vẽ của HS. - HS hát, đọc thơ ,về chủ đề Em yêu hoà bình. Iii- Củng cố - Tổng kết: GV nhận xét tiết học. ___________________________ Buổi chiều: Thi rung chuông vàng: ___________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: