Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 18

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 18

TIẾNG VIỆT ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đ học ; tốc độ đọc 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu được nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm giữ lấy màu xanh theo yêu cầu bài tập 2

Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc theo yêu cầu của BT 3

II.Chuẩn bi : GV : Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17

 Bảng nhĩm cho các nhóm trình bày bài tập 2.

 HS : Đọc và trả lởi lại các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
TIẾNG VIỆT ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)
Mục đích yêu cầu: Đọc trơi chảy, lưu lốt bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu được nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm giữ lấy màu xanh theo yêu cầu bài tập 2
Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc theo yêu cầu của BT 3
II.Chuẩn bi : GV : Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17
 Bảng nhĩm cho các nhóm trình bày bài tập 2.
 HS : Đọc và trả lởi lại các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 10-12 phút )
MT: Kiểm tra lấy điểm tập đọc của HS (kĩ năng đọc thành tiếng )
- Yêu cầu HS nêu các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17
- GV giới thiệu phiếu ghi tên 5 bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17
- Tổ chức kiểm tra : Khoảng 1/ 4 số HS trong lớp 
 + Gọi từng HS lên rút thăm (phiếu thăm ghi sẵn yêu cầu đọc đoạn (bài) và yêu cầu câu hỏi cần trả lời) 
+ Cho HS đọc và trả lời câu hỏi. GV cho điểm 
Lưu ý : Những HS chưa đạt yêu cầu GV dặn các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 2 ( 8-10 phút )
MT: Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Tổ chức cho HS làm bài (GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài) ; 1 nhóm làm trên bảng phụ 
- Yêu cầu HS làm bài và trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
HĐ3 : Hướng dẫn HS làm bài tập 3 /17 ( 7-8 phút )
MT: Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho dẫn chứng đó.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV nhắc lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch dưới tên truyện : Người gác rừng tí hon 
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng việt
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại:
 + Nhận xét về cậu bé gác rừng: là người rất yêu rừng, yêu thiên nhiên. Bạn rất thông minh dũng cảm trong việc bắt bọn chặt gỗ để bảo vệ rừng.
+ Những dẫn chứng minh hoạ:
“Chộp lấy cuộn dây thừng......chặn xe”
“.....dồn hết sức xô ngã”.....
- Yêu cầu lớp bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất , giàu sức thuyết phục 
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm.
- Lần lượt HS nêu ,lớp bổ sung.
- Tiếp thu , vận dụng 
- HS thực hiện theo yêu cầu. - - Lớp theo dõi nhận xét.
- 1em đọc và nêu yêu cầu bài 
- Lắng nghe và nhóm 6 em thực hiện . Nhóm 4 thực hiện làm trên bảng phụ 
- Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung 
- 1em đọc và nêu yêu cầu bài 
- Lắng nghe và cá nhân thực hiện . 
- Đại diện vài cá nhân trình bày và theo dõi GV chốt
- Phát biểu ý kiến , bình chọn bạn phát biểu ý kiến hay nhất , giàu sức thuyết phục 
- Lắng nghe về nhà thực hiện và chuyển tiết 
 Toán(86) : DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I.Mục tiêu: Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
	- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
	- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Hai hình tam giác to bằng nhau.(GV hình to hơn để gắn lên bảng)
	 III. Hoạt động dạy và học:	1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: GV gắn lên bảng ba hình tam giác, yêu cầu HS chỉ ra cạnh đáy và chiều cao của ba tam giác: GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy - học bài mới:-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hình thành kiến thức mới. 
MT: Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
-GV hướng dẫn HS thao tác.
-GV lấy 2 hình tam giác bằng bìa to chồng khít lên nhau, để HS quan sát nhận xét hai hình tam giác này bằng nhau.
-GV dán 2 hình tam giác lên bảng và vẽ đường cao của hai tam giác.
-Cắt theo đường cao , được hai mảnh tam giác ghi 1 và 2.
-Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để tạo một hình chữ nhật ABCD như hình vẽ.
 A E B
h
 1 2
 D H C
- So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép 
-Yêu cầu học sinh nêu ra chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật ABCD và cạnh đáy và chiều cao của tam giác DEC.
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2 em với nội dung:
+Hãy so sánh nhận xét: 
+ Chiều dài hình chữ nhật ABCD với đáy tam giác DEC.
+Chiều rộng hình chữ nhật ABCD với chiều cao tam giác DEC
+Diện tích tam giác DEC so với diện tích hình chữ nhật ABCD.
- Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp.
 -GV nhận xét và chốt lại:
*Chiều dài hình chữ nhật = cạnh đáy tam giác.
*Chiều rộng hình chữ nhật = chiều cao tam giác.
*Diện tích tam giác = diện tích hình chữ nhật.
- Hình thành quy tắc công thức tính diện tích hình tam giác. 
-GV nêu: Cho DC = a; HE = h, GV giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm bàn:
+ Dựa vào nhận xét trên hãy nêu cách tính diện tích hình tam.
-GV theo dõi giúp đỡ HS (nếu HS còn lúng túng GV gợi ý cho HS: tính diện tích hình chữ nhật, từ đó suy ra diện tích hình tam giác bằng cách lấy diện tích hình chữ nhật chia 2.
-Yêu cầu nhóm trình bày, GV nhận xét chốt lại:
 S hình chữ nhật ABCD = a x b Vậy Stam giác DEC = a x b : 2 
(S là diện tích ; a độ dài cạnh đáy; h là chiều cao)
-Yêu cầu HS phát biểu quy tắc và công thức tình diện tích hình tam giác. (như SGK)
HĐ2: Luyện tập thực hành. ( 15’-17)
MT: Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài, áp dụng cách tính diện tích hình tam giác và làm bài.
a)Diện tích của hình tam giác là: 8 x 6 : 2 = 24 (cm2 )
b)Diện tích của hình tam giác là: 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (cm2)
Bài 2: Thực hiện tương tự như bài 1.
 a)Diện tích của hình tam giác là:5 x 2,4 : 2 = 6 (m2 )
b) Diện tích của hình tam giác là:42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2 )
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác.
-GV nhận xét tiết học.	
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS theo nhóm 2 em thực hiện thao tác cùng GV.
-HS nêu cá nhân, HS khác bổ sung.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành yếu cầu GV giao.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành yếu cầu GV giao.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
3-4 phát biểu trước lớp.
-HS đọc đề bài và làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Lớp nhận xét bài .
-HS đọc đề bài và làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
-Lớp nhận xét sửa bài.
- 2 em nêu lại cách tính diện tích hình tam giác.
 Khoa học 
 SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn , lỏng , khí.
II. Chuẩn bị: Chuẩn bị hai ly ,1 ly có nước và ly nước nóng thuốc SGK. Chuẩn bị muối, cát, dầu ăn,đường, nhôm,cồn.
III. Các hoạt động:1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: Nhận xét bài thi định kì, trả bài .
’Giới thiệu bài, ghi đề bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “phân biệt 3 thể của chất.
MT: HS phân biệt được 3 thể của chất..
-GV chia lớp thành hai đội.mỗi đội cử 5 em tham gia chơi.
-Yêu cầu HS xếp thành hàng dọc trước bảng, mỗi đội có số tấm phiếu nội dung số lượng như nhau. Trên bảng kẻ sẵn 2 bảng:”Bảng 3 thể chất rắn”. Khi GV hô “Bắt đầu”,người thứ nhất của mỗi đội rút 1 tấm phiếu bất kỳ gắn nhanh vào cột tương ứng, sau đó tiếp tục người thứ 2 .Đội nào gắn xong trước là đội thắng cuộc.
-Tổ chức cho HS chơi.
- GV cùng cả lớp kiểm tra xem đã gắn đúng chưa,và nhiều phiếu đúng là đội thắng cuộc.
-Gv chốt:
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng 
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ô xi
Nhôm 
Nước
Ni tơ
Nước đá
Xăng
muối
Hoạt động 2: Nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí ( 10’)
MT: Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
-Yêu cầu HS làm việc nhóm 3.
* Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau (SGK)
1,Chất rắn có đặc điểm gì? ( 1-b)
2, Chất lỏng có đặc điểm gì ? (2- c)
3,Khí các bon níc, ôxi,ni tơ có đặc điểm gì? (3 –a)
- GV nêu câu câu hỏi các nhóm giơ bảng chọn đáp án đúng.
GV chốt ý:
+ Chất rắn có hình dạng nhất định.
+ Chất lỏng không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó.
+ Khí các bon níc, ôxi,ni tơ không có hình dạng nhất định,chiếm toàn bộ vật chứa nó,không nhìn thấy được.
Hoạt động 3:Nêu một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày. ( 10)’
MT: Kể tên được một số chất ở thể rắn. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
-GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK nói về sự chuyển thể của nước?
- Cho HS trình bày nội dung.
Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên, Yêu cầu HS tìm các ví dụ khác
-Gọi HS đọc mục bạn cần biếttrang 73 SGK.
GV nhấn mạnh:Khi thay đổi nhiệt độ,các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác,sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học.
Hoạt động 4:Trò chơi ai đúng ai nhanh ( 5’)
- GV cho HS chơi trò chơi “ ai đúng, ai nhanh”.
Chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu trắng bằng nhau.Trong cùng một thời gian yêu cầu:
 + Viết nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau.
 +Viết nhiều tên có các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Ye ... 
- Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị kiểm tra cuối kì I
 - Biết sử dụng từ một cách linh hoạt, chính xác.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Nội dung bài ôn. Xem trước bài.
III . CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:1. ỔN ĐỊNH:
BÀI CŨ: Nhận xét bài tập làm văn viết thư, trả bài .
3.BÀI MỚI: - Giới thiệu bài: - Ghi đề lên bảng. (1- 2 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 10-12 phút )
- Tổ chức kiểm tra : Khoảng 1/ 4 số HS còn lại và những HS kiểm tra ở tiết 5 nhưng chưa đạt.
 + Gọi từng HS lên rút thăm kiểm tra
HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Chiều biên giới : (20 phút)
Yêu cầu HS đọc bài Chiều biên giới .
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi SGK.
GV chốt lại nhận xét chốt ý đúng .
Từ đồng nghĩa với biên cương là biên giới .
Từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển .
Những đại từ xưng hô : em, ta.
 d)VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên thửa ruộng bậc thang.
4.CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3 – 4 phút)
- Yêu cầu 1 em nhắc lại nội dung bài vừa ôn.
- Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà xem lại nội dung bài, chuẩn bị bài tiêp theo.
- HS thực hiện theo yêu cầu. Lớp theo dõi nhận xét.
- 3-4 em đọc bài cá nhân, lớp theo dõi đọc thầm.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
TIẾNG VIỆT BÀI LUYỆN TẬP (Tiết 7 )
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp HS nắm được nội dung bài : Những cánh buồm ,biết dựa vào nội dung bài văn để chọn được câu trả lời đúng.
- Củng cố thêm vốn từ về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa và quan hệ từ .
- Có ý thức ôn luyện thường xuyên các kiến thức đã học .
II.Đồ dùng dạy học: Giáo viên : Các phiếu phô tô bài tập. xem trước bài.
III.Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định: (1 phút)
2.Bài cũ : Từ ăn trong : Tàu vào cảng ăn than được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Từ trong trong câu : Lá cờ bay trong gió với câu : bầu trời trong xanh. Là từ đồng âm hay hai từ đồng nghĩa ?
Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề ( 1-2 phút )
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
HĐ 1: Đọc thầm bài Những cánh buồm : (10-12 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm bài văn
* Lưu ý HS: Khi đọc các em nhớ ý chính ở các đoạn văn, nhớ ý chính của cả bài văn.
HĐ2:Hướng dẫn HS làm 1-> 10: (15- 20 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm,dùng bút chì khoanh chữ a, b, c hoặc d ở câu em cho là đúng.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
Nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 
câu 1: Ý b:; câu 2: Ý a ; câu 3: Ý c ; câu 4: Ý c ; câu 5: Ý b.
câu 6: ý b ; câu 7 ý b ; câu 8 ý a ; câu 9 ý c; câu 10 ý c .
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa làm.
- Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở, chuẩn bị bài cho bài sau.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
Lắng nghe.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào phiếu bài tập, 1 em làm trên bảng phụ.
HS tự chấm Đ/S. 
2- 3 em nhắc lại.
Lắng nghe.
Ghi nhớ và chuyển tiết.
 TOÁN 
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
 TIẾNG VIỆT Kiểm tra Đề chung của Phòng .
TOÁN HÌNH THANG
I.Mục tiêu: Cĩ biểu tượng về hình thang
- HS nhận biết được một số đặc điểm của hình thang .phân biệt được hình thang với các hình khác.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: 
III. Hoạt động dạy và học:	1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra học kì.
	3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1. Hình thành biểu tượng hình thang và nhận biết đặc điểm của hình thang. 
MT: HS nắm được khái niệm ban đầu về hình thang là hình tứ giác có cặp cạnh đối diện song song; phân biệt hình thang với một số hình đã học.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để nhận biết biểu tượng về hình thang.
 A B
 D H C
-Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hình thang có mấy cạnh? Có hai cạnh nào song song với nhau?
-Yêu cầu HS trả lời, GV chốt lại:
Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song với nhau. Hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy (DC đáylớn; AB đáy bé); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD)
-GV vẽ đường cao AH của hình thang ABCD và giới thiệu: AH là chiều cao của hình thang.
-Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ của đường cao AH và 2 cạnh đáy.
-GV kết luận: Đường cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy hình thang.
-GV gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
HĐ2. Thực hành
MT: HS nhận biết được hình thang và vẽ được hình thang.
Bài 1: ( 5’)
 -Yêu cầu HS đọc bài tập 1, quan sát các hình thang ở SGK/bài 1 và nêu ra hình nào là hình thang.
-GV cầu HS nhận xét, GV chốt lại. (có thể yêu cầu HS giải thích vì sao em biết đó là hình thang).
 Hình 1, 2, 4, 5,6 là hình thang 
Bài 2: ( 5’)
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại.
+ Hình 1 có 4 cạnh và 4 góc vuông.
+ Hình 2 có 2 cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình 3 có 1 cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình 1 có 4 góc vuông.
Bài 3: ( 3’)
- Yêu cầu HS vẽ thêm đoạn thẳng để tạo hình thang (HS làm vào SGK).
Bài 4: 	( 5’)
-GV đưa mô hình lắp ghép hình thang (gồm 4 thanh nhựa đã lắp ghép thành hình thang và GV thao tác trên mô hình:
 * GV chuyển dịch 1 cạnh bên của hình thang đến khi cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy hình thang thì dừng lại và giới thiệu đây là hình thang vuông.
-Yêu cầu HS nhận xét hình thang vuông là hình thang như thế nào?
-GV kết luận: Hình thang vuông là hình thang có 1 cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy.
-Gọi HS đọc bài 4 và làm bài.
-Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại:
 Hình thang ABCD có góc ở đỉnh A và góc ở đỉnh D là góc vuông. Cạnh bên AD vuông góc với 2 cạnh đáy.
4. Củng cố - Dặn dò: Yêu cầu HS nêu .GV nhận xét tiết học.	
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-HS theo nhóm 2 em quan sát hình thang và trả lời câu hỏi của GV.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
-Quan sát GV vẽ và nghe giới thiệu về đường cao của hình thang.
-HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung.
-gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
-HS làm bài 1 theo yêu cầu của GV.
-HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Nhận phiếu bài tập và làm cá nhân vào phiếu, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Nhận xét bài trên bảng, đổi chéo bài chấm điểm.
-HS làm vào SGK, 1 em làm bảng phụ.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
-Quan sát thao tác GV làm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-HS nhắc lại.
-Làm cá nhân bài 4.
-HS trình bày, HS khác nhận xét.
-Hai em nhắc lại.
 ÂM NHẠC: Tập biễu diễn hai bài hát 
 “Những bơng hoa những bài ca”
 “ Ước mơ”
SINH HOẠT LỚP TUẦN 18
I. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
 - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
 - Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 18
1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 18:
* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
-Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng, biết kiểm tra, dò bài lẫn nhau thường xuyên.
 * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị tốt như :Na, Thu Thảo, Chương ; Bửu, Hà, Quỳnh Anh . Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở như : Vỹ , Thị Thảo. Các em cần phải cố gắng chăm chỉ hơn .
* Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ.
2-Kế hoạch tuần 19:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 .
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường.
- Tích cực ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
4. Củng cố - Dặn dò Giáo viên nhận xét. Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.Thực hiện tốt công tác tuần tới.
 Tuần 18
Thứ
Mơn
 Tên bài giảng
Hai
Chào cờ 
Tập đọc
Tốn
Khoa học
Đạo đức
*Chào cờ đầu tuần
Ơn tập (t1)
Diện tích hình tam giác
Sự chuyển thể của chất
Thực hành cuối học kì 1
Ba
Thể dục
Kể chuyện
Tốn
Luyện từ& câu
Lịch sử
Đi đều vịng trái, phải, đổi chân khi đi sai nhịp
Ơn tập ( T 2 )
Luyện tập
Ơn tập ( T 3 )
Kiểm tra cuối học kì I
Tư
Tập đọc
Tập làm văn
Tốn
Địa lí
Kĩ thuật
Kiểm tra ( T 4 )
Ơn tập tiết 5
Luyện tập chung
Kiểm tra cuối học kì 1
Thức ăn nuơi gà
Năm
Thể dục
Luyện từ& câu
Tốn
Khoa học
Mỹ thuật
Sơ kết học kì I
Ơn tập tiết 6
Đề kiểm tra cuối học kì I, để GV tham khảo
Hỗn hợp
Vẽ trang trí: TT hình chữ nhật
Sáu
Tốn
Tập làm văn
Âm nhạc
Chính tả
HĐTT
Hình thang 
Ơn tập ( T 7 )
Tập biểu diễn hai bài hát : Nhữg bơng hoa... bài ca
Ơn tập ( t 8)
SHCN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 18 cktkn 20102011.doc