Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Lãng Sơn

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Lãng Sơn

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục đích yêu cầu.

 1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về tính diện tích, thể tích một số hình đã học.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính diện tích và thể tích một số hình đã học.

 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Lãng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 Toán
Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời HS nhắc lại quy tắc, công thức tính Sxq- Stp và thể tích của H2CN, HLP.
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu MĐ yêu cầu giờ học.
HĐ2. Hướng dẫn HS ôn tập và làm bài tập.
Bài 1: Mời HS đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của bài rồi làm bài.
- Để tính được chiều dài HCN khi biết chu vi và chiều rộng ta làm thế nào? Sau đó tính diện tích HCN và số ki-lô-gam rau thu hoạch được.
- GV và HS củng cố lại cách tính .
Bài 2. - Yêu cầu HS tìm hiểu bài .
- Gọi HS nêu lại cách tính Sxq của H2CN.
- Từ công thức trên hãy nêu cách tính chiều cao của của H2CN đó.
- GV và HS nhận xét, củng cố lại cách tính .
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài toán và nêu ý hiểu về tỉ lệ xích.
- Diện tích mảnh đất gồm những hình gì? Vậy tính S mảnh đất đó ta phải tính S của những hình nào?
- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về ôn bài 
- Xem trước bài sau: Một số dạng bài toán đã học .
- 3HS nhắc lại.
- HS thảo luận và phát biểu. Sau đó làm bài vào vở.
 - Đại HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS nêu lại.
- HS dựa vào gợi ý làm bài vào vở, đại diện HS lên bảng chữa bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi và tìm cách làm. - HS thực hiện bài làm vào vở.
- Đại diện HS lên bảng chữa bài.
Tiết 2 Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trẻ em
I. Mục đích - yêu cầu.
- Biết và và hiểu thêm một số từ về trẻ em (BT1, BT2).
- Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS có vở bài tập tiếng việt. Giáo án điện tử.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa bài 3 của giờ trước.
- Mời HS nêu tác dụng của dấu hai chấm.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. 
- Gọi HS đọc y/c của bài 1. 
- Mời HS trả lời và giải thích vì sao em chọn đó là câu trả lời đúng.
- HS và GV chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2: HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài .
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. GV phát phiếu cho HS làm thi theo nhóm còn lại HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài.
- GV cho HS đặt câu lại với một số từ.
Bài 3: HS đọc y/c của bài
- GV gợi ý để HS tìm ra những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em.
- Tổ chức cho HS trao đổi ghi lại vào bảng phụ để chữa bài.
Bài 4: HS đọc y/c của bài, làm bài vào vở bài tập 
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
- Mời HS đọc lại những câu thành ngữ tục ngữ cho thuộc.
3. Củng cố - dặn dò.
- Y/c HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục về nhà làm . 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu.
- 1 em chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
- HS đại diện phát biểu
- HS làm vở bài tập.
- 3 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.
- Vài em trả lời.
- HS đọc bài trao đổi theo cặp rồi làm bài theo hướng dẫn.
- Đại diện 3 nhóm chữa bài và giải thích rõ so sánh để làm gì?
- HS tự làm bài vào vở.
Tiết 3 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
 - Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị một số tranh ảnh về cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em , tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập.
Sách báo truyện có đăng trẻ em làm việc tốt.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: Y/c HS kể lại truyện nhà vô địch và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
2. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu MĐ y/cầu của tiết học
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Mời HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý .
- GV xác định 2 hướng kể chuyện:
 + Kể về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em.
 + Kể chuyện về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK.
- Tổ chức cho HS tìm truyện và lập dàn ý câu chuyện trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
- Mời HS nêu trước lớp các câu chuyện đã tìm.
HĐ 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Mời 1 HS đọc lại gợi ý 3, 4.
 - Mời HS kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- GV mời các tổ cử đại diện kể.
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá, bình chọn, tuyên 
dương bạn kể hay nhất, hiểu về nội dung ý nghĩa câu chuyện hay nhất, tự nhiên, diễn đạt tốt.
- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- HS theo dõi
 - HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện
- 4 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS nối tiếp nhau nêu 
- HS lắng nghe.
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các tổ thi kể. HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, nhân vật...
- HS nhận xét đánh giá, bình chọn bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố - dặn dò: - Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của những bạn nhỏ biết làm tròn bổn phận với gia đình, nhà trường...
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe - CB bài sau.
Tiết 4 Tập đọc
Sang năm con lên bảy( Trích)
 Vũ Đình Minh
I. Mục đích - yêu cầu.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được ý nghĩa bài: Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một c/sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
- HS học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, y/ cầu của giờ học
- Cho HS xem tranh SGK.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Yêu cầu 1 em học giỏi đọc bài thơ.
- Mời từng tốp 3 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ của bài thơ ( 3 lần).
- GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó, hướng dẫn đọc đúng nhịp thơ.
- Lần 3: 3 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng nhẹ nhàng tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường .
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm, đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
- Mời đại diện HS trả lời.
- GV kết luận, nhận xét và tổng kết từng câu.
- Y/c HS nêu nội dung của bài.
- GV tóm tắt ghi bảng nội dung chính.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV mời 3 em đọc nối tiếp toàn bài .
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2 . chú ý đọc đúng giọng từng khổ thơ, từ ngữ cần đọc nhấn giọng, chỗ ngắt giọng gây ấn tượng.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ 1, 2
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
- HS kết hợp học thuộc lòng bài thơ.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung điều luật.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- 3 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn ), lớp nhận xét bạn đọc.
- HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
- HS nêu nội dung bài
 - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.
- HS thi đọc giữa các tổ. Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS tích cực học tập để mai sau xây dựng đất nước.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 6 Toán (Ôn)
Luyện tập chung giải toán có nội dung hình học
I. Mục đích - yêu cầu: Tiếp tục giúp HS:
 - Ôn tập, củng cố kiến thức về tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
 - Rèn kĩ năng thực hiện tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
 - HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nhắc lại quy tắc, công thức tính Sxq- Stp và thể tích của H2CN, HLP.
2. Bài mới. GTB - Ghi bảng.
3. Thực hành.
- GV nêu yêu cầu từng bài tập
- HS làm bài cá nhân vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu
- Gọi chữa từng bài.
* Củng cố: Cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
Bài 1: Một khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có chiều rộng 80 m. Chiều dài bằng chiều rộng.
a) Tính chu vi khu vườn đó.
b) Tính diện tích khu vườn đó với đơn vị là mét vuông, là héc ta.
Bài 2: Một hình vuông cạnh 10 cm có diện tích bằng diện tích của một tam giác có chiều cao 10 cm. Tính độ dài đáy của hình tam giác.
Bài 3: Một hình thoi có diện tích 96 cm2, Một đường chéo có độ dài 12 cm. Tính độ dài đường chéo còn lại của hình thoi.
Bài 4: Một hình thang có chiều cao là 12 cm, đáy lớn là 15 cm và diện tích là 144 cm2. Tính độ dài đáy bé của hình thang đó.
Bài 5: Tính diện tích mảnh đất hình vuông có chu vi là 60 m.
D. Củng cố - dặn dò. - GV t2 nội dung bài
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau
Tiết 8 Khoa học
Bài 65 : Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị chặt phá
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
- Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ rừng.
II. Đồ dùng dạy học. - Hình trang 134 - 135 ( SGK )
 - Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng. Giáo án điện tử.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị chặt phá.
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Quan sát các hình trang 134 - SGK thảo luận theo cặp các câu hỏi SGK trang 134.
- Gọi đại diện trình bày trước lớp.
- GV bổ sung - kết luận.
- Yêu cầu HS sưu tầm tranh, ảnh nói về nạn phá rừng trình bày.
-  ... n.
III- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1) Kiểm tra:
- KT sự chuẩn bị của HS.
2) Dạy bài mới: Giới thiệu bài nêu MĐYC.
*HĐ1: Cho HS chọn mô hình lắp ghép.
- Cho HS nhắc lại những mô hình đã lắp trong các tiết trước.
- GV gợi ý cách lựa chọn mô hình tự lắp (có thể là mô hình đã lắp trong các tiết trước hoặc tự sáng tạo ra).
- Cho HS chọn chi tiết
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ mô hình đã lắp hoặc tự vẽ để lắp.
HĐ2: Thực hành
3) Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. Lắp mô hình tự chọn.
- Tổ trưởng báo cáo.
- 2-3 HS nhắc lại.
- HS tự chọn 
- HS cho biết sự lựa chọn của mình.
- Tập lắp.
- 1HS nhắc lại yêu cầu.
thể dục
Bài 66: Môn thể thao tự chọn: đá cầu 
 TRò chơI “dẫn bóng” 
I- Mục tiêu:
 - Ôn tập và kiểm tra kĩ thuật động tác phát cầu băng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao nhất.
 - Trò chơi " Dẫn bóng " . Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động .
 - GD ý thức trong tập luyện. 
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, dây và bóng.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 6- 10'
- Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1- 2'.
- Chạy chậm vòng quanh sân tập.
- Khởi động:
- Ôn ĐT tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy( 2 x8 nhịp / động tác)
2. Phần cơ bản: 18- 22'
*) Ôn tập và kiểm tra phát cầu bằng mu bàn chân.
- Ôn tập phát cầu bằng mu bàn chân (3 -4’)
- Kiểm tra nội dung trên ( 10 - 12').	
b) Trò chơi “Dẫn bóng” 4-5’.
3. Phần kết thúc: 4-6' 
- Thả lỏng
- Củng cố bài 
- Lớp trưởng điều khiển: Tập hợp 3 hàng dọc rồi báo cáo.
- Đội hình vòng tròn từ 1 hàng dọc.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp
- Đội hình vòng tròn.
- Các tổ tập luyện theo khu vực, tổ trưởng chỉ huy, GV quan sát sửa sai, giúp đỡ HS.
- Cho HS tự ôn
- Cho kiểm tra theo nhóm đôi từng em phát cho nhau. (Cách đánh giá như SGV-158)
- GV nêu tên trò chơi. HS nhắc lại cách chơi
- GV quy định khu vực chơi.
- HS thi chơi chính thức.
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- HS nhắc lại nội dung.
- GV nhận xét đánh giá, dặn dò về nhà: Tập đá cầu.
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Tiết 2: Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ( Trích )
I. Mục đích - yêu cầu.
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh bài đọc SGK.
III. các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
 - Yêu cầu HS đọc thuộc bài thơ: Những cánh buồm kết hợp trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, y/ c của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Yêu cầu 1, 2 em học giỏi đọc bài.
- GV tổ chức cho HS xem tranh minh hoạ SGK
 - Mời 4 em nối tiếp nhau đọc 4 điều (2 lượt).
- GV giúp HS đọc rõ ràng ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục, nhấn giọng ở tên của điều luật.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp, GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong từng điều luật.
- HS luyện đọc theo cặp.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.
- Mời đại diện HS trả lời.
- Để trả lời đúng câu 4, GV yêu cầu HS tự liên hệ bản thân và hứa sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện tốt các điều mình chưa thực hiện được.
- Mời HS nêu nội dung chính của các điều luật.
- GV tóm ý chính ghi bảng.
 d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV tổ chức hướng dẫn HS đọc đúng từng khoản mục và điều, nghỉ đúng hơi sau dấu câu.
- Tổ chức thi đọc đúng điều 21
- GV nhận xét đánh giá và tự luyện đọc.
3. Củng cố, dặn dò: Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS thực hiện tốt theo các điều luật.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Sang năm con lên bảy.
- 3 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.
- 4 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 điều luật ), lớp nhận xét bạn đọc.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
- HS nhắc lại
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét bạn đọc.
 - HS thi đọc giữa các tổ. Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc 
- 2, 3 em nêu lại.
Tiết 3 Toán
Tiết 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.
I. Mục đích- yêu cầu.
- Thuộc công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học .
- Rèn kĩ năng thực hành về tính diện tích, thể tích.
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS chữa bài tập số 4 SGK giờ trước.
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Yêu cầu HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài rồi tự làm bài, đại diện chữa bài.
- GV và HS nhận xét đánh giá. Củng cố lại cách tính Sxq và S trần nhà, từ đó tính S cần quét vôi.
Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
- GV và HS chữa bài. Củng cố lại cách tính thể tích và Stp của HLP.
Bài 3 - Yêu cầu HS nêu đầu bài toán.
- HS xác định yêu cầu của bài và làm bài.
- HS - GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn.
- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.
- 1 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét đánh giá.
- HS làm việc cá nhân vào vở, đại diện HS chữa bài. 
- HS tự làm bài vào vở và 1 em lên bảng chữa bài.
- Vài em nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích và STp của HLP. 
- HS thảo luận theo cặp rồi làm vào vở, sau đó đại diện làm bảng lớp.
Tiết 4 Lịch sử
Ôn tập lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
I– Mục tiêu:
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay.
+) Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng Tháng tám thành công; ngày 2 – 9 – 1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+) Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+) Giai đoạn 1954- 1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thăng, đất nước được thống nhất.
II- Chuẩn bị:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập).
- Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1 (10’)Làm việc cả lớp
- GV dùng bảng phụ, HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học:
+ Từ năm 1858 đến năm 1945.
+ Từ năm 1945 đến năm 1954.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975.
+ Từ năm 1975 đến nay.
- GV chốt lại yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
* Hoạt động 2 (20’)Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện lịch sử chính.
+ Các nhân vật tiêu biểu.
(GV có thể sử dụng kết quả các bài ôn tập 11, 18, 29)
Sau đó tổ chức học chung cả lớp:
- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến, thảo luận. GV bổ sung.
* Hoạt động 3 (10’)Làm việc theo nhóm và cả lớp
- GV nêu ngắn gọn: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiết 6: Địa lý
Ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của các châu lục: á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực.
	- Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
	- Chỉ trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước VN.
- Giáo dục HS ý thức ôn tập. II. Đồ dùng dạy – học : Bản đồ Thế giới.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Không
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. 
 - Cho HS trao đổi với bạn
- GV treo bản đồ để HS chỉ Bản đồ theo yêu cầu của GV. 
- Cho HS thi kể tên các quốc gia đã học theo đối đáp gắn theo các châu lục.
- Cho nhận xét. GV chốt ý đúng gắn bảng phụ BT2 a.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- GV cho làm theo nhóm (mỗi 2 tổ làm 1 phần)
- Cho HS gắn và trình bày.
- Cho trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Cho HS so sánh các châu lục
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét về giờ học
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiếp
BT2a. Vị trí địa lí và giới hạn.
- HS làm cặp 
- HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS chọn ra cặp đối đáp thi đối đáp nhanh
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
BT2b:
- HS làm việc theo tổ (7’) vào phiếu như SGK.
- Đại diện tổ trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung
Tiết 7 Toán( Ôn)
ễN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THể TÍCH MỘT SỐ HèNH
I - Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS :
- Giúp HS củng về cách tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
- Rèn kĩ năng thực hành về tính diện tích, thể tích.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học.
- GV nêu yêu cầu từng bài tập.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS chữa bài 
* Củng cố các dạng toán tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
Bài 1: Một phũng học dạng hỡnh hộp chữ nhật cú chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m và chiều cao 3,8m. Người ta quột vụi trần nhà và bốn bước tường phớa trong phũng. Biết rằng diện tớch cỏc cửa bằng 8,6m2, hóy tớnh diện tớch cần quột vụi.
Bài 2: Một cỏi hộp hỡnh lập phương (khụng cú nắp) cạnh 15cm.
a) Tớnh thể tớch cỏi hộp đú.
b) Nếu sơn tất cả cỏc mặt bề ngoài của hộp đú thỡ phải sơn một diện tớch bằng bao nhiờu xăng - ti- một vuụng ? 
Bài 3: Một bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 60 m, chiều rộng 25 m, chiều cao 1,8 m. Biết rằng lượng nước trong bể bằng 90% thể tích của bể. Hỏi trong bể có bao nhiêu mét khối nước ?
III . Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại cách thực hiện các dạng toán trên.
Dặn dò về nhà học bài - làm các bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 33 hai buoi.doc