Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I- Mục tiêu
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
-TCTV: Anh Thành, phắc- tuya, trường Sa- xơ- lu Lô- ba.
- Hiểu nội dung bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ (sgk).
- Ảnh chụp Bến Nhà Rồng.
- Bảng phụ.
Tuần19 19 19 Thứ 2 ngày 27 tháng 12 năm 2010 Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I- Mục tiêu - Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả. -TCTV: Anh Thành, phắc- tuya, trường Sa- xơ- lu Lô- ba... - Hiểu nội dung bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ (sgk). - Ảnh chụp Bến Nhà Rồng. - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài : (dùng tranh) Hai người thanh niên trong tranh minh hoạ là ai? Một trong số họ là người công dân số Một? Tại sao anh thanh niên lại được gọi là như vậy? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc hôm nay để biết điều đó. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Y/c HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cxảnh trí. HD đọc theo từng đoạn. ? Tìm trong bài những từ ngữ khó đọc. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn. ? Y/c HS đọc 1 số từ cần giải nghĩa. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV hướng dẫn 1 số câu khó đọc, ngắt, nghỉ. - GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc. b) Tìm hiểubài HS đọc thầm toàn bài, trả lời. ? Anh Lê giúp Anh Thành việc gì? ? Anh Lê giúp Anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào? ? Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào? ? Theo em vì sao anh Thành lại nói như vậy? ? Những câu nói nào của Anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ? ? Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành? ? Câu chuyện giữa Anh Thành và Anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy? ? Theo em, tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau. GV: Sở dĩ câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau vì mỗi ngfười theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê quan tâm tới công ăn việc làm cho anh Thành ở Sài Gòn nên rất sốt sắng, hồ hởi, còn anh Thành thì lại nghĩ đến những vấn đề xa xôi, trừu tượng hơn, anh nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. Điều đó thể hiện ở thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê thông báo kết quả tìm việc, vào những câu nói, câu trả lời đầy vẻ suy tư, ngẫm nghĩ của anh. ? Phần một của đoạn kịch cho em biết điều gì? ? Nêu nội dung chính của bài? c) Đọc diễn cảm ? Chúng ta nên đọc vở kịch với giọng như thế nào cho phù hợp? - GV đọc mẫu. - Luyện đọc thành thạo. - Thi đọc diễn cảm. HS 1: Nhận vật, cảnh trí. HS 2: Lê: - Anh thành...làm gì ? HS 3: Thành: - Anh Lê này...này nữa. HS4: Còn lại. Phắc tuya, Sa-lu-xơ, Lô-ba,... - 4 HS đọc. - HS đọc thầm “Chú giải”. - Theo dõi. - Tìm việc làm ở Sài Gòn. - Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào. - Anh Thành không đế ý tới công việc và món lương mà anh Lê tìm cho> Anh nói “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống” - Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước. - Chúng ta là đồng bào, ....nghĩ đến đồng bào không ? - Vì anh với tôi ...công dân đất Việt. + Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác. Những chi tiết: Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh lại không nói tới chuyện đó. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuyện. Cụ thể: Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?.... Anh Thành trả lời: Anh Lê ạ,.... không có mùi, không có khói. - Vì anh Lê nghĩ đến miếng cơm, manh áo hàng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ việc cứu nước, cứu dân. - HS lắng nghe - HS tự trả lời theo hiểu biết ND: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. + Người dẫn chuyện: to, rõ, mạch lạc + Anh Thành: Chậm rái, trầm tĩnh, ssau lắng. + Anh Lê: Hồ hởi, nhịêt tình. - 3 HS tạo thành 1 nhóm. - 2 nhóm tham gia thi - lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - GV cho HS xem ảnh Bến Nhà Rồng. Nêu ý nghĩa của đoạn kịch. GV: Anh Thành từ Phan Thiết vào Sài Gòn, anh Lê lập tức xin được việc làm cho anh nhưng anh Thành không hề tỏ ra thiết tha với miếng cơm manh áo hàng ngày mà lại nghĩ đến những vấn đề khác. Câu chuyện giữa hai anh sẽ kết thúc như thế nào? Anh Thành sẽ làm gì? Các em sẽ tiếp tục chuẩn bị phần tiếp theo của vở kịch. ------------------------------------------------------- Toán: DIỆN TÍCH HÌNH THANG I- Mục tiêu: - Biết tính DT của hình thang ,biết vận dụng những công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan. II- Đồ dùng dạy học GV: Hình thang bằng bìa. HS: Giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ. III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ - Hình thang là hình như thế nào? - Hình thang vuông ? - Hình có một cặp cạnh đối diện song song. - Có một cảh bên vuông góc với 2 đáy 2- Giới thiệu bài: Chúng ta dựa vào công thức tính diện tích tam giác và cắt ghép hình để xây dựng công thức tính diện tích hình thang. 3- Xây dựng công thức tính diện tích hình thang. a) GV gắn lên bảng hình thang ABCD. - Xác định trung điểm M của canh BC - Cắt hình tam giác ABM, ghép với hình tứ giác AMCD ta được hình tam giác ADK - Yêu cầu HS kẻ đường cao AH của hình thang ABCD, nối A với M - Yêu cầu HS dùng kéo cắt hình thang ABCD thành 2 mảnh theo đường AM. Xếp 2 mảnh thành một hình tam giác. b) So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình tam giác ADK - So sánh diện tích ABCD so với diện tích tam giác ADK? ? Tính diện tích tam giác ADK? ? So sánh độ dài của DK với DC và CK? ? So sánh độ dài CK với độ dài AB? ? Vậy độ dài của DK ntn so với DC và AB? ? Biết DK = (DC + AB) em hãy tính diện tích tam giác ADK bằng cách khác thông qua DC và AB? => Vì diện tích ABCD bằng diện tích tam giácADK nên diện tích hình thang ABCD là c) Công thức và quy tắc tính diện tích hình thang ? DC và AB là gì của hình thang ABCD? ? AH là gì của hình thang ABCD? ? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? GV giới thiệu công thức - Gọi diện tích là S - Gọi a, b lần lượt là 2 đáy của hình thang - Gọi h là đường cao của hình thang Từ đó ta có công thức tính diện tích hình thang? HS nêu lại công thức 4- Luyện tập Bài 1: Tính diện tích hình thang biết a) a = 12cm; b = 8cm; h = 5cm b) a = 9,4m; b= 6,6m; h = 10,5m Gọi HS chữa bài. GV nhận xét, chấm điểm Bài 2: Tính diện tích mỗi hình thang sau: 4cm 5cm 9cm 4cm 3cm 7cm - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài tập yêu cầu làm gì? ? Nêu cách tình diện tích hình thang? ? Nêu độ dài 2 đáy và chiều cao của hình thang a, b? ? Vì sao em biết chiều cao của hình thang b là 4 cm? - Yêu cầu HS làm vào VBT - 2 HS làm bảng lớp. - Chữa bài, nhận xét IV. Củng cố, dặn dò: - GV đọc bài thơ vui về công thức tính diện tích hình thang - Làm bài tập ở nhà. - HS dùng thước để xác định trung điểm M - HS dùng thước để vẽ hình A D A D M B C H H M C K - HS thực hành cắt ghép - Thực hành xếp hình - Bằng nhau( Vì tam giác ADK được ghép thành từ 2 mảnh của hành thang ABCD) S + Độ dài DK = DC + CK + CK = AB + DK = (DC+AB) Diện tích tam giác ADK là: S - Nhắc lại: Diện tích hình thang ABCD là: - Là đáy lớn và đáy bé của hình thang - Là đường cao của hình thang - Lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo) rối chia cho 2 (Cùng một đơn vị đo) - Học sinh vận dụng công thức làm bài. Nhận xét - Tính diện tích hình thang - 1 HS nêu - Vì hình thang này là hình thang vuông, độ dài cạnh bên chính là chiều cao của hình thang a) Diện tích hình thang là: (4 + 9) x 5 : 2 = 32,5 (cm2) b) Diện tích hình thang là: (3 + 7) x 4 : 2 = 20 (cm2) Đáp số: 32,5cm2 ; 20cm2 ----------------------------------------------------------- Kể Chuyện CHIẾC ĐỒNG HỒ I- Mục tiêu - Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại từng đoạn văn và toàn bộ câu chuyện.kể đúng và đủ nội dung câu chuyện. - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi các câu hỏi. III- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài 2. H/d kể chuyện - GV kể làn 1: Chậm rãi, thong thả. - GV kể lần 2: Chỉ từng tranh minh hoạ. - Giải thích từ: tiếp quản, đông hồ quả quyết. - GV treo bảng phụ ghi các câu hỏi về nội dung truyện. 3. Kể trong nhóm - Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm theo hướng dẫn. + Chia nhóm tổ: Y/c HS nêu nội dung chính của từng tranh. + Mỗi em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh, tìm ý nghĩa câu chuyện. + Nhận xét góp ý cho bạn kể. 4. Kể trước lớp - Thi kể từng đoạn trước lớp. - GV nhận xét. - Thi kể chuyện trước lớp. - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò ? Câu chuyện khuyên ta điều gì. ? Em có nhận xét gì về cách nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ. - Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện. - HS lắng nghe, quan sát. - Hoạt động theo hướng dẫn của GV. - 4 HS nối tiếp kể. - 2 HS kể câu chuyện, nêu ý nghĩa. - Làm tốt công việc mình được giao... - Bác nói chuyện nhỏ nhẹ, ôn tồn, dễ hiểu, vui vẻ, dí dỏm... Đạo đức: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1) I- Mục tiêu: - Thể hiện yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. - Yêu mến, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng quê hương. II- Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh về quê hương. III- Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “Cây đa làng em”. - Y/c HS đọc truyện trước lớp. + Thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi trong(sgk). ? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa. ? Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì. ? Vì sao Hà làm như vậy. GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà. *Hoạt động 2: Làm bài tập 1 (sgk). - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận cặp (3’) trả lời: ? Vì sao các trường hợp (a), (b), (c). (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương. - Gọi 1 HS đọc các trường hợp trên. GV kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK *Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. - HS trao đổi theo các gợi ý. + Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình ? + Bạn đã làm được những gì để thể hiện tình yêu quê hương. - GV cho HS xem một số tranh ảnh về quê hương. - GV kết luận, khen ngợi. *Hoạt động nối tiếp - Sưu tầm tranh, ảnh quê hương mình. - Chuẩn bị các bài thơ, bài hát,...nói về tình yêu quê hương. - 1 HS đọc – lớp theo dõi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét. - Là biểu tượng của quê hương ... -Thảo luận nhóm quan sát và nhận xét. -Một số nhóm trình bày trước lớp. -Quan sát và nghe GV HD cách vẽ. -1-2 HS nhắc lại. -Nhận xét bài vẽ và nhận ra về bố cục, màu sắc, bức tranh mình ưa thích. Tự vẽ bài vào giấy vẽ, vẽ theo cá nhân. -Trưng bày sản phẩm. -Nhận xét đánh giá bài vẽ của bạn. -Bình chọn sản phẩm đẹp. Thứ 6 ngày 31 tháng 12 năm 2010 TOÁN: CHU VI HÌNH TRÒN I. Mục tiêu: Biết quy tắc tính chu vi của hình tròn và vận dụng để giải bài có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. II. Đồ dùng dạy học: - Một hình tròn bằng giấy(bìa) bán kính 2cm, thước kẻ, kom pa , kéo, sợi chỉ III. Lên lớp A. Bài cũ - 2 hs lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nhận biết chu vi của hình tròn ? Bạn nào nhắc lại thế nào là chu vi một hình ? ? Vậy theo em chu vi của hình tròn là gì ? Vì sao em nghĩ như vậy ? GV: Độ dài của một đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó.Chúng ta cùng đi tìm chu vi một hình tròn. - Gv làm như hướng dẫn trong sgk KL: Độ dài của đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó. - .chính là độ dài đường bao quanh của hình đó - Chu vi của hình tròn là độ dài của hình tròn vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn 2. Giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn - Gv giới thiệu như SGK - Trong toán học người ta có thể tính chu vi của hình tròn đường kính 4 cm bằng cách nhân với đường kính với 3,14 4 x 3,14 = 12,56 (cm) Ta có quy tắc: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với 3,14 3. Ví dụ về tính chu vi hình tròn Gv nêu vận dụng vào công thức trên các em hãy tính chu vi hình tròn có đường kính 6 cm - Hãy tính chi vi đường tròn có bán kính 5 cm Gv giới thiệu công thức và quy tắc tính chu vi đường tròn Ta có công thức: C = d x 3,14 - Trong đó: C: Là chu vi của hình tròn D: Là đường kính của hình tròn Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lấn bán kính nhân với số 3,14 Công thức: C = r x 2 x 3,14 Hs nêu kết quả trước lớp Nhận xét 4. Luyện tập- Thực hành Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài - Gv nhận xét bài làm của bạn trên bảng Bài 2: Hs tự làm bài vào vở - Gọi 1 hs đọc bài trước lớp để chữa - Nhận xét bài làm của hs - Hs đổi vở chéo nhau kiểm tra Bài 3: Hs đọc đề toán ? Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ? ? Bánh xe ô tô có hình gì? ? Em làm thế nào để tính được chu vi của chiếc bánh xe ô tô đó ? - Gv yêu cầu hs làm bài - Gv nhận xét và cho điểm hs - 3 hs lên bảng làm, mỗi hs làm một phần a. Chu vi của hình tròn là 0,6 x 3,14 = 1,884 ( cm) b. Chu vi của hình tròn là 2,5 x 3,14 = 7,85 (cm) - 1 hs đọc kết quả bài làm của mình - Hs khác theo dõi nhận xét a. Chu vi của hình tròn là 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm) c. Chu vi của hình tròn là x 2 x 3,14 = 3,14 (dm) - Hs đọc đề toán trước lớp - Bài toán cho biết bánh xe ô tô có đường kính là 0,75 m và yêu cầu chúng ta tính chu vi của bánh xe đó - Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,75 m - Hs làm vào vở - Hs đọc bài làm của mình trước lớp III. Củng cố, dặn dò: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài) I- MỤC TIÊU - Nhận biết được hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK ( BT1). - Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ viết kiến thức đã học từ (lớp 4) về hai kiểu kết bài: + Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm cảu em với người được tả. + Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động 1: ( 5 phút ) A/ Bài cũ Gọi 2 hs đọc 2 đoạn mở bài (làm theo 2 kiểu) cho bài văn tả người Nhận xét cho điểm từng học sinh B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trong tiết TLV trước, các em đã luyện tập viết đoạn mở bài trong bài văn tả người. Tiết học này, các em sẽ luyện tập viết đoạn kết bài. Đây là kiến thức các em đã học từ lớp 4. GV mời 1 HS nhắc lại kiên thức đã học về hai kiểu kết bài: không mở rộng và mở rộng. - GV mở bảng phụ viết hai cách kết bài, mới 1 HS đọc Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập ( 33 phút ) Bài tập 1 - Một HS đọc nội dung BT1 - HS tiếp nối nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của kết bài a (KBa), kếtbài b (KBb). GV nhận xét, kết luận: ? Kết bài a và b nói lên điều gì ? ? Kết bài nào có thêm lời bình luận ? ? Mỗi đoạn tương ứng với kiểu kết bài nào ? ? Hai cách kết bài này có gì khác nhau ? - Kết bài a: Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bà -Kết bài b. Nói lên tình cảm của bác nông dân và công sức lao động của bác - Kết bài b. Có thêm vai trò của bác nông dân đối với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người Đoạn KBa- kết bài theo kiểu không mở rộng Đoạn KBb- kết bài theo kiểu mở rộng - Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lỗ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân. * Chú ý: Kết bài hoặc mở bài có thể chỉ bằng 1 câu. do đó, vẫn có thể gọi kết bài a. (Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi) là đoạn kết bài. Bài tập 2 - Một hoặc hai HS đọc yêu cầu của bài tập và đọc lại 4 đề văn ở BT2 tiết luyện tập tả người(dựng đoạn mở bài), tr.12 - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài - Năm, bảy HS nói tên đề bài mà các chọn - HS viết các đoạn kết bài. ? Em chọn đề bài nào? ? Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ? ? Em có suy nghĩ gì về người đó? - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. - Cả lớp và GV nhận xét, góp ý. - Cho điểm hs viết đạt yêu cầu - Tả một người thân trong gia đình em - Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ởgần nhà em - Tả một ca sĩ đang biểu diễn - Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích - Hs tự chọn đề bài - Yêu quý/ kính trọng/ thân thiết. - Chúng em có hoa thơm, trái ngọt là nhờ bàn tay lao động của ông em tình bạn thật thiêng liêng và cao quý Hoạt động 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ ( 2 phút ) - HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu bài trong bài văn tả người. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại các đoạn viết; cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV đầu tuần 20 (Viết bài văn tả người) bằng cách đọc trước các đề bài, suy nghĩ về dàn ý của bài viết. KHOA HỌC SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Hình 78, 79, 80, 81SGK. - Giá đỡ, ống nghiệm (hoặc lon sữa bò), đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến. - Một ít đường kính trắng - Giấy nháp - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TIẾT 1 Hoạt động 1: Thí nghiệm * Mục tiêu: Giúp HS biết: - Làm thí nghiệm để nhận sự biến đổi từ chất này thành chất khác - Phát biểu định nghĩa về sự biến dổi hoá học * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 SGK sau đó ghi vào phiêú học tập Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy : - Mô tả hiện tượng xảy ra - Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không? Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa (cho đường vào ống nghiệm hoặc lon sữa bò, đun trên ngọn lửa đèn cồn). : -Mô tả hiện tượng xảy ra. - Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó không? (+ Hoà tan đường vào nước, ta được gì?) + Đem chưng cất dung dịch đường, ta được gì? + Như vậy, đường và nước có thể bị biến đổi thành chất khác khi hoà tan vào nhau thành dung dịch không?) phiếu học tập Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Giải thích hiện tượng Bước 2: Làm việc lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Dưới đây là đáp án: Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Giải thích hiện tượng Thí nghiệm 1. Đốt một tờ giấy Tờ giấy bị cháy thành than Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu Thí nghiệm 2. Chưng đường trên ngọn lửa - đường từ màu trắng chuyển sang màu nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than. - Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên. Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó bị biến đổi thành một chất khác. Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi: + Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì? + Sự biến đổi hoá học là gi? Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là sự biến đổi hoá học. Nói cách khác, sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Hoạt động 2: THẢO LUẬN * Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi: - Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy? - Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy? Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung. Dưới đây là đáp án: Hình Nội dung từng hình Biến đổi Giải thích Hình 2 Cho vôi sống vào nước Hoá học Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt Hình 3 Xé giấy thành những mảnh vụn Lí học Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác Hình 4 Xi măng trộn cát Lí học Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi. Hình 5 Xi măng trộn cát và nước Hoá học Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. tính chất của vữa xin măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước. Hình 6 Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ Hoá học Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới. Hình 7 Thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn Lí học Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. Kết thúc hoạt động này, GV nhắc HS không đến gần các hố vôi đang tôi vì nó toả nhiệt, có thể rất nguy hiểm.
Tài liệu đính kèm: