Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần số 30

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần số 30

TẬP ĐỌC

Tiết 58: LUYỆN ĐỌC : CON GÁI

I. Mục tiêu:

- Biết đọc lưu loát, trôi chảy diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.

- Hiểu ý nghĩa bài : Phê phán quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ. khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách nghĩ chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế.

II. Đồ dùng dạy học

 GV : - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần số 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
tập đọc
Tiết 58: Luyện đọc : con gái
I. Mục tiêu:
- Biết đọc lưu loát, trôi chảy diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
- Hiểu ý nghĩa bài : Phê phán quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ. khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách nghĩ chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.
- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế. 
II. Đồ dùng dạy học
 GV : - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học:
 HS : SGK 
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi học sinh đọc bài cũ và trả lời câu hỏi trong sgk. 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
 - Gọi 5HS luyện đọc nối tiếp đọc 5 đoạn bài văn 3 lượt.
 - Luyện phát âm, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó. 
 - Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
 - Rút ra cách đọc của bài. Gọi một số học sinh nhắc lại cách đọc.
 - Giáo viên đọc mẫu bài.
b. Tìm hiểu bài:
Câu 1: (Câu nói của Dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: lại một vịt trời nữa- thể hiện rất thất vọng; cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buôn- vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai xem nhẹ con gái.)
Câu 2: (Ơ lớp Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ tưới rau, trẻ củi, nấu cơm giúp mẹ, trong khi đó các bạn trai còn mải đá bóng . Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuông ngòi nước để cứu Hoan.
Câu 3.(Những ngời thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái sau chuyện Mơ cứu em Hoan. Các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt; cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt thương Mơ; dì Hạnh nói: Biết cháu tôi chưa? con gái như nó tì một trăm đứa con trai cũng không bằng – dì rất tự hào về Mơ) 
Câu 4: Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì: 
 Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
 - Cho học sinh rút ra đại ý của bài.
c. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ 
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu. 
3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, 
 - Dặn dò giờ học sau.
Đạo đức
Tiết 31: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Tiết 2 ) 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vêh tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên, SGK. 
III. Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ 
2/ Bài mới 
	Giới thiệu bài.
	Nội dung.
a/ Hoạt động 1: Giới thiêu về tài nguyên thiên nhiên (bài tập 2) 
* Mục tiêu: Học sinh có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
* Cách tiến hành:
- Học sinh giới thiệu về một tài nguyên nguyên thiên nhiên mà mình biết.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung. Giáo viên kết luận:
 Tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
b/ Hoạt động 2: (Bài tâp 4)
* Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận.
- Từng nhóm thảo luận. Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên kết luận:
+ a; đ; e; là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ b; c; d; không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
c/ Hoạt động 3: (bài tập 5) 
* Mục tiêu: Học sinh biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiét kiệm tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm: Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên tiên nhiên (tiết kiệm điện, nước, chất đốt, giấy viết,..)
- Các nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. Giáo viên kết luận:
+ Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
3/ củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh chuẩn bị cho giờ học sau. 
Chiều Lịch sử
Tiết 30: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được:
	- Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ , hi sinh của cán bộ. công nhân Việt Nam và Liên Xô .
 - Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : Cung cấp điện, ngăn lũ....
 - Ngồi học đúng tư thế. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV - SGK, bản đồ hành chính Việt Nam, HS : SGK. 
III. Các hoạt động dạy -học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 
+/Thuật lại sự kiện lịch sử ngày 25-4-1976 ử nước ta.
+/ QH khóaVI đã có những quyết định trọng đại gì?
2/ Bài mới.
a/ HĐ1: Yêu cầu cần thiết xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
	- Tổ chức cho h/s trao đổi tìm hiểu các vấn đề sau:
	+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì? (Xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội). GV: vai trò quan trọng của điện trong quá trình sản xuất cũng như đối với đời sống của nhân dân. Vì vậy đảng ta quyết định cần xây dựng nhà máy thủy điện. 
	+ Nhà máy thủy điện Hòa bình được xây dựng vào năm nào? ở đâu? Hãy chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ. Nhà máy được xây dựng trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta? (nhà máy Thủy điện được xây dựng vào ngày 6-11-1979, tại tỉnh Hòa Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy hoàn thành. Chính phủ Liên Xô là người cộng tác giúp đỡ ta xây dựng nhà máy.)
b/ HĐ2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy.
	- HS trao đổi nhóm, đọc SGK tả lại không khí lao động trên công trường.
+/ Hãy cho biết trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? 
- Một vài HS nêu trước lớp. GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
	- GV yêu cầu HS quan sát hình 1và hỏi: Em có nhận xét gì về hình 1? (ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng nhà máy Thủy diiện Hòa Bình khi vượt mức kế hoạch.)
c/ HĐ3: Đóng góp lớn lao của nhà máy t/điện Hòa Bình vào sự nghiệp XD đất nước.
	- GV tổ chức cho HS trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
	+/ Việc làm hồ đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của dân ta? (Góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ).
	+ / Điện của nhà máy đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào? (Đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân ta.)
3/ Củng cố dặn dò: 	
	- GV tổ chức cho HS trình bày những thông tin sưu tầm được về nhà máy thủy điện Hòa Bình. Kể tên các nhà máy thủy điện ở nước ta.
Thứ ba ngày 27tháng 3 năm 2012
Khoa học
Tiết 59: Sự sinh sản của thú
I . Mục tiêu: Giúp h/s biết:
- Biết thú là động vật đẻ con.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau trong chu kỳ sinh sản của thú và chim.
- Kể tên một số loài thú chỉ đẻ mỗi lứa một con, một số thú mỗi lứa thường đẻ nhiều con.
- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học.
GV : - Hình minh họa trong SGK. Phiếu học tập.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra.
2/ Bài mới.
a/ HĐ1: Quan sát: 
 * Mục tiêu: HS biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. Phân tích được sự tiến hóa trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim.
 * Tiến hành: - HS thảo luận nhóm, quan sát và trả lời câu hỏi:
+/ Bào thai thú được nuôi dưỡng ở đâu? (Trong bụng mẹ).
+/Thú con mới ra đồ được thú mẹ nuôi dưỡng bằng gì ? (Bằng sữa).
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến,lớp cùng GVnhận xét chốt lại ý đúng.
- GV kết luận: Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa. Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là: ở thú hợp tử được phát triển trong bào thai của mẹ, thú con mới sinh ra có hình dáng giống như thú mẹ. Chim đẻ trứng và trứng nở thành con. Cả chim và thú cùng có khả năng nuôi con cho đến khi con chúng tự đi kiếm ăn.
b/ HĐ2: Làm việc với phiếu học tập:
* Mục tiêu: HS biết kể tên một số thú thường đẻ một con, loài thú mỗi lứa đẻ nhiều con
* Tiến hành: - GV phát phiếu học tập.
 - Hs hoàn thành phiếu học tập sau. 
 Phiếu học tập 
Số con trong một lứa
Tên động vật
 Thông thường chỉ đẻ một con
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng, khỉ, voi
 2 con trở lên
Hổ,sư, tử, chó, mèo, lợn ,chuột 
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét, chốt ý.
3/ Củng cố dặn dò: - GVnhận xét tiết học, tuyên dương những h/s có ý thức trong học tập, dặn dò h/s chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Chính tả
Tiết 30: Cô gái của tương lai
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.Viết đúng những từ ngữ dễ viết sai ( VD : in - tơ - nét ) tên riêng nước ngoài, tên tổ chức . 
- Biết viết tên các huân chương danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành. Biết một số huân chương của nước ta. ( BT2,3 ) .
II . Đồ dùng dạy học.
 GV : SGK, bảng phụ HS : Vở BT
III. Các hoạt động dạy học.
1. KT bài cũ: 
2. Bài mới.
Giới thiệu bài
Nội dung
a/ HD học sinh nghe- viết:
	- GVđọc bài chính tả Cô gái của tương lai, lớp chú ý theo dõi SGK.
	- GV hỏi nội dung bài (Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh được xem là một trong những mẫu người của tương lai.) 	
 	- HS đọc thầm bài chính tả để tìm những từ ngữ dễ nhầm lẫn, tên riêng nước ngoài rồi viết lại trên giấy nháp: in-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên (tên tổ chức)
	- GVđọc cho HS viết bài.
	- Chấm bài và nêu nhận xét chung.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
*Bài tập 2:
	- HS đọc nội dung bài tập,
	- 1 HS đọc cụm từ in nghiêng trong đoạn văn. GVgắn bảng phụ có các từ:anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, huân chương sao vàng, huân chương độc lập hạng ba, huân chương lao động hạng nhất, huân chương độc lập hạng nhất.
	- Gv yêu cầu h/s viết lại những chữ đó và giải thích vì sao phải viết hoa những chữ đó.
	- 1HS làm bảng phụ rồi gắn lên bảng, lớp cùng GV nhận xét chữa bài.
	Anh hùng Lao động: gồm 2 bộ phận: anh hùng / lao động, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận đó
	- Kết quả: Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang; Huân chương Sao vàng; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Nhất.
*Bài 3: HS đọc bài tập quan sát 3 huân chương GV chuẩn bị, đọc kỹ nội dung từng loại huân chương rồi điền vào bài tập cho đúng.
	- GVchữa bài: a/ Huân chương Sao vàng.
	 b/ Huân chương Quân công.
 ... hưa được thấy đào ra hoa.
3. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Chiều Khoa học
Tiết 60: Sự nuôi con và dạy con của một số loài thú
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hổ và hươu.
- Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loại thú (hổ, hươu).
- Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ những loài thú này. 
- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học.
- Thông tin và hình minh họa sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra.
2/ Bài mới.
	Nội dung
a/ HĐ1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Học sinh trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
* Tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự nuôi con của hươu.
- GV giao nhiệm vụ: * Đối với nhóm tìm hiểu về sự sinh sản của hổ, từng thành viên trong nhóm đọc các thông tinvề sự sinh sản và nuôi con của hổ. Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận các câu hỏi SGK;
+ Hổ thường sinh con vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn.
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
* Đối với nhóm tìm hiểu về hươu đọc thông tin trả lời các câu hỏi sau:
+ Hươu ăn gì?
+ Hươu đẻ mỗi nứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới được 20 ngày tuổi hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
- Đai diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
b/ HĐ2: Trò chơi “thú săn mồi và con mồi”
* Mục tiêu: 
- Khắc sâu cho học sinh tập tính dạy con của một số loài thú. Gây hứng thú học tập cho học sinh.
* Tiến hành: 
- Tổ chức cho học sinh chơi.
- Hướng dẫn cách chơi.
- Tiến hành cho học sinh chơi.
- Tổng kết trò chơi.
- Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn dò h/s chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (ôn)
Cảm thụ văn học
I . Mục tiêu : 
	- HS luyện kỹ năng đọc hiểu, diễn đạt aucs tích ngắn gọn ý hiểu của mình bằng một đoạn văn ngắn .
	- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS.
 	- Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II . Đồ dùng dạy – học :
III . Các hoạt đoọng dạy- học .
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2 . Hướng dẫn h/s làm bài tập.
*Bài tập 1:
 - HS đọc nội dung bài, xác định yêu cầu của bài, bộc lộ ý kiến của mình vào giấy nháp. HS đọc bài của mình lớp cùng GVnhận xét.
Gợi ý: 
 - Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang 
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
 - Rủ nhau đi cấy, đi cày 
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
 Bài làm
	Hai câu ca dao đã giúp ta hiểu được ý nghĩa đẹp đẽ của lao động trong cuộc sống mỗi con người. Câu ca dao thứ nhất khuyên con người nông dân hãy chăm chỉ cày cấy,trồng trọt đừng bỏ ruộng hoang. Bởi vì mỗi tấc đất là tấc vàng ( Bao nhiêu tấc đất tấc vang bấy nhiêu). Câu ca daothứ hai cũng là lời nhắn gửi người nông dân hãy cần cù lao động, Bởi vì ,công việc đi cấy , đi cày	 hôm nay tuy vất vả, khó nhọc nhưng sẽ đem lại cuộc sống no đủ, sung túc cho ngày mai (Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu)
*Bài tập 2: 	Cách tiến hàmh như bài 1.
 Đề bài : Ca ngợi c/s cao đẹp của Bác Hồ, trong bài Bác ơi nhà thơ Tố Hữu viết:
 Bác sống như trời đất của ta 
 Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
 Tự do cho mỗi đừi nô lệ 
 Sữa để em thơ lụa tặng già.
 Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồkính yêu.
 Bài làm
 	Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là c/s gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình thương yêu tới từng ngọn cỏ , cành hoa. Cảm động nhất là cuộc đời mình vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc đấu tranh dành độc lập – tự do cho mỗi đừi nô lệ, vì niềm vui và hạnh phúc của mọi người :Sữa để em thơ, lụa tặng già.
*Củng cố ,dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học ,dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 60: Tả con vật (kiểm tra viết)
I . Mục tiêu: Giúp HS:
	- Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng: dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc.
	- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV phấn màu , HS- Giấy kiểm tra 
III. Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra.
2/ Bài mới.
	Giới thiệu bài.
	Nội dung.
a/ Hướng dẫn học sinh làm bài.
	- Một học sinh đọc đề bài: 
* Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
- Một HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV nhắc HS lưu ý về: Cách trình bày bài văn, cách dùng từ ngữ, sử dụng dấu câu, chọn lọc các chi tiết quan sát được để đưa vào bài của mình, sau khi viết xong đọc lại bài văn rồi mới nộp bài. 
b/ Học sinh làm bài.
	- HS viết bài vào giấy KT. GV quan sát chung.
	- HS nộp bài cho GV.
3. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tuần 31, (Ôn tập về tả cảnh, đem theo sách tiếng Việt 5 tập một để làm bài tập: Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì I)
Địa lí
Tiết 30: Các đại dương trên thế giới
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Ghi nhở tên 4 đại dương: TháI Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
	- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ).
	- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học.
Bản đồ thế giới, bảng số liệu về các đại dương, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
	Giới thiệu bài.
	a/ HĐ1: - Yêu cầu h/s quan sát hình 1 (130) hoàn thành bảng thống kê và vị trí và giới hạn các đại dương trên thế giới.
Tên đại dương
Vị trí (nằm ở bán cầu nào)
Tiếp giáp với châu lục dại dương
Thái Bình Dương
- Phần lớn ở bán cầu Tây, một phần nhỏ ở bán cầu Đông
- Giáp các châu lục: châu Mĩ, châu á, châu Đại Dương, châu Nam Cực, châu Âu.
- Giáp các đại dương: ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
ấn Độ Dương
Nằm ở bán cầu Đông
Giáp châu Đại Dương, châu á, châu Phi, châu Nam Cực.
- Giáp Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
Đại Tây Dương
- Một nửa nằm ở bán cầu Đông, một nửa nằm ở bán cầu Tây.
- Giáp châu á, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Giáp Thái Bình Dương, ấn Độ Dương.
Bắc Băng Dương
- Nằm ở vùng cực bắc
- Giáp châu á, châu âu, châu Mĩ.
- Giáp Thái Bình Dương.
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.Mỗi một đại dương 1 nhóm báo cáo.
b/ HĐ2: Một số đặc điểm của đại dương.
	- Treo bảng số liệu về đại dương. HS dựa vào bảng số liệu để: 	
	+ Nêu diện tích, độ sâu trung bình (m) độ sâu lớn nhất (m) của từng đại dương.
	+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích. (TháI Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương)
	+ Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? (Thái Bình Dương)
- HS trình bày. Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại ý đúng:
c/ HĐ3: Thi kể về các đại dương.
	- Tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh ảnh về các đại dương và giới thiệu trước lớp.
	- Đại diện các nhóm trình bày phần giới thiệu của nhóm mình.
	- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm sưu tầm đẹp nhất, giới thiệu hay nhất.
3. Củng cố dặn dò: - GVnhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Chiều Tiếng việt (ôn)
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Tiếp tục củng cố, mở rộng vốn từ về chủ đề nam và nữ.
	- Biết tìm nghĩa thích hợp với mỗi từ gốc đã cho để ghép với các từ, tiếng khác tạo thành từ có nghĩa.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Phiếu ghi các bài tập 1, 2 (96 - Sách TV nâng cao).
III.Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra.
2/ Bài mới.
	Giới thiệu bài.
	Nội dung.
a/ Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập. Xác định yêu cầu của đề bài
	- GV giao phiếu cho học sinh làm bài cá nhân.
	- Gọi học sinh trình bày bài miệng.
	- Lớp cùng GV nhận xét chốt lại ý đúng.
	+ Nối 1với b; nối 2với c; nối 3với a.
VD: Dũng cảm: Là mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm.
 Cao thượng: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần
 	 Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung.
* Bài 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp nối với cột A (chỉ những phẩm chất của phụ nữ).
 	- Tiến hành như bài tập 1
 	 A B
1)Dịu dàng 
a) Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi
2) Khoan dung 
b) Siêng năng chăm chỉ.
3) Cần mẫn
c) nhẹ nhàng,êm ái (trong cử chỉ, lời nói)
- Nối 1- c : 2 - a; 3 - b.
* Bài 3:Ghép các từ, tiếng sau đây với tiếng nam để tạo thành những từ có nghĩa:
(nhi, sinh, trang, giới, tính, bóng đá, bóng chuyền, thanh niên, ca sĩ, sinh viên, học sinh, diễn viên, phòng.)
	- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức 
- Tổng kết trò chơi: Đội nào ghép đúng được nhiều thì thắng cuộc.
* Giải đáp: nam nhi, nam sinh, trang nam, nam giới, nam tính, bóng đá nam, bóng chuyền nam, nam thanh niên, nam ca sĩ, nam sinh viên, nam diễn viên, phòng nam
- Tương tự với phần b
* phụ nữ, vũ nữ, tố nữ, nữ giới, nữ công, nữ hoàng, nữ nhi, nữ sĩ, nữ tính, nữ trang, nữ tướng, nữ quân dân, học sinh nữ, bệnh nhân nữ, 
3. Củng cố, dặn dò:
	- GVnhận xét tiết học,dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 30
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường, lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
* Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
+ Về học tập:
+ Về đạo đức:
+ Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
- Về các hoạt động khác.
* Tuyên dương: 
* Phê bình:
2/ Đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tuần 31.
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp đề ra.
- Tiếp tục chăm sóc công trình măng non

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30(3).doc