Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 09

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 09

I. MỤC TIÊU :

 - Phát âm chuẩn : lúa gạo, vàng bạc, phân giải.

 - Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

 - KNS : Kĩ năng tranh luận theo một vấn đề hợp lí, thuyết phục người nghe.

II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ “Quý và Nam . mua được lúa gạo”.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 09", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: 9
TẬP ĐỌC 
Ngày soạn:21/10/2012 
 Tiết 1
CÁI GÌ QUÍ NHẤT ?
Ngàygiảng:22/10/2012 
I. MỤC TIÊU :
 - Phát âm chuẩn : lúa gạo, vàng bạc, phân giải.
 - Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
 - KNS : Kĩ năng tranh luận theo một vấn đề hợp lí, thuyết phục người nghe.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ “Quý và Nam ... mua được lúa gạo”. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ : - Trước cổng trời
- 2 HS đọc thuộc lòng : Hà, Nghĩa
2. Bài mới : - Giới thiệu. 
- HS lắng nghe.
a) Luyện đọc :
- Luyện phát âm chuẩn.
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn kết hợp hỏi từ chú giải.
- Đọc theo mục I.
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến cả bài (1 lượt). 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- GV đọc mẫu. 
- HS lắng nghe.
b) Tìm hiểu bài : - HDHS thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ?
- Mỗi bạn đưa ra ý kiến như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là cái quý nhất ?
- KNS : nhấn mạnh cách lập luận có tình, có lí của thầy giáo, thuyết phục người nghe.
* HSG : Chọn tên cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ?
- Treo bảng phụ : “Quý và Nam ... mua được lúa gạo”. 
- Thảo luận nhóm 4 các câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hùng : lúa gạo ; Quý : vàng ; Nam : thì giờ.
- Hùng : lúa gạo nuôi sống con người.
- Quý : có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
- Nam : có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- HS nêu lí lẽ của thầy giáo.
* HSG trả lời. VD : Ai có lí ; Cuộc tranh luận thú vị ;
- 5 HS một nhóm, luyện đọc phân vai.
- Đọc cá nhân – đồng thanh : Chú ý lời nhân vật Quý trong câu đó.
c) Luyện đọc lại : - Đọc trong nhóm 2
- Rèn đọc diễn cảm đoạn cuối.
- HS đọc theo nhóm 2 cả bài.
- Đọc nhóm 2.
3. Củng cố : - Đọc diễn cảm đoạn cuối.
4. Dặn dò : Đọc thuộc lòng đoạn cuối.
- Thi đọc : Mỗi tổ 1 em.
- HS lắng nghe.
 TUẦN: 9
TOÁN
Ngày soạn:21/10/2012 
 Tiết 41
LUYỆN TẬP
Ngàygiảng:22/10/2012 
I. MỤC TIÊU :
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : 2 HS làm bài 3/ SGK : (Hoa, Lĩnh)
 3. Luyện tập :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Bài 1/58 VTH : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
* Bài 2/58 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) :
- HD mẫu :
217cm = 200cm + 17cm = 2m 17cm
 = 2m = 2,17m
* Bài 3/58 : Viết số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là ki-lô-mét :
* Bài 4/58 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
- Học sinh làm bài a và c.
- HS khá giỏi làm cả 4 bài.
* Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số :
 2,15 ; 5,022 ; 4,6 ; 0,324.
3. Củng cố : Đọc bảng đơn vị đo độ dài.
4. Dặn dò : Về nhà làm bài 4 còn lại.
- 1HSđọc đề bài - Lớp đọc thầm.
- HS làm bảng con từng bài. Đáp án :
a) 35m 25cm = 35,25m
b) 51dm 3cm = 51,3dm
c) 14m7cm = 14,07m
- 2HS làm ở bảng. 
- Lớp làm vào vở.
- Sửa bài. Kết quả :
 234cm = 2,34m
 506cm = 5,06m
 34dm = 3,4m
- HS tự làm rồi sửa bài.
 a) 3km 245m = 3,245km
 b) 5km 34m = 5,034km
 c) 307m = 0,307km
- 2 đội lên thi . Mỗi đội 2 em.
- Kết quả :
 a) 21,43m = 21m 43cm
 c) 7,62km = 7620m
 * b) 8,2dm = 8dm 2cm
 * d) 39,5km = 39500m
- HSG làm vào vở nâng cao :
 2,15 = = 
 5,002 = = 
 4,6 = = 
 0,324 = = 
- 2 HSY : Nghĩa, Quỳnh)
 TUẦN: 9
KHOA HỌC 
Ngày soạn:21/10/2012 
 Tiết 17
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/ AIDS 
Ngàygiảng:22/10/2012 
 I. MỤC TIÊU : - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
 - Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ.
 - KNS : Kĩ năng đóng vai, xử lí tình huống.
II. ĐỒ DÙNG : 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai : “Tôi bị nhiễm HIV”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : - HIV lây truyền qua đường nào ? (Mỹ)
 - Cần làm gì để phòng tránh HIV/ AIDS ? (Giang).
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “ HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua”
* Mục tiêu : HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- HD cách chơi. Phát thẻ từ cho 2 đội.
* Hoạt động 2 : Đóng vai : “Tôi bị nhiễm HIV”.
* Mục tiêu : - Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng động.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.
- GV khuyến khích HS sáng tạo trong các vai diễn.
- Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử.
- Người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào ?
* Hoạt động 3 : QS và thảo luận
- GV kết luận như SGV/78.
3. Củng cố : Đọc phần bài học.
4. Dặn dò : Đối xử tốt với người nhiễm HIV
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 10 thẻ từ. HS thi tiếp sức gắn các thẻ từ mà GV đã phát cho 2 đội.
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV
Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV
- Dùng chung dao cạo
- Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay cao su bảo vệ
- Ôm.
- Cầm tay.
- Mặc chung quần áo.
- Bị muỗi đốt.
- 
- 5 HS tham gia chơi đóng vai. Một em đóng vai nhiễm HIV, 4 HS khác sẽ thể hiện hành vi ứng xử với HS bị nhiễm HIV như đã ghi trong các phiếu gợi ý.
- HS thảo luận cả lớp, Các câu hỏi gợi ý bên.
- Làm việc theo nhóm 2 :
- QS hình 36, 37 SGK và nói nội dung từng hình.
- 2 HSY đọc : Lực, Đại.
 TUẦN: 9
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn:21/10/2012 
 Tiết 3
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
Ngàygiảng:23/10/2012 
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
- KNS : Kĩ năng tranh luận, đưa ra lập luận chặt chẽ, thái độ lịch sự khi tranh luận.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ kẻ sẵn BT1/ 59 VBT.
II/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
2/ Kiểm tra bài cũ : - Chấm đoạn văn ở tiết trước. 
3/ Bài mới : Luyện tập :
* Bài tập1/ 59 VBT : Nhóm 4
a. Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì ?
b.Ý kiến mỗi bạn như thế nào ? Lí lẽ đưa ra bảo vệ ý kiến đó ra sao ?
c. Thầy giáo thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì ?
- Thầy lập luận như thế nào ?
- Cách nói của thầy thể hiện thái độ như thế nào ?
* Bài tập 2/ 91 SGK : Nhóm 4
- Chia nhóm 4, mỗi nhóm đóng 1 nhân vật (Hùng hoặc Quý, Nam)
* Bài tập2/ 60 VBT : Nhóm 2
a. Đánh dấu X vào trước ý có câu trả lời đúng và sắp xếp theo trình tự hợp lí ?
b. Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
4/ Củng cố : Đọc lại BT2 đã hoàn chỉnh. (ĐK để thuyết trình, tranh luận)
5/ Dặn dò : Về học thuộc BT2/VBT.
- 2 HS : PNhật, Na
- 1 HS đọc đề. HS thảo luận nhóm 4.
- Cái gì quý nhất trên đời ?
- Hùng : quý nhất là lúa gạo, có ăn mới sống được.
- Quý : quý nhất là vàng, có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
- Nam : quý nhất là thì giờ, có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- Người lao động là quý nhất.
- Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị.
- Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình, có lí.
- Đọc yêu cầu và VD1 (Mẫu).
- Các nhóm thảo luận ghi ra giấy. 
- Từng tốp 3 HS đại diện lên đóng vai.
- HS thảo luận, làm VBT.
+ Đ/kiện 1 : Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
+ Đ/kiện 2 : Phải có ý kiến riêng về vấn đề cần thuyết trình, tranh luận.
+ Đ/kiện 3 : Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
- Người nói cần có thái độ ôn tồn, hoà nhã, tôn trọng người đối thoại, tránh nóng nảy vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến đúng của người khác.
- 2 HS đọc : Hiền, Phát
 TUẦN: 9
TẬP ĐỌC 
Ngày soạn:21/10/2012 
 Tiết 4
ĐẤT CÀ MAU
Ngàygiảng:24/10/2012 
I. MỤC TIÊU : - Phát âm chuẩn : Cà Mau, sớm nắng, san sát, thẳng đuột, huyền thoại.
- Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ý nghĩa : Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau. Trả lời được các câu hỏi SGK.
- BVMT : GDHS lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ “Tinh thần... lưu truyền/ để khai phá/ giữ gìn... Tổ quốc”. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ : - Cái gì quý nhất
- 2 HS đọc cả bài + TLCH (Dương, Thảo).
2. Bài mới : - Giới thiệu 
- HS lắng nghe.
a) Luyện đọc :
- Luyện phát âm chuẩn.
- Vỡ câu, vỡ đoạn kết hợp từ chú giải.
- Đọc theo mục I.
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến cả bài (1 lượt). 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- GV đọc mẫu. 
- HS lắng nghe.
b) Tìm hiểu bài :
+ Đoạn 1 : Từ đầu ... nổi cơn dông.
- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
* Hãy đặt tên cho đoạn văn này ?
- HDHS đọc diễn cảm : giọng hơi nhanh, mạnh; nhấn giọng : sớm nắng chiều mưa, nắng đó, đổ ngay xuống đó, hối hả, phủ.
+ Đoạn 2 : “Cà Mau ... thân cây đước”.
- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
* Hãy đặt tên cho đoạn văn này ?
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ?
- Em đặt tên cho đoạn 3 như thế nào ?
- Treo bảng phụ “Tinh thần... lưu truyền/ để khai phá/ giữ gìn... Tổ quốc”. 
- GDHS tình yêu quê hương đất nước.
- 1 HS đọc.
- Mưa Cà Mau rất đột ngột, dữ dội, mau tạnh.
- Mưa ở Cà Mau. 
- HS đọc diễn cảm đoạn 1 theo nhóm 2.
- Vài HS thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc nhóm hai.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Cây cối trên đất Cà Mau mọc thành chòm, thành rặng ; rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt ; nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng nước xanh rì ; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
- Nhà cửa và cây cối ở Cà Mau,
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS đọc truyền điện.
- Thông minh, giàu nghị lực, thích nghe kể chuyện kì lạ về sức mạnh và trí của con người.
- Tính cách người Cà Mau,
- Đọc cá nhân – đồng thanh.
c) Luyện đọc lại : - Đọc trong nhóm 2
- Rèn đọc đoạn cuối.
- HS đọc theo nhóm 2 cả bài.
- Đọc nhóm 2.
3. Củng cố : - Đọc diễn cảm đoạn 2,3.
4. Dặn dò : Đọc thuộc lòng cả bài.
- Thi đọc : Mỗi tổ 1 em.
- HS lắng nghe.
 TUẦN: 9
TOÁN
Ngày soạn:21/10/2012 
 Tiết 43
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
Ngàygiảng:24/10/2012 
I. M ... hĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ HS để HS làm BT1 và 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 1/ 66 VBT :
- Lưu ý HS một từ đồng thời có thể diễn tả ND của chủ điểm này hay chủ điểm kia ; một từ có thể là DT và cũng có thể là tính từ. VD : Em yêu hòa bình. (hòa bình là DT) ; Em mong thế giới này mãi mãi hòa bình. (hòa bình là tính từ).
* Bài tập 2/67 VBT :
- Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau (VBT/67).
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận nhóm 4, vài nhóm làm ở bảng phụ HS, trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề và cho biết yêu cầu của đề.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Ví dụ :
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn, gìn giữ,...
bình an, yên ổn, yên bình
kết đoàn, liên kết,...
bạn hữu, bầu bạn, bè bạn,...
bát ngát, bao la, thênh thang,...
Từ trái nghĩa
phá hoại, tàn phá, phá phách
hỗn loạn, náo động, náo loạn
chia rẽ, mâu thuẩn, phân tán,..
kẻ thù, kẻ địch.
chật chội, chật hẹp, hạn hẹp,...
2. Củng cố : Tổ chức cho học sinh thi tìm từ trái nghĩa. 
3. Nhận xét - Dặn dò :
- Dặn dò HS về nhà tiếp tục ôn bài về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm,  để chuẩn bị kiểm tra định kì.
- HS truyền điện tìm các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
 TUẦN: 10
TẬP ĐỌC
Ngày soạn:29/10/2012
 Tiết 5
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiết 5)
Ngày giảng:31/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
 * HSG : Phân vai diễn lại sinh động 1 trong 2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG :
 Phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL (như tiết 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Kiểm tra TĐ và HTL :
- Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập : Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn văn Xe. Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn kịch.
 + Lưu ý HS có 2 yêu cầu :
 - Nêu tính cách một số nhân vật.
 - Phân vai để diễn 1 trong 2 đoạn.
* HSG diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch lòng dân.
4. Củng cố : Vở kịch Lòng dân gồm có những nhân vật nào ?
- Số HS còn lại lên bốc thăm và đọc.
- 2 HS đọc yêu cầu của BT/67 VBT, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
Nhân vật Tính cách
Dì Năm - Bình tĩnh, nhanh trí, khôn 
 khéo, dũng cảm bảo vệ CB.
An - Thông minh, nhanh trí, biết
 làm cho địch không nghi 
 ngờ.
Chú CBộ - Bình tĩnh, tin tưởng vào
 lòng dân.
Lính - Hống hách.
Cai - Xảo quyệt, vòi vĩnh.
- Diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân.
+ Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
+ Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
- 1 HS trả lời : Dì Năm, chú cán bộ, An, Cai, lính. 
 TUẦN: 10
TOÁN
Ngày soạn:29/10/2012
 Tiết 48
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
Ngày giảng:31/10/2012
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Cộng hai số thập phân.
 - Giải toán với phép cộng hai số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Bài 1, 2/VBT : Thảo, Hoa.
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) HDHS thực hiện phép cộng hai số thập phân :
a) VÍ DỤ 1: Nêu ví dụ và HDHS giải bài toán như SGK/49 để có phép cộng :
 1,84m + 2,45m = .... ( m )
- HDHS tự đặt tính rồi tính như SGK.
- Lưu ý HS về cách đặt dấu phẩy ở tổng (đặt thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng) 
- Cho HS nhận xét sự giống nhau và khác nhau của hai phép cộng :
 184 1,84
 + 245 + 2,45 
 429 4,29 
b) VÍ DỤ 2 : Tương tự phần a, GV nêu ví dụ 2 rồi cho HS tự đặt tính và tính. 
2) HDHS nêu cách cộng hai số thập phân như SGK. 
3. Thực hành : 
* Bài 1/67VTH : Tính : 
* Bài 2/67 : Đặt tính rồi tính :
- Lưu ý HS đặt tính sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng đặt thẳng cột với nhau.
* Bài 3/67 : - Gọi HS đọc đề
HSG Bài 4 VTH
4. Củng cố : 
 - Cách cộng hai số thập phân ? 
5. Dặn dò : BTVN : Bài 1,2 còn lại. 
- 1HS đọc VD ở SGK, cả lớp đọc thầm. Nêu cách giải bài toán :
Ta có : 1,84 m = 184cm
 2,45 m = 245 cm 
 184cm
 + 245cm 
 429cm 
 429 cm = 4,29 m
Vậy : 1,84 + 2,45 = 4,29 ( m )
- Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau, chỉ khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy.
- HS nêu cách cộng hai số thập phân.
- HS vừa viết vừa nói theo hướng dấn của SGK.
- 3 HS nêu cách cộng hai số thập phân ở SGK.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm ở bảng bài a và b, cả lớp làm vào vở rồi sửa bài. (2 HSY làm ở bảng) * HSG làm cả 4 bài.
- Tiến hành tương tự bài 1
- 2 HS đọc đề, lớp đọc thầm. 
- HS tự giải rồi trình bày kết quả.
 Tiến cân nặng là : 
 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
- Vài HS nêu lại cách cộng hai số TP.
 TUẦN: 10
Từ và câu
Ngày soạn:29/10/2012
 Tiết 6
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiết 6)
Ngày giảng:31/10/2012
. MỤC TIÊU :
 - ITìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).
 - Đặt được câu để phân biệt được các từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT3, BT4).
 - HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT2. 
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết đoạn văn ở BT1. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu : Nêu mục đích, yêu cầu.
2. HDHS làm bài tập :
 * Bài tập 1/ 68 VBT :
- Vì sao phải thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác ? Vì sao các từ đó dùng chưa chính xác.
 * Bài tập 2/ 68 VBT :
- Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ chấm.
- HS làm 4 trong 5 câu, HSG làm hết cả 5 câu.
 * Bài tập 3/ 69 VBT : Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm : giá (giá tiền) / giá (giá để đồ vật).
- Lưu ý : HS không đặt câu với từ giá mang nghĩa khác.
 * Bài tập 4/ 69 VBT :
- Lưu ý HS : Đặt câu đúng ngữ pháp.
Dặn dò : Về nhà ôn bài để tiết sau kiểm tra.
- 2 HS đọc đề.
- Vì những từ đó dùng chưa đúng. Tuỳ theo ngữ cảnh mà chọn từ đồng nghĩa cho phù hợp.
- HS làm việc cá nhân, vài em làm ở bảng phụ.
- HS làm ở bảng phụ lên trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung :
Bê = bưng ; bảo = mời ; vò = xoa ; thực hành = làm.
- HS thi tiếp sức điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ chấm. Gồm có 2 đội, mỗi đội 5 em.
- Lời giải : no, chết, bại, đậu, đẹp.
* HSG : Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ đó.
- Mỗi em đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm hoặc đặt 1 câu chứa đồng thời 2 từ đồng âm.
- HS truyền điện các câu mình đã đặt.
- Quyển truyện này giá bao nhiêu tiền ?
- Trên giá sách của bạn Lan có rất nhiều truyện hay.
- Cái giá sách này có giá bao nhiêu vậy cô ?
- 2 HS đọc yêu cầu của đề. HS làm việc theo cặp, trình bày kết quả.
VD:- Đánh bạn là không tốt.
- Lan đánh đàn rất hay.
- Nam phải đi đánh giày để kiếm sống.
 TUẦN: 10
TOÁN
Ngày soạn:29/10/2012
 Tiết 49
LUYỆN TẬP
Ngày giảng:1/11/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
 - Củng cố KN cộng các số thập phân.
 - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
 - Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học ; tìm số trung bình cộng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : Sửa BT 1,2 SGK/50 (Nở, Phát).
 2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Bài 1/68VTH : Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a
* Bài 2/68 : Tính rồi thử lại bằng tính chất giao hoán :
* Bài 3/68 : 
- Yêu cầu HS tóm tắt trước khi giải bài toán.
* Bài 4 /68 : Dành cho HS giỏi :
+ Củng cố : 
- 1 tuần có mấy ngày ?
- Cách tìm TBC của nhiều số ?
* Tính nhanh : 
 3,5 + 3,3 + 3,1 + 4,9 + 4,3 + 4,5 + 4,7
3. Củng cố : Phép cộng các số thập phân có tính chất gì ?
4. Dặn dò : Làm bài 2b và bài 4. 
- HS tự làm vào vở, 1 em làm ở bảng .
- HS rút ra nhận xét : a + b = b + a
- Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán : Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- 2 HS làm ở bảng bài a và c rồi sửa.
- HSG làm cả 3 bài.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS tự giải rồi trình bày kết quả :
 Bài giải :
 Chiều dài của mảnh vườn là :
 16,34 + 8,32 = 24, 66 (m) 
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
 (16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m )
- Tiến hành tương tự bài 3.
- 7 ngày.
- Tính tổng của các số rồi chia cho số các số hạng.
- HSG làm vào vở.
- Cách làm :
(3,5 + 4,5) +(3,1 + 4,9) +(3,3 + 4,7)+ 4,3
= 8 + 8 + 8 + 4,3 
= 24 + 4,3 = 28,3
- giao hoán, kết hợp.
 TUẦN: 10
Từ và câu
Ngày soạn:29/10/2012
 Tiết 7
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiết 7)
Ngày giảng:1/11/2012
 Kiểm tra
 TUẦN: 10
Từ và câu
Ngày soạn:1/11/2012
 Tiết 8
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiết 8)
Ngày giảng:2/11/2012
 Kiểm tra
 TUẦN: 10
TOÁN 
Ngày soạn:1/11/2012
 Tiết 50
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
Ngày giảng:2/11/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh biết :
 - Tính tổng nhiều số thập phân.
 - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
 - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
II. HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : Làm bài 2b, 4 SGK/50, 51 (Hiền, Mỵ).
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) HDHS tự tính tổng nhiều số thập phân : - Ví dụ :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Ghi bảng : 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
- HDHS tự đặt tính rồi tính, sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
b) Bài toán :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- HDHS tự làm và sửa bài, gọi 1 em lên làm ở bảng.
3. Thực hành :
* Bài 1/51 : Đặt tính rồi tính :
- Lưu ý HS đặt tính cho đúng.
* Bài 2/52 : Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp :
- Phép cộng các STP có tính chất gì ?
* Bài 3/52 : Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính (theo mẫu).
- HD mẫu : a) 6,9 + 8,75 + 3,1
 = (6,9 + 3,1) + 8,75
 = 10 + 8,75
 = 18,75
4. Dặn dò : BTVN : Bài 1,3 (còn lại).
- 2 học sinh nêu ví dụ a ở SGK.
- Có 3 thùng đựng dầu, thùng 1 có 27,5l ; thùng 2 có 36,75l ; thùng 3 có 14,5l.
- Hỏi cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu ?
- HS làm ở bảng con :
 27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75
- Vài HS nêu cách tính tổng nhiều STP. 
- 2 HS đọc đề bài 
- Độ dài ba cạnh của một hình tam giác lần lượt là : 8,7 dm ; 6,25 dm ; 10 dm.
- Tính chu vi của hình tam giác đó. 
- HS tự giải và sửa bài.
 Bài giải :
 Chu vi của hình tam giác là:
 8,7+ 6,25+ 10 = 24,95 (dm)
- 2 HS làm ở bảng (a, b), lớp làm vào vở rồi sửa bài. * HSG làm cả 3 bài.
- 1 HS làm ở bảng. HS nhận xét : 
 (a + b) + c = a +(b + c)
- Phép cộng các STP có t/chất kết hợp.
- HS tiếp tục nêu cách tính bài a.
- 2 HS lên bảng làm bài a và c.
* HSG làm cả 4 bài.
- Sửa bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5(5).doc