Tập đọc:
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
(Trích)
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung điều luật: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và XH.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài; Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục.
- Biết liên hệ những điều luật với thực tế, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Thái độ: Có ý thức về quyền, bổn phận của mình với gia đình, xã hội
Tuần 33 Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010 Tập đọc: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trích) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung điều luật: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và XH. 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài; Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục. - Biết liên hệ những điều luật với thực tế, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 3. Thái độ: Có ý thức về quyền, bổn phận của mình với gia đình, xã hội II) Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Mời 1 HS đọc bài. - Cho HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS đọc bài. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc thầm các điều 15, 16, 17 trả lời câu hỏi: + Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? + Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên? + Nêu tóm tắt nội dung của 3 điều luật? - Cho HS đọc điều 21: + Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em? + Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật? + Các em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện? + Nêu tóm tắt điều 21? + Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - Cho 1-2 HS đọc lại. c. Hướng dẫn HS luyện đọc lại: - Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm cách đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc đúng bổn phận 1, 2, 3 trong điều 21 trong nhóm 2. - Tổ chức cho HS thi đọc. - Cùng cả lớp nhận xét. Hoạt động của trò - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV. - 1 HS đọc. - Mỗi điều luật là một đoạn. - Nối tiếp đọc bài (2 lượt), hiểu nghĩa từ phần chú giải. - Luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 2. - 2 HS đọc. - HS nghe. - Đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Điều 15,16,17. - Đặt tên: Ví dụ: Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Điều 16: Quyền học tập của trẻ em. Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em - Nối tiếp nêu, mỗi em nêu 1 điều luật. + Điều 21. - HS nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21. + HS đối chiếu bản thân với điều 21 xem đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện rồi trình bày. + Bổn phận của trẻ em. * Nội dung: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và XH. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - 2 HS đọc lại. - 4 HS nối tiếp đọc bài. - Tìm cách đọc đúng cho mỗi đoạn. - Luyện đọc trong nhóm 2. - 4HS thi đọc. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau. Toán: Tiết 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tính diện tích, thể tích một số hình. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập. II) Chuẩn bị: Bảng phụ III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình đã học. - Nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS ôn tập về tính diện tích , thể tích các hình: - Gọi HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Ghi bảng từng công thức tính diện tích và thể tích của từng hình. - Gọi HS nhắc lại các quy tắc và công thức tính diện tích, thể tích của một hình. c. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Mời HS nêu tóm tắt và cách làm. - Hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng. - Cùng cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng. - Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo. - Mời 1 HS đọc và nêu tóm tắt đề toán. - Cho HS phân tích bài toán và nêu các bước giải. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, gắn bảng phụ. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, đánh giá. - Mời 1 HS đọc đề bài, nêu tóm tắt. - Gọi HS nêu cách làm. - Hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm vào vở. - Chấm một số bài. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Hoạt động của trò - Nối tiếp nhau nêu. - HS nêu: 1, Hình hộp chữ nhật: S xq = (a + b) x 2 x c S tp = S xq + S đáy x 2 V = a x b x c 2, Hình lập phương: S xq = a x a x 4 S tp = a x a x 6 V = a x a x a - Vài HS nêu. Bài 1(168): Tóm tắt Chiều dài : 6m Chiều rộng : 4,5m Chiều cao : 4m Diện tích các cửa : 8,5m Quét vôi trần và 4 mặt XQ Diện tích cần quét vôi : ....m2? Bài giải: Diện tích xung quanh phòng học là: (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2) Diện tích trần nhà là: 6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích cần quét vôi là: 84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2) Đáp số: 102,5 m2. Bài 2(168): Tóm tắt Cạnh : 10cm a, V :.....cm3? b, S toàn phần :.....m2? Bài giải: a) Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3) b) Diện tích giấy màu cần dùng là: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2). Đáp số: a) 1000 cm3 b) 600 cm2. Bài 3(168): Tóm tắt Chiều dài : 2m Chiều rộng : 1,5m Chiều cao : 1m 1giờ : 0,5m3 Đầy bể :...giờ? (Bể không có nước ) Bài giải: Thể tích bể là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3) Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Chính tả (nghe – viết): Trong lời mẹ hát I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tiếp tục ôn cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. 2. Kỹ năng: Nghe – viết đúng chính tả bài thơ: Trong lời mẹ hát 3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết, viết đúng chính tả II) Chuẩn bị: Bảng con, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết vào bảng con tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 2, 3 tiết trước. - Nhận xét HS viết bài. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS nghe – viết : - Gọi HS đọc bài viết. + Nội dung bài thơ nói điều gì? - Cho HS đọc lại bài thơ. - Yêu cầu HS tìm và luyện viết từ khó. + Em hãy nêu cách trình bày bài? - Đọc từng câu thơ cho HS viết. - Đọc lại toàn bài. - Thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung bài viết của HS. c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - Mời 2 HS đọc nội dung bài tập. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi: + Nội dung của đoạn văn thế nào? - Gọi 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn. - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Gắn bảng phụ đã viết ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. - Cho HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm bài vào phiếu, dán bài trên bảng lớp. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. Hoạt động của trò - Viết bảng con tên các cơ quan, đơn vị theo yêu cầu của GV. - 1 HS, cả lớp theo dõi SGK. + Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. - 2 HS đọc bài. - Tìm và luyện viết bảng con: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru. - HS tự nêu. - Nghe và viết bài. - Nghe và soát bài. Bài 2(147): Chép lại tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn: Công ước về quyền trẻ em. - Đọc đoạn văn và trả lời: + Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em.Quá trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. - HS làm bài, trình bày. + Ủy ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc + Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc + Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế + Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em + Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em + Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế + Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển + Đại hội đồng/ Liên hợp quốc (về, của tuy đứng đầu mỗi bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ) 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. Đạo đức: Dành cho địa phương I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo giao thông. 2. Kỹ năng: Nhớ và giải thích nội dung các biển báo giao thông. 3. Thái độ: Có ý thức tuân thủ và nhắc nhở mọi người thực hiện nghiêm chỉnh theo biển báo giao thông. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. II) Chuẩn bị: Một số biển báo giao thông. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách phòng tránh ma tuý. - Nhận xét HS trả lời. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung. * Hoạt động 1: - Gọi HS trả lời các câu hỏi: + Hãy kể tên các biển báo giao thông? + Muốn phòng tránh tai nạn giao thông ta phải làm gì? + Báo hiệu giao thông thể hiện điều gì? + Khi gặp biển báo cấm, ta phải làm gì? + Khi gặp biển báo nguy hiểm ta phải làm gì? + Khi gặp biển chỉ dẫn , đó là gì? - Tiểu kết hoạt động. * Hoạt động 2: Liên hệ thực tế - Yêu cầu học sinh liên hệ xem bản thân đã thực hiện và chưa thực hiện được quy định nào khi tham gia giao thông. - Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông. Hoạt động của trò - 3 HS nêu. - Tiếp nối trả lời: + Tên các biển báo giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn... + Muốn phòng tránh tai nạn giao thông mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo giao thông. Cụ thể: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy; không nghe điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy; không lạng lách đánh võng; không chở quá số người quy định.... + Báo hiệu giao thông thể hiện điều lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo ATGT: Thực hiện đúng quy định của biển báo hiệu giao thông là thực hiện Luật ATGT. + Ta phải tuân theo lệnh của biển báo đó là điều bắt buộc. + Khi gặp biển báo nguy hiểm ta phải căn cứ vào nội dung biển báo hiệu của biển đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra. ... tổng và tỉ của hai số đó. + Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. + Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. + Bài toán về tỉ số phần trăm. + Bài toán về chuyển động đều. + Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích). Bài 1(170): Tóm tắt: Giờ thứ nhất : 12km Giờ thứ hai : 18km Giờ thứ ba : nửa quãng đường 2 giờ đầu TB mỗi giờ :....km? Bài giải: Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba là: (12 + 18 ) : 2 = 15 (km) Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là: (12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km) Đáp số: 15 km. Bài 2(170): Tóm tắt Chu vi : 120m Chiều dài hơn chiều rộng :10m Diện tích :....? Bài giải: Nửa chu vi mảnh đất là: 120 : 2 = 60 (m) Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: (60 + 10) : 2 = 35 (m) Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 35 – 10 = 25 (m) Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 35 x 25 = 875 (m2) Đáp số: 875 m2. Bài 3(170): Tóm tắt: 3,2 cm3 : 22,4g 4,5 cm3 : g ? Bài giải: 1 cm3 kim loại cân nặng là: 22,4 : 3,2 = 7 (g) 4,5 cm3 kim loại cân nặng là: 7 x 4,5 = 31,5 (g) Đáp số: 31,5g. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010 Toán: Tiết 165: Luyện tập I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về giải một số bài toán có dạng đặc biệt. 2. Kỹ năng: Giải một số bài toán có dạng đặc biệt. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập. II) Chuẩn bị: Bảng phụ III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu cách giải một số dạng toán điển hình đã học. - Nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện tập: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn HS làm bài: Dựa vào dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó". - Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. - Cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn HS làm bài: Dựa vào dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó". - Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. - Cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng. - Gọi 1 HS đọc, nêu tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn HS làm bài. + Bài toán này thuộc dạng toán nào? - Gọi HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS làm bài: + Quan sát kĩ biểu đồ. + Làm bài dựa vào dạng toán: Tìm tỉ số phần trăm. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ, gắn bảng phụ. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Hoạt động của trò - 3 HS nêu. Bài 1(171): Tóm tắt S ABED > S BEC : 13,6cm2 Tỉ số SBEC và S ABCD : Tính S ABCD :......? Bài giải: Theo đề bài ta có sơ đồ: Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là: 13,6 : (3 – 2) x 2 = 27,2 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 (cm2) Đáp số: 68 cm2. Bài 2(171): Tóm tắt Có : 35 học sinh Nam : số học sinh nữ Nữ hơn nam :.....em? Bài giải: Nam: Nữ: 35 học sinh Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là: 35 : (4 + 3) x 3 = 15 (HS) Số HS nữ trong lớp là: 35 – 15 = 20 (HS) Số HS nữ nhiều hơn HS nam là: 20 – 15 = 5 (HS) Đáp số: 5 HS. Bài 3(171): Tóm tắt 100km : 12l xăng 75km : ....l xăng? Bài giải: Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng là: 12 : 100 x 75 = 9 (l) Đáp số: 9 lít xăng. Bài 4(171): - 1 HS đọc. - Làm bài và chữa bài theo yêu cầu của GV Bài giải: Tỉ số phần trăm HS khá của trường Thắng lợi là: 100% - 25% - 15% = 60% Mà 60% HS khá là 120 HS Số HS khối lớp 5 của trường là: 120 : 60 x 100 = 200 (HS) Số HS giỏi là: 200 : 100 x 25 = 50 (HS) Số HS trung bình là: 200 : 100 x 15 = 30 (HS) Đáp số: 50 HS giỏi; 120 HS Khá; 30 HS trung bình 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn tả người thông qua bài viết. 2. Kỹ năng: Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. 3. Thái độ: Yêu quý người được tả. II) Chuẩn bị: - Học sinh: Dàn ý cho bài văn tả người. - Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn các đề bài. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu dàn ý bài văn tả người đã lập trong giờ trước. - Nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn học sinh viết bài: - Gọi học sinh đọc 3 đề bài ở SGK. - Yêu cầu học sinh chọn đề bài đã lập dàn ý ở tiết trước để viết bài (có thể chọn đề bài khác). - Yêu cầu học sinh viết bài văn tả người (lưu ý học sinh viết bài văn phải có bố cục rõ ràng, đủ ý, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, ) c. HS làm bài kiểm tra: - Yêu cầu HS dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để viết bài. - Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. - Hết thời gian GV thu bài. - 2 học sinh nêu. - 3 học sinh đọc (mỗi em đọc 1 đề) * Đề bài: a, Tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. b, Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng...) c, Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. - Viết bài vào vở - Viết bài. - Nộp bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt: Kiểm điểm nền nếp I. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại. - Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động. II. Nội dung: 1. Nhận xét chung: a, Hạnh kiểm: - Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (Mai Anh, Quỳnh, Hoàng Trang, Dung, Dũng, Nam...) - Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các chỉ thị nghị định. - Thực hiện tốt quy tắc ứng xử của HS. - Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ. - Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác. - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt. b, Học tập: - Học bài và làm bài tập đầy đủ. ( Anh Dũng, Quỳnh, Nam, Phương Anh,...) - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. ( Việt, Đào, Anh Dũng, Dung, Nam ...) - Tồn tại: Còn một số em nhận thức chậm ( Mạnh Dũng, Hiếu, Tiến Anh, Huyền Trang...). c, Các công việc khác: - Thực hiện tốt Luật ATGT, phòng chống dịch cúm A/H1N1, bệnh Robella. - Duy trì tốt vệ sinh chuyên. 2. Phương hướng: - Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt. - Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Kĩ thuật: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN A. Mục tiêu: HS cần phải : - Lắp được mô hình đã chọn. - Tự hào về sản phẩm do mình đã tự lắp được. B. Đồ dùng dạy học: - Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. C. Các hoạt động dạy-học : I- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. - Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước. II- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn HS lắp ghép mô hình: * Hoạt động 1: - Hướng dẫn HS chọn mô hình lắp ghép. - GV cho các nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm. - GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm. *Hoạt động 2: - Hướng dẫn HS thực hành lắp mô hình đã chọn. a) Chọn các chi tiết b) Lắp từng bộ phận. c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. * Hoạt động 3: - Cho HS trưng bày sản phẩm. - Nhận xét, đánh giá. *Chọn mô hình lắp ghép. - HS chọn mô hình lắp ghép. -HS thực hành theo nhóm 4. * Thực hành lắp mô hình đã chọn - HS thực hành lắp mô hình đã chọn. a) Chọn các chi tiết b) Lắp từng bộ phận. c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. * Trưng bày sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp. III- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------- Địa lí: ÔN TẬP CUỐI NĂM A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương. - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên. - Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu. C.Các hoạt động dạy học: I- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hoá của Tỉnh Tuyên Quang? II- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn HS ôn tập. *Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) - Bước 1: + GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên quả Địa cầu. + GV tổ chức cho HS chơi trò : “Đối đáp nhanh”. - Bước 2 : GV nhận xét, bổ sung những kiến thức cần thiết. *Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. (Nội dung phiếu như BT 2, SGK) - Các nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt. - HS chỉ bản đồ. - HS chơi theo hướng dẫn của GV. - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, đánh giá. Đáp án phiếu học tập Châu á Châu Âu Châu Phi Vị trí( thuộc bán cầu nào?) - Đại bộ phận nằm ở bán cầu bắc. - Nàm ở bán cầu Bắc - Nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam. - Thiên nhiên(đặc điểm nổi bật) - Có nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích. - Địa hình chủ yếu là đồng bằng, khí hậu ôn hoà. - Địa hình cao, khí hậu nóng và khô, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa, xa-van, hoang mạc. - Dân cư (chủng tộc) - Chủng tộc da vàng. - Chủng tộc da trắng. - Chủng tộc da đen. - Hoạt động kinh tế. * Một số sản phẩm CN * Một số sản phẩm NN - Dầu mỏ, sản xuất ô tô... - Lúa gạo, lúa mì, thịt,sữa.. - Sản xuất ô tô, máy bay, hàng điện tử, len, dạ, dược phẩm... - Lúa mì, khoai tây, thịt, sữa.. - Khai thác khoáng sản( vàng, kim cương...) - Cây công nghiệp( ca cao, cà phê, bông...) III- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS ôn bài, chuẩn bị giờ sau.
Tài liệu đính kèm: