Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Tập đọc: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I/. Yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

- Giáo dục HS biết sống tốt.

II/. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh ảnh về những làng ven biển, làng đảo và về chài lưới.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn 05/02/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 08/02/2010
Tập đọc:	 LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I/. Yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- Giáo dục HS biết sống tốt.
II/. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Tranh ảnh về những làng ven biển, làng đảo và về chài lưới.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc: 1 học sinh đọc bài. Cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
? Bài chia làm mấy đoạn? 04 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu  hơi muối.
Đoạn 2: Bố Nhụ cho ai?
Đoạn 3: Ông Nhụ nhường nào.
Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc bài lần 1. 
? Tìm các tiếng, từ khó đọc? Sóng, hổn hển, bồng bềnh, võng.
- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: Làng biển, dân chài, vàng lưới, lưới đáy.
- HS đọc nối tiếp lần 3 trôi chảy.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
b) Tìm hiểu bài:
* Gợi ý trả lời các câu hỏi 
? Bài văn có những nhân vật nào? Ông Nhụ, bố Nhụ và Nhụ.
? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? Họp làng để đưa dân ra đảo.
? Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”chứng tỏ ông là người thế nào? Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã.
? Theo lời bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, có đất rộng để phơi được 1 vàng lưới, buộc được một con thuyền.
? Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ? Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền, làng mới sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang
? Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ? Ông bước ra võng quan trọng nhường nào.
- HS đọc đoạn nói suy nghĩ của Nhụ.
? Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố ntn? Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới. 
c) Đọc diễn cảm:
- HS đọc diễn cảm bài văn theo cách (phân vai)
- GV hướng dẫn các em thể hiện đúng lời các nhân vật.
- Chọn 1 đoạn để hướng dẫn đọc diễn cảm theo cách phân vai: Để có được một ngôi làng phía chân trời.
- GV nhận xét, tuyên dương, cả lớp chọn bạn đọc hay nhất lớp.
C/. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung của bài đọc.
- GV nhận xét tiết học.
Toán: LUYỆN TẬP
I/. Yêu cầu: Giúp HS:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản. Làm bài 1,2. Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 3. 
- Giáo dục HS tính chăm học.
II/. Chuẩn bị: 
Vẽ sẵn hình bài tập 3 lên bảng.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
2. Thực hành:
Bài 1: HS đọc đề, cả lớp làm vở nháp, gọi HS lên bảng làm. Nhận xét, chữa bài.
Giải:
a. Đổi 1,5 m = 15 dm.
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(25 + 15) x 2 x 18 = 1440 (dm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 
1440 + 25 x 15 x 2 = 2190 (dm2)
ĐS: 1440 dm2, 2190 dm2
Bài 2: HS đọc đề, cả lớp làm vào vở. GV thu vở chấm, nhận xét, chữa bài.
Giải:
Đổi 8 dm = 0,8 m.
Diện tích xung quanh của cái thùng là:
(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích cần quét sơn là:
3,36 + 1,5 x 0,6 = 3,024 (m2)
ĐS: 3,024 m2.
Bài 3: HS đọc đề, cho HS chơi trò chơi: Đáp án: câu a, d.
C/. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Xem trước bài diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
Anh văn: Unit seven: MY DAY
( Có giáo viên bộ môn)
 Ngày soạn: 06/02/2010
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 09/02/2010
 Tập đọc: 	CHÚ ĐI TUẦN
I/. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam.
- Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS tôn trọng các chiến sỹ công an.
II/. Chuẩn bị: 	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
Sưu tầm tranh, ảnh chiến sĩ đi tuần tra.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: HS đọc bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
* Luyện đọc: 
- Một HS đọc bài.
- 4 HS nối tiếp đọc lần 1. Tìm các tiếng từ khó đọc. Hun hút, khuya, lưu luyến.
- HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp lần 3.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng kể nhẹ nhàng, trầm lắm, trìu mến, thiết tha.
3 dòng thơ cuối thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc của trẻ thơ.
* Tìm hiểu bài: 
? Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Đêm khuya, giá rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
? Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngũ yên bình của các em học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì? Muốn ca ngợi những chiến sỹ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.
? Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? Yêu mến, lưu luyến, hỏi thăm giấc ngũ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé.
3) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc trong bài.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn thơ tiêu biểu theo trình tự đã hướng dẫn: Gió hun hút giấc ngủ có ngon không.
- HS nhẩm đọc từng dòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm hay nhất, người có trí nhớ tốt nhất.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
C/. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét tiết học . 
Toán : 	LUYỆN TẬP
I/. Mục tiêu: Giúp HS 
- Ôn tập, củng cố về các dơn vị đo mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối
- Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích; đọc viết các số đo thể tích so sánh các số đo thể tích.
- Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo thể tích.
II/. Chuẩn bị: 
Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
- Học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo giữa m3, cm3, dm3
B/. Bài mới: 
* Học sinh nhắc lại những khái niệm về đơn vị đo m3, cm3, dm3
- Học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Bài 1: MT: học sinh đọc các số đo.
a- Học sinh đọc miệng. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
b- Bốn học sinh lên bảng viết các số đo.
- Học sinh dưới lớp làm vào bảng con. Học sinh nhận xét. Giáo viên chốt lời giải đúng. 
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- HS chơi trò chơi.
- giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Học sinh trao đổi nhóm, Ghi kết quả: Câu đúng là a, b, c.
- Nhận xét nhóm nào thắng cuộc.
C/. Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Nhận xét tiết học
Địa Lý:	CHÂU ÂU
I/. Yêu cầu: HS biết:
- Mô tả sơ lược đượcvị trí địa lý, giới hạn của châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có 3 phía giáp biển và đại dương
Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân và hoạt động sản xuất của châu Âu. Sử dụng quả địa cầu, lược đồ, bản đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ(lược đồ). Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
- Rèn kỹ năng chỉ bản đồ.
- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu về thế giới
II/. Chuẩn bị: 
Bản đồ tự nhiên châu Âu.
Bản đồ các nước châu Âu.
Quả địa cầu.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: 
 ? Kể tên các nước láng giềng của Việt Nam, đọc tên thủ đô của các nước đó? Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: Giới thiệu bài
1) Vị trí địa lý, giới hạn:
Hoạt động 1:Làm việc nhúm 2:
HS quan sát hình 1 SGK và bảng số liệu về diện tích của các châu lục và trả lời câu hỏi:
Vị trí địa lý, giới hạn, diện tích châu Âu.
So sánh diện tích của châu Âu và châu Á.
HS báo cáo kết quả làm việc.
GV bổ sung: Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á-Âu chiến gần hết phần đông của bán cầu Bắc.
GV kết luận: châu Âu nằm ở phía tây châu Á, 3 phía giáp biển và đại dương.
2) Đặc điểm tự nhiên:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 3:
HS quan sát hình 1 SGK và đọc tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi, đồng bằng. Tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ 1, dựa vào ảnh để mô tả cho nhau nghe về quang cảnh cuả mỗi địa điểm.
Các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: 
+ Về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của châu Âu.
+ Châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ Tây Âu sang Đông Âu(đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu Âu); các dãy núi nối tiếp nhau ở phía nam, phía bắc; dãy U-ran là ranh giới của châu Âu với châu Á ở phía đông.
+ Châu Âu chủ yếu nằm ở đới khí hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng lá rộng. Mùa đông, gần hết lãnh thổ Châu Âu phủ tuyết trắng.
Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
3) Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu:
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp:
HS quan sát bảng số liệu về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
? Nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á? Dân số châu Âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng 1/5 dân số châu Á; dân cư châu Âu da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu.
HS quan sát hình 4:
? Châu Âu có những hoạt động sản xuất nào? Sản xuất lúa mỳ, hoá chất, ô tô, các máy móc hiện đại
GV kết luận: Cách ‘ sản xuất công nghiệp của các nước châu Âu là có sự liên kết của nhiều nước dể sản xuất ra các mặt hàng ô tô, máy bay, hàng điện tử; đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
C/. Củng cố, dặn dò:
HS nắm rõ nội dung bài học.
Nhìn bản đồ biết được vị trí địa lý của Châu Âu.
Xem trước bài: Một số nước ở Châu Âu
Toán: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ 
DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I/. Yêu cầu: Biết:
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
- Tính diện tích xung qua ...  luận: Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người.
C/. Củng cố, dặn dò:
HS đọc phần bóng đèn toả sáng.
Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tranh ảnh về việc sử dụng năng lượng gió, nước chảy.
Ngày soạn 24/02/2008
Ngày giảng: Thứ tư, 27/02/2008
Ngày soạn 25/02/2008
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 28/02/2008
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG	
I/. Mục tiêu: 
+ Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
- Biết trao đổi với các bạn về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng.
+ Rèn kĩ năng nghe: Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
+ Giáo dục HS có ý thức rèn kể chuyện.
II/. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
- HS kể lại câu chuyện đã được chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hoá, ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh liệt sĩ. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: 
2- GV kể chuyện:
Lần 1:Giải nghĩa các từ khó: truông, sào huyệt, phục binh
Lần 2: Kể chuyện kết hợp dùng tranh minh hoạ .
3- Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc đề bài.Cả lớp theo dõi SGK: 
- HS kể chuyện theo nhóm 4: Kể từng đoạn của câu chuyện sau đó toàn bộ câu chuyện. HS trao đổi về biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chổ nào? Ông Nguyễn Khoa Đăng cho bỏ tiền vào nước để xem có váng dầu không. Ông còn thông minh hơn nữa khi phân tích : chỉ kẻ sáng mắt mới biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy, nên đã lột được mặt nạ tên ăn cắp giả ăn mày, giả mù 
- HS kể xong cùng các bạn đối thoại về nội sung, ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất và hiểu chuyện nhất lớp
C/. Củng cố, dặn dò: 
? Nêu ý nghĩa câu chuyện? (Mục yêu cầu)
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I/. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống và củng cố lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Giáo dục HS có ý thức chăm học
II/. Chuẩn bị: 
 Kẻ sẵn bảng ở bài tập 2.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: Chấm vở bài tập 1 số em. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:Gọi HS đọc đề. Cả lớp làm bài vào vở nháp. Gọi HS lên bảng làm
- Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương có các số đo không cùng đơn vị đo.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm.
Giải
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(2,5 + 1,1 ) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2 )
Diện tích toàn phần của HHCH là:
3,6 + ( 2,5 1,1 ) x 2 = 9,1 (m2 )
 Đáp số: 3,6 m2 ; 9,1 m2
Bài 2: HS đọc đề bài. GV mở bảng. Làm bài theo nhóm 2. 1 nhóm lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và kĩ năng tính toán với phân số, số thập phân.
- HS tính ngoài nháp - ghi kết quả vào bảng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề. Thi đua làm nhanh theo nhóm 4.
- Phát huy kĩ năng phát hiện nhanh và tính nhanh diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS làm bài - giải thích.
- GV đánh giá bài làm của HS. Tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét kết quả tiết học. 
Xem lại các bài tập đã làm.
Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I/. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
- Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một truyện kể.
- Giáo dục HS ghi nhớ các kiến thức đã học.
II/. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết bài tập 1.
- Giấy khổ to viết các câu hỏi trắc nghiệm của bài tập 2.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
Chấm một số bài văn tả người chưa đạt. Nhận xét.
B/. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
- GV mở bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết.
Thế nào là kể chuyện?
Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
Tính cách của nhân vật thể hiện qua:
- Hành động của nhân vật
- Lời nói, ý nghĩ của nhân vật
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu
Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
có cấu tạo 3 phần
+ Mở đầu: Trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Thân bài: Diễn biến
+ Kết thúc: Không mở rộng haowjcmở rộng
Bài 2: HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài.
- HS đọc câu hỏi trắc nghiệm
- Cả lớp đọc thầm nội dung, suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV dán 3-4 tờ phiếu đã viết các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng.
- HS lên làm xem ai nhanh, ai đúng
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
? Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
x
	Hai	Ba 	Bốn
? Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
x
	Lời nói 	Hành động 	Cả lời nói và hành động
? Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt
x
Khuyên người ta tiết kiệm
Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc
C/. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện vừa ôn luyện, chuẩn bị tiết sau viết bài văn kể chuyện.
Mỹ thuật:	CÓ GIÁO VIÊN BỘ MÔN
Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ 
 VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I/. Mục tiêu: HS biết:
- Trình bày tác dụng của n.lượng gió, n.lượng nước chảy trong tự nhiên.
- Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
II/. Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
 Hình và thông tin trang 90 ,91 SGK. Mô hình tua-bin.
III/ Lên lớp:
A/. Bài cũ: Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt? Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó. 
B/. Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió.
Mục tiêu: HS trình bày được tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
 HS kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió.
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
? Vì sao có gió?Nêu ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
Nhóm khác bổ sung, GV kết luận: Con người sử dụng năng lượng gió để chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện ở địa phương thường dùng năng lượng gió để quạt lúa, 
Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy.
Mục tiêu: HS trình bày được t.dụng của n.lượng nước chảy trong tự nhiên
 HS kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 2.
Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên?
? Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
Nhóm khác bổ sung, GV kết luận: Thường dùng để chuyên chở hàng hoá xuôi dòng nước, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay tua-bin máy phát điện của nhà máy thuỷ điện.
Hoạt động 3: Thực hành “Làm quay tua-bin”
Mục tiêu: HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua bin.
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm 4: Đổ nước làm quay tua bin của mô hình “tua bin nước”. GV nhận xét, tuyên dương những nhóm làm tốt.
C/. Củng cố, dặn dò:
Gọi HS đọc phần bóng đèn toả sáng.
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem trước bài: Sử dụng năng lượng điện.
Đạo đức: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (tiết 2)
I/. Mục tiêu: 
Cần phải tôn trọng UBND xã, phường và vì sao phải tôn trọng UBND xã, phường.Thực hiện các quy định của UBND xã, phường; tham gia các hoạt động do UBND xã, phường tổ chức
Giáo dục HS có ý thức tôn trọng UBND xã, phường.
II/. Chuẩn bị: 
Thẻ màu.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
HS nêu những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng thể hiện tình yêu quê hương. GV nhận xét
B/. Bài mới: HS thực hành
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống(Bài tập 2 SGK)
Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.
Cách tiến hành: Thảo luận nhóm 3. Mỗi tổ 1 tình huống	
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung
GV nhận xét:
Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia ký tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.
Tình huống b: Nên đăng ký tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách, vở, đồ dùng, áo quần ... ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. Bài 4:
Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền
Cách tiến hành: Hoạt động nhóm 6.
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND phường về các vấn đề liên quan đến trẻ em như: xây dựng sân chơi cho trẻ em, tổ chức ngày 1 tháng 6, rằm trung thu ...
Các nhóm chuẩn bị, thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
GV kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
C/. Củng cố, dặn dò:
HS thực hiện tốt như bài học.
Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 22(1).doc