Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 05 (chi tiết)

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 05 (chi tiết)

Tập đọc

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. MỤC TIÊU.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước ngoài.

- Hiểu nội dung của bài: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Lớp hát.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc thuộc lòng bài thơ: “Bài ca về trái đất”, trả lời câu hỏi 3.

 - HS nhận xét.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 05 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước ngoài.
- Hiểu nội dung của bài: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc thuộc lòng bài thơ: “Bài ca về trái đất”, trả lời câu hỏi 3.
 - HS nhận xét.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Cho HS quan sát ảnh.
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn.
- GV kết hợp sửa lỗi cho HS và giúp HS giải nghĩa các từ mới và khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp 
b. Tìm hiểu bài:
- Anh thuỷ gặp anh A- lếch -xây ở đâu?
- Dáng vẻ của A- lếch -xây có gì đặc biệt khiến Anh Thuỷ chú ý?
-Cuộc gặp gỡ giữa 2 bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Tại sao?
C Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS đọc lần lượt từng đoạn
-Cho HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn .
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Mời 2 HS thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS nối tiếp đọc đoạn.
+ Đoạn 1. Từ đầu đến êm dịu 
+ Đoạn 2: Từ tiếp đến thân mật .
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến chuyên gia máy xúc .
+ Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết.
- HS luyện đọc theo căp.
- 2 HS đọc cả bài 
- 2 người gặp nhau ở công trường xây dựng.
- Vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như 1 mảng nắng; Thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân .
- HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn, luyện đọc diễn cảm ( mỗi đoạn 3 HS đọc ).
4. Củng cố : GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau 
 Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010 
Luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ: Hoà bình
I. Mục tiêu:
 - Hiểu nghĩa của từ Hoà bình,tìm từ đồng nghĩa với từ Hoà bình
 - Biết sử dụng các từ ngữ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tờ phiếu viết nội dung của bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 2 HS làm lại BT 3, 4 (tr. 43 )
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS thảo luận theo nhóm 2.
-Mời đại diện các nhóm trình bày phương án đúng và giải thích tại sao.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung 
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4
- GV lưu ý HS: Trước khi tìm được các từ đồng nghĩa các em phải giải nghĩa các từ đó.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GVkết luận và tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
*Bài tập 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết.
- Mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
Lời giải: ý b ( trạng thái không có chiến tranh)
Tại vì:
- Trạng thái bình thản: không biểu lộ xúc động
Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người, không dùng để nói về tình hình đất nước hay thế giới.
- Trạng thái hiền hoà, yên ả: yên ả là trạng thái của cảnh vật; hiền hoà là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người.
 Lời giải:
Các từ đồng nghĩa với hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
- HS trao đổi theo nhóm bàn.
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc bài .
4Củng cố : GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: GV yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt hoặc chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn viết.
Chính tả.
Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu:
 - Nghe viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
 	- Tìm được các tiếng chứa chứa uô,ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong tiếng có uô, ua; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong 4 câu thành ngữ.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy hoc
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh chép các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó, nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2 Hướng dẫn học sinh nghe -viết:
- GVđọc bài.
- Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả dáng vẻ của anh A- lếch- xây?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó: ngoại quốc, buồng máy, tham quan, chất phác, 
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV đọc.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV thu và chấm 7 bài.
- GV nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ,
- HS đọc thầm bài.
- HS viết bảng con.
- HS nêu.
- HS viết bài.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở soát lỗi.
 2.3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS viết vào vở những tiếng có chứa ua, uô.
- Hãy giải thích quy tắc đánh dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?
*Bài tập 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi theo nhóm 2.
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 câu thành ngữ mà các em vừa hoàn thành.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các câu thành ngữ trên.
Các tiếng có chứa ua: của, múa
-Các tiếng có chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
-Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua - chữ u.
-Trong các tiếng có uô ( tiếng có âm cuối ): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô - chữ ô.
-HS nối tiếp đọc.
-HS giải nghĩa các câu thành ngữ trên.
4. Củng cố : GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Về xem lại bài
 Kể chuyện .
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích yêu cầu.
 - Biết kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
 	- Trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học:
Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 2 HS HS kể lại theo tranh 2-3 đoạn của câu truyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2 Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV gạch chân những từ cần lưu ý.
- GV nhắc HS:
+SGK có một số câu chuyện về đề tài này.
+Các em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK.
+Nếu không tìm được thì em mới kể những câu chuyện trong SGK.
- Mời một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn sau:
+Nội dung câu chuyện có hay, có mới không.
+Cách kể.
+Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- GV tuyên dương những HS kể chuyện tốt.
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe.
- HS giới thiệu, VD như: 
 Tôi sẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh, tài giỏi, đã giúp vua cha đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước .
- HS kể chuyện trong nhóm 2.
- HS thi kể chuyện. Kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn trong lớp, đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của các bạn
4. Củng cố : GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Về xem lại bài
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục tiêu:
 - Biết trình bày thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng để trình bày kết quả học tập của cá nhân và cả tổ trong tháng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi điểm của từng HS.
- Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra phiếu ghi điểm của từng HS.
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2.Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS lần lượt đọc thống kê kết quả học tập của mình trong tháng 9.
- GV khen những HS đọc tốt và thống kê chính xác.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bảng thống kê gồm mấy cột? Nội dung từng cột?
- Mời 2 HS lên bảng thi kẻ bảng thống kê.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu và bút 
dạ cho các nhóm.
- Từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng hoặc thư kí điền nhanh vào bảng.
- Đại diện các tổ trình bày bảng thống kê.
Sau từng tổ trình bày, GV hỏi:
+Trong tổ, em nào có kết quả học tập tiến bộ nhất? 
+Bạn nào có kết quả học tập yếu nhất?
+GV tuyên dương những HS có kết quả học tập tiến bộ và động viên khuyến khích những HS có kết quả yếu hơn để các em cố gắng.
- Sau khi các tổ trình bày, GV hỏi:
+Nhóm nào có kết quả học tập tôt nhất?
+GV tuyên dương những nhóm có kết quả học tập tốt.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả học tập của mình.
-Bảng thống kê có 6 cột: STT, họ và tên, điểm 0-4, điểm 5-6, điểm 7-8, điểm 9-10.
- Hai HS lên bảng thi kẻ.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhìn vào bảng để tìm những HS có kết quả học tập tốt nhất, yếu nhất.
- HS so sánh kết quả học tập của các nhóm để tìm nhóm có kết quả học tập tốt nhất.
4. Củng cố : Em hãy nêu tác dụng của bảng thống kê.
 GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Về xem lại bài
Lịch sử
 Phan Bội Châu và phong trào Đông du 
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
 - Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XIX.
 - Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước đã thất bại do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
II. Đồ dùng dạy học: -Tranh, ảnh trong SGK. -Bản đồ thế giới.
 -Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu phần ghi nhớ ( SGK- tr.11 )?
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 3.2.Nội dung:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 5
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+Kể lại những nét chính về phong trào Đông du?
+ý nghĩa của phong trào Đông du?
-Cho HS thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập.
+Phong trào Đông du là phong trào gì?
+Phong trào Đông du kết thúc ntn?
+Tại sao Chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
+Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng gì tới phong trào CM ở nước ta đầu TK XX?
+Em có biết trường học, đường phố nào mang tên Phan Bội Châu?
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Gợi ý trả lời:
-Những người yêu nước được đào tạo ở nước Nhật bản tiên tiến để có kiến thức về khoa học, kĩ thuật, sau đó đưa họ về nước để hoạt động.
- Sự hưởng ứng phong trào Đông du
-Phong trào đã khơi dậy lòng yêu 
nước của nhân dân ta.
- Tại vì ai cũng mong mau chóng học xong để trở về cứu nước.
- Là phong trào tổ chức đưa thanh niên VN...
- Pháp và Nhật câu kết, Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những ngời yêu 
nước VN ra khỏi Nhật Bản.
4. Củng cố : Cho HS đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: Về xem lại bài
Tập đọc
Ê - mi - li, con...(Trích)
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê-mi li, Mo-ri - xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
 	- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc và nêu nội dung bài.
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Cho một HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
Tìm hiểu bài:
HS đọc từng khổ thơ và trả lời các câu hỏi:
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui”?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
*Nêu ND, ý nghĩa bài thơ?
- GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến thành nội dung chính của bài.
- GV ghi bảng.
Đọc diễn cảm và HTL:
- Cho HS đọc lần lượt 4 khổ thơ và tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm sau đó thì luyện đọc thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
- HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS đọc.
- Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo.
- chú nói trồi sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha.
- Vì chú muốn động viên vợ, con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện
- Hành động của chú Mo-ri-xơn, là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục.
- HS nêu.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc.
4. Củng cố : Cho HS đọc phần nội dung.
5. Dặn dò: Về xem lại bài
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Biết phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm và biết đặt câu để phân biệt được các từ đồng âm, hiểu được tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và câu 
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố.
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2 Hướng dẫn
a. Nhận xét
- Mời 1 HS nêu yêu cầu bài 1,2.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS nêu kết quả bài làm.
- Các HS khác nhận xét.
- GV chốt lại: Hai từ câu ở 2 câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.
b)Phần ghi nhớ:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ, - Mời một số HS nhắc lại ND ghi nhớ 
c) Luyện tập:
*Bài tập 1:
- Cho 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
- Mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2:
Cho HS làm vào vở rồi chữa bài.
*Bài tập 3: 
- Cho HS trao đổi theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 4:
Cho HS thi giải câu đố nhanh.
- HS làm bài.
- HS nêu kết quả:
+ Câu (cá): bắt cá, tôm,bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi).
+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn.
- HS đọc.
- HS đọc thuộc.
*Lời giải:
- Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng 
và bằng phẳng; Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ. Đồng trong một nghìn đồng:Đơn vị tiền Việt Nam.
- Đá trong hòn đá: Chất rắn tạo nên vỏ trái đất kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong bóng đá: Đưa chân nhanh và hất mạnh bóng...
- Ba trong ba và má: Bố ( cha, thầy). Ba 
trong ba tuổi: Số tiếp theo sau số 2...
*Lời giải: Nam nhầm lẫn giữa từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu(tiền để chi tiêu)với tiếng tiêu trong tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi 
có bố canh gác ở phía trước)
*Lời giải: a) Con chó thui.
 b) Cây hoa súng và khẩu súng.
 4. Củng cố : Cho HS đọc phần nội dung.
 5. Dặn dò: Về xem lại bài
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
 - Biết rút kinh nghiệm khi viết văn tả cảnh; biết được lỗi trong bài và tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
	- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2 Hướng dẫn nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt:
+Mời một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
+ Cho cả lớp tự chữa trên nháp. 
+ Cho cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn mầu.
*Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài.
 GV trả bài cho HS và hướng dẫn HS chữa lỗi:
- Sửa lỗi trong bài:
+Cho HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để rà soát lỗi.
- Học tập những đoạn văn hay bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại cho hay hơn.
+ Mời một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
GV nhận xét:
*Những lỗi điển hình:
+Phần kết luận của HS 
+Phần thân bài của HS.
+Đoạn đầu miêu tả cơn mưa 
+Câu miêu tả những bông hoa dưới mưa 
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
 4. Củng cố : GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. 
 5. Dặn dò:Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
 Yêu cầu HS về quan sát một cảnh sông nướcvà ghi lại những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho tiết học sau.
Địa lý
 Vùng biển nước ta
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
 - Trình bày được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
 - Chỉ được trên bản đồ(lược đồ) một số điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng.
 - Biết thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam A.-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu phần bài học.
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2 Hướng dẫn 
*Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- GV cho HS quan sát lược đồ SGK
- Vùng biển nước ta thuộc biển nào?
- Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
+) GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm 2)
- GV phát phiếu.-HS thảo luận nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV Mở rộng
*Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm7)
- GV phát bảng nhóm.
- HS thảo luận : Nêu vai trò của biển?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Mời các HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
+) GV kết luận
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
a) Vùng biển nước ta:
- Thuộc Biển Đông.
- Phía đông và phía tây nam.
b) Đặc điểm của vùng biển nước ta:
c)Vai trò của biển:
- HS thảo luận nhóm 2 theo nội dung phiếu 
- Đại diện một số nhóm trình bày.
*Trả lời: Vai trò của biển:
- Biển điều hoà khí hậu.
- Biển là nguồn tài nguyên lớn,cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá
- Biển là đờng giao thông quan trọng.
- Ven biển có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp.
HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố : GV nhận xét giờ học. 
 	5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an toan 5(1).doc