Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

KHOA HỌC:

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I.Yêu cầu:

 -Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

 - Giaó dục học sinh ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.Hình vẽ trong SGK trang 36, 37.

 -HS: SGK, sưu tầm các thông tin về an toàn giao thông.

 

doc 175 trang Người đăng hang30 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Thứ hai Ngày soạn:29/10/2010
 Ngày giảng:01/11/2010
KHOA HỌC:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I.Yêu cầu:
 -Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
 - Giaó dục học sinh ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.Hình vẽ trong SGK trang 36, 37.
 -HSø: SGK, sưu tầm các thông tin về an toàn giao thông.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 
?• Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân?
? Nêu những người em có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại?
GV nhận xét, ghi điểm.
 B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới:	
 2.Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
 Bước 1: Làm việc theo cặp. 
Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2 trang 36 SGK, chỉ ra những vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ (vỉa hè bị lấn chiếm, đi không đúng phần đường quy định, xe chở hàng cồng kềnh).
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Gv sưu tầm một tai nạn giao thông xảy ra ở địa phương hoặc được nêu trên những phương tiện thông tin đại chúng và kể cho học sinh nghe.
- Kết luận: Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông:
• Người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông.
• Các điều kiện giao thông không an toàn.
• Phương tiện giao thông không an toàn.
Hoạt động 3: Quan sát, thảo luận.
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 3, 4, 5 trang 37 SGK và phát hiện những việc cầm làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các biện pháp an toàn giao thông.
-Gv chốt.
3. Củng cố,dặn dò
Thi đua (2 dãy) Trưng bày tranh ảnh tài liệu sưu tầm và thuyết trình về tình hình giao thông hiện nay.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Ôn tập: Con người và sức khỏe.
Nhận xét tiết học .
Học sinh trả lời .
Lớp nhận xét.
- Hs thảo luận 
Hs hỏi và trả lời nhau theo gợi ý?
• Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?
• Tại sao có vi phạm đó?
• Điều gì có thể xảy ra đối với người tham gia giao thông?
Đại diện nhóm lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong nhóm khác trả lời.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh khác kể về 1 số tai nạn giao thông.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Hoạt động nhóm , cá nhân.
Hình 3: Học sinh được học về luật giao thông.
Hình 4: 1 học sinh đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
Hình 5: Người đi xe thô sơ đi đúng phần đường quy định.
1 số học sinh trình bày kết quả thảo luận theo cặp.
Mỗi học sinh nêu ra 1 biện pháp.
Học sinh trả lời.
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Yêu cầu:
 Biết:
 - Chuyển phân số thập phân thánhố thập phân.
 - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
 -Giải bài toán liên quan đến "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
II. Chuẩn bị:
 - GV:Phấn màu. 
 - HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
Học sinh sửa vài bài (SGK).
Gv nhận xét ,ghi điểm
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
2.Thực hành
  Bài 1:
Giáo viên nhận xét.
  Bài 2:
Giáo viên nhận xét.
  Bài 3:
Chú ý đổi đơn vị thời gian bằng phút, kilômét.
- Gv chữa bài.
   Bài 4:
- Gv chấm chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố,dặn dò
Học sinh nhắc lại nội dung.
Dặn dò: Học sinh làm bài BTVBTT.
Chuẩn bị: KTGKI 
Nhận xét tiết học 
Học sinh làm bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu đề.
Học sinh làm bảng con
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu cách làm.
Học sinh lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh phân tích đề.
Tóm tắt.
Học sinh làm bài.
Xác định dạng kết hợp thời gian và độ dài – dạng toán kết hợp đổi khối lượng.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu đề.
Học sinh phân tích đề.
Học sinh làm bài vào vở .
Bài giải:
Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là
180000 :12 = 15000 (đồng)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là
15000 X 36 = 540000 (đồng)
Đáp số: 540000 đồng
Học sinh nêu
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP,KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (T1)
I. Yêu cầu:
 -Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong sgk. 
 - Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh vẽ mọi người dân đủ màu da đứng lên đấu tranh.
 - HS: Vẽ tranh về nạn phân biệt chủng tộc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài văn miêu tả.
	Bài 1:
Phát giấy cho học sinh ghi theo cột thống kê.
Giáo viên yêu cầu nhóm dán kết quả lên bảng lớp.
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn kết quả làm bài.
	Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp đọc minh họa.
• Giáo viên chốt.
3.Hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm. 
• Thi đọc diễn cảm.
• Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố,dặn dò 
Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn (2 dãy) – Mỗi dãy cử một bạn, chọn đọc diễn cảm một đoạn mình thất nhất.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Học thuộc lòng và đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Ôn tập(tt)”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh đọc từng đoạn.
Học sinh trả lờicâu hỏi.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh ghi lại những chi tiết mà nhóm thích nhất trong mỗi bài văn – Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Học sinh đọc nối tiếp nhau nói chi tiết mà em thích. 1, 2 học sinh nhìn bảng phụ đọc kết quả.
Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
Tổ chức thảo luận cách đọc đối với bài miêu tả.
Thảo luận cách đọc diễn cảm.
Đại diện nhóm trình bày có minh họa cách đọc diễn cảm. 
Các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi, cá nhân.
Đại diện từng nhóm thi đọc diễn cảm (thuộc lòng).
Cả lớp nhận xét.
Học sinh hai dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau.
 Thứ ba Ngày soạn:30/10/2010
 Ngày giảng:02/11/2010
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
(Đề nhà trường ra)
CHÍNH TẢ:
ÔN TẬP,KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (T2)
I. Yêu cầu: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 -Nghe -viết đúng bài chính tả,tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: SGK, bảng phụ.
 - HS: Vở, SGK, sổ tay chính tả.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra sổ tay chính tả.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
GV cho hs đọc một lần bài thơ.
GV đọc bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
Nêu tên các con sông cần phải viết hoa và đọc thành tiếng trôi chảy 2 câu dài trong bài.
Gv đọc cho hs viết.
Gv chấm một số vở.
3. Hướng dẫn hs lập sổ tay chính tả.
Gv yêu cầu hs quan sát cách đánh dấu thanh trong các tiếng có ươ/ ưa.
Gv nhận xét và lưu ý hs cách viết đúng chính tả.
	4. Củng cố,dặn dò
Đọc diễn cảm bài chính tả đã viết.
Gv nhận xét.
Chép thêm vào sổ tay các từ ngữ đã viết sai ở các bài trước.
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học. 
Học sinh nghe.
Học sinh đọc chú giải các từ cầm trịch, canh cánh.
Học sinh đọc thầm toàn bài.
Hs đọc 2 câu dài trong bài “Ngồi trong lòng trắng bọt”, “Mỗi năm lũ to” giữ rừng”.
Học sinh viết.
Học sinh tự soát lỗi, sửa lỗi.
Học sinh chép vào sổ tay những từ ngữ em hay nhầm lẫn.
+ Lẫn âm cuối.
 Đuôi én.
 Chén bát – chú bác.
+ Lẫn âm điệu.
 Bột gỗ – gây gổ
HS đọc các từ đã ghi vào sổ tay chính tả.
ÂM NHẠC
( Giáo viên bộ môn dạy)
LỊCH SỬ:
BÁC HỒ ĐỌC “ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”
I. Yêu cầu:
 - Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch HCM đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
 +Ngày 2.9 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời .Đến chiều , buổi lễ kết thúc.
 -Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, dánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
 - Giáo dục học sinh yêu kính, biết ơn Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Hình ảnh SGK: Aûnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
 - HS: Sưu tầm thêm tư liệu, ảnh tư liệu.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
Tại sao nước ta chọn ngày 19/ 8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8-1945?
Ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945?
Gv nhận xét ,ghi điểm.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
2.Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Thuật lại diễn biến buổi lễ “Tuyên ngôn Độc lập”.
Gv yêu cầu hs đọc SGK, đoạn “Nga ... , mợ , cô , bác , anh , chị , em , cháu, chắt , chút , dượng , anh rể , chị dâu .
-thầy giáo , cô giáo , bạn bè , bạn thân , lớp trưởng , anh chị lớp trên , các em lớp dưới , anh chị phụ trách đội , , bác bảo vệ , cô lao công . . . 
-công nnhân , nông dân , họa sĩ , bác sĩ , kĩ sư , giáo viên , thủy thủ , hải quân , phi công , tiếp viên hàng không , thợ lặn, thợ dệt , thợ điện , bộ đội , công an , quân dân tự vệ , học sinh , sinh viên . . -Kinh , Tày , Nùng , Thái , Mường , Dao, Hmông , Khơ-mú , Giáy , Ba-na , Ê-đê , Gia-rai , Xơ-đăng , Tà – ôi . . .  
Bài tập 2 : 
-Lời giải :
 a)Tục ngữ , thành ngữ , ca dao nói về quan hệ gia đình 
b) Tục ngữ , thành ngữ , ca dao nói về quan hệ thầy trò.
c) Tục ngữ , thành ngữ , ca dao nói về quan hệ bạn bè.
-Hs đọc  nội dung BT , trao đổi cùng bạn bên cạnh .
-Nối tiếp nhau đọc  kết quả bài làm .
-Viết vào VBT .
-Chị ngã , em nâng .
-Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần .
-Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
-Con có cha như nhà có nóc 
Con hơn cha là nhà có phúc .
-Cá không ăn muối cá ươn 
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư .
-Con hát mẹ khen hay .
-Chim có tổ , người có tông .
-Cắt dây bầu dây bí 
Ai nỡ cắt dây chị em .
-Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chó hoài đá nhau 
-Máu chảy ruột mềm .
-Tay đứt ruột xót .
-Không thầy đố mày làm nên .
-Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Mun con hay chữ thì yêu lấy thầy .
-Kính thầy yêu bạn 
-Tôn sư trọng đạo .
-Học thầy không tày học bạn .
-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ .
-Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
-Bán anh em xa mua láng giềng gần .
-Bạn bè con chấy cắn đôi .
-Bạn nối khố .
-Bốn biển một nhà . 
-Buôn có bạn , bán có phường .
-đen nhánh , đen mượt , hoa râm , muối tiêu , bạc phơ , mượt mà , óng ả , óng mượt , lơ thơ , xơ xác , dày dặn , cứng như rễ tre . . . 
-một mí , hai mí , bồ câu , ti hí , đen láy , đen nhánh , nâu đen , xanh lơ , linh lợi , linh hoạt , sinh động , tinh anh , tinh ranh, gian xảo , soi mói , láu lỉnh , sáng long lanh , mờ đục , lờ đờ , lim dim , trầm tư , trầm tĩnh , trầm buồm , trầm lặng , hiền hậu , mơ màng . . . 
Bài tập 4 
Hs viết có thể nhiều hợn 5 câu .
VD : Ông em là một họa sĩ . Mới năm ngoái , tóc ông còn đen nhánh . Thế mà năm nay , mái tóc đã ngả màu muối tiêu. Khuôn mặt vuông vức của ông đã có nhiều nếp nhăn . Nhưng đơi mắt của anh vẫn rất tinh anh , lanh lợi .
3Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học .
-Dặn Hs về nhà hoàn chỉnh , viết lại đoạn văn ở BT4 cho hay hơn .
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động). 
I. Yêu cầu: 
 -Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1). 
 -Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
 - Giáo dục học sinh lòng yêu mến người xung quanh và say mê sáng tạo.
II.Chuẩn bị: 
 - GV: Giầy khổ to – Sưu tầm tranh ảnh về một số em bé ở độ tuổi này.
 - HS: Bài soạn.
III.Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt đọc kết quả quan sát bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
Giáo viên nhận xét.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài mới: 
2.Hướng dẫn hs biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói – Dàn ý với ý riêng.
 Bài 1:	
Lưu ý: dàn ý có thể nêu vài ý tả hình dáng của em bé.
+ Tả hoạt động là yêu cầu trọng tâm.
- Gv nhận xét: đúng độ tuổi đang tập đi tập nói: Tránh chạy tới sà vào lòng mẹ.
- Khen những em có ý và từ hay.
I. Mở bài:
- Giới thiệu em bé đang ở tuổi tập đi và tập nói.
II. Thân bài:
 1/ Hình dáng:
+ Hai má – mái tóc – cái miệng.
 2/ Hành động:
Biết đùa nghịch – biết khóc – hờn dỗi – vòi ăn.
Vận động luôn tay chân – cười – nũng nịu – ê a – đi lẫm chẫm – Tiếng nói thánh thót – lững chững – thích nói.
III. Kết luận:
Em yêu bé.
3.Hướng dẫn hs biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn (tự nhiên, chân thực) tả hoạt động của em bé.
	Bài 2:
Nêu yêu cầu của bài tập – Đọc cho học sinh nghe bài “Em Trung của tôi” (của Thu Thủy – Học sinh lớp Năm trường Tiểu học Ngọc Hà – Hà Nội).
4.Củng cố,dặn dò
Giáo viên tổng kết.
Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát.
Chuẩn bị: “Kiểm tra viết tả người”.
Nhận xét tiết học. 
Cả lớp nhận xét.
Lập dàn ý cho bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
Học sinh đọc rõ yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
hs quan sát tranh, hình ảnh sưu tầm.
Lần lượt hs nêu những hoạt động của em bé độ tuổi tập đi và tập nói.
Cả lớp nhận xét.
hs chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết.
Học sinh hình thành 3 phần:
I. Mở bài: giới thiệu em ở độ tuổi rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (đang tuổi tập đi và tập nói).
II. Thân bài:
1/ Hình dáng: (bụ bẫm ) – Hai má (bầu bĩnh, hồng hào) – Mái tóc (thưa mềm như tơ, buộc thành cái túm nhỏ trên đầu) – Cái miệng (nhỏ xinh, hay cười).
2/ Hành động: Như một cô bé búp bê to, xinh đẹp biết đùa nghịch, khóc, cười, hờn dỗi, vòi ăn. 
+ Bé luôn vận động tay chân – lê la dười sân gạch với đống đồ chơi – Lúc ôm mèo – xoa đầu cười khanh khách – Bé nũng nịu đòi mẹ – kêu a, a  khi mẹ về. Vin vào thành giường lẫm chẫm từng bước. Oâm mẹ đòi úp vào ngực mẹ – cầm bình sữa – miệng chép chép.
III. Kết luận: Em yêu bé – Chăm sóc.
Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh chọn một đoạn trong thân bài viết thành đoạn văn.
Đọc đoạn văn tiêu biểu.
Phân tích ý hay.
TOÁN:
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM 
I.Yêu cầu:
 - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Chuẩn bị:
 + GV:Phấn màu, bảng phụ. 
 + HS: Bảng con, SGK, VBT.
III.Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
2 học sinh lần lượt sửa bài (SGK).
Gv nhận xét ,ghi điểm.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Hướng dẫn hs biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
• Gv cho hs đọc ví dụ – Phân tích.
- Đề bài yêu cầu điều gì?
• Đề cho biết những dữ kiện nào?
• Gv chốt lại: thực hiện phép chia:
	315 : 600 = 0,525
	 Nhân 100 và chia 100.
(0,525 ´ 100 : 100 = 52,5 : 100)
	Tạo mẫu số 100 
• Gv giải thích.
+ Học sinh nữ chiếm cứ 100 học sinh toàn trường thì học sinh nữ chiếm khoảng hơn 50 học sinh .
+ Đổi ký hiệu: 52,5 : 100 = 52,5% ® Ta có thể viết gọn:
	315 : 600 = 0,525 = 52,5%
-Thực hành: Aùp dụng vào giải toán nội dung tỉ số phần trăm.
-Giáo viên chốt lại.
3.Thực hành
Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm tỉ số % khi biết tỉ số:
- Giáo viên chốt lại.
	Bài 2:
Hs nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
· Giáo viên chốt sự khác nhau giữa bài 1 và bài 2.
	Bài 3:
- HS tự làm theo bài mẫu. Gv chú ý giúp đỡ HS còn lúng túng
4. Củng cố,dặn dò:
Gv yêu cầu hs nhắc lại cách tìm tỉ số % của hai số.
Làm bài nhà 2, 4/ 80.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
Nhận xét tiết học 
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Hs tính tỉ số phần trăm giữa hs nữ và hs toàn trường.
Hs toàn trường: 600.
Hs nữ: 315.
Hs làm bài theo nhóm.
Hs nêu cách làm của từng nhóm.
Các nhóm khác nhận xét.
Hs nêu quy tắc qua bài tập.
+ Chia 315 cho 600.
+ Nhân với 100 và viết ký hiệu % vào sau thương.
 Học sinh đọc bài toán 
Hs lần lượt trình bày và giải thích.
* Bài giải:
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5 %
Đáp số: 3,5 %
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Lần lượt học sinh lên bảng sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài 
Học sinh sửa bài.
* Bài giải:
Tỉ số phần trăm của HS nữ và số HS cả lớp là:
13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
Đáp số: 52%
Cả lớp nhận xét.
Tính tỉ số phần trăm của 6 và 30
SINH HOẠT LỚP
 I. Yêu cầu:
 -Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
 - Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
 II.Chuẩn bị:
 -GV : Công tác tuần.
 -HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
 III. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Phần làm việc ban cán sự lớp:
-GV nhận xét chung:
-Ưu: Vệ sinh tốt,sách vở khá đầy đủ, biết tham gia các hoạt động đoàn thể
-Tồn tại: Học sinh học bài quá yếu, về nhà cần cố gắng học bài nhiều hơn nữa:
-Gv tuyên dương tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ
3.Công tác tuần tới:
-Vệ sinh trường lớp..
-Học tập trên lớp cũng như ở 
Thăm hỏi phụ huynh học sinh yếu..
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
---- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
-Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
-Lớp trưởng nhận xét
-Lớp bình bầu :
-Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
-Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
-HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
Cả lớp hát 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 1015.doc