Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 27

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 27

TẬP ĐỌC Tiết 53

TRANH LÀNG HỒ

I. Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.

+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK.

III. Các hoạt động:

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 07 tháng 03 năm 2011
TẬP ĐỌC Tiết 53 
TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh.
Hội thi thổi cơm Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?
Hội thi được tổ chức như thế nào?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Tranh làng Hồ.
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc.
Học sinh đọc từ ngữ chú giải 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi:
Tranh làng Hồ là loại tranh như thế nào?
Kể tên 1 số tranh làng Hồ lấy đề tài từ cuộc sống làng quê VN?.
Kỹ thuật tạo màu trong tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
Gạch dưới những từ ngữ thể hiện lòng biết ơn và khâm phục của tác giả đối với nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ?
Vì sao tác giả khâm phục nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
Giáo viên chốt: 
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
GV treo bảng phụ có viết nội dung đoạn 1. 
Hướng dẫn đọc diễn cảm.
Thi đua 2 dãy.
Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố.
Học sinh trao đổi tìm nội dung bài.
Yêu cầu học sinh kể tên 1 số làng nghề truyền thống.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “2 nước”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- HS nối tiếp đọc bài . 
Học sinh trả lời.
- Học sinh khá giỏi đọc, cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
Học sinh tìm thêm chi tiết chưa hiểu.
Học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
Học sinh phát âm từ ngữ khó.
- Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Học sinh nêu câu trả lời.
Học sinh luyện đọc diễn cảm.
Học sinh thi đua đọc diễn cãm.
- Các nhóm tìm nội dung bài.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................
Toán Tiết 131
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
-Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
-Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Luyện tập:
* Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Bài 1
-Gọi Hs đọc đề.
-Yêu cầu Hs nêu công thức tính vận tốc.
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở. 
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
HĐ 2: Bài 2
-Gọi Hs nêu yêu cầu của đề.
-GV yêu cầu Hs làm từng trường hợp.
-Sửa bài, nhận xét.
HĐ3: Bài 3
-Gọi Hs đọc đề, chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ô tô.
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Chấm, sửa bài, nhận xét.
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu Hs nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
-Đọc đề.
-Nêu công thức.
-Làm bài vào vở.
-Nhận xét.
-Nêu yêu cầu của đề.
-Làm bài.
-Nhận xét.
-Đọc đề, trả lời.
-Làm bài vào vở.
-Nhận xét.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nhớ-viết) Tiết 27 
CỬA SÔNG
I. Mục tiêu: 
-Nhớ-viết đúng CT 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
-Tìm được cacs tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
II. Chuẩn bị: Ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa danh người nước ngoài. 
- Viết : Công xã Pa-ri, Chi – ca – gô. 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài chính tả.
Yêu cầu học sinh đọc 4 khổ thơ cuối của bài viết chính tả.
GV nhắc HS cách trình bày khổ thơ 6 chữ.
Những chữ dễ viết sai chính tả: nước lợ. tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá,..
GV yêu cầu HS gấp SGK nhớ lại 4 khổ thơ tự viết bài vào vở. 
GV chấm một số bài – Nhận xét. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
*	Bài 2a:
Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài và thực hiện theo yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại 
* Giải thích cách viết: Tên người viết hoa chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên riêng đó, các tiếng trong bộ phận của ten riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
* Giải thích cách viết tên địa lí: Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt). 
Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu HS nêu cách viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài. 
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa.
Lớp nhận xét
1 học sinh đọc bài thơ. 
2 học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối.
Học sinh tự nhớ viết bài chính tả.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập,
Cả lớp đọc thầm. 
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh sửa bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh nhắc lại
- 3 HS nêu. 
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN Tiết 27 
KỂ CHUYỆN ĐỰƠC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. 
I. Mục tiêu: 
-Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.
-Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa chuyện.
II. Chuẩn bị: 
+ GV : Một số tranh ảnh về tình thầy trò.
+ HS : SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
* KTBC: Gọi HS kể câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc. 
 - GV nhận xét, đánh giá.
* Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG 1 : HDHS hiểu yêu cầu đề bài:
 - HS nêu 2 đề bài, phân tích đề – GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý. 
 - GV đặt câu hỏi giúp HS phân tích đề:
 + Yêu cầu của đề bài 1 là kể về việc gì ?
 + Theo em thế nào là tôn sư trọng đạo ?
 + Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai ?
 + Theo em những việc làm như thế nào thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo (sự tôn sư trọng đạo)? 
 - Gọi HS đọc phần gợi ý SGK . 
 - HS giới thiệu câu chuyện mà mình dự định kể. 
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu huyện:
a.Kể trong nhóm: 
- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm, lưu ý HS kể câu chuyện cần có đầu, có đuôi, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Gợi ý HS các câu hỏi: 
HS kể hỏi:
 + Việc làm nào của N/ vật khiến bạn khâm phục nhất ?
 + Bạn có suy nghĩ gì về việc làm đó ?
 + Theo bạn việc làm đó có ý nghĩa như thế nào ? 
 + Tại sao bạn cho rằng tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ? 
 * HS nghe kể hỏi: 
 + Qua câu chuyện bạn muốn nói với mọi người điều gì?
 + Tại sao bạn chọn câu chuyện này kể ?
 + Theo bạn chúng ta cần làm gì để tỏ lòng tôn sư trọng đạo ( biết ơn thầy cô giáo ) ?
b.Kể trước lớp:
- GV tổ chức HS thi kể theo các tiêu chí sau:
 + Nhân vật chính của câu chuyện.
 + Hành động của nhân vật ra sao ?
 + Ýù nghĩa của hành động như thế nào ?
- Động viên tinh thần xung phong kể chuyện trước lớp của HS.
- Tạo điều kiện nhiều HS được kể.
- HS, GV nhận xét, bình chọn, tuyên dương bạn kể câu chuyện hay, kể hấp dẫn.
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: “ ôn tập” 
- 2 HS kể trước lớp
- 1 HS nêu đề bài SGK.
 + HS sinh nêu 
- 3 HS nối nhau đọc 3 gợi ý SGK. 
- 3 đến 5 HS giới thiệu. 
- Các nhóm hoạt động theo HD của GV. 
- 4 HS 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi , bổ sung cho nhau.
- HS thi kể, lớp lắng nghe để hỏi lại bạn
- HS kể cũng có thể hỏi bạn để tạo không khí sôi nổi. 
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 08 tháng 03 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 53 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I. Mục tiêu:
-Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
II. Chuẩn bị: SGK, VBT
III. Các hoạt động:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Liên kết các câu trong bài bằng phép lược.
Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh làm bài tập 3.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
	Bài 1
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên phát phiếu cho các nhóm.
Giáo viên nhận xét.
	Bài 2
Giáo viên phát phiếu đã kẻ sẵn bảng cho các nhóm làm báo.
Giáo viên nhận xét.
v Hoạt động 2: Củng cố.
Học sinh tìm ca dao, tục ngữ về chủ đề truyền thống.
Giáo viên nhận xét + tuy ... ............................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Đạo đức
Tiết 27
EM YÊU HOÀ BÌNH. (T2) 
I. Mục tiêu: 
-Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
-Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
-Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trừơng, địa phương tổ chức.
II. Chuẩn bị: 
 Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống 
 chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
 - Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hoà bình”.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Em yêu hoà bình (tiết 1).
Nêu các hoạt động em có thể tham gia để góp phần bảo vệ hoà bình?
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Xem các tranh, ảnh, bai báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình.
Giới thiệu thêm 1 số tranh, ảnh, băng hình.
® Kết luận:
v Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình.
Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy to.
+ Rể cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình trong sinh hoạt cũng như trong cách ứng xử hàng ngày.
+ Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
GV nhận xét, kết luận
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Nhận xét, nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Thực hành những điều đã học.
Chuẩn bị: Tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 Học sinh đọc ghi nhớ.
Học sinh trả lời.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi trong nhóm nhỏ.
Trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình. Bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
Các nhóm vẽ tranh.
Từng nhóm giới thiệu tranh của mình.
Các nhóm khác hỏi và nhận xét.
Học sinh treo tranh và giới thiệu tranh trước lớp.
Trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm về chủ đề yêu hoà bình.
 Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Môn : Lịch sử
Tiết 27
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.MỤC TIÊU :
-Biết ngày 27/1/1973 Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
+Những điểm cơ bản của hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Vịêt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
+Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến hành giành thắng lợi hoàn toàn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các hình minh hoạ trong SGK .
Phiếu học tập của HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ –GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS .
GV giới thiệu bài .
-3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi .
Hoạt động 1
VÌ SAO MĨ BUỘC PHẢI KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI ?
KHUNG CẢNH LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi sau :
+Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu ? vào ngày nào ? 
+Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa-ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở VN ?
+Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa-ri.
-GV yêu cầu HS nêu ý kiến trước lớp .
-GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó tổ chức cho HS liên hệ với hoàn cảnh kí kết Hiệp định giơ-ne-vơ
+Hoàn cảnh của Mĩ nam 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954 ?
-HS đọc sách GK và rút ra câu trả lời :
+HS mô tả như SGK.
-2 HS lần lượt nêu ý kiến về hai vấn đề trên,các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến .
Hoạt động 2
NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA HIỆP ĐỊNH PA-RI
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm,thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau :
+Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri .
+Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì ?
+Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta ?
-GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp .
-GV nhận xét kết quả thảo luận của HS .
-Mỗi nhóm có 4 đến 6 HS cùng đọc SGK và thảo luận để giải quyết vấn đề GV đưa ra .
-3 nhóm HS cử đại diện lần lượt trình bày về các vấn đề trên (mỗi nhóm trình bày về 1 vấn đề ) các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến .
CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
GV tổng kết bài
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực thảo luận, tham gia xây dựng bài .
-GV dặn dò HS về nhà học thuộc bài, sưu tầm tranh ảnh,thông tin tư liệu, truyện kể về cuộc tấn công vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 và gương chiến đấu anh dũng trong cuộc Tổng tiến công và nội dậy mùa xuân 1975
 Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
Tuần 27
-Đánh giá hoạt động tuần 27
-Thông báo kế hoạch hoạt động tuần 28
Kế hoạch dạy học
Tiết 5 : Môn : Thể dục
Bài : Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2).
Bài 53: Môn thể thao tự chọn
Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”.
I MỤC TIÊU. 
 Ôn một số nội dung môn thể thao tự chọn,học mới tâng cầu mu bằng mu bàn chân Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích .
 Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN. 
 Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập. 
 Chuẩn bị cầu. Kẻ sân chơi trò chơi. 
III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP. 
HĐ 1: Phần mở đầu. 
 GV phổ biến nhiệm vụ,yêu cầu bài học 
 Xoay các khớp cổ chân,cổ tay,khớp gối,hông vai. 
 Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. 
 Trò chơi khởi động (do GV chọn). 
HĐ 2: Phần cơ bản. 
 Môn thể thao tự chọn.
 Đá cầu:
 Học tâng cầu bằng mu bàn chân.
 Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Trò chơi “ Chuyền và bắt bóng tiếp sức.”
HĐ3 : Phần kết thúc. 
 GV cùng HS hệ thống bài 
 GV nhận xét.
6 – 10/
18 -22/
4 – 6/
HS chú ý lắng nghe và thực hiện.
Cả lớp tham gia.
Chia tổ thực hiện.
Cả lớp cùng tham gia.
HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kế hoạch dạy học
Tiết 5 : Môn : Thể dục
Bài : Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2).
Bài 54: Môn thể thao tự chọn
Trò chơi “Chạy đổi chỗ,vỗ tay nhau.”
I MỤC TIÊU. 
 Học mới phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích.
 Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ,vỗ tay nhau” Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động. 
II ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN. 
 Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập. 
 Cầu và kẻsân chơi trò chơi. 
III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP. 
HĐ 1: Phần mở đầu. 
 GV phổ biến nhiệm vụ,yêu cầu bài học.
 Xoay các khớp cổ chân,cổ tay,khớp gối,hông vai. 
 Chạy chậm hoặc đi vòng quanh sân tập .
 Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. 
 Trò chơi khởi động (do GV chọn). 
HĐ 2: Phần cơ bản. 
 Môn thể thao tự chọn.
 Đá cầu :
 Ôn tâng cầu bằng đùi ( mỗi HS cách nhau tối thiểu là 1,5m ).
 Học phát cầu bằng mu bàn chân.
HĐ 3: Phần kết thúc. 
 GV cùng HS hệ thống bài 
 GV nhận xét tiết học. 
6 – 10/
18 -22/
4 -6/
HS chú ý lắng nghe và thực hiện.
Lớp trưởng điều khiển.
HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 
Kế hoạch dạy học
Tiết 4 : Môn : Mỹ thuật
Bài 27 :Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG.
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU .
 Giúp HS biết cách tìm chọnnhững nội dung vẽtranh phù hợp với đề
 tài môi trường.
 Thông qua bài vẽ HS hiểu được ý nghĩa của môi trường đối với cuộc
 sống,từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệmôi trường Xanh-Sạch-Đẹp.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
 Tranh ảnh về đề tài môi trường Xanh-Sạch-Đẹp
 Hình gợi ý cách vẽ.
 Giấy vẽ,bút chì ,thước kẻ ,tẩy. 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ khởi động:
 KTBC : 
 Giới thiệu bài mới.
HĐ 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
 - Cho HS quan sát tranh ảnh đã chuẩn bị sẵn vẽ về đề tài môi trường.
* Đề tài môi trường gồm những nội dung gì?
* Qua các nội dung đó em cho biết ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. 
* Làm cách nào để bảo vệ môi trường .
 GV : Bổ sung nhận xét:
HĐ 2 : Cách vẽ.
 - Cho HS quan sát hình vẽgợi ý đã chuẩn bị sẵn.
* Tìm chọn nội dung .
* Chọn hình ảnh chính.
HS quan sát.
* Trồng cây xanh,làm vệ sinh đường phố,bảo vệ nguồn nước sạch. . . .
* Rất cần thiết cho cuộc sống.
* Vệ sinh xung quanh nơi ở chống chặt phá rừng,làm sạch nguồn nước. . . . . .
HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát hình vẽ gợi ý sẵn.
* VD : Chúng em làm vệ sinh lớp học.
* Các em làm vệ sinh lớp.
* Chọn hình ảnh phụ.
* Vẽ màu.
HĐ 3: Thực hành.
Các nhóm thảo luận tìm chọn nội dung .
 GV : Quan sát và hướng dẫnkịp thời cho các em.
Lưu ý HS :
 Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh,làm cho bài vẽ rời rạc không có trong tâm.
HĐ 4 Nhận xét đánh giá.
GV lựa chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để HS nhận xét .
Dặân dò:
Chuẩn bị: lọ,bình hoa,ấm quả.
* Bàn ghế,thùng rác. . 
* Theo ý thích(có đậm,có nhạt ).
 HS lắng nghe.
----------------------------------------------------------------------------------
HĐTT
HỌP LỚP CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá ưu, khuyết điển trong tuần, để có phương hướng tuần sau.
II/ LÊN LỚP:
 A.Nhận xét tuần 27:
- Lớp thực hiện nội quy nề nếp của trường tương đối tốt. Bên cạnh đó các em cần chấn chỉnh việc xếp hàng ra về.
- Việc học tập có tiến bộ. Nhưng có một số em chưa cố gắng trong học tập.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Thể dục xếp hàng ngay ngắn.
 B. Phương hướng tuần 28:
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Đi học đều.
Học kỳ II. Cần rèn luyện thêm trong việc học
Thực hiện an ninh trật tự ở trường.
Thực hiện A.T.G.T.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 27(3).doc