Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Tập đọc: TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I/. Yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhâm vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh,vua Lê Thần Tông.

- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.

- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

II/. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/. Lên lớp:

A/. Bài cũ:

HS đọc bài nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét, ghi điểm.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn 29/01/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 01/02/2010
Tập đọc:	TRÍ DŨNG SONG TOÀN 
I/. Yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhâm vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh,vua Lê Thần Tông.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta.
II/. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
HS đọc bài nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta - danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang văn Minh cách nay ngót 400 năm.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) luyện đọc: 
- HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
Có thể chia bài thành 4 đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
+ Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
+ Đoạn 3: Từ Lần khác đến sai người ám hại ông.
+ Đoạn 4: Phần còn lại 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn lần 1.
? Tìm những từ khó đọc trong bài? Thảm thiết, khóc lóc, mệnh
- HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ khó: Trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.
- Giải nghĩa thêm các từ: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp: nộp)
- HS đọc nối tiếp lần 3.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc lại cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại:
- Giang Văn Minh than khóc - giọng ân hận, xót thương. 
- Vậy tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? - giọng cứng cõi. 
- Đoạn Giang Văn Minh ứng đối - giọng dõng dạc, tự hào .
- Đoạn kết đọc chậm, giọng xót thương.
b) Tìm hiểu bài: 
HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi.
? Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng tổ cụ giỗ năm đờigóp giỗ Liễu Thăng.
? Vì sao vua Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều
? Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? Vì ông là người vừa mưu trí, vừa bất khuất.
c) Đọc diễn cảm:
- HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai.
- GV chọn đoạn văn hay, hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn: Chờ rất lâu cúng giỗ.
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai
- HS thi đọc diễn cảm
C/. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện? Mục yêu cầu.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn: Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I/. Yêu cầu:
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. Làm bài 1. Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 2.
- Rèn kỹ năng tính diện tích các hình.
- Giáo dục HS có ý thức rèn toán.
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách học sinh.
Giấy khổ to, bút dạ.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Gọi HS đọc miệng bài tập 2. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
1/. Giới thiệu cách tính:
HS đọc ví dụ sách giáo khoa trang 103.
GV hướng dẫn HS làm để hình thành quy trình tính như sau:
- Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc, có thể tính được diện tích. Cụ thể: Chia hình đã cho thành 2 hình vuông và 1 hình chữ nhật.
- Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể: Hình vuông có cạnh là 20 m, hình chữ nhật có các kích thước là 70 m và 40,1 m.
- Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mãnh đất.
2/. Luyện tập:
Bài 1: HS đọc đề, giáo viên vẽ hình lên bảng.
Hoạt động nhóm đôi: Chia hình. Gọi HS trình bày. GV kết luận: Có thể chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật.
 3,5m
 3,5m
 4,2m
 3,5m
 3,5m
 6,5m
HS trình bày bài giải, các nhóm khác nhận xét.
GV chữa bài.
Giải:
Diện tích hình chữ nhật nằm ngang là:
3,5 x (3,5 + 4,2 + 3,5) = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật nằm dọc là:
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích mãnh đất đó là:
3,68 (m2) + 27,3 (m2) = 66,5 (m2)
ĐS: 66,5 m2
Bài 2: HS đọc đề: Hoạt động nhóm 4. Làm bằng giấy khổ to. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại: Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật.
Ghi điểm cho những nhóm làm tốt.
C/. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học, 
Xem lại các bài tập đã làm, luyện tập cách chia hình thành các phần nhỏ.
Anh văn: Unit seven: MY DAY
( Có giáo viên bộ môn)
Ngày soạn: 07/02/2009
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 10/02/2009
Thể dục:	TUNG VÀ BẮT BÓNG, NHẢY DÂY, BẬT CAO
 (Có giáo viên bộ môn)
Địa lý:	CÁC NƯỚC LÀNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM.
I/. Yêu cầu:
- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lý của Campuchia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô 3 nước này.
Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào: Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là đồi núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo; Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngạt; Lào sản xuất quế, cánh kiến và lúa, gạo 
Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
- Giáo dục tinh thần hữu nghị giữa các nước.
II/. Chuẩn bị:
Bản đồ tự nhiên Châu Á
Bản đồ các nước Châu Á.
Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Campuchia, Lào, Trung Quốc.
III/. Lên lớp:
A/.Bài cũ:
Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào, tại sao? Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1. Campuchia
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
HS quan sát hình theo sự chỉ dẫn của GV.
 ? HS nhận xét Campuchia thuộc khu vực nào của Châu Á? giáp những nước nào? Ngành sản xuất chính của Campuchia?
Gọi HS trả lời: Campuchia thuộc khu vực Đông Nam Á; giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan; địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng trũng; các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá.
GV kết luận: Campuchia ở Đông Nam á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
2. Lào:
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 2.
Tìm hiểu về Camphuchia, hoàn thành bảng dưới đây.
Nước
Vị trí địa lý
Địa hình chính
Sản phẩm chính
Camphuchia
Khu vực Đông Nam Á
Đồng bằng dạng lòng chảo
Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt,
cá
Lào
Khu vực Đông Nam Á
Không giáp biển
Núi và cao nguyên
quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo
HS quan sát ảnh SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Campuchia và Lào.
GV giải thích cho HS biết ở hai nước này có nhiều người theo đạo Phật, trên khắp đất nước có nhiều chùa.
GV kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lý, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghệp, mới phát triển công nghiệp.
3. Trung Quốc
Hoạt động 3: Làm theo nhóm 4 và cả lớp
Bước 1: HS quan sát hình do GV chỉ định.
Trao đổi và nhận xét; Trung Quốc có diện tích lớn, số dân đông, Trung Quốc là một nước láng giềng phiá Bắc nước ta.
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bước 3: GV bổ sung: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, và có số dân đông nhất thế giới.
Bước 4: GV cho HS xem tranh về Vạn Lí Trường Thành
GV giới thiệu tranh: Đó là một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng.
Một số ngành sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc từ xưa: tơ lụa, gốm, sứ, chè, và ngày nay sản xuất hàng điện tử, đồ chơi....
Trung Quốc hiện nay có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
C/. Củng cố, dặn dò:
HS nắm rõ nội dung bài học
Nhìn bản đồ biết được vị trí địa lý của Campuchia, Lào, Trung Quốc
Toán: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp)
I/. Yêu cầu:
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. Làm bài . Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 2.
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình vuông, hình chữ nhật, hình tạ giác, hình thang ...
- Giáo dục HS có kỹ năng chia hình thành các phần nhỏ.
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách học sinh.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Chấm vở bài tập một số em. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
1. Giới thiệu cách tính
Thông qua ví dụ để hình thành quy trình tính: 
- Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và 1 hình thang
- Đo các khoảng cách trên mặt đất.
- Thu thập số liệu như trong SGK
- Tính diện tích của từng phần nhỏ => diện tích của toàn bộ mảnh đất.
2. Thực hành.
Bài 1: Theo hình vẽ thì mãnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật và hai hình tam giác.
- Tính diện tích của HCN và HTG
- Tính diện tích của cả mảnh đất
- Chú ý rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính và kĩ năng vận dụng
- HS tự làm vở - 1 em làm bảng
Chữa bài
Bài giải:
Diện tích hình chữ nhật AEGD là:
	84 x 63 = 5292 (m2)
Diện tích hình tam giác BAE là:
	84 28 : 2 = 1176 (m2)
Độ dài cạnh BG là:
	28 + 63 = 91 (m)
Diện tích hình tam giác BGC là:
	91 x 30 : 2 = 1365 (m2)	
Diện tích của cả mảnh đất là:
	5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2)
Đáp số: 7833m2
Bài 2: HS đọc đề.
Làm tương tự bài 1.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Xem lại các công thức tính diện tích các hình đã học.
GV nhận xét tiết học.
Chính tả: (Nghe - viết) TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I/. Yêu cầu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a,3a.
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết.
II/. Chuẩn bị: 
Vở bài tập tiếng việt
Bút dạ. 3 – 4 tờ giấy khổ to.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ:
Viết những từ có chứa âm đầu là: r, gi, d. Nhận xét.
B/. Bài mới: 
1/. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Trí dũng song toàn.
? Đoạn văn kể điều gì? Giang Văn Minh khẳng khái khiến Vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông, Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
- HS đọc thầm đoạn văn, chú ý từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai.
- HS luyện viết chữ khó vào bảng con: S ... ẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG
I/. Mục tiêu: 
- Giúp HS hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn trí tưởng tượng và kỹ năng quan sát hình.
II/. Chuẩn bị: 
Bộ đồ dùng dạy toán.01 hộp phấn, bảng lớp vẽ sẵn các hình ở SGK t107.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ:
HS lên bảng giải bài 3. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1. Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương:
a. Giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật:
- HS quan sát nhận xét về các yếu tố của hình hộp chữ nhật:
? Có bao nhiêu mặt? Có 06 mặt.
? Có nhận xét gì về các mặt của hình? Đều là hình chữ nhật.
Gọi HS đọc tên các đỉnh và cạnh của hình hộp chữ nhật ABCD.
- GV Giới thiệu HS: Hình hộp CN có 3 kích thước, chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
- HS đưa ra các nhận xét.
- GV tổng hợp lại để HS có biểu tượng của hình hộp chữ nhật
- HS nêu tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật
b. Giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp lập phương tương tự hình hộp chữ nhật.
2. Thực hành.
Bài 1: HS đọc đề.
Gọi HS trả lời miệng, các HS khác nhận xét. GV đánh giá.
Bài 2: HS đọc đề.
a) HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABMN, BCPN của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- HS nêu kết quả, các HS khác nhận xét.
- Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
AB = MN = QP = DC
AD = MQ = BC = NP
AM = DQ = CP = BN
b) HS làm bài vào vở. GV lưu ý cho HS:
- Các mặt của hình hộp chữ nhật là HCN. Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Diện tích của mặt đáy MNPQ là: 	6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích của mặt bên ABMN là: 	6 x 4 = 24 (cm2)
Diện tích của mặt bên BCPN là: 	4 x 3 = 12 (cm2)
GV thu vở chấm, nhận xét.
Bài 3:
- Củng cố biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ.
- GV yêu cầu HS giải thích kết quả.
C/. Củng cố, dặn dò:
HS nêu các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I/. Mục tiêu: 
- Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể.
- Rèn kỹ năng lập chương trình hoạt động khoa học.
- Giáo dục HS có ý thức rèn cách diễn đạt trong viết văn.
II/. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
- Bút dạ và giấy khổ to.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
Nêu cấu tạo của một chương trình hoạt động. Nhận xét.
B/. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:
a. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Một HS đọc rõ, to đề bài.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình.
- HS nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.
b. HS lập CTHĐ:
- HS tự lập CTHĐ vào vở.
- GV phát bút dạ, giấy khổ to cho 4-5 HS.
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá.
- Một số HS đọc kết quả làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ.
- GV mời HS đọc lại CTHĐ sau khi đã sửa chữa, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất.
C/. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành bản TCHĐ nếu chưa làm xong.
Mỹ thuật:	 CÓ GIÁO VIÊN BỘ MÔN
Khoa học:
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I/. Mục tiêu: HS biết:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
- Giáo dục HS ý thức sử dụng an toàn các loại chất đốt.
II/. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88 SGK.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
? Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào?
? Nêu vai trò năng lượng mặt trời với sự sống?
Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt.
Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
Cách tiến hành
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
? Kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí?
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: HS kể được tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. Mỗi nhóm thảo luận về một loại chất đốt.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
1. Sử dụng các chất đốt rắn:
? Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi? (củi, tre, rơm, rạ ...)
? Than đá được sử dụng trong những việc gì? Dùng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ; dùng trong sinh hoạt đun, nấu.
? Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu? Quảng Ninh.
? Ngoài than đá em còn biết tên loại than nào khác?(than bùn, than củi...)
2. Sử dụng các chất đốt lỏng:
? Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì? Xăng, dầu; dùng để đun nấu, chạy máy móc.
- Ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu? (Vũng Tàu)
- Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
3. Sử dụng các chất đốt khí:
? Có những loại khí đốt nào? Khí tự nhiên, khí sinh học.
? Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học? Được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải, mùn, rác, phân súc vật
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
C/. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài tiết sau học tiếp.
Đạo đức:	UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG EM(tiết 1)
I/. Mục tiêu: 
Sách giáo viên (trang 145)
II/. Chuẩn bị:
Ảnh trong bài phóng to.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Kể những việc làm thể hiện tình yêu quê hương. Nhận xét.
B/. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “Đến Uỷ ban nhân dân phường”
Mục tiêu: Học sinh biết một số công việc của UBND xã(phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã(phường).
Cách tiến hành: GV đọc truyện trong sách giáo khoa.
Thảo luận nhóm 4.
? Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
? UBND phường làm các công việc gì?
? UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng, nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UBND hoàn thành công việc.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 sách giáo khoa.
Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).
Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung. GV kết luận: UBND xã phường làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
Hoạt động 3: Làm bài tập 3 sách giáo khoa.
Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường).
Cách tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân.
 Gọi một số HS lên trình bày. 
GV kết luận: b, c là hành vi, việc làm đúng; a là hành vi không nên làm.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Dặn: Tìm hiểu về UBND xã(phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) phải làm.
Luyện từ và câu: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/. Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân, kết quả.
- Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chổ trống, thêm vế câu thích hợp vào chổ trống, thay đổi vị trí của các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả.
- Rèn kỹ năng viết câu đúng ngữ pháp.
II/. Chuẩn bị: 	
Vở bài tập tiếng việt.
Bảng lớp viết 2 câu văn ở BT3.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
- HS đọc lại Bài tập 3 (Tiết LTVC trước). GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
	1. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Phần nhận xét.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung. 
- Thảo luận nhóm 4 để hoàn thành BT sau:
- Cả lớp theo dõi SGK
+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép
+ Phát hiện cách nối các vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau.
+ Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- HS chỉ vào 2 câu văn đã viết trên bảng lớp, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch/ nên cách anh bảo vệ thường phải cột dây
	Cặp quan hệ từ Vì-Nên chỉ nguyên nhân - kết quả.
Câu 2: Thầy phải kinh ngạc/ vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
	Một QHT Vì - chỉ kết quả-nguyên nhân
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ, làm bài. HS phát biểu ý kiến.
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại.
- Tham gia cùng chơi trò “Tiếp sức”: Điền những QHT và cặp QHT để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- HS có thể nêu ví dụ: Các quan hệ từ: Vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên
Các cặp quan hệ từ: Vìnên, bởi vì cho nên, tại vìcho nên.
+ Vì trời mưa nên bạn Hoà không đi đá bóng.
+ Vì Lan chưa học bài xong nên em không thể xem ti vi được.
+ Bà của Mai bị ốm nên bạn ấy rất buồn.
3. Ghi nhớ:
- HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp theo dõi SGK.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
Bài 1: HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài.
- GV phát bút dạ và phiếu.
- HS lên bảng trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a. Vế nguyên nhân: Bác mẹ tôi nghèo. Vế kết quả: Tôi phải băm bèo, thái khoai. QHT: Bởi vì, cho nên.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài. HS viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét nhanh.
- GV kiểm tra khen ngợi những HS làm bài đúng và tạo được nhiều câu ghép có nghĩa tương tự câu ghép đã cho.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài. Gọi HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung chốt lại lời giải đúng.
a. Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt. 
b. Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Giải thích: Vì từ “ tại” thường là nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu nên ta chọn như vậy.
Bài 4: HS đọc đề, cả lớp làm bài vào vở. GV thu vở chấm, nhận xét, chữa bài.
VD: a. Vì bạn Dũng không thuuộc bài nên bị điểm kém.
b. Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
c. Do kiên trì, nhẫn nại nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
C/. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng viết văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 21(1).doc