Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 18

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 18

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP - KIỂM TRA

CUỐI HỌC KÌ I

(Tiết 1)

*******

I. Mục đích, yêu cầu

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập được các bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.

 - Biết nhận xét về nhân vật đã học trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

- HS khá giỏi biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II. Đồ dùng dạy học

 - Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL trong SGK từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.

 - Bảng nhóm kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ hai, 17-12-2012
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP - KIỂM TRA 
CUỐI HỌC KÌ I
(Tiết 1)
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Lập được các bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2. 
	- Biết nhận xét về nhân vật đã học trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
- HS khá giỏi biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL trong SGK từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
	- Bảng nhóm kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ được củng cố và kiểm tra kiến thức đã học trong môn Tiếng Việt với chủ điểm Giữ lấy màu xanh qua tiết Ôn tập - Kiểm tra cuối HKI (tiết 1).
- Ghi bảng tựa bài.
* Kiểm tra TĐ - HTL 
- Yêu cầu 7 HS bốc thăm chọn bài và xem bài đã bốc thăm. 
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi sau bài vừa đọc. 
 - Nhận xét, ghi điểm. 
* Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh 
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và yêu cầu lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo mẫu đã kẻ sẵn trong bảng.
-Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét và sửa chữa.
* Bài tập 3 
- Yêu cầu đọc nội dung bài tập.
- Hỗ trợ: Cần nói về người bạn nhỏ - con người gác rừng - như kể về người bạn cùng lớp chứ không phải nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
- Yêu cầu trình bày nhận xét về người bạn nhỏ - con người gác rừng.
- Nhận xét, tuyên dương HS có nhận xét hay.
4/ Củng cố 
 Thông qua các bài TĐ - HTL đã ôn tập - kiểm tra trong tiết 1, các em sẽ nắm được các chủ điểm đã học để từ đó vận dụng vào cuộc sống tốt hơn.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Các em chưa được kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt ôn lại để kiểm tra trong tiết sau.
- Chuẩn bị Ôn tập - Kiểm tra cuối HKI.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Lần lượt từng HS đã bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau phát biểu. 
- Nhận xét, góp ý.
TOÁN
Diện tích hình tam giác
*****
I. Mục tiêu
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng tính diện tích hình tam giác (BT1).
- HS khá giỏi làm cả 2 bài tập. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ đồ dùng học toán lớp 5.
- Kéo, giấy màu cắt 2 hình tam giác bằng nhau.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK trang 86.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Với các yếu tố đã học về hình tam giác, các em sẽ vận dụng để tìm ra quy tắc tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng tính diện tích hình tam giác thông qua các bài tập trong bài Diện tích hình tam giác. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Cắt hình tam giác (4 phút)
- Đính hình tam giác lên bảng và hướng dẫn: Vẽ đường cao của hình tam giác và cắt theo đường cao đã vẽ để được 2 hình tam giác vuông.
- Theo dõi và uốn nắn.
 A
 B C
* Ghép hình tam giác (4 phút)
- Yêu cầu ghép 2 mảnh đã cắt với hình tam giác còn lại để được hình chữ nhật và so sánh hình chữ nhật đã ghép với hình tam giác.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét và kết luận: Hai hình tam giác bằng nhau ta ghép được một hình chữ nhật.
* So sánh, đối chiếu các yếu tố của hình chữ nhật đã ghép với các yếu tố của hình tam giác (4 phút)
- Yêu cầu quan sát rồi so sánh các yếu tố của hình chữ nhật với các yếu tố của hình tam giác.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận và ghi bảng:
 + AB = DC
 + AD = BC = EH
* Hình thành quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác (8 phút)
- Yêu cầu nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Hỗ trợ: Liên hệ các yêu tố của hình chữ nhật với các yếu tố của hình tam giác để tìm ra cách tính diện tích hình tam giác.
- Yêu cầu nêu cách tính hình tam giác.
- Nhận xét và ghi bảng công thức, quy tắc tính diện tích hình chữ nhật:
 + Công thức: 
S = 
 S: diện tích hình tanm giác
 a: cạnh đáy hình tam giác
 h: chiều cao hình tam giác
 + Quy tắc: Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho hai.
- Lưu ý HS: Cạnh đáy và chiều cao phải cùng đơn vị đo.
* Thực hành
- Bài 1 (5 phút): Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác 
 + Yêu cầu đọc bài 1.
 + Hỗ trợ: Yêu cầu HS viết cạnh đáy và chiều cao dưới dạng kí hiệu và vận dụng công thức để tính.
 + Đọc lần lượt từng câu, yêu cầu thực hiện vào bảng con. 
 + Nhận xét , sửa chữa.
- Bài 2 (5 phút): Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
 + Hỗ trợ: Quan sát, nhận xét đơn vị đo của cạnh đáy và chiều cao xem có cùng đơn vị không; nếu không cùng đơn vị đo thì chuyển để có cùng đơn vị đo
 + Đọc lần lượt từng câu, yêu cầu thực hiện vào bảng con. 
 + Nhận xét sửa chữa.
4/ Củng cố (5 phút)
- Yêu cầu nhắc lại công thức và quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Nắm được công thức và quy tắc tính diện tích hình tam giác, các em vận dụng để thực hành bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống. 
5/ Dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở.
- Chuẩn bị bài Luyện tập. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
 A A
 B C
- Thực hiện theo yêu cầu.
 A E B
 D H C
- Quan sát, so sánh rồi nối tiếp nhau trình bày:
+ Chiều dài hình chữ nhật AB bằng cạnh đáy hình tam giácDC
 + Chiều rộng hình chữ nhật AD, BC bằng chiều cao hình tam giác EH.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Chú ý, thực hiện và nối tiếp nhau trình bày:
 + Diện tích hình chữ nhật DC AD
 + Diện tích hình tam giác 
Mà AD = EH; vậy:
 Diện tích hình tam giác = 
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và tiếp nối nhau nêu.
 A
 h
 B C
 a
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
a) S = 8 6 : 2 = 24cm2
b) S = 2,3 1,2 : 2 = 1,38dm2
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu:
a) a = 5m (50dm); h = 2,4m (24dm)
S = 50 24 : 2 = 600dm2 
(hoặc S = 5 2,4 : 2 = 6m2)
b) S = 42,5 5,2 : 2 = 110,5m2
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau nêu.
LỊCH SỬ
KIỂM TRA HKI
-----------
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP - KIỂM TRA 
CUỐI HỌC KÌ I
(Tiết 2)
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Lập được các bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2. 
	- Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu BT3.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL trong SGK từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
	- Bảng nhóm kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu trình bày nhận xét về người bạn nhỏ - con người gác rừng.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ được củng cố và kiểm tra kiến thức đã học trong môn Tiếng Việt với chủ điểm Vì hạnh phúc con ngườiqua tiết Ôn tập - Kiểm tra cuối HKI (tiết 2).
- Ghi bảng tựa bài.
* Kiểm tra TĐ - HTL (20 phút)
- Yêu cầu 7 HS bốc thăm chọn bài và xem bài đã bốc thăm. 
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi sau bài vừa đọc. 
 - Nhận xét, ghi điểm. 
* Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người (10 phút)
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và yêu cầu lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì chủ điểm con người theo mẫu đã kẻ sẵn trong bảng.
-Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét và sửa chữa.
4/ Củng cố (1 phút)
 Thông qua các bài TĐ - HTL đã ôn tập - kiểm tra, các em sẽ nắm được các chủ điểm đã học để từ đó vận dụng vào cuộc sống tốt hơn.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Các em chưa được kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt ôn lại để kiểm tra trong tiết sau.
- Chuẩn bị Ôn tập - Kiểm tra cuối HKI.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Lần lượt từng HS đã bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
TOÁN
Ngày dạy: Thứ ba, 18-12-2012
Luyện tập
*****
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích hình tam giác (BT1)
- Biết tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông (BT2, BT3).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ đồ dùng học toán lớp 5.
- Ê - ke.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu HS thực hiện:
 + Nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK trang 88.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Luyện tập sẽ giúp các em củng cố kiến thức về cách tính diện tích hình tam giác đồng thời biết cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết hai cạnh góc vuông của tam giác thông qua các bài tập.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài 1 (5 phút): Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác 
 + Yêu cầu đọc bài 1.
 + Hỗ trợ: Yêu cầu HS cho biết a và h là kí hiệu của gì ? Quan sát các đơn vị đo của BT1b rồi chuyển về cùng đơn vị để làm.
 + Đọc lần lượt từng câu, yêu cầu thực hiện vào bảng con. 
 + Nhận xét , sửa chữa.
- Bài 2 (7 phút): Nhận biết các yếu tố của diện tích hình tam giác vuông 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
 + Vẽ bảng lần lượt từng hình tam giác vuông, yêu cầu nêu cạnh đáy và chiều cao tương ứng của hình tam giác.
 + Nhận xét, sửa chữa và kết luận: Hình tam giác có 1 góc vuông gọi là hình tam giác vuông. Trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là cạnh đáy và chiều cao tương ứng của  ... àn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
(KIỂM TRA ĐỌC)
(Tiết 7)
-----------------
I. Mục đích, yêu cầu
	 Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL trong SGK từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
	- Giấy A 4 pho-to đề bài kiểm tra đọc hiểu.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ được kiểm tra kiến thức về phần đọc trong môn Tiếng Việt từ tuần 11 đến tuần 17 qua tiết Kiểm tra cuối HKI (tiết 7).
- Ghi bảng tựa bài.
* Kiểm tra đọc thành tiếng (20 phút)
- Yêu cầu 7 HS bốc thăm chọn bài và xem bài đã bốc thăm. 
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi sau bài vừa đọc. 
- Yêu cầu HS khá giỏi nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn đã đọc
 - Ghi điểm theo quy định. 
* Kiểm tra đọc hiểu (10 phút)
- Phát giấy kiểm tra cho HS, yêu cầu đọc kĩ đề bài, suy nghĩ và thực hiện.
- Đúng thời gian quy định thu bài.
4/ Củng cố (1 phút)
 Thông qua các bài đã ôn tập - kiểm tra, các em sẽ vận dụng để thực hiện trong cuộc sống.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài đã học để chuẩn bị Kiểm tra cuối HKI.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Lần lượt từng HS đã bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận đề và thực hiện.
- Nộp bài.
	TOÁN
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	Tập trung kiểm tra :
- Xác định giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân.
- Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. 
- Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
---------------------------
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HKI
************
TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy: Thứ sáu, 21-12-2012
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
(KIỂM TRA VIẾT)
(Tiết 8)
**************
I. Mục đích, yêu cầu
	 Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI:
- Nghe - viết dúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 95 chữ/15phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ, bài văn xuôi).
- Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
II. Đồ dùng dạy học
	- Giấy kiểm tra .
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Chữa bài kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ được kiểm tra kiến thức về phần đọc trong môn Tiếng Việt từ tuần 11 đến tuần 17 qua tiết Kiểm tra cuối HKI (tiết 8).
* Kiểm tra viết 
1/ Kiểm tra Chính tả (20 phút).
- Ghi bảng tựa bài chính tả.
- Đọc từng câu, từng cụm từ với giọng to, rõ ràng, phát âm chính xác.
- Đọc lại toàn bài.
2/ Kiểm tra Tập làm văn (30 phút)
- Viết bảng đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào giấy kiểm tra.
4/ Củng cố, dặn dò 
 Thu bài theo thời gian quy định.
- Hát vui.
- Quan sát.
- Nghe và viết bài vào giấy kiểm tra.
- Nghe và tự soát lỗi.
- Ghi đề bài vào vở và xác định yêu cầu.
- Làm bài viết.
- Nộp bài.
TOÁN
Hình thang
*****
I. Mục tiêu
- Có biểu tượng về hình thang (BT1).
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học (BT2). 
- Nhận biết hình thang vuông (BT4).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ đồ dùng học Toán. Ê-ke.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Chữa bài kiểm tra HKI.
- Nhận xét chung, thống kê điểm số. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Hình thang sẽ giúp các em có biểu tượng về hình thang cũng như nhận biết đặc điểm của hình thang, hình thang vuông, phân biệt hình thang với các hình đã học. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hình thành biểu tượng về hình thang (5 phút)
- Yêu cầu quan sát hình vẽ cái thang trong SGK và nêu nhận xét về những hình ảnh của hình thang. 
- Vẽ hình thang lên bảng và giới thiệu: Hình thang ABCD
 A B
 D C
* Nhận biết một số đặc điểm của hình thang (8 phút)
- Gắn hình thang lên bảng và nêu câu hỏi gợi ý:
 A B
 D H C
 + Hình thanh ABCD có mấy cạnh ?
 + Nêu nhận xét về các cạnh của hình thang.
 + AH gọi là gì ?
 + Nhận xét quan hệ giữa đường cao AH với hai cạnh đáy.
- Nhận xét và giới thiệu: Hình thang ABCD có một cặp cạnh đối diện song song với nhau gọi là cạnh đáy (AB, CD) và hai cạnh bên (AD, BC); Chiều cao của hình thang có độ dài AH.
* Thực hành
- Bài 1 (5 phút): Có biểu tượng về hình thang 
 + Yêu cầu đọc bài 1.
 + Hỗ trợ: Dựa vào đặc điểm của hình thang để nhận dạng. 
 + Yêu cầu trình bày và giải thích. 
 + Nhận xét , sửa chữa: Hình 1, 2, 4, 5, 6 là hình thang.
- Bài 2 (5 phút): Rèn kĩ năng phân biệt được hình thang với các hình đã học
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
 + Hỗ trợ: Quan sát các hình vẽ và suy nghĩ xem hình nào phù hợp với lần lượt từng yêu cầu của bài tập. đồng thời xác định tên của mỗi hình.
 + Đọc lần lượt từng câu, yêu cầu ghi kết quả vào bảng con.
 + Nhận xét, sửa chữa và kết luận: Hình 1 là hình chữ nhật, hình 2 là hình bình hành, hình 3 là hình thang.
- Bài 4 (5 phút): Rèn kĩ năng nhận biết hình thang vuông 
 + Vẽ bảng hình thang vuông, nêu lần lượt từng câu hỏi và yêu cầu trả lời:
 . Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông ?
 . Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy ?
 + Nhận xét, giới thiệu: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
4/ Củng cố (5 phút)
- Yêu cầu nhắc lại các yêu tố và đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
- Nắm được các yếu tố và đặc điểm của hình thang, các em vận dụng để thực hành bài tập cũng như học về cách tính diện tích hình thang.
5/ Dặn dò (3 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn làm BT 3:
 + Yêu cầu đọc bài.
 + Hỗ trợ: Trên mỗi hình vẽ đã có 2 cạnh, dựa vào đặc điểm của hình thang để vẽ thêm 2 cạnh cho hoàn chỉnh.
- Làm các bài tập trên lớp vào vở; HS khá giỏi làm toàn bộ 4 bài tập. 
- Chuẩn bị bài Diện tích hình thang. 
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát và tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát.
- Quan sát và nối tiếp nhau phát biểu: 
 + Hình thang ABCD có bốn cạnh.
 + Cạnh AB và cạnh CD là hai cạnh đối diện song song với nhau.
 + AH là đường cao của hình thang ABCD
 + Đường cao AH vuông góc với hai cạnh AB và CD.
- Nhận xét và bổ sung.
- Quan sát và chú ý.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Quan sát, chú ý và thực hiện theo yêu cầu: 
 + Hình 1, 2, 3 có 4 cạnh và 4 góc.
 + Hình 1 và hình 2 có 2 cặp cạnh đối diện song song với nhau.
 + Hình chỉ có 3 cặp cạnh đối diện song song với nhau.
 + Hình 1 có 4 góc vuông
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Quan sát hình và lần lượt trả lời từng câu hỏi:
A B . Góc A và góc D
 là hai góc vuông.
 . Cạnh bên AD
D C vuông góc với
 hai đáy AB và CD.
- Nhận xét và chú ý.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
- Chú ý.
KHOA HỌC 
 Hỗn hợp
 ********
I. Mục tiêu
	- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. 
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng, ).
HS khá giỏi nêu được điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình và thông tin trang 74-75 SGK.
	- Muối, bột ngọt, tiêu xay, chanh; muỗng, dĩa.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Các chất tồn tại ở những thể nào ? Ví dụ.
 + Ở điều kiện nào thì có sự biến đổi từ thể này sang thể khác ? Sự biến đổi đó gọi là gì ?
- Nhận xét chung, thống kê điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Hỗn hợp sẽ giúp các em biết cách tạo ra hỗn hợp từ các chất đã có để phục vụ cuộc sống.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1: Tạo một hỗn hợp gia vị (10 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách tạo ra một hỗn hợp.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tạo một hỗn hợp gia vị và ghi theo mẫu sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp 
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp.
1. Muối : --------------
2.Bột ngọt:------------
3.Tiêu xây:------------
 + Thảo luận câu hỏi:
 . Để tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm có những chất nào ?
 . Hỗn hợp là gì ?
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét và chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 2: Thảo luận (8 phút)
- Mục tiêu: HS kể tên được một số hỗn hợp
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 . Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp ?
 . Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết.
 + Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 3: Trò chơi "Tách các chất ra khỏi hỗn hợp" (7 phút)
- Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp 
- Chuẩn bị: Bảng con, phấn viết.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi và ghi kết quả vào bảng con sau khi nghe đọc câu hỏi.
 + Đọc lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu giơ bảng ghi kết quả.
 + Nhận xét, tuyên dương nhóm có nhiều kết quả đúng và kết luận: 
 . Hình 1: Làm lắng.
 . Hình 2: Sảy.
 . Hình 3: Lọc.
4/ Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 74 SGK.
- Biết cách tạo ra hỗn hợp cũng như tách các chất trong hỗn hợp, các em sẽ phụ giúp gia đình có thêm những món ăn ngon nhờ hỗn hợp gia vị được pha trộn.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Phụ giúp gia đình pha trộn hỗn hợp gia vị thích hợp với món ăn.
- Chuẩn bị bài dung dịch.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành.
- Thảo luận và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
 + Hai chất trở lên trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp.
 + Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
- Nhận xét và bổ sung. 
- Nhóm trưởng điều khiển thảo luận và trả lời câu hỏi:
 + Không khí là một hỗn hợp.
 + Muối tiêu, vữa xi măng, 
- Nhận xét và bổ sung.
- Thảo luận với bạn ngồi cạnh và thực hiện theo yêu cầu.
- Ghi bảng kết quả và giơ lên sau mỗi câu hỏi.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 18 nam 2012.doc