Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần dạy 21

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần dạy 21

TẬP ĐỌC

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. MỤC TIÊU: HS cần:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn ,đọc phân biệt giọng của các nhân vật. Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.

 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước .Trả lời được các câu hỏi ở SGK.

GDKNS: Tư duy sáng tạo.( Phần tìm hiểu bài)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. Kiểm tra bài cũ

 - 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. HS trả lời các câu hỏi:

 + Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì?

 + Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài?

 - GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần dạy 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai, ngày 24 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn ,đọc phân biệt giọng của các nhân vật. Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.
 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước .Trả lời được các câu hỏi ở SGK.
GDKNS: Tư duy sáng tạo.( Phần tìm hiểu bài)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa.
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. HS trả lời các câu hỏi:
 + Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì?
 + Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta-danh nhân Giang Văn Minh.Qua truyện này các em sẽ hiểu thêm về tài năng,khí phách,công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách đây ngót 400 năm.
 2. Luyện đọc
 - HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
 - GV chia bài văn thành 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
 + Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
 + Đoạn 3: Từ Lần khác đến sai người ám hại ông.
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
 - HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
 + HS đọc xong lượt 1, GV hướng dẫn HS đọc các từ khó : thảm thiết, hỏi cho ra lẽ, giỗ tổ cụ, góp giỗ, Liễu Thăng...
 + HS đọc xong lượt 2, GV hướng dẫn giải nghĩa từ đã chú giải ở SGK. GV giải thích thêm: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp, nộp).
 - HS luyện đọc theo cặp,thi đọc.
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
 3. Tìm hiểu bài
 * GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc SGK.
 + Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng? (... vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời;...).
 + GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh: đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
 + Hãy nhắc lại nội dung đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh? ( một số HS tiếp nối nhau nhắc lại cuộc đối đáp)
 + Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?( Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội của ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại;...)
 + Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn?( Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất;...)
Nêu ý nghĩa của bài văn? (Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước)
 4. Luyện đọc diễn cảm
 - 5 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai nhân vật trong bài.
 - Chọn đoạn 1 để hướng dẫn lớp đọc diễn cảm- HS thi đọc diễn cảm đoạn này.
C. Củng cố, dặn dò
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? (Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước).
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò : về nhà tiiếp tục đọc diễn cảm bài này- chuẩn bị bài: Tiếng rao đêm
------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 100:Luyện tập về tính diện tích(Trang 103)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 -Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
 - Bài tập cần làm:Bài 1.Bài 2(Dành cho HS khá-giỏi)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Giới thiệu cách tính
 Thông qua ví dụ nêu trong SGKđể giúp HS hình thành quy trình tính như sau:
 - Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc( các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
 - Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể: hình vuông có cạnh 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m.
 - Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
 3.Thực hành:
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK:
 Bài 1: Tính diện tích của mảnh đất theo kích thước trên hình vẽ
 + Để tính được diện tích hình vẽ ta cần tính được diện tích những hình nào?( chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của mảnh đất)
- HS làm bài cá nhân vào vở( 1HS làm vào bảng phụ). 3,5m
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV cùng HS chữa bài. 3,5m 3,5m
 6,5m
 4,2m
 Bài 2: (Tương tự như BT1) -Dành cho HS khá-giỏi)
 - HS tự làm bài cá nhân
 - GV hướng dẫn HS có thể chia khu đất thành ba hình chữ nhật hoặc có thể hướng dẫn HS nhận biết một cách làm khác:
 50m
 40,5m
 40,5m
 30m
 100,5m
 - GV chấm và hướng dẫn HS chữa bài.
 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. 
 Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Chính tả(Nghe- viết)
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Nghe viết đúng bài chính tả,trình bày đúng một đoạn của truyện Trí dũng song
toàn theo hình thức văn xuôi .
 - Làm được bài tập (2)a/b,Hoặc BT (3)a/b
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở BT Tiếng Việt, bút dạ , phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - 1 HS viết ở bảng , cả lớp viết ở giấy nháp các từ chứa âm đầu r, d, gi.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Viết chính tả
 - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trí dũng song toàn (Từ Thấy sứ thần... đến hết bài); cả lớp đọc thầm đoạn văn.
 + Đoạn văn kể về điều gì?( Giang Văn Minh khảng khái ihiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông,...)
 - Luyện viết từ khó: thảm bại, sai người ám hại , ông , linh cửu, thiên cổ...
 - HS đọc thầm lại đoạn văn.
 - Viết chính tả:
 + GV lưu ý HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết cách cầm bút .
 + GV đọc cho HS viết (đọc to, rõ ràng từng câu hoặc từng bộ phận)
 - Khảo bài: GV đọc chậm cho HS khảo bài , chữa lỗi.
 - GV chấm một số bài- nhận xét bài viết.
 3. Luyện tập: GV tổ chức cho HS làm BT
 Bài tập (2) a:
 - HS đọc yêu cầu bài tập .
 - HS làm bài cá nhân .
 - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp - Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh .
 - HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
 - Cả lớp nhận xét , GV bổ sung nhận xét và chấm thi đua (các từ cần điền lần lượt là: dành dụm, để dành; rành, rành rẽ; cái giành) .
 Bài tập (3) b :
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - HS tự làm bài tập vào vở.
 - Gọi một số HS trình bày bài tập đã làm - GV nhận xét .
 + GV nêu ý nghĩa của mẫu chuyện cười.
 + Các từ cần điền : tưởng, mãi, hãi, giải , cổng, phải, nhỡ.
 C. Củng cố dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà kể mẫu chuyện vui : Sợ mèo không biết cho người thân nghe.
 - Luyện viết chính tả bài này.
----------------------------------------------------------
Khoa học
Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu: HS biết:
 -Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất:chiếu sáng,sưởi ấm,phơi khô,phát điện ..
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
 - Thông tin và hình ảnh ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra các nội dung:
 + Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có gì?
 + Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như : cày cấy, học tập ... con người phải làm gì?
 - GV nhận xét.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Chúng ta ai cũng biết mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất,không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của mọi sinh vật trên trái đất.Măt trời còn là nguồn năng lượng vô tận của tạo hoá.Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên và con người đã sử dụng năng lượng mặt trời cho cuộc sống của mình như thế nào?
 2. Nội dung
 Hoạt động1: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
 *Tổ chức HS làm việc theo nhóm- GV phát bảng học tập cho các nhóm- nhóm trao đổi thảo luận - ghi vào phiếu
 + Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào?( ánh sáng và nhiệt.)
 +Nămg lượng mặt trời có vai trò gì đối với con người?
 + Năng lượng mặt trời có vai trò gì đối với thời tiết và khí hậu?(gây ra nắng, mưa, gió, bão trên trái đất.)
 +Năng lượng mặt trời có vai trò gì đối với thực vật và động vật?
 - Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận- bổ sung 
 -Gọi HS vẽ chuỗi thức ăn và vai trò của mặt trời-Cỏ->bò->người
GV chốt các ý cơ bản và mở rộng.
 - GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
 3. Tìm hiểu: Một số máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
 - HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và trả lời theo nội dung sau:
 + Kể một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày ( chiếu sáng; phơi khô các đồ vật, lương thực , thực phẩm , làm muối ...)
 + Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời?
 + Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?
 - Lớp nhận xét ý kiến , bổ sung.
 - GV chuẩn các kiến thức mà HS đã nêu ra trong quá trình thảo luận, nêu thêm một số công trình có sử dụng năng lượng mặt trời có mục đích cung cấp thêm hiểu biết cho HS.
 4. Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức về vai trò của năng lượng mặt trời.
 - Cử 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5 HS).
 - GV vẽ hình mặt trời lên bảng- hai nhóm chuẩn bị tham gia chơi.
 - Các nhóm cử thành viên luân phiên nhau ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và con người nói riêng- sau đó nối với hình vẽ Mặt Trời.
 - Nhận xét kết quả cuộc chơi , biểu dương nhóm thắng cuộc.
 5. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 25 tháng 1 năm 2011
Toán
 Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 -Tính được diện tích một số hình được cấu tạo ... g quanh,diện tích toàn phần của hình 
 Bài 2: 
 - HS đọc bài toán vận dụng công thức vào giải bài toán cụ thể.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
 - GV chấm và chữa bài cho HS và chốt lại bài làm đúng:
 Bài giải
 Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
 ( 12 + 8) x 2 x 9 = 360 ( dm2)
 Diện tích đáy của thùng tôn là:
 12 x 8 = 96 ( dm2)
 Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
 360 + 96= 456 ( dm2)
 Đáp số: 456dm2
 Bài 3 :Làm vào vở ô li
 Tính diện tích xung quanh và toàn phần của hình hộp chữ nhật có:chiều dài 25cm,chiều rộng 15cm,chiều cao 12cm.
 Bài dành cho HS khá-giỏi
 Bài 1:Tính diện tích xung quanh và toàn phần của hình hộp chữ nhật có:chiều dài 4/5m,chiều rộng 2/5m,chiều cao 3/5m
Bài 2:Người ta làm một cái hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 16 cm, chiều cao 12cm.Tính diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó?
Bài 3:Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,8m.Người ta muốn quét vôi các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó.Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông,Biết tổng diện tích các cửa là 9m2.
HS chữa bài. - HS làm bài - GV kèm cặp những HS gặp khó khăn.
 - HS trình bày.
 - Cả lớp nhận xét bổ sung.
 - GV tổng hợp ý kiến và kết quả bài làm của HS.
 4. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
Luyện Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK(hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học ,phù hợp với thực tế địa phương)
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - 2HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động.
 - GV nhận xét cho điểm hs.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
 - HS đọc yêu cầu bài tập .
 - GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu
 Hoặc lập CTHĐ cho các hoạt động chào mừng ngày thành lậpQĐNDVN.
 - HS đọc lại đề bài .
 - HS chọn đề mình thích rồi nêu lên.
 - GV đưa bảng phụ có ghi cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
 3. Lập chương trình hoạt động.
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và làm vào vở TLV .
	 - HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả- HS nhận xét và bổ sung.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 - Chọn bài tốt nhất bổ sung cho tốt hơn để cho HS tham khảo .
 C. Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà HS lập chương trình hoạt động chưa tốt về nhà lập lại viết vào vở.
Buổi chiều
Thể dục
Tung và bắt bóng, nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
Trò chơi “bóng chuyền sáu”
I. Mục tiêu: 
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chân trước,chân sau . Yêu cầu thực hiện đợc động tác tương đối đúng.
 - Tiếp tục làm quen trò chơi “ Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Sân trường dọn vệ sinh sạch sẽ.
 - Dây nhảy, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 1. Phần mở đầu: 
 - GV phổ biến nội dung học tập.
 - HS chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
 - Đứng quay mặt vào tâm vòng tròn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 2. Phần cơ bản:
 * Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
 - GV tổ chức cho HS ôn luyện theo tổ.
 - Các tổ trình diễn.
 * Ôn nhảy dây kiểu chân trước,chân sau .( tổ chức tương tự hoạt động trên)
 * Chơi trò chơi “ Bóng chuyền sáu”.
 - GV nêu tên trò chơi; phổ biến cách chơi và luật chơi.
 - HS chơi; GV quan sát HS chơi.
 3. Phần kết thúc:
 - Chạy chậm, thả lỏng tích cực kết hợp hít thở sâu.
 - GV nhận xét tiết học.
 - HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
Luyện toán
Luyện tập về tính diện tích các hình 
I. Mục tiêu:Giúp học sinh
 -Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang,hình thoi,hình bình hành...
II. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2.Nội dung
 HS yếu-trung bình và trung bình Khá làm bài 1-trang 17,bài 2-trang 18 VBT
 Và ra bài tập sau cho HS làm vào Vở ô li buổi 2 :Tính diện tích mảnh đất hình ABCDE biết ABCE là hình thang vuông có đáy bé AB=8m,đáy lớn CE=10m ,BC =5m 
 Và tam giác vuông EDC và vuông ở D và ED= 6m,DC =8m.
 *Dành cho HS khá-giỏi.
Bài 1. Cho hình thang vuông ABCD,điểm M là trung điểm của cạnh AD,biết AB=15 cm,DC=25cm, AD =18 cm.Tính diện tích hình tam giác BMC?
 Bài 2.Một mảnh đất hình thang vuông có đáy bé là 10m,chiều cao là 12m,người ta mở rộng mảnh đất hình thang về phía cạnh bên để có hình chữ nhật ,biết diện tích phần đất mở rộng là 60m2,tính diện tích mảnh đất hình thang vuông đó? 
 HS đọc kĩ bài và làm vào vở
 -GV hướng dẫn HS yếu làm bài
 Gọi 1 số HS chữa bài
 Cả lớp và GV nhận xét
3.Củng cố dặn dò
 -Nhận xét giờ học,Về nhà học bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Thể dục
Tung và bắt bóng, nhảy dây kiểu chân trước, chân sau,bật cao.Trò chơi “Trồng nụ,trồng hoa”
I. Mục tiêu: 
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chân trước,chân sau . Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
 -Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật cao tại chổ
 - Tiếp tục làm quen trò chơi “Trồng nụ,trồng hoa” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Sân trường dọn vệ sinh sạch sẽ.
 - Dây nhảy, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 1. Phần mở đầu: 
 - GV phổ biến nội dung học tập.
 - HS chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
 - Đứng quay mặt vào tâm vòng tròn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 2. Phần cơ bản:
 * Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
 - GV tổ chức cho HS ôn luyện theo tổ.
 - Các tổ trình diễn.
 * Ôn nhảy dây kiểu chân trước,chân sau .( tổ chức tương tự hoạt động trên)
 *Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chổ:GV làm mẫu cách nhún lấy đà và bật nhảy,sau đó bật nhảy một số lần bằng cả hai chân,khi rơi xuống làm động tác hoãn xung.Thực hiện bật nhảy theo nhịp hô:1nhún lấy đà,2 bật nhảy,3 rơi xuống đất và hoãn xung
 * Chơi trò chơi “Trồng nụ,trồng hoa”.
 - GV nêu tên trò chơi; phổ biến cách chơi và luật chơi.
 - HS chơi; GV quan sát HS chơi.
 3. Phần kết thúc:
 - Chạy chậm, thả lỏng tích cực kết hợp hít thở sâu.
 - GV nhận xét tiết học.
 - HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
Luyện Tập chủ đề công dân
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết tìm các từ có tiếng công có nghĩa" không thiên vị" 
-Củng cố vốn từ thuộc chủ đề công dân.
- Dành cho HS khá-giỏi: vận dụng vốn từ đã học viết một đoạn văn ngắn thuộc chủ đề, xác định nghĩa của từ công
 rrong từng câu cụ thể.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2. Luyện tập
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa bài 
 Bài 1:Tìm các từ có tiếng công có nghĩa" không thiên vị" trong các từ dưới đây
Công nhân, công cụ, công tác, công bằng, bất công, công lí, công minh, công nông,
công phu, công trình, công tâm, công trường.
Bài 2: Nối từ ở cột Avới nghĩa tương ứng ở cột B.
A B.
1.Công cộng. a,không giữ kín mà để mọi người đều biết đến. 
2.Công khai. b,thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội.
3.Công hữu. c,thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho
 mọi người trong xã hội.
Bài 3:Xếp từ có tiếng công cho dưới đâyvào từng cột cho thích hợp: Công nhân,gia công,thủ công,công thương,bãi công,đình công.
Công có nghĩa là “công nghiệp”
Công có nghĩa là “thợ”
Công có nghĩa là sức lao động
..............................
 ..........................................
...................................
...................................
*Dành cho HS khá-giỏi
Bài 1: đặt câu với mỗi từ sau: công viên,công bằng.
Bài2:Xác định nghĩa của từ công trong từng câu dưới đây
 a,Kẻ góp của, người góp công
 b,Một công đôi việc
 c,Của một đồng, công một nén
 d,Có công mài sắt, có ngày nên kim
HS chữa bài. - HS làm bài - GV kèm cặp những HS gặp khó khăn.
 - HS tiếp nối nhau trình bày.
 - Cả lớp nhận xét bổ sung.
 - GV tổng hợp ý kiến và kết quả bài làm của HS.
 3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Khen ngợi những HS làm việc tốt.
 - Dặn HS ghi nhớ, biết vận dụng đúng những từ mới học.
-------------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn tự học:
Luyện tập tổng hợp
I-Mục tiêu:
 Củng cố cách tính diện tích các hình qua cách tính diện tích một số hình trong thực tế. 
II-Hoạt động dạy học: 
HĐ 1: Kiến thức cần nhớ:
-Công thức tính diện tích hình tam giác.
-Công thức tính diện tích hình thang.
-Công thức tính diện tích hình tròn.
HĐ 2: Bài tập:
Bài tập dành cho HS trung bình-yếu-TB khá làm vào vở ô li buổi 2
Bài 1: Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ sau:
 4m 4m
 12m 6m
 4m
Bài 2:Tính diện tích khu đất ABCD(xem hình vẽ)biết: BD = 250m;AH = 75m;
CK = 85m.
 A
 K
 D H B
 C
Bài 3:Đúng ghi Đ,sai ghi S:
Cho hình tròn tâm A có bán kính 4 cm và gấp 2 lần của bán kính hình tròn tâm B.
a.Chu vi hình tròn tâm A gấp 2 lần chu vi hình tròn tâm B.
b.Diện tích hình tròn tâm A gấp 2 lần diện tích hình tròn tâm B.
c.Diện tích hình tròn tâm A gấp 4 lần diện tích hình tròn tâm B.
*Dành cho HS khá -Giỏi
Bài 1:Tính diện tích mảnh đất hình ABCD có kích thước như hình vẽ sau:
 A 8m B
E 10m C
 6m 8m
 D
Bài 2:Hình tam giác ABC và hình chữ nhật MNCB có chung đáyBC.Biết hình diện tích tam giác ABC bằng 4/5 diện tích hình chữ nhật MNCB và BM=15cm
MN=24cm.Tính chiều cao AH của hình tam giác ABC 
HĐ 2: HS chữa bài.
 HS chữa bài. - HS làm bài - GV kèm cặp những HS gặp khó khăn.
 - HS trình bày.
 - Cả lớp nhận xét bổ sung.
 - GV tổng hợp ý kiến và kết quả bài làm của HS.
III-Củng cố,dặn dò:Ôn lại cách tính diện tích các hình đã học
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(8).doc