Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần số 25

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần số 25

TẬP ĐỌC

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

 Theo ĐOÀN MINH TUẤN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng, tha thiết.

 2. Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Tranh minh họa chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK ; thêm tranh, ảnh về đền Hùng (nếu có).

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 A.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 B.Dạy bài mới:

 1.Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:

 - GV giới thiệu chủ điểm Nhớ nguồn với các bài đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về cội nguồn và truyền thống quý báu của dân tộc, của cách mạng.

 - GV : Bài Phong cảnh đền Hùng – bài văn miêu tả cảnh đẹp đền Hùng, nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần số 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 25
Ngày soạn: 28 / 02/ 2007
Ngày dạy: Thứ hai ngày 05 tháng 03 năm 2007
Tập đọc
phong cảnh đền hùng 
 Theo đoàn minh tuấn 
i. mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng, tha thiết.
 	2. Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. đồ dùng dạy- học:
	- Tranh minh họa chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK ; thêm tranh, ảnh về đền Hùng (nếu có). 
III.các hoạt động dạy- học:
 	A.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 	B.Dạy bài mới:
	1.Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
	- GV giới thiệu chủ điểm Nhớ nguồn với các bài đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về cội nguồn và truyền thống quý báu của dân tộc, của cách mạng. 
	- GV : Bài Phong cảnh đền Hùng – bài văn miêu tả cảnh đẹp đền Hùng, nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
	2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
	a. Luyện đọc:
	- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn. 
	- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK. GV giới thiệu thêm tranh, ảnh về đền Hùng.
	- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt, xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn (chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc,...); hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải sau bài.
	- Từng cặp HS luyện đọc .
	- 1 HS đọc toàn bài.
	- GV đọc diễn cảm bài văn (nghiờn cứu ở phần hướng dẫn SGV).
	b. Tỡm hiểu bài:
	- Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? 
	- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.(Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.)
	* GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm.
	- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.( HS trả lời. GV bổ sung và nói thêm : Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.).
	- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.( HS kể tên, GV bổ sung : Sự tích trăm trứng, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Sự tích bánh chưng, bánh giầy,...).
	- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
“ Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
	* HS phát biểu, GV bổ sung : Theo truyền thuyết, vua Hùng Vương thứ sáu đã “ hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10 tháng 3 âm lịch (năm 1632 trước Công nguyên). Từ đấy người việt đã lấy ngày mùng 10 tháng 3 làm ngày giỗ Tổ. Câu ca dao trên còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong chiến tranh cũng như trong hoà bình.
	c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
	- 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV.
	- Cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu : Từ Lăng của các vua Hùng....đồng bằng xanh mát.
	- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bỡnh chọn bạn đọc, nhóm đọc hay nhất.
	3. Củng cố, dặn dò:
	- GV mời 1 HS nói ý nghĩa của bài văn.
	- GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Đọc lại bài nhiều lần, nếu có điều kiện hãy cùng cha mẹ đến thăm đền Hùng.
	- Chuẩn bị bài sau: Cửa sông.
********************************
thể dục
bài số 49: phối hợp chạy đà - bật cao 
 trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh”
(GV bộ môn thực hiện)
 ******************************
toán
kiểm tra giữa kì ii
( Theo đề của chuyên môn) 
 *******************************
KHOA HỌC
BÀI 49: ôn tập : vật chất và năng lượng (t1)
I. MỤC TIấU: Sau bài học, HS được củng cố về :
	- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
	- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
	- Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công) :
	+ Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	+ Pin, bóng đèn, dây dẫn,...
	+ Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
Hình trang 101, 102 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
	? Hãy nêu một số biện pháp đề phòng điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quả mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
	 Tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
	 GV nhận xét, ghi điểm.
 	B. Giới thiệu bài:
	C. Dạy học bài mới:
	Hoạt động 1: trò chơi “ai nhanh, ai đúng ?”
 	* Mục tiờu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
 	* Cỏch tiến hành:
 	Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
	- Tất cả các HS cùng chơi với điều kiện dặn các em chuẩn bị một bộ thẻ có ghi sẵn các chữ cái a, b, c, d.
 	Bước 2: Tiến hành chơi :
	- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100, 101 SGK.
	- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ tay đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
	* Đối với câu hỏi 7, GV cho HS lắc chuông để giành quyền trả lời câu hỏi.
	- Đáp án: 	1) Chọn câu trả lời đúng: 1 – d ; 2 – b ; 3 – c ; 4 – b ; 5 – b ; 6 – c.
 	2) Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học (câu 7) :
 a) Nhiệt độ bình thường.
 b) Nhiệt độ cao.
 c) Nhiệt độ bình thường.
	D.Củng cố, dặn dũ:
	- Nhận xột tiết học, khen ngợi những HS, nhóm phát biểu tốt.
	- Dặn dũ: Tiết sau tiếp tục ôn.
*******************************
Ngày soạn: 01 / 03 / 2007
Ngày dạy: Thứ ba ngày 06 tháng 03 năm 2007	
đạo đức
thực hành giữa kì ii
 I. Mụctiêu : Củng cố cho HS các kiến thức về :
	- Tình yêu quê hương, đất nước ; hiểu biết về UBND xã (phường) em.
	- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước ; thể hiện qua các việc làm, hành động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có thái độ trân trọng khi đến UBND xã (phường) nơi em sinh sống và các nơi khác.
II. tài liệu và phương tiện :
	- Các câu chuyện về tình yêu quê hương- đất nước, về cuộc sống hàng ngày ở địa phương có liên quan đến UBND xã (phường).
	- Phiếu bài tập.
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu :
 	A. ổn định tổ chức: Cho lớp hát. 
 	B. Kiểm tra bài cũ: GV nêu một số mốc thời gian, địa danh, gọi HS nêu hiểu biết của em về mốc thời gian, địa danh đó: 2/9/1945 ; 7/5/1954 ; 30/4/1975 ; Sông Bạch Đằng ; Bến Nhà Rồng ; Cây đa Tân Trào.
 	- GV nhận xét, đánh giá.
 	C. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
	2. Tiến hành các hoạt động: 
	- GV yêu cầu HS học thuộc lòng ghi nhớ những bài đạo đức đã học giữa học kì II.
	- HS thi kể những câu chuyện, những tấm gương, bài thơ, hát, ca dao, tục ngữ,...về những chủ đề đã học. Cả lớp và GV bình chọn HS kể - đọc thơ - hát- ... hay nhất.
	- GV phát phiếu bài tập cho HS (cá nhân) tự làm.
Phiếu học tập
 Họ và tên:.........................Lớp:....
Những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương :
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Kể những việc em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình :
 ............................................................................................................................
 ............................................................................................................................
Nêu một số công việc của UBND xã (phường) ?
 ............................................................................................................................
 ............................................................................................................................
Em hãy nêu những hiểu biết của em về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
 ............................................................................................................................
 ............................................................................................................................
Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam ?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
	D.Củng cố, dặn dò:
	- GV tuyên dương các nhóm, cá nhân trả lời tốt.
	- Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài Em yêu hoà bình.
	- GV nhận xét tiết học.
******************************
toán
bảng đơn vị đo thời gian
i. mục tiêu: Giúp HS:
	- Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
iiI. các hoạt động dạy- học chủ yếu:
	A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra giữa kì 2.
	B. Dạy học bài mới:
 	1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung tiết học.
	2. Ôn tập các đơn vị đo thời gian:
	a) Các đơn vị đo thời gian:
	- HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học.
	- HS khác nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian ; chẳng hạn : Một thế kỉ có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày ?
 	* Chú ý : Riêng về số ngày trong một năm, GV cho HS nhớ lại kiến thức cũ và giải thích : Năm không nhuận có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm liền thì có một năm nhuận, sau 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.
	- GV cho biết : Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào ? Các năm nhuận tiếp theo nữa là những năm nào ?
	- Sau khi HS trả lời, GV cho HS nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
	- GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng.
	- GV nêu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào hai nắm tay hoặc một nắm tay. 
	- HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác : Một ngày có bao nhiêu giờ, một giờ có bao nhiêu phút, một phút có bao nhiêu giây ?
	- ... ở hàng chạy trên đường, trên xe có chở đầy hàng hoá.
	2. Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
	- HS quan sát mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.
	- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : Để lắp được xe chở hàng, theo em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó.( Cần 4 bộ phận: giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin ; ca bin ; mui xe và thành bên xe ; thành sau xe và trục bánh xe).
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
	a) Hướng dẫn chọn các chi tiết :
	- GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
	- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
 b) Lắp từng bộ phận :
	* Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (H2- SGK)
	? Để lắp được bộ phận này, ta cần lắp mấy phần ? Đó là những phần nào ?
	- GV tiến hành lắp từng phần, sau đó nối hai phần vào nhau. Trong bước lắp giá đỡ trục bánh xe, GV có thể gọi 1 HS lên lắp, HS khác nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét, uốn nắn cho hoàn chỉnh bước lắp.
	* Lắp ca bin (H3- SGK)
	- Yêu cầu HS quan sát hình 3 –SGK, GV đặt câu hỏi : Em hãy nêu các bước lắp ca bin.
	- Gọi 1 HS lên lắp. Các bạn quan sát và nhận xét.
	- GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh bước lắp.
	* Lắp mui xe và thành bên xe (H4- SGK).
	- Yêu cầu HS quan sát hình 4- SGK, sau đó gọi 1 HS lên chọn các chi tiết để lắp mui xe và thành bên xe.
	- GV hướng dẫn lắp mui xe.
- Gọi 1 HS lên lắp thành bên xe.
- GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện bước lắp.
	* Lắp thành sau xe và trục bánh xe (H5- SGK)
	- Đây là 2 bộ phận đơn giản và đã được học ở lớp 4 nên GV gọi HS lên lắp 2 bộ phận, toàn lớp quan sát, nhận xét và GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
	c) Lắp ráp xe chở hàng (H1 – SGK)
	- GV lắp ráp xe chở hàng theo các bước trong SGK và chú ý : Khi lắp thành sau, thành bên và mui xe vào tấm lớn (thùng xe), GV nên thao tác chậm để HS quan sát và biết được các bước lắp.
	- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
	d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và sắp xếp gọn vào hộp :
	- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp .
	- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
iv. Nhận xét, dặn dũ: 
	- GV nhận xét tinh thần thái độ, ý thức xây dựng bài của HS. 
	- Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau thực hành.
*******************************
Ngày soạn: 05/03/2007
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 09 tháng 03 năm 2007
Hát nhạc
Tiết 25: ôn tập bài hát: màu xanh quê hương
tập đọc nhạc: tđn số 7
i- mục tiêu:
	- hs hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Màu xanh quê hương. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động phụ hoạ.
	- HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 7. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách.
II- chuẩn bị:
	1. Giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, đĩa bài hát lớp 5.
 - Một vài động tác phụ hoạ.
	2. Học sinh: - SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách,...).
iii- các hoạt động dạy- học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Lớp hát.
 	2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên hát bài Màu xanh quê hương. GV nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
	 a. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.
	b. Phần hoạt động: 
	Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Màu xanh quê hương. 
	- HS nghe băng một lần.
	- Cả lớp hát một lần.
	- Chia làm hai dãy : một dãy hát và một dãy gõ đệm theo phách, theo nhịp ( ngược lại).
	Hoạt động 2: Học bài TĐN số 7 (trọng tâm của tiết học).
 	? Trong bài TĐN số 7 có hình dấu lặng gì ?
	- Đọc cao độ và luyện tiết tấu bài TĐN.
	- GV hướng dẫn HS đọc nhạc từng câu.
	- Đọc nhạc kết hợp gõ phách với tốc độ chậm vừa.
	- Ghép lời ca (chia hai dãy bàn, một dãy đọc nhạc, một dãy ghép lời).
	- Chọn 2 HS đọc bài TĐN.
	c. Phần kết thúc:
	- Cả lớp đọc bài TĐN và gõ đệm.
 	4. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài 26.
*******************************
toán
luyện tập
I. MỤC TIấU: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 	A. Bài cũ: 2 HS nêu cách thực hiện phép cộng và trừ số đo thời gian.
 	B. Bài mới:
 	Bài 1: HS tự làm bài rồi thống nhất kết quả.
 	Bài 2: Thực hiện phép cộng số đo thời gian. HS tự làm bài rồi thống nhất kết quả.
 	Bài 3: Thực hiện phép trừ số đo thời gian. HS tự làm bài rồi thống nhất kết quả.
 	Bài 4: Thực hiện bài tập tổng hợp. GV cho HS nêu cách tính sau đó tự giải. Một HS trình bày lời giải, cả lớp nhận xét.
 	C. Hướng dẫn về nhà:
	- Dặn dò: Học bài, làm bài tập ở vở Bài tập Toán. 
*******************************
luyện từ và câu
liên kết các câu trong bài
 bằng cách thay thế từ ngữ
I. mục đích, yêu cầu: 
	1. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
 	2. Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
ii. đồ dùng dạy- học:
	- Một tờ giấy khổ to chép sẵn đoạn văn của BT1 phần Nhận xét (có đánh số thứ tự 6 câu văn).
	- Hai tờ phiếu khổ to viết đoạn văn ở BT1, hai tờ viết đoạn văn ở BT2 (phần Luyện tập).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 	A. Bài cũ: HS làm lại BT2 (phần Luyện tập), tiết LTVC trước.
 	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Phần nhận xét:
 	Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT, đọc cả từ chú giải sau đoạn văn.
	- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, GV nhắc các em chú ý đếm từng câu văn. HS phát biểu. GV kết luận : Đoạn văn có 6 câu. Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.
	? Tìm những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu văn trên.
	- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, gạch dưới những từ ngữ đều cùng chỉ Trần Quốc Tuấn.
	- HS phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng tờ phiếu đã ghi sẵn, mời 1 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng.
 	Bài tập 2: HS đọc yêu cầu. 
	- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của BT 2, so sánh với đoạn văn của BT1, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- GV : Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở VD nêu trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
	3. Phần Ghi nhớ:
	- 2 HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
	- 2, 3 HS xung phong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK).
	4. Phần Luyện tập:
	Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1. 
	- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, đánh số thứ tự các câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV phát bút dạ và giấy khổ to đã viết sẵn đoạn văn cho 2 HS, mời lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
	- GV : Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu. 
 	Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. làm bài cá nhân. GV phát bút dạ và giấy khổ to đã viết sẵn đoạn văn cho 2 HS.
	- Nhiều HS đọc kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét.
	- Hai HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. GV nhận xét nhanh, chấm điểm cho những HS làm bài tốt.
	- Cả lớp sửa lại bài đã làm theo lời giải đúng.
	5. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ những kiến thức đã học về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
******************************
tập làm văn
tập viết đoạn đối thoại
I. mục đích, yêu cầu: 
	1. Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
	2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
ii. đồ dùng dạy- học:
	- Tranh minh hoạ phần đầu truyện Thái sư Trần Thủ Độ ứng với trích đoạn kịch Xin Thái sư tha cho !
	- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
	- Một số vật dụng để HS sắm vai diễn kịch. VD : mũ quan (bằng giấy) cho Trần Thủ Độ, áo lụa kiểu nhà giàu nông thôn cho phú nông, nón hình chóp cho lính,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 	A. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
	2. Hướng dẫn HS luyện tập :
 	Bài tập 1: Một HS đọc nội dung BT1. Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
 	Bài tập 2: Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2 : HS1 đọc yêu cầu của BT2, tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian. HS2 đọc gợi ý về lời đối thoại. HS3 đọc đoạn đối thoại.
	- Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung BT2.
	- GV nhắc HS : Dựa vào gợi ý để hoàn chỉnh màn kịch. Khi viết chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật : thái sư Trần Thủ Độ và phú nông.
	- Một HS đọc lại to, rõ 7 gợi ý về lời đối thoại.
	- HS làm việc theo nhóm 4: Viết vào giấy A4, không cần viết chữ to, ảnh hưởng đến tốc độ viết. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
	- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí nhất, hay nhất.
 	Bài tập 3: Một HS đọc yêu cầu của BT3. GV nhắc các nhóm : Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. HS mỗi nhóm tự phân vai; vào vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp. Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất.
	3. Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học. Khen nhóm HS viết đoạn đối thoại hay nhất ; nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch tự nhiên, hấp dẫn nhất.
	- Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình ; đọc trước nội dung tiết TLV tuần 26.
******************************
hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
i. mục đích, yêu cầu:
	- Kiểm điểm các nề nếp trong tuần qua. Đề ra kế hoạch tuần tới.
	- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
II. Các hoạt động:
	1. Chi đội trưởng đánh giá hoạt động của Chi đội:
	- Các tổ phát biểu ý kiến.
	2. GV đánh giá chung: Là tuần học chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3
	- Sĩ số: Duy trì tốt. Thực hiện đồng phục, khăn quàng đầy đủ. Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. VS cá nhân, lớp học sạch sẽ.
	- Học tập: Hăng hái phát biểu xây dựng bài. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng, phong trào đọc và làm theo báo Đội có hiệu quả. Tuyên dương những đội viên có nhiều tiến bộ như: Năm, My, Minh,... Đội bồi dưỡng HS giỏi đi học nghiêm túc, có chất lượng. 
	- Thể dục, ca múa: Chấp hành nghiêm túc, tư thế tác phong nhanh nhẹn.
	- Xếp hàng ra vào lớp: có cố gắng.
	- Công tác khác: Cần chuẩn bị bài vở, sách vở + ĐDHT trước khi đến lớp kĩ hơn như Vĩ, My, Minh. Giữ gìn báo cẩn thận hơn.
	3. Kế hoạch: 
	- Duy trì tốt các nề nếp. Tích cực học bài, phát biểu xây dựng bài.
	- Đi học chuyên cần, đúng giờ.
	- Đội HS giỏi đi bồi nghiêm túc hơn, nhiệt tình hơn.
	- “Đôi bạn cùng tiến” tiếp tục phát huy.
	4. Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Đội, Đoàn.
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25(6).doc