Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Số 1 Bình Nghi

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Số 1 Bình Nghi

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, )

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

2. Kĩ năng:

- Giúp HS đọc lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, diễn cảm bài văn. Biết đọc thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính ngay thẳng, trung thực.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

- HS: SGK

 

doc 44 trang Người đăng hang30 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Số 1 Bình Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
10/01
Chào cờ
Tập đọc
Thái sư Trần Thủ Độ
Toán
Luyện tập
Lịch sử
Em yêu quê hương (Tiết 2)
Chính tả
 Nghe- viết: Cánh cam lạc mẹ.
Thứ 3
11/01
Toán
Diện tích hình tròn
Khoa học
Sự biến đổi hoá học (tt)
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Công dân.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đạo đức
Em yêu quê hương (Tiết 2)
Thứ 4
12/01
Tập đọc
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
Toán
Luyện tập 
Tập làm văn
Tả người (kiểm tra viết)
Thứ 5
13/01
Toán
Luyện tập chung
Địa lí
Châu Á (tt)
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Khoa học
Năng lượng
Kĩ thuật
Chăm sóc gà
Thứ 6
14/01
Toán
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
HĐTT
TUẦN 20
 Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2 011
TẬP ĐỌC-Tiết 39: 
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, )
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. 
2. Kĩ năng: 
- Giúp HS đọc lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, diễn cảm bài văn. Biết đọc thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính ngay thẳng, trung thực.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- HS: SGK
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Đàm thoại, quan sát, giảng giải, luyện tập- thực hành.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
I. Ổn định tổ chức: 
- Hát 
4’
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối đoạn kịch “Người công dân số Một”, kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- 2 HS lên bảng đọc tiếp nối đoạn kịch, kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
+ Quyết tâm tìm đường cứu nước của anh Thành được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
III. Bài mới: 
1’
1. Giới thiệu bài- ghi đề: 
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
10’
a. Luyện đọc:
- Gọi HS khá đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho.
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến lấy vàng lụa thưởng cho.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). 
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi.
- GV đọc mẫu bài văn.
- HS cả lớp theo dõi.
10’
b. Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm, cùng đọc thầm, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi ở SGK.
- Đọc thầm, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
+ Hỏi HS nghĩa từ: câu đương
+ HS trả lời.
+ Cách xử lí này của Trần Thủ Độ nhằm mục đích gì?
+ Nhằm răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước, làm rối loạn phép nước.
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
+ Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
- Giải nghĩa từ: chầu vua, chuyên quyền.
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? (GV cho HS xem tranh.)
+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.
10’
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài, yêu cầu HS dưới lớp theo dõi tìm ra cách đọc từng đoạn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài, HS dưới lớp theo dõi tìm ra cách đọc từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS luyên đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai.
+ GV treo bảng phụ có chép sẵn đoạn văn
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai.
- GV cho HS nhận xét, ghi điểm những HS đọc diễn cảm, thể hiện đúng lời nhân vật.
3’
IV. Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu nội dung của bài?
- Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Yêu cầu HS nhắc lại, GV ghi bảng.
1’
V. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TOÁN- Tiết 96: 	
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Củng cố về qui tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn HS kĩ năng tính chu vi hình tròn ,tính được bán kính, đường kính của hình tròn khi biết chu vi của nó.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS cân nhắc khi làm bài, cẩn thẩn khi tư duy.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Đàm thoại, luyện tập - thực hành.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
I. Ổn định tổ chức: 
- Hát 
4’
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu qui tắc tính chu vi hình tròn?
- Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân vơi số 3,14
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 3 (SGK) tiết trước.
- 1 HS lên bảng chữa bài 3 (SGK) tiết trước.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm HS.
III. Bài mới: 
1’
1. Giới thiệu bài- ghi đề: 
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
7’
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Tính chu vi hình tròn có bán kính r.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở BT.
a) Chu vi hình tròn là:
 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (cm)
b) Chu vi hình tròn là:
 4,4 x 2 x 3,14 = 5,66 (dm)
c) Chu vi hình tròn là:
 2 x 2 x 3,14 = 17,57(cm)
8’
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Hỏi: Đã biết chu vi hình tròn, em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn?
- Lấy chu vi chia cho số 3,14 thì ta được đường kính của hình tròn.
- Hỏi: Đã biết chu vi hình tròn, em làm thế nào để tính được bán kính của hình tròn?
- Để tính bán kính của hình tròn lấy chu vi chia cho số 3,14 rồi lấy kết quả đó chia tiếp cho 2. 
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
a) Đường kính của hình tròn là:
 15,7 : 3,14 = 5 (cm)
b) Bán kính của hình tròn là:
 18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
8’
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- GV giúp HS phân tích bài toán:
+ Tính chu vi của bánh xe như thế nào?
- Chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,65
+ Nếu bánh xe lăn 1 vòng trên mặt đất thì được thì được quãng đường dài như thế nào?
- Bánh xe lăn 1 vòng trên mặt đất thì được thì được quãng đường dài đúng bằng chu vi của bánh xe.
+ Tính quãng đường xe đi được khi bánh xe lăn được 10 vòng như thế nào?
- Lấy chu vi của bánh xe nhân với 10 lần.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
Bài giải:
 a) Chu vi của bánh xe:
 0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
 b) Nếu bánh xelăn 10 vòng thì người đó đi:
 2,041 x 10 = 20,41 (m)
 Nếu bánh xe lăn 100 vòng thì người đó đi được:
 2,041 x 100 = 204,1 (m)
 Đáp số: a) 2,041m
 b) 20,41m ; 204,1m
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét.
- GV chữa bài và ghi điểm HS.
7’
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình vẽ
- HS đọc đề bài và quan sát hình vẽ.
- Chu vi của hình H là gì?
- Chu vi của hình H chính là tổng độ dài của một nửa chu vi hình tròn và độ dài đường kính hình tròn.
- Vậy để tính được chu vi của hình H chúng ta phải tính được gì trước?
- Tìm nửa chu vi của hình tròn.
- Để tính được chu vi của hình H chúng ta phải tính nửa chu vi của hình tròn, sau đó cộng độ dài đường kính hình tròn.
- HS nghe GV phân tích bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Khoanh vào D.
- Gọi HS nêu kết quả, sau đó nhận xét và ghi điểm HS.
3’
IV. Củng cố:
- Nêu cách tính chu vi của hình tròn?
- HS nêu.
- GV tổng kết giờ học.
1’
V. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà là bài tập ở VBT, chuẩn bị bài: Diện tích hình tròn.
RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
LỊCH SỬ- Tiết 20: 
ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
 BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(1945 - 1954)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954, lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài học).
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
3. Thái độ: 
- Học sinh tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: SGK, bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
- HS: SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Đàm thoại, thảo luận, ôn tập. 
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
I. Ổn định tổ chức: 
- Hát 
4’
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ:
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm mấy đợt? Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng?
+ Nêu ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
III. Bài mới: 
1’
1. Giới thiệu bài- ghi đề: 
- Lắng nghe.
2. Phát triển bài:
16’
v Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945- 1954.
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945 đến năm 1946
Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”
19-12-1946
Trung ương Đảng và Chính Phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
20-12-1946
 ... màu.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ ...Tính số học sinh thích màu xanh, thích màu đỏ, thích màu tím, thích màu trắng.
- GV nhấn mạnh: Bài toán yêu cầu chúng ta đi tính số HS thích mỗi màu, biết tổng số HS và tỉ số phần trăm trên biểu đồ.
- HS lắng nghe.
- Nêu yêu cầu: Với bài tập này cô sẽ cho các em thảo luận theo nhóm 4, trong thời gian 2 phút, để tìm cách giải. Hai nhóm nào nhanh nhất, sẽ được cô chọn trình bày bài giải dưới hình thức thi tiếp sức.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Hai nhóm trình bày bài giải dưới dạng hình thức thi tiếp sức. GV nêu cách chơi: Cô đã giúp các em viết sẵn câu lời giải của số HS thích mỗi màu trên từng băng giấy. Em nào bốc trúng băng giấy nào sẽ trình bày phép tính và kết quả tương ứng với câu lời giải trên băng giấy đó.
- HS trình bày bài giải dưới dạng hình thức thi tiếp sức. Cả lớp theo dõi, bình chọn đội thắng cuộc.
 Số HS thích màu xanh là:
 120 :100 x 40 = 48 (học sinh)
 Số HS thích màu đỏ là:
 120 : 100 x 25 = 30 (học sinh)
 Số HS thích màu trắng là:
 120 : 100 x 20 = 24 (học sinh)
 Số HS thích màu tím là:
 120 : 100 x 15 = 18 (học sinh)
- Yêu cầu một số thành viên của nhóm giải thích cách làm.
- HS giải thích cách làm theo yêu cầu của cô giáo. VD: Ta xem 120 HS tương ứng 100%. Mà số HS thích màu xanh chiếm 40%. Do đó để tìm HS thích màu xanh ta lấy:
120 : 100 x 40 = 40 HS.
- GV chốt lại: Đúng rồi các em! (GV chỉ vào biểu đồ hình quạt). Nhìn biểu đồ ta thấy rất rõ tổng số 120 HS tương ứng 100% mà số HS thích màu xanh chiếm 40%. Do đó để tìm HS thích màu xanh, bạn lấy
 120 : 100 x 40. Tương tự ta sẽ tính được số HS thích các màu còn lại.
- HS lắng nghe.
- Tổ chức HS nhận xét, bổ sung, bình chọn đội thắng cuộc- tuyên dương.
- HS thực hiện.
- GV hỏi: Qua bài tập 1các em thấy, để tính số HS thích từng màu ta đã vận dụng dạng toán nào về tỉ số phần trăm?
- Dạng toán tìm một số phần trăm của một số.
- Em nào nhắc lại cách tìm một số phần trăm của một số?
- ...Ta lấy số đó chia 100 rồi nhân với số phần trăm.
Hoặc: Ta lấy số đó nhân số phần trăm rồi chia cho 100.
6’
Bài 2:
- Gọi 1 HS nhìn SGK đọc nội dung của bài tập số 2.
-1 HS nhìn SGK đọc nội dung của bài tập số 2, cả lớp đọc thầm theo.
- GV đính biểu đồ hình quạt được phóng to của BT2 lên bảng- nói: Đây là hình vẽ phóng to của biểu đồ hình quạt ở BT2- SGK.
- HS quan sát.
- Yêu cầu HS: Các em hãy quan sát kĩ biểu đồ này và cho cô biết: Biểu đồ hình quạt ở BT 2 có gì khác với biểu đồ hình quạt ở BT1?
- Biểu đồ hình quạt ở BT1 thể hiện đầy đủ các nội dung trên biểu đồ. Còn biểu đồ hình quạt ở BT2 chưa thể hiện hết nội dung trên biểu đồ, nên có bảng chỉ dẫn kèm theo.
- GV chốt lại và nói thêm: Vậy để đọc được loại biểu đồ hình quạt này, các em cần phải đọc các dấu hiệu quy ước trong bảng chỉ dẫn, rồi đối chiếu trên biểu đồ để đọc.
- HS lắng nghe để thực hiện.
- Cô mời 1 em đọc bảng chỉ dẫn.
- HS đọc:
+ Màu trắng biểu thị số HS giỏi.
+ Màu xanh lá cây biểu thị số HS khá.
+ Màu xanh da trời biểu thị số HS trung bình.
- Hỏi: Em nào đối chiếu bảng chỉ dẫn với biểu đồ hình quạt để đọc biểu đồ hình quạt này?
- 3 đến 5 HS quan sát biểu đồ và các dấu hiệu qui ước - chỉ và đọc:
+ Có 17,5% HS giỏi. 
+ Có 60% HS khá.
+ Có 22,5% HS trung bình.
- GV chốt ý: Các em cần lưu ý: Có những biểu đồ hình quạt không thể hiện hết nội dung trên biểu đồ, ví dụ biểu đồ ở bài tập 2 này. Do đó, khi đọc biểu đồ các em cần dựa vào dấu hiệu quy ước, rồi đối chiếu trên biểu đồ để đọc được biểu đồ đó.
- HS lắng nghe.
4’
IV. Củng cố:
- Qua tiết học này, em nào nhắc lại cho cô: Các số liệu biểu diễn trên biểu đồ hình quạt được ghi dưới dạng nào?
- ...Tỉ số phần trăm.
- Các em biết vì sao các biểu đồ trong tiết học này được gọi là biểu đồ hình quạt không?
- Các biểu đồ này có dạng hình tròn nhưng được chia thành nhiều phần, mỗi phần có dạng hình quạt nên người ta gọi là biểu đồ hình quạt
- Bây giờ cô cho các em thi tính nhanh bài tập sau: Biểu đồ dưới đây biểu thị tỉ số phần trăm HS tham gia các trò chơi dân gian. Các em hãy quan sát biểu đồ, rồi tính tỉ số phần trăm chỉ số HS tham chơi ô ăn quan? Và giải thích cách làm.
- Tỉ số phần trăm HS tham gia chơi ô ăn quan là 20%. Vì ta xem tổng số HS tham gia chơi là 100%. Do đó muốn tìm tỉ số phần trăm chỉ số HS tham gia chơi ô ăn quan ta lấy: 
100% - (50% + 30%) = 20%
Ô ăn quan 
 ? % Kéo co 
 50% 
Nhảy dây 
30%
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Qua bài tập tính nhanh này, cô muốn lưu ý với các em một điều, ta luôn luôn xem tổng số phần trăm trên biểu đồ hình quạt là 100%.
- Liên hệ - giáo dục: Trong thực tế các em thường gặp biểu đồ hình quạt ở đâu? Khi nào ? 
- HS phát biểu: trong thực tế, em thường gặp biểu đồ hình quạt ở trong các sách địa lý , trong các bản đồ...
- Qua bài học hôm nay, các em cần phải ghi nhớ cách đọc, cách phân tích và xử lí các số liệu trên biểu đồ hình quạt, để sau này vận dụng trong thực tế cuộc sống và lên các lớp học trên.
1’
V. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số em học tích cực trong giờ học.
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài tập vào vở. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về tính diện tích.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện yêu cầu của giáo viên.
RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TẬP LÀM VĂN- Tiết 40: 
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
2. Kĩ năng:
- Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể .
3. Thái độ: Rèn cho HS thói quen làm việc có kế hoạch.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to để các nhóm trình bày BT2.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Đàm thoại, thảo luận, luyện tập- thực hành.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
I. Ổn định tổ chức: 
- Hát 
4’
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc các đoạn mở bài đã viết ở tiết trước.
- 2 HS đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
III. Bài mới: 
1’
1. Giới thiệu bài- ghi đề: 
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn HS thực hành: 
10’
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- 1-2 HS đọc yêu cầu BT1.Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV hỏi HS: việc bếp núc là công việc ntn?
- Là việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa,
- Cho HS đọc thầm lại mẩu chuyện “Một buổi sinh hoạt tập thể” suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
+ Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
+ Chúc mừng các thầy, cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
+ Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
+ Cần chuẩn bị: bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa,.. ; Làm báo tường; Chương trình văn nghệ. HS nêu sự phân công
+ Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
+ HS kể lại diễn biến của buổi liên hoan.
+ Dựa vào BT1, hãy nêu cấu tạo của việc lập chương trình hoạt động cụ thể?
+ Gồm có ba phần: Mục đích, chuẩn bị, chương trình cụ thể.
- GV treo bảng phụ cấu tạo của chương trình hoạt động.
- HS nhắc lại.
- Theo em, lập chương trình hoạt động có tác dụng gì?
- Giúp chuẩn bị tốt, đảm bảo cho hoạt động thành công.
20’
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- 1-2 HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT2:
+ BT2 yêu cầu mỗi em đặt vị trí mình là lớp trưởng Thuỷ Minh, dựa theo câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể kết hợp với tưởng tượng, phỏng đoán riêng, lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi LHVN chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
+ Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần: Mục đích- phân công chuẩn bị- Chương trình cụ thể. HS có thể bổ sung tiết mục văn nghệ không có trong câu chuyện.
- GV phát giấy và bút dạ cho 2-3 nhóm làm bài. 
- 2-3 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
- Nhóm nào làm xong trước dán bài lên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm.
- Nhóm nào làm xong trước dán bài lên bảng lớp. 
- Nếu HS lúng túng, GV gợi ý:
+ Chương trình em lập có tên là gì?
+ Chương trình hoạt động chuẩn bị cho buổi liên hoan vă nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11.
+ Em phân công công việc như thế nào?
+ HS nêu.
+ Chương trình cho buổi liên hoan văn nghệ diễn ra ntn?
+ HS nêu.
- GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm.
- GV hướng dẫn cụ thể ví dụ về 1 CTHĐ trong SGK.
- HS nghe và nhắc lại.
3’
IV. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại lợi ích của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- HS nhắc lại lợi ích của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- GV tổng kết giờ học.
1’
V. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ- Tiết 20: 
 SINH HOẠT LỚP
A. MỤC TIÊU: 
	- Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 20 để củng cố tình hình lớp.
 	- Đề ra phương hướng hoạt động của tuần 21 học kì II.
- Áp dụng một số nội qui của lớp nhằm đẩy mạnh tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.
B. LÊN LỚP:
1. Từng tổ lên báo cáo tình hình học tập của tổ trong tuần 20
- Về học tập.
- Nề nếp, trật tự.
- Đạo đức, tác phong.
Lớp trưởng tổng hợp tình hình của lớp trong tuần 20.
- Nêu gương tôt, cá nhân tốt.
- Phê bình cá nhân vi phạm.
Giáo viên phê bình những biểu hiện chưa tốt như: chưa thuộc bài, không chuẩn bị bài trước, không thực hiện nội qui của trường: không có khăn quàng khi đến trường, ăn quà vặt, không tập thể dục.
4. Tuyên dương các bạn học tốt và thực hiện tốt nội quy, nhắc nhở một số học sinh cần tích cực trong học tập.
5. Kế hoạch tuần 21 
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập.
- Thực hiện đầy đủ nội qui của trường đề ra.
- Tiếp tục tập nghi thức Đội và ca múa hát tập thể
6. Lớp sinh hoạt văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 20.doc