Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 17

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 17

I. Mục tiêu:

 - Đọc được: ăt, ât, rữa mặt, đấu vật; từ và đoạn thơ ứng dụng.

 - Viết được: ăt, ât, rữa mặt, đấu vật.

 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Đấu vật.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: -Tranh minh hoạ từ khoá: rửa mặt, đấu vật, câu ứng dụng và minh hoạ phần luyện nói.

-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai
Ngày soạn: 06/12
Ngày dạy: 12/12 Môn: Học vần
Bài 69: ăt - ât
I. Mục tiêu:
 - Đọc được: ăt, ât, rữa mặt, đấu vật; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: ăt, ât, rữa mặt, đấu vật.
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Đấu vật.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ từ khoá: rửa mặt, đấu vật, câu ứng dụng và minh hoạ phần luyện nói.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.
III. Hoạt động dạy học: 
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5p
30p
30p
5p
 1. Khởi động: Hát tập thể
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và viết bảng con: bánh ngọt, bãi cát, trái nhót, chẻ lạt, tiếng hót, ca hát ( 2 – 4 em)
 - Đọc thuộc lòng dòng thơ ứng dụng ứng dụng:
 “Ai trồng cây”
 - Ghép tranh và từ: Chim hót, hạt lúa, rót nước.
 - Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
+ Cách tiến hành: Giới thiệu gián tiếp bằng câu hỏi về khuôn mặt: chứa vần “ăt” Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới: ăt, ât – Ghi bảng
Dạy vần:
 a. Dạy vần: ăt
 - Nhận diện vần:Vần ăt được tạo bởi: ă và t
 GV đọc mẫu
 - Phát âm vần:
 - Đọc tiếng khoá và từ khoá: mặt, rửa mặt
 - Đọc lại sơ đồ: ăt
 mặt
 rửa mặt
 b. Dạy vần ât: ( Qui trình tương tự)
 ât 
 vật
 đấu vật
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
- Hướng dẫn viết bảng con:
+Viết mẫu ( Hướng dẫn cách đặt bút, lưu ý nét nối)
+Chỉnh sửa chữ sai
 - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 đôi mắt mật ong
 bắt tay thật thà
Tiết 2:
 a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
 b. Đọc đoạn thơ ứng dụng: 
“ Cái mỏ tí hon
 Ta yêu chú lắm” 
c. Đọc SGK:
d. Luyện viết:
e. Luyện nói:
 +Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung “Ngày chủ nhật”.
 Hỏi: - Ngày chủ nhật, bố mẹ cho em đi chơi ở đâu?
 - Em thấy gì trong công viên?
4. Củng cố:
 - Cho học sinh đọc lại toàn bài.
 - Tìm tiếng có vần vừa học: chặt củi, gặt lúa, bật đèn.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: Ot, ơt.
- Nhận xét tiết học.
- 2-4 học sinh đọc và viết bài cũ.
- Lớp viết bảng con.
- Hs ghép tranh và từ.
- Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
- Phân tích và ghép bìa cài: ăt
- Đánh vần đọc trơn ( c nh- đth)
- Phân tích và ghép bìa cài: mặt
Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ 
( cá nhân - đồng thanh)
- Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược ( cnh - đ th)
( cá nhân - đồng thanh)
- Theo dõi qui trình Viết b.con: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
Đọc trơn từ ứng dụng:
(c nhân - đ thanh)
 Đọc (c nhân 10 em – đthanh)
Nhận xét tranh.
Đọc (cánhân – đồng thanh)
- HS mở sách.Đọc cá nhân 10 em
- Viết vở tập viết
- Quan sát tranh và trả lời
- Hs tìm tiếng có vần mới.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 06/12
Ngày dạy: 12/12 Môn : Đạo đức
Bài 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (tiết 2).
I. Mục tiêu:
 - Nêu được các biểu hiện trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
 - Nêu được ít lợi của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp, khi nghe giảng.
 - Thực hiện việc giữ trật tự khi ra vào lớp khi nghe giảng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Tranh BT 3, BT4.
 - Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp. 
 - HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III. Hoạt động daỵ-học:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
5p
30p
5p
1. Khởi động: Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Tiết trước em học bài đạo đức nào?
 -Để thực hiện tốt quyền được học tập em phải làm gì ?
 - Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: 
+Mục tiêu: Hs thảo luận theo câu hỏi của BT3.
+Cách tiến hành: Cho Hs quan sát tranh 3 và hướng dẫn thảo luận theo câu hỏi.
- Gv hỏi:
+ Các bạn trong tranh BT 3 ngồi học ntn?
 Gv nêu câu hỏi để dẫn dắt Hs đến kết luận bài.
+Kết luận: Hs cần trật tự nghe giảng, không đùa nghịch nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
b. Hoạt động 2: 
+Mục tiêu: Hs đánh dấu + vào bạn giữ trật tự BT 4.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT và hướng dẫn Hs làm BT.
- Gv sửa bài .
- Gv nêu câu hỏi cho Hs thảo luận:
 + Vì sao em lại đánh dấu + vào các bạn đó?
 + Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao?
+Kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn này trong giờ học vì các bạn ấy rât trật tự trong giờ học.
c. Hoạt động 3: 
+Mục tiêu: Hs làm BT5.
+Cách tiến hành: Gv hỏi:
 -Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai?
 - Mất trật tự trong giờ học có hại gì?
+Kết luận:
 .Hai bạn giằng nhau quyển truyện làm mất trật tự trong giờ học.
 .Tác hại của việc mất trật tự trong giờ học là không nghe lời giảng của cô giáo→ nên không hiểu bài, làm mất thời gian của Gv và làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
4. Củng cố:
 - Để thực hiện tốt quyền được học tập các em cần phải làm gì?
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và xem trước bài: Lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo.
 - Nhận xét tiết học.
- Hs làm việc theo nhóm 4 em→ thảo luận→ trao đổi
và đại diện nhóm lên trình bày. 
-Hs trả lời câu hỏi dẫn dắt của Gv để đi đến kết luận
-2Hs nhắc lại.
- Hs đọc yêu cầu BT4.
- Hs làm BT4 
- Trả lời câu hỏi của Gv.
 -Hs thảo luận theo câu hỏi của Gv.
- Hs nhắc lại kết luận.
- Hs đọc 2 câu thơ cuối bài
Vài học sinh nêu.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Thứ ba
Ngày soạn: 06/12
Ngày dạy: 13/12
 Môn: Toán
TIẾT 65: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10; viết được các số theo thứ tự quy định; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Phóng to tranh SGK, phiếu học tập bài 1, bảng phụ ghi BT 1, 2,3,4.
 - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1, sách Toán 1, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Tg 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Bài cũ học bài gì? (Luyện tập chung) - 1HS trả lời.
 - Làm bài tập 3/89: (Tính) 
 2 HS làm bảng lớp - cả lớp làm bảng con :
 - GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài trực tiếp.
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
 +Mục tiêu: Củng cố cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10 ; viết các số theo thứ tự cho biết. 
+Cách tiến hành :
*Bài tập1/90: HS làm phiếu học tập
 GV treo bảng phụ ghi bài tập 1. (Cột 3,4)
 Hướng dẫn HS tự nêu nhiệm vụ bài tập:
 GV có thể nêu câu hỏi gợi ý, chẳng hạn như: “ 2 bằng 1 cộng mấy?”
*Bài 2/90: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
HS làm vở Toán :
- Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài:
- Cho học sinh làm việc cá nhân
- Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
- GV chấm điểm và nhận xét . 
Làm bài tập 3/90:
a. HD HS nhìn vào tranh vẽ để tự nêu bài toán. Chẳng hạn: “Có 4 bông hoa có thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi có tất cả mấy bông hoa?”:
Hỏi lại HS: Có tất cả mấy bông hoa?
b. Dựa vào tóm tắt nêu bài toán và giải đúng phép tính ứng với bài toán. (Tương tự như phần a.)
GV hỏi :Còn lại mấy lá cờ?
- Đội nào có nhiều bạn nêu bài toán đúng và giải phép tính đúng đội đó thắng.
- GV nhận xét thi đua của hai đội.
4. Củng cố:
 - Tuyên dương các em làm bài tập tốt.
5. Dặn dò:
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị tiết sau: kiềm tra.
 - Nhận xét tiết học.
 2 học sinh lên bảng làm bài.
Cả làm bảng con.
- Hs nêu: “ Điền số thích hợp vào chỗ chấm”
4 HS lên bảng làm, cả lớp làm phiếu học tập, rồi đổi phiếu để chữa bài, đọc kết quả vừa làm được . 
- 1HS đọc yêu cầu bài 2: “Viết các số 7, 5, 2, 9, 8 Theo thứ tự từ bé đến lớn; Theo thứ tự từ lớn đến bé”. 
- HS tự làm bài rồi chữa bài .
2, 5, 7, 8, 9.
9, 8, 7, 5, 2.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập 3: “Viết phép tính thích hợp”.
HS nhìn hình vẽ nêu nhiều bài toán khác nhau rồi ghép phép tính ứng với bài toán.
a. 4 + 3 = 7 
“ Có tất cả 7 bông hoa”.
b. 7 – 2 = 5
“ Còn lại 5 lá cờ”.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 06/12
Ngày dạy: 13/12
 Môn: Tự nhiên xã hội
BÀI 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp.
 - Biết giữ gìn lớp học sạch đẹp.
 - GDKNS trong bước 3 hoạt động 1 và phần kết luận hoạt động 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:	Tranh minh hoạ cho bài học.
 - HS:	Chổi đót, khẩu trang, khăn lau, cái hốt rác
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tg 
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hôm trước các con học bài gì? ( Hoạt động ở lớp)
 - Các em phải làm gì để giúp bạn học tốt?
 - Ở lớp cô giáo làm gì?
 - Các bạn HS làm gì?
 - Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Giữ gìn lớp học sạch đẹp
Hoạt động 1: làm việc với SGK
Mục tiêu :HS biết yêu quý , và giữ gìn lớp học sạch 
GV nêu một số câu hỏi.
 - Các em có yêu quý lớp học không?
 - Muốn cho lớp học sạch đẹp em phải làm gì?
 - Hướng dẫn HS quan sát SGK.
Bước 1: GV nêu yêu cầu gợi ý
 - Trong bức tranh thứ nhất vẽ gì?
 - Sử dụng dụng cụ gì?
 - Bức tranh hai vẽ gì?
 - Sử dụng dụng cụ gì để trang trí?
Bước 2: HS thảo luận chung nhóm 4
 - GV gọi 1 số em trình bày trước lớp.
Bước 3:
 - Lớp học của em đã sạch đẹp chưa?
 - Lớp em có những tranh trang trí nào?
 - Bàn ghế trong lớp đã xắp xếp ngay ngắn chưa?
 - Mũ nón đã để đúng nơi quy định không?
 - Em có viết vẽ bậy lên tường không?
 - Em có vứt rác bừa bãi ra lớp không?
 - Em nên làm gì để lớp sạch đẹp?
- GV rút ra kết luận (SGK) Là thành viên của lớp mỗi em phải có trách nhiệm thực hiện các công viêc sao cho lớp mình luôn sạch đẹp.
Hoạt động2: Thực hành
Mục tiêu: Biết cách sử dụng 1 số dụng cụ để làm vệ sinh lớp học
Cách tiến hành 
- Bước 1: GV chia lớp ra 3 tổ
- Bước 2: Các tổ thảo luận theo câu gợi ý:
 + Nhóm em có dụng cụ gì?
- Bước 3: Gọi đại diện lên trình bày.
- GV theo dõi HS trả lời 
GV kết luận: Khi làm vệ sinh các con cần sử dụng dụng cụ hợp lý có như vậy mới đảm bảo sức khoẻ. Biết cùng các bạn bảo vệc lớp học sạch đẹp.
4. Củng cố
-Vừa rồi các con học bài gì?
-Muốn cho lớp học sạch, đẹp các con phải làm gì?
-Thấy bạn vất rác bừa bãi con phải nhắc bạn như thế nào?
-Liên hệ thực tế lớp học 
5. Dặn dò: 
- Lớp thực hiện tốt vệ sinh và giữ gìn lớp sạch.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét.
- Có
- Giữ gìn lớp học sạch sẽ
- Các bạn dọn vệ sinh
- Chổi, khăn, cái hốt rác
- Trang trí lớp
- Giấy, bút màu
- Tiến hành thảo luận
- Thảo luận cả lớp
- Đã sạch, đẹp 
- Ngay ngắn
- Đúng nơi quy định
- Không
- Không
- Không vẽ bậy, vứt rác
- Thảo luận nhóm
- HS đứng nêu
- Chổi đót, khẩu trang,chổi lông gà, khăn lau
- Học sinh nhắc lại kết luận.
- HS trả lời
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 06/12
Ngày dạy: 13/12
 Môn: Học vần
 Bài70: ôt - ơt
I. Mục tiêu:
 - Đọc được: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt;từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: cái vợt.
 - GDMT Trong phần ... n tiếng ,từ ( cá nhân - đồng thanh)
- Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược ( c nh - đth)
( cá nhân - đồng thanh)
- Theo dõi qui trình
Viết b.con: ut,ưt, bút chì,
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
Đọc trơn từ ứng dụng:
(c nhân - đ thanh)
- Đọc (c nhân 10 em – đthanh)
- Nhận xét tranh.
Đọc (cánhân – đồng thanh)
- HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em
Viết vở tập viết
Quan sát tranh và trả lời
Đi sau cùng còn gọi là đi sau rốt
- Tìm tiếng có vần vừa học.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 07/12
Ngày dạy: 15/12
 Môn: Toán
TIẾT 6 7: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cấu tạo của các số trong phạm vi 10; thực hiện được cộng trừ so sánh các số trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ; nhận dạng hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Phóng to tranh SGK, bảng phụ ghi BT 1, 2,3, 4.
 - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1, sách Toán 1, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Bài cũ học bài gì?(Luyện tập chung) 1HS trả lời.
 Làm bài tập 1/91: (1 HS nêu yêu cầu).
 0  1 ; 3 + 2  2 + 3 ; 5 - 2  6 - 2
 10  9 ; 7 - 4  2 + 2 ; 7 + 2  6 + 2 
 - 3 HS làm bảng lớp - cả lớp làm bảng con : 
 - GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài trực tiếp.
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
 +Mục tiêu: Củng cố cộng, trừ và cấu tạo các số trong PV 10. So sánh các số trong PV 10. 
 *Bài tập1/92: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
+1a.GV treo bảng phụ ghi bài tập 1a. 
 Yêu cầu HS viết thẳng cột dọc.
+1b.Cho HS tính ( theo thứ tự từ trái sang phải).Khuyến khích HS tính nhẩm. 
Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
- Hs Khá – giỏi làm cả bài.
- Hs yếu làm cột a.
- GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2/92: Cho hs nêu yêu cầu bài tập, cho hs làm việc cá nhân.( Cột 1)
- HS làm bảng con:
- Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu.
- GV chấm điểm và nhận xét . 
*Bài 3/92:Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
Cho hs làm việc cá nhân.
Hỏi: Trong các số 6, 8, 4, 2, 10 số nào lớn nhất? Số nào bé nhất?
- GV nhận xét.
* Bài 4/92: HD HS nhìn vào tóm tắt tự nêu bài toán. Chẳng hạn: “Có 5 con cá, có thêm 2 con cá nữa. Hỏi có tất cả mấy con cá?”:
Hỏi lại HS :Có tất cả mấy con vịt?
4.Củng cố:
 - Tuyên dương các em làm bài tập.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: KTĐK.
- Nhận xét tiết học.
 - Lớp làm bài tập vào bảng con
- 1HS nêu yêu cầu bài 1:“ Tính”
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở Toán, rồi đổi vở để chữa bài, đọc kết quả phép tính:
1b. HS tính nhẩm rồi viết kết quả phép tính rồi đổi vở chữa bài, đọc kết quả tính, chẳng hạn: 8 - 5 - 2 = 1 đọc là: “Tám trừ năm trừ hai bằng một”
- 1HS đọc yêu cầu bài 2: “Điền số”. 
3HS làm bài trên bảng rồi chữa bài. Đọc kết quả vừa làm được:
 8 = 3 + 5 ; 9 = 10 - 1; 7 = 0 + 7 
10 = 4 + 6; 6 = 1 + 5; 2 = 2 - 0
 - 1HS nêu yêu cầu bài tập 3: “Trong các số 6, 8, 4, 2,10; Số nào lớn nhất. Số nào bé nhất”
“Số 10 lớn nhất , số 2 bé nhất”.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “Viết phép tính thích hợp”.
HS nhìn tóm tắt nêu bài toán rồi ghép phép tính ứng với bài toán: 
 5 + 2 = 7 
“ Có tất cả 7 con cá”.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ sáu
Ngày soạn: 08/12
Ngày dạy: 16/12
 Môn: Thủ công
Bài: GẤP CÁI VÍ ( tiết 1) 
I. Mục tiêu:
 - Biết cách gấp cái ví bằng giấy.
 - Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
 - Hs: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
Tg 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
 2. KTBC:
 - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs. - Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (3’) HD quan sát và nhận xét:
- Mục tiêu: Hs QS nhận xét mẫu.
- Cách tiến hành: Gv cho HS quan sát mẫu, chỉ cho HS thất ví có 2 ngăn đựng và gấp từ tờ giấy hình chữ nhật. 
- Kết luận : Nêu nhận xét về hình dáng chiếc ví.
Hoạt động2: HD mẫu
 - Mục tiêu: Hs QS cách gấp cái ví.
Cách tiến hành: Gv HD mẫu:
+Bước : Lấy đường dấu giữa.
+Bước 2: Gấp 2 mép ví.
+Bước 3: Gấp ví
- Kết luận: Nêu các bước gấpchiếc ví.
Hoạt động 3: Hs thực hành.
- Mục tiêu: Hs biết cách gấp cái ví trên giấy nháp.
- Cách tiến hành: 
+ Gv theo dõi, giúp đỡ khi Hs thực hành.
® Gợi ý Hs trang trí bên ngoài ví cho đẹp.
+ Hướng dẫn HS trình bày vào vở nháp.
+ Chấm bài nháp nhận xét.
4. Củng cố:
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị một tờ giấy màu,1 tờ giấy vở để học bài tiết 2.
 - Tuyên dương các em học tốt.
 - Nhận xét tiết học.
- Hs lắng nghe.
- 3 Hs nhắc lại.
-HS quan sát.
- HS thực hành gấp ví trên giấy nháp.
- Trình bày sản phẩm vào vở nháp.
- Dọn vệ sinh lau tay.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 08/12
Ngày dạy: 16/12
 Môn: Tập viết
Bài 15: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng các chữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt,kiểu chữ viết thường, cỡ vừa vở tập viết 1 tập viết một.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: -Chữ mẫu các tiếng được phóng to . 
 -Viết bảng lớp nội dung và cách trình bày theo yêu cầu bài viết.
 - HS: -Vở tập viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.
 III. Hoạt động dạy học: 
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Viết bảng con: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm
 ( 2 HS lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con)
 - Nhận xét , ghi điểm
 - Nhận xét vở Tập viết
 - Nhận xét kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
 Bài 15: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt,bãi cát, thật thà
. Quan sát chữ mẫu và viết bảng con
 +Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết các từ ứng dụng :thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát
 thật thà.
 - GV đưa chữ mẫu 
 - Đọc vàphân tích cấu tạo từng tiếng ?
 - Giảng từ khó
 - Sử dụng que chỉ tô chữ mẫu
 - GV viết mẫu 
 - Hướng dẫn viết bảng con:
 - GV uốn nắn sửa sai cho HS
 Thực hành 
 +Mục tiêu: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
 +Cách tiến hành: 
 - Hỏi: Nêu yêu cầu bài viết?
 - Cho xem vở mẫu
 - Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở
 - Hướng dẫn HS viết vở:
 Chú ý HS: Bài viết có 6 dòng, khi viết cần nối nét với nhau ở các con chữ.
 - GV theo dõi , uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu 
kém.
 - Chấm bài HS đã viết xong ( Số vở còn lại thu về nhà chấm)
 - Nhận xét kết quả bài chấm.
4. Củng cố:
 -Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài viết
 -Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
 - Về luyện viết ở nhà
 - Chuẩn bị: Bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau.
2 – 4 học sinh lên bảng viết bài cũ.
Lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 4 HS đọc và phân tích
- HS quan sát
- HS viết bảng con: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt
- 2 HS nêu
- HS quan sát
- HS làm theo
- HS viết vở
2 HS nhắc lại
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 08/12
Ngày dạy: 16/12
 Môn: Tập viết
Bài 16: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút,
 con vịt, thời tiết
 Mục tiêu:
 - Viết đúng các chữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt,kiểu chữ viết thường, cỡ vừa vở tập viết 1 tập viết một.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Chữ mẫu các tiếng được phóng to . 
 - Viết bảng lớp nội dung và cách trình bày theo yêu cầu bài viết.
 - HS: - Vở tập viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.
 III. Hoạt động dạy học: 
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Viết bảng con: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt,bãi cát, thật thà
 ( 2 HS lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con)
- Nhận xét , ghi điểm
- Nhận xét vở Tập viết
- Nhận xét kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
 Biết tên bài tập viết hôm nay 
 Bài 16: Tập viết tuần 17: xay bột, nét chữ, kết bạn, 
 chim cút, con vịt, thời tiết
. Quan sát chữ mẫu và viết bảng con
 +Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết các từ ứng dụng:
 xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết
 +Cách tiến hành:
 - GV đưa chữ mẫu 
 - Đọc vàphân tích cấu tạo từng tiếng ?
 - Giảng từ khó
 - Sử dụng que chỉ tô chữ mẫu
 - GV viết mẫu 
 - Hướng dẫn viết bảng con:
 - GV uốn nắn sửa sai cho HS
Thực hành 
 +Mục tiêu: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
 +Cách tiến hành: 
 -Hỏi: Nêu yêu cầu bài viết?
 -Cho xem vở mẫu
 -Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở
 -Hướng dẫn HS viết vở:
 Chú ý HS: Bài viết có 6 dòng, khi viết cần nối nét 
 với nhau ở các con chữ.
 GV theo dõi , uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu 
 kém.
 -Chấm bài HS đã viết xong ( Số vở còn lại thu về
 nhà chấm)
 - Nhận xét kết quả bài chấm.
4. Củng cố:
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài viết
 -Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
 - Về luyện viết ở nhà
 - Chuẩn bị : Bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau.
- 2 – 4 học sinh lên bảng viết bài cũ.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát
- 4 HS đọc và phân tích
- HS quan sát
- HS viết bảng con:xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút 
- 2 HS nêu
- HS quan sát
- HS làm theo
- HS viết vở
- 2 HS nhắc lại
[
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 17
I. Mục tiêu
- Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học.
- Tiếp tục nhắc nhở HS an toàn giao thông trên đường đi học.
- Nhắc nhở các em vệ sinh phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay, chân miệng.
- Nhắc nhở HS việc học tập.
II. Nội dung.
- Yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua về những việc làm được và chưa làm được.
- Giáo viên tổng kết lại:
- Khen những tổ làm tốt công việc của mình trong tuần.
- Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học: chưa mang đầy đủ dụng cụ khi đến lớp, đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
- Nhắc nhở lại việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS khi đến lớp. YCHS phải thực hiện cho đúng.
- Nhắc nhở HS khi tan học về phải đi lề bên phải, không được chạy giỡn với nhau.
- Nhắc nhở học sinh không đùa ngịch với nước, không một mình xuống sông.
- Phải biết phòng các bệnh sốt xuất huyết, và tay, chân miệng.
III. Phương hướng tới: 
 - Đi học đều và đầy đủ.
 - Đồng phục sạch đẹp đến lớp.
 - Không nói tục chữi thề, không giởn trong giờ học.
 - Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài.
 - Đạt nhiều điểm 10.
 - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 - Thực hiện an, uống giữ vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.
 BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2011
  Khối trưởng duyệt
. .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • doc17.doc