I.Mục tiêu:
- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống , chiêng; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ từ khoá: lưỡi xẻng, trống, chiêng.Tranh câu ứng dụng
-Tranh minh hoạ phần luyện nói: Ao, hồ, giếng.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.
III.Hoạt động dạy học:
THỨ HAI Ngày soạn: 18/11 Ngày dạy: 21/11 Môn: Học vần Bài 55: eng - iêng I.Mục tiêu: - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống , chiêng; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng. - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng. II.Đồ dùng dạy học: -GV: -Tranh minh hoạ từ khoá: lưỡi xẻng, trống, chiêng.Tranh câu ứng dụng -Tranh minh hoạ phần luyện nói: Ao, hồ, giếng. -HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt. III.Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5p 30p 30p 5p 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bảng và viết bảng con:cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng. ( 2 – 4 em đọc, lớp viết bảng con) - Đọc bài ứng dụng: Không sơn mà đỏ( 2 em). - Nhận xét bài cũ 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới: eng, iêng – Ghi bảng. b. Dạy vần: + Mục tiêu: nhận biết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng. *Dạy vần: eng -Nhận diện vần : Vần eng được tạo bởi: e và ng GV đọc mẫu Hỏi: So sánh eng và ong? - Phát âm vần: - Đọc tiếng khoá và từ khoá : xẻng, lưỡi xẻng - Đọc lại sơ đồ: eng xẻng lưỡi xẻng *Dạy vần iêng: ( Qui trình tương tự) iêng chiêng trống, chiêng - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng - Hướng dẫn viết bảng con : + Viết mẫu ( Hướng dẫn cách đặt bút, lưu ý nét nối) - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: cái xẻng củ riềng xà beng bay liệng Tiết 2: a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS b. Đọc câu ứng dụng: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” c. Đọc SGK: d. Luyện viết: e. Luyện nói: +Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Ao, hồ, giếng”. +Cách tiến hành: Hỏi: - Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu? - Ao, hồ, giếng có gì giống và khác nhau? - Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những lợi ít gì? - Em cần giữ gìn ao, hồ giếng như thế nào đê có nguồn nước sạch, hợp vệ sinh? Gv kết luận và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. 4. Củng cố: - Cho hs đọc lại toàn bài. - Hs tìm tiếng có vần vừa học. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: uông, ương. - Tuyên dương các em học tốt. - Nhận xét tiết học. - 2 – 4 học sinh lên bảng đọc và viết bài cũ. - Lớp viết bảng con. - Phát âm ( 2 em - đồng thanh) - Phân tích và ghép bìa cài: eng +Giống: kết thúc bằng ng +Khác: eng bắt đầu bằng e, ong bắt đầu bằng o. - Đánh vần, đọc trơn ( c nh - đ th) - Phân tích và ghép bìa cài: xẻng - Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ. - Học sinh nêu cấu tạo vần iêng. - So sánh iêng và eng. - Hs phân tích tiếng chiêng. - Hs đọc: iê – ngờ – iêng - Chờ – iêng – chiêng. Trống chiêng - Theo dõi qui trình - Viết b.con: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng. - Tìm và đọc tiếng có vần vừa học Đọc trơn từ ứng dụng: (cá nhân - đồng thanh) - Đọc (cá nhân 10 em – đthanh) Nhận xét tranh. Đọc (cnhân–đthanh) - HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em - Viết vở tập viết - Quan sát tranh và trả lờivề nước Giống: đều có nước. Khác: về kích thước, về địa điểm, về những thứ cây, con vật sống ở đấy, về độ trong và độ đục, về vệ sinh và mất vệ sinh. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 18/11 Ngày dạy: 21/11 Môn: Đạo đức. Bài 7: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 1). I. Mục tiêu: - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ. - Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. - Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ. - Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ. - Tích hợp KNS sau khi thảo luận bài tập 1. II. Đồ dùng dạy học: - GV: - Tranh BT 1, BT 4, Điều 28 công ước quốc tế quyền trẻ em. - Bài hát “Tới lớp tới trường” - HS : -Vở BT Đạo đức 1. III-Hoạt động daỵ-học: TG Hoạt đông của GV Hoạt đông của HS 5p 30p 5p 1. Hát tập thể. 2. Kiểm tra bài cũ: -Tiết trước em học bài đạo đức nào? -Y/c Hs làm động tác chào cờ. - Khi chào cờ phải ntn? Vì sao? .Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài. Hoạt động 1: + Hs làm BT1. + Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT, giới thiệu các nhân vật của câu chuyện và hướng dẫn Hs làm BT→Gv hỏi: - Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạm lại đi học đúng giờ? - Qua câu chuyện này em thấy bạn nào đáng khen và vì sao? - Gv sửa bài . - GV giáo dục các em phải biết sắp xếp mọi việc để tranh thủ thời gian đi học đúng giờ. Hoạt động 2: + Cho Hs làm BT2: Đóng vai theo tình huống. + Cách tiến hành: Gv cho Hs đọc yêu cầu BT. Phân công & chọn vai theo tình huống đã cho → Hs làm BT theo Y/c của Gv. - Gv hỏi: - Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn? Vì sao? 4. Củng cố: - Các em vừa học bài gì ? - Bạn nào luôn đi học đúng giờ ? - Em cần phải làm gì để đi học đúng giờ ? - Gv nhận xét & tổng kết tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà thực hiện bài vừa học. - Chuẩn bị BT 4 để tiết sau học tiếp. 2 học sinh trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi nhận xét. - Hs đọc yêu cầu BT1. - Hs quan sát tranh & thảo luận → làm BT1. - Hs trả lời câu hỏi của Gv. - Hs sửa BT. -2Hs ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp để đóng vai hai nhân vật trong tình huống→ diễn trước lớp→ cả lớp xem và cho nhận xét. -Trả lời câu hỏi của Gv. -Hs liên hệ bản thân. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: THỨ BA Ngày soạn: 18/11 Ngày dạy: 22/11 Môn: Toán TIẾT53: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 I. MỤC TIÊU: - Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Hình vẽ giống SGK, bảng phụ ghi BT1,2,3. Phiếu học tập bài 2. - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.Vở BT Toán 1. Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5p 30p 5p 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Bài cũ học bài gì? (Phép cộng trong phạm vi 8) - 1HS trả lời. - Làm bài tập 3/72:(Tính) ( 2 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con). 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài trực tiếp. HD HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong pv 8. a. Hướng đẫn HS học phép trừ : 8 - 1 = 7 và 8 – 7 = 1. - Bước 1: Hướng dẫn HS. - Bước 2:Gọi HS trả lời: GV chỉ vào hình vẽ và nêu: “Tám trừ một bằng mấy?” -Bước 3: Ta viết 8 trừ 1 bằng 7 như sau: 8 - 1 = 7 * Sau cùng HD HS tự tìm kết quả phép trừ 8 – 7 = 1. b. Hướng dẫn HS học phép trừ : 8 –2 = 6 ; 8 – 6 = 2 theo 3 bước tương tự như đối với 8 - 1 =7 và 8 – 7 = 1. c. Hướng dẫn HS học phép trừ 8 - 3 = 5 ; 8 - 5 = 3. (Tương tự như phép trừ 8 - 1 = 7 và 8 - 7 = 1). d. Sau mục a, b, c trên bảng nên giữ lại các công thức 8 -1 = 7 ; 8 - 2 = 6 ; 8 - 3 = 5 ; 8 - 7 = 1; 8 - 6 = 2 ; 8 - 5 = 3 ; 8 – 4 = 4 GV dùng bìa che tổ chức cho HS học thuộc lòng các công thức trên bảng. - GV nêu một số câu hỏi để HS trả lời miệng VD: Tám trừ một bằng mấy? Tám trừ mấy bằng hai? Thực hành trừ trong pv 8 *Bài 1: Cho hs nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp làm trên bảng con. Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc: GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS. *Bài 2: Cho hs nêu yêu cầu bài tập. KL: Cho HS nhận xét kq của một cột tính để thấy được mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ. GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS *Bài 3: Cho hs nêu yêu cầu bài tập. Làm vở Toán. Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu. KL: Một số trừ đi chính nó thì bằng 0, một số cộng hoặc trừ đi 0 thì bằng chính số đó. *Bài 4: Cho hs nêu yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS nhìn vẽ tự nêu bài toán và tự nêu phép tính ứng với bài toán vừa nêu . 4. Củng cố: Cho hs đọc lại bảng trừ. 5. Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài: luyện tập. Tuyên dương các em học tốt. Nhận xét tiết học. - 2 hs lên bảng làm bài tập. - Cả lớp làm vào bảng con. - Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán: “Có tất cả 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao. Hỏi còn lại mấy ngôi sao?” - HS tự nêu câu trả lời: “ Có tất cả 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao còn 7 ngôi sao” “Tám bớt một còn bảy” - HS đọc “Tám trừ một bằng bảy” . - HS đọc thuộc các phép tính trên bảng. - HS trả lời HS đọc yêu cầu bài 1: “Tính” 1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bảng con. Đọc kết quả vừa làm được. HS đọc yêu cầu bài 2: “Tính”. 3HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm trong SGK, rồi đổi sách để chữa bài, HS đọc kq phép tính: 1 + 7 = 8; 2 + 6 = 8 ; 4 + 4 = 8, - 1HS đọc yêu cầu bài 3: “Tính” - 3HS làm ở bảng lớp, CL làm vở Toán rồi đổi vở để chữa bài, đọc kq của phép tính: 8 - 4 = 4 ; 8 - 5 = 3 ; 8- 8 = 0,. - 1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “ Viết phép tính thích hợp”. a. 8 - 4 =4 ; b. 5 - 2 = 3 c. 8 - 3 = 5 ; d. 8 - 6 = 2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 18/11 Ngày dạy: 22/11 Môn: Tự nhiên xã hội BÀI 14: AN TOÀN KHI Ở NHÀ I. Mục tiêu: - Kể tên một số vật trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy. - Biết gọi người lớm khi có tay nạn xảy ra. - Tích hợp KNS (phần kết luận hoạt động 1, 2). II. Đồ dùng dạy học: - GV: Sưu tầm 1 số câu chuyện cụ thể về những tai nạn đã xãy ra đối với các em nhỏ. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tg Hoạt Động của GV Hoạt Động của HS 5p 30p 5p 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các em học bài gì? - Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì? (HS trả lời lần lượt) - Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình? - Nhận xét bài cũ 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới Hoạt động1: Quan sát tranh Mục tiêu: Biết cách phòng chống đứt tay Cách tiến hành: - Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát Chỉ cho các bạn thấy nội dung của mỗi hình - Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày GV kết luận: Khi phải dùng dao hay những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn cần phải rất cẩn thận đề phòng đứt tay, chân, bỏng, điện giật. Hoạt động2: Quan sát hình ở SGK và đóng vai Cách tiến hành: Hướng dẫn HS thể hiện giọng nói phù hợp nội dung từng hình. Sau đó GV cho các em lên đóng vai, GV nhận xét tuyên dương, lớp bổ sung. - Em có suy nghĩ gì về hành động của mình khi đóng vai? - Các bạn khác có nhận xét gì về vai diễn của bạn? - Nếu là em, em có cách ứng xử nào khác không? - Trường hợp có lửa cháy, các đồ vật trong nhà em phải làm gì? - Em có nhớ sự điện thoại gọi cứu hoả không? Kết luận: Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa. - Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. - Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm ổ điện. - Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi cháy. - Cần gọi điện thoại số 114 để đến cứu. GV cho một số em nhắc lại. 4. Củng cố: - Vừa rồi các con học bài gì? - GV cho 1 ... tập. - GV yêu cầu HS tự nêu nhiều bài toán khác nhau và tự nêu phép tính thích hợp với bài toán. - GV theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu. 4. Củng cố: -Cho hs đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9. 5. Dặn dò: - Về nhà học thuộc bảng cộng. - Tuyên dương các em học tốt. - Nhận xét tiết học. - 4 học sinh lên bảng làm bài tập. Lớp làm bảng con. - Lớp theo dõi nhận xét. - Quan sát hình để tự nêu bài toán: Có 8 cái mũ thêm 1 cái mũ nữa. Hỏi có tất cả mấy cái mũ? - HS tự nêu câu trả lời: “Có 8 cái mũ thêm 1 cái mũ là 9 cái mũ”. - Trả lời: 8 thêm 1 là 9. Nhiều HS đọc: 8 cộng 1 bằng 9. - HS đọc thuộc các phép cộng trên bảng.(CN-ĐT) - HS đọc yêu cầu bài 1: “Tính” - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vở Toán, rồi đổi vở để chữa bài, đọc kết quả. - HS đọc yêu cầu bài 2: “Tính” - 4HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm Sgk toán, rồi đổi vở để chữa bài. -1HS đọc yêu cầu bài 3: “Tính” -2HS làm ở bảng lớp, CL làm bảng con, rồi chữa bài, đọc kết quả phép tính vừa làm được: 4+5=9 ; 4+1+4=9 ; 4+2+3=9 - - 1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “Viết phép tính thích hợp”. Ghép phép tính : a.8 + 1 = 9. b. 7 + 2 = 9. - HS đọc bảng cộng trong phạm vi 9. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: THỨ SÁU Ngày soạn: 19/11 Ngày dạy: 25/11 Môn: Thủ công Bài : GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU I. Mục tiêu: - Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều. - Gấp các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ, các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng. II. Đồ dùng dạy học: - GV: + Mẫu gấp các nếp gấp cách đềy có kích thước lớn. + Qui trình các nếp gấp. - HS: + Giấy màu, giấy nháp, vở thủ công. III. Hoạt động dạy và học: Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5p 30p 5p 1. Ổn định định tổ chức. - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs. - Nhận xét. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh. - Nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét: - Mục tiêu: Cho hs quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều. - Cách tiến hành: Hs quan sát mẫu, nhận xét. + Em nhận xét gì về khoảng cách giữa các nếp gấp? So le hay chồng khít lên nhau? Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu cách gấp. - Mục tiêu: Cho Hs quan sát cách gấp các đoạn thẳng cách đều. - Cách tiến hành: Hướng dẫn mẫu. + Gấp nếp thứ nhất: = Ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào bảng. = Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu. + Gấp nếp thứ hai: = Lật mặt màu ra phía ngoài. = Gấp tiếp nếp thứ hai vào 1ô. + Gấp nếp gấp tiếp theo: = Phải gấp đúng 1ô. =Phải lật mặt giấy mỗi lần gấp vào. - Kết luận: Nêu lại cách gấp các đoạn thẳng đều. Hoạt động 3 : Thực hành: - Mục tiêu: Hướng dẫn HS biết cách gấp được các đoạn thẳng đều. - Cách tiến hành: + Gv nhắc lại cách gấp theo qui trình, có thể gấp đều vào 2ô để dễ gập. + Gv theo dõi, nhắc nhở các Hs yếu. + Hướng dẫn HS dán vào vở. + Chấm bài, nhận xét. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập. 5. Dặn dò: Chuẩn bị giấy vở Hs, giấy màu, hồ dán, 1 sợi chỉ để học bài: “ Gấp cái quạt”. - Quan sát và trả lời câu hỏi (2Hs) -Quan sát trên tờ giấy màu được ghim trên bảng. - Hs theo dõi các kĩ năng cách gấp. - Hs rèn kĩ năng gấp trên giấy nháp, khi thành thạo thì gấp trên giấy màu. - Trình bày sản phẩm vào vở. - Dọn vệ sinh, lau tay. - 2 Hs nhắc lại. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 19/11 Ngày dạy: 25/11 Môn: Học vần Bài 59: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Đọc được các vần có kết thúc bằng ng/ nh; các từ ngữ câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59. - Viết được các vần các từ ngữ ứng dụng từ bài 52 đến bài 59. - Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Quạ và Công. II. Đồ dùng dạy học: - GV: - Bảng ôn. Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng - Tranh minh hoạ phần truyện kể : Quạ và công - HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt III. Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5p 30p 30p 5p 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: -Viết và đọc từ ngữ ứng dụng: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương ( 2 em) - Đọc câu ứng dụng: Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra. ( 2 em) - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Hỏi: Tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới? - GV gắn Bảng ôn được phóng to Ôn tập: a. Các vần đã học: b. Ghép chữ và vần thành tiếng c. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV chỉnh sửa phát âm - Giải thích từ: bình minh nhà rông nắng chang chang d. Hướng dẫn viết bảng con: -Viết mẫu ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối) - Chỉnh sửa chữ viết cho học sinh. - Đọc lại bài ở trên bảng Tiết 2: a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS b. Đọc câu ứng dụng: “Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng” . - GV chỉnh sửa phát âm cho HS c. Đọc SGK: d. Luyện viết: e. Kể chuyện: +Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện:“Quạ và Công” - GV dẫn vào câu chuyện - GV kể diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ Tranh1: Quạ vẽ cho Công trước. Quạ vẽ rất khéo. Tranh 2: Vẽ xong, Công còn phải xoẽ đuôi phơi cho thật khô. Tranh 3: Công khuyên mãi chẳng được. Nó đành làm theo lời bạn. Tranh 4: Cả bộ lông của Quạ bỗng trở nên xám xịt, nhem nhuốc. + Ý nghĩa: Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì. 4. Củng cố: - Cho hs đọc lại toàn bài. - Cho hs tìm tiếng có vần vừa học. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: om, am. - Tuyên dương các em học tốt. - Nhận xét tiết học. - HS nêu - HS lên bảng chỉ và đọc vần - HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn. - Tìm và đọc tiếng có vần vừa ôn - Đọc (cá nhân - đồng thanh) - Theo dõi qui trình Viết b. con: bình minh , nhà rông ( cá nhân - đồng thanh) - Đọc (c nhân - đthanh) - Quan sát tranh. Thảo luận về cảnh thu hoạch bông trong tranh. - HS đọc trơn (cá nhân– đồng thanh) - HS mở sách. Đọc cá nhân - Viết vở tập viết - HS đọc tên câu chuyện - Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài - Học sinh đọc lại toàn bài và tìm tiếng có vần vừa học. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 19/11 Ngày dạy: 25/11 Môn: Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9 I. Mục tiêu: -Thuộc bảng trừ biết làm tính trừ trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Chuẩn bị tranh vẽ như SGK, bảng phụ ghi BT1,2,3. Phiếu học tập bài 3. - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.Vở BT Toán 1. Bảng con. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5p 30p 5p 1.Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Bài cũ học bài gì? (Phép cộng trong phạm vi 9) - 1HS trả lời. Làm bài tập 3: ( 3 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con). - GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC: 3. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút). Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong pv 9 a. Hd HS học phép trừ: 9 – 1 = 8 và 9 – 8 = 1. - Bước 1: Hướng dẫn HS: - Bước 2: Gọi HS trả lời: GV hỏi: 9 bớt 1 còn mấy? 9 trừ 1 bằng mấy? -Bước 3: Ta viết 9 trừ 1 bằng 8 như sau: 9- 1 = 8 *Sau cùng HD HS tự tìm kết quả phép trừ 9 – 8 = 1. b. Hướng dẫn HS học phép trừ : 9 –2 = 7 ; 9 – 7 = 2 theo 3 bước tương tự như đối với 9 - 1 =8 và 9 – 8 = 1. c. Hướng dẫn HS học phép trừ 9-3 = 6 ; 9-6 = 3. (Tương tự như phép trừ 9 - 1 = 8 và 9 - 8 = 1). d. Hướng dẫn HS học phép trừ 9–4 =5; 9–5 = 4 ( Tương tự như trên) đ. Sau các mục, trên bảng nên giữ lại các công thức: 9 -1 = 8 ; 9 - 2 = 7 ; 9 - 3 = 6 ; 9 – 4 = 5 9 - 8 =1 ; 9 - 7 = 2 ; 9 - 6 = 3 ; 9 – 5 = 4 Cho HS học thuộc lòng các công thức trên bảng. Thực hành trừ trong pv 9. + Biết làm tính trừ trong phạm vi 9. + Làm các bài tập ở SGK. *Bài 1: Cho hs đọc và nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp làm vở BT Toán. Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc: GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS. *Bài 2: Cho hs đọc và nêu yêu cầu bài tập. Cho hs làm việc cá nhân. - Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu. - Gọi hs đọc kết quả phép tính. - Gv nhận xét chốt lại. - GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS *Bài 3: Cho hs đọc và nêu yêu cầu bài tập. Làm phiếu học tập. HD HS làm bảng 1. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp. *Bài 4: Cho hs nêu yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS tự nêu bài toán và tự nêu phép tính ứng với bài toán vừa nêu . 4. Củng cố: - Cho hs đọc lại bảng trừ trong phạm vi 9. 5. Dặn dò: - Về nhà học thuộc lòng bảng trừ. - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập - Nhận xét tuyên dương. - 3 học sinh lên bảng làm bài. - Cả lớp làm bảng con. - Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán: “Có tất cả 9 cái áo, bớt 1 cái áo. Hỏi còn lại mấy cái áo?” - HS tự nêu câu trả lời: “Có 9 cái áo bớt 1 cái áo. Còn lại 8 cái áo?’ “9 bớt 1 còn 8”; “(9 trừ 1 bằng 8). - HS đọc (cn- đt): - HS đọc thuộc các phép tính trên bảng.(cn- đt): - HS đọc yêu cầu bài 1: “Tính” - 1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở Toán rồi đổi vở chữa bài: Đọc kết quả vừa làm được. - HS đọc yêu cầu bài 2: “Tính”. - 4HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở. HS đọc kq phép tính: 8+1 = 9 ; 7+ 2= 9 ; 6+3 =9 ; 5+4 = 9 -1HS đọc yêu cầu bài 3: “ Điền số” - 3HS làm ở bảng lớp, CL làm vở . - HS quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự giải phép tính, rồi ghi phép tính ở SGK: 9- 4= 5. - Học sinh đọc lại bảng trừ. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: SINH HOẠT LỚP TUẦN 14 I Mục tiêu - Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học. - Tiếp tục nhắc nhở HS an toàn giao thông trên đường đi học. - Nhắc nhở các em vệ sinh phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay, chân miệng. - Nhắc nhở HS việc vắng học, đi học đúng giờ. II. Nội dung. - Yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua về những việc làm được và chưa làm được. - Giáo viên tổng kết lại: - Khen những tổ làm tốt công việc của mình trong tuần. - Phê bình các em thường mang thiếu đồ dùng học tập của khi đến lớp. - Nhắc các em vắng học phải xin phép, các ngày phụ đạo phải đi học đầy đủ. - Nhắc nhở HS khi tan học về phải đi lề bên phải, không được chạy giỡn với nhau. - Phải biết phòng các bệnh sốt xuất huyết, và tay, chân miệng. III. Phương hướng tới: - Đi học đều và đầy đủ. - Đồng phục sạch đẹp đến lớp. - Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài. - Đạt nhiều điểm 10. - Nhắc các em đi học đúng giờ. - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2011 Khối trưởng duyệt . . . .
Tài liệu đính kèm: