Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 18

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 18

I. Mục tiêu:

 - Đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và đoạn thơ ứng dụng.

 - Viết đượ: it, iêt, trái mít, chữ viết.

 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: trái mít, chữ viết.Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói.

 - HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai
Ngày soạn: 14/12
Ngày dạy: 19/12
 Môn: Học vần
 Bài 73: it - iêt
I. Mục tiêu:
	- Đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và đoạn thơ ứng dụng.
	- Viết đượ: it, iêt, trái mít, chữ viết.
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: trái mít, chữ viết.Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói.
 - HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.
III. Hoạt động dạy học: 
[ 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
30p
30p
5p
1. Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và viết bảng con: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ ( 2 – 4 em)
 - Đọc SGK: “Bay cao cao vút
 Chim biến mất rồi”( 2 em) 
 - Ghep tranh với từ: mút nước, bút mực, bánh mứt .
 - Nhận xét bài cũ
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
+Mục tiêu:
+Cách tiến hành: Giới thiệu trực tiếp: Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới: it, iêt – Ghi bảng
Dạy vần:
+Mục tiêu: Nhận biết được: it, iêt, trái mít, chữ viết. 
+Cách tiến hành:
 a. Dạy vần: it
 - Nhận diện vần:Vần it được tạo bởi: i và t
 GV đọc mẫu
 - Gọi Hs phát âm vần
 - Yêu cầu hs ghép vần: it
 - Gọi hs so sánh: vần it và ut
 - Để được tiếng: mít ta thêm âm gì?
 - Yêu cầu hs ghép tiếng: mít.
 - Đọc tiếng khoá và từ khoá: mít, trái mít
 - Đọc lại sơ đồ: it
 mít
 trái mít 
 b. Dạy vần iêt: ( Qui trình tương tự)
 iêt 
 viết
 chữ viết
 - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
Å Giải lao
- Hướng dẫn viết bảng con:
+Viết mẫu ( Hướng dẫn cách đặt bút, lưu ý nét nối)
 - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 con vịt thời tiết
 đông nghịt hiểu biết
Tiết 2:
a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
b. Đọc đoạn thơ ứng dụng: “Con gì có cánh 
 Đêm về đẻ trứng? ”
c. Đọc SGK:
d. Luyện viết:
e. Luyện nói:
 +Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung “Em tô vẽ viết”.
 +Cách tiến hành:
 Hỏi:-Đặt tên từng bạn trong tranh và giới thiệu bạn đang làm gì? Có thể kèm theo lời khen ngợi của bạn.
4. Củng cố:
 - Cho học sinh đọc lại toàn bài.
 - Tìm tiếng có vần vừa học: Bịt kẹo, mù mịt, tạm biệt.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: uôt, ươt
 - Nhận xét tiết học.
- 2 – 4 học sinh đọc và viết bài cũ.
- HS ghep tranh với từ.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
- Phân tích và ghép bìa cài: it
+Giống: kết thúc bằng t
+Khác: it bắt đầu bằng i
- Thêm âm m ở trước và dấu sắc trên âm i.
-Phân tích và ghép bìa cài: mít
- Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ ( cá nhân - đồng thanh)
- Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
- Đọc xuôi – ngược ( c nh - đth)
( cá nhân - đồng thanh)
- Theo dõi qui trình
Viết b.con: it, iêt, trái mít,
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
Đọc trơn từ ứng dụng:
(c nhân - đ thanh)
Đọc (c nhân 10 em – đthanh)
- Nhận xét tranh.
Đọc (cánhân – đồng thanh)
- HS mở sách. Đọc cá nhân 
- Viết vở tập viết
- Quan sát tranh và trả lời
- Học sinh đọc lại bài và tìm tiếng có vần vừa học.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 14/12
Ngày dạy: 19/12
 Môn: Đạo đức
Bài: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KỲ I
I. Mục tiêu: 
 - Ôn tập tất cả các bài đã học .
 - Thực hành kĩ năng các bài đã học
 - Liên hệ thực tế các kĩ năng đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Hệ thống câu hỏi và bài tập của các bài đã học.
 - HS: - VBT ĐĐ
III-Hoạt động daỵ-học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2p
30p
5p
Ồn định lớp: hát
Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra các dụng cụ học tập.
Hãy nêu các bài đạo đức em đã được học.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Gv y/c HS thảo luận nhóm các bài Đạo đức đã học.
- Gọi đại diện nhóm nói trước lớp – GV ghi bảng
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- GV nêu câu hỏi Hs trả lời
4. Củng cố: 
 - Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 - HS hát bài “Ba thương con”
5. Dặn dò: 
 - Về nhà học bài theo bài học.
 - Nhận xét tiết học.
- HS thảo luận nhóm các bài Đạo đức đã học
- Báo cáo – Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Cả lớp hát bài “ Ba thương con”
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ ba
Ngày soạn : 14/12
Ngày dạy : 20/12
 Môn : Toán
 TIẾT 69: ĐIỂM VÀ ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng ; đọc tên điểm, đoạn thẳng ; kẻ được đoạn thẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Phấn màu, thước dài
 - HS: Bút chì, thứơc kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. Khởi động: Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra cuối học kì I .
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài. 
Điểm và đoạn thẳng 
+Bước 1: Giới thiệu điểm và đoạn thẳng:
 Dùng phấn màu chấm lên bảng và hỏi HS: 
 Đây là cái gì?
 Đó chính là điểm. . A
Viết tiếp chữ A và nói: Điểm này cô đặt tên là A. Đọc là điểm A
 Gọi HS lên viết điểm B, đặt tên là B 
 -Nối điểm A với điểm B ta có đoạn thẳng AB. 
 - GV nhấn mạnh: Cứ nối 2 điểm lại ta được một đoạn thẳng.
+ Bước 2: Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng.
 - Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm 1 điểm nữa vào tờ giấy. Đặt tên cho từng điểm (VD điểm thứ I là A, điểm điểmthứ II là B)
 - Đặt mép thước qua 2 điểm vừa vẽ, dùng tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút di nhẹ trên mặt giấy từ điểm nọ đến điểm kia, (VD từ điểm A đến điểm B).
 Lưu ý: Kẻ từ trái sang phải.
 - Nhấc bút lên trước rồi nhấc nhẹ thước ra, ta có 1 đoạn thẳng AB.
 Gọi HS:
 Thực hành 
Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK:
+Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
 Lưu ý cách đọc cho HS 
 Theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu
 Chữa bài:
 Nhận xét và cho điểm.
 +Bài 2:Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
Lưu ý vẽ sao cho thẳng, không chệch các điểm.
 - Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
 - Kiểm tra và nhận xét.
+Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu bài.
 - Chữa bài:
 - Nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố:
 - Gọi vài học sinh lên bảng kẻ đoạn thẳng.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và xem trước bài: Độ dài đoạn thẳng.
 - Nhận xét tiết học.
- Đây là một dấu chấm.
Đọc :điểm A
- Viết: . B Đọc: điểm B
Đọc: đoạn thẳng AB
-1-2 em lên bảng vẽ đoạn thẳng và đọc tên đoạn thẳng đó lên.
HS dưới lớp vẽ ra giấy nháp
- 1HS đọc yêu cầu bài toán.
2-3 HS đọc tên các điểm và các đoạn thẳng.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
 HS làm bài.
 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và kiểm tra bài của bạn.
Học sinh vẽ các điểm theo yêu cầu.
- HS đọc đầu bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Cho 3 HS đứng tại chỗ đọc kết quả.
-Học sinh lên bảng kẻ đoạn thẳng.
- Lớp nhận xét.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 14/12
Ngày dạy : 20/12
 Môn: Tự nhiên xã hội
Bài 18: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một vài nét về cảnh quang thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.
 - Tích hợp KNS 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:	Tranh ảnh về địa phương, SGV	 
 - HS:	SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tg 
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
2p
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Để lớp học sạch đẹp em phải làm gì?	
 Không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi	
 - Lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
 (Đảm bảo sức khỏe)	
 - Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Cuộc sống xung quanh
Trong tiết học này và tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu “Cuộc sống xung quang của chúng ta”
Giới thiệu tên ấp, xã hiện các em đang sống
Mục tiêu : HS biết được tên ấp, xã của mình đang sống.
Cách tiến hành:
GV nêu một số câu hỏi
 - Tên xã các em đang sống?
Gv cho hs thảo luận trả lời câu hỏi:
 - Xã các em sống gồm ấp nào?
- Con đường chính được rải nhựa trước cổng trường tên gì?
 - Người qua lại có đông không?
 - Họ đi lại bằng phương tiện gì?
GV hỏi: Cho học sinh thảo luận cập đôi.
 - Hai bên đường có nhà ở không?
 - Chợ ở đâu? Có gần trường không?
 - Cây cối hai đường có nhiều không?
 - Có cơ quan nào xây gần đường không?
 - Nơi mình đang sống là thành thị hay nông thôn?
 - Thành thị và nông thôn có gì khác nhau?
Gv kết luận: 
4. Củng cố:
 - Vừa rồi các con học bài gì?
 - Xã em tên gì?
 - Có những ấp nào?
 - Con đường chính tên gì?
 - Muốn cho cuộc sống xung quang em tươi đẹp em phải làm gì?
5. Dặn dò:
Cả lớp nhớ tên phường, khóm và con đường mình thường đi học.
Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét.
- Xã Phú Thuận A
- Hs thảo luận và nêu: Ấp Phú Hòa A, Phú Hòa B
- Hs trao đổi trả lời câu hỏi.
- Vài học sinh nêu.
- Nông thôn.
- Hs nêu.
- Lớp nhận xét.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 14/12
Ngày dạy : 20/12
 Môn: Học vần
 Bài 74: uôt - ươt
I. Mục tiêu:
 - Đọc được: uôt, ươt, lướt ván, chuột nhắc; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: uôt, ươt, chuột nhắc, lướt ván.
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: chơi cầu trượt.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: -Tranh minh hoạ từ khoá: chuột nhắt, lướt ván .Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói.
 - HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.
III. Hoạt động dạy học: 
 [
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5p
30p
30p
5p
 1. Khởi động: Hát tập thể
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và viết bảng con: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết ( 2 – 4 em)
 - Đọc SGK: “Con gì có cánh 
 Mà lại biết bơi ”( 2 em) 
 - Hs ghép tranh với từ: Tạm biệt, bịt kẹo, con vịt.
 - Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
+Mục tiêu:
+Cách tiến hành: Giới thiệu trực tiếp: Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới: uôt, ươt – Ghi bảng
Dạy vần:
+Mục tiêu: Nhận biết được: uôt, ươt, chuột nhắt, +Cách tiến hành:
 a. Dạy vần: uôt
 - Nhận diện vần:Vần uôt được tạo bởi: u,ô và t
 GV đọc mẫu
 - Gọi hs phát âm vần:
 - Cho hs ghép vần: uôt
 - So sánh: vần uôt và ôt
 -Từ vần uôt để có tiếng chuột ta thêm gì?
 - Đọc tiếng khoá và từ khoá: chuột, chuột nhắt
- Đọc lại sơ đồ: uôt
 chuột
 chuột nhắt 
 b. Dạy vần ươt: ( Qui trình tương tự)
 ươt
 lướt
 lướt ván
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
- Hướng dẫn viết bảng con:
+Viết mẫu ( Hướng dẫn cách đặt bút, lưu ý nét nối)
- Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 trắng muốt vượt lên
 tuốt lúa ẩm ướt
Tiết 2:
 a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
 b. Đọc đoạn thơ ứng dụng: 
 “Con mèo mà trèo cây cau
 Mua mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo” 
 c. Đọc SGK:
 d. Luyện viết:
 e. Luyện nói:
 +Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Chơi cầu trượt”.
 + Cách tiến hành: Hỏi:
 - Quan sát tranh, em thấy nét mặt của bạn như thế nào?
 - Khi chơi các bạn đã làm gì để không xô ngã nhau?
4. Củng cố:
 - Cho học sinh đọc lại toàn bài.
 - Tìm tiếng có vần vừa học: Lạnh buốt, cầu trượt, mượt mà.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và xem trước bài: On tập
 - Tuyên dương các em học tốt.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 -4 học sinh đọc và viết bài c ... ọc trên lớp?
 - Em hãy kể tên những bức tranh đẹp mà cô giáo đã cho em xem trong các giờ học?
 - Em thấy cách học như thế có vui không?
4. Củng cố:
 - Cho học sinh đọc lại toàn bài.
 - Tìm tiếng có vần vừa học: Cá lóc, sa mạc, gác cổng.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: ăc, âc.
 - Tuyên dương các em học tốt.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 – 4 học sinh lên bảng đọc và viết bài cũ.
- Hs ghép tranh với từ.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
+Giống: kết thúc bằng t
+Khác: oc bắt đầu bằng o
- Phân tích và ghép bìa cài: oc
Đánh vần ,đọc trơn ( c nh - đth)
- Phân tích và ghép bìa cài: sóc
- Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ 
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
- Theo dõi qui trình
Viết b.con: uôt, ươt, chuột nhắt,
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
Đọc trơn từ ứng dụng:
(c nhân - đ thanh)
Đọc (c nhân 10 em – đ thanh)
- Nhận xét tranh.
- Tìm tiếng có vần vừa học
Đọc (cánhân – đồng thanh)
- HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em
- Viết vở tập viết
- Quan sát tranh và trả lời
- Học sinh đọc lại toàn bài và tìm tiếng có vần vừa học.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn: 15/12
Ngày dạy: 22/12
 Môn: Toán
 TIẾT 71: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân; thực hành đo độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hay gián tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Thước kẻ, que tính 
 - HS: Bút chì, thứơc kẻ, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5p
30p
5p
1. Khởi động: Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Bài cũ hôm trước học bài gì? 1HS trả lời: “Độ dài đoạn thẳng”
 - Muốn so sánh độ dài 2 vật ta có thể đo bằng cách nào? ( 1-2 HS trả lời: Đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật đo trung gian: gang tay, ô vuông)
 - Gọi 1-2 HS lên bảng so sánh 2 thước kẻ có màu sắc, khác nhau.
- 2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. GV nhận xét ghi điểm.
 - Nhận xét KTBC:
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài.
 GV HD HS cách đo độ dài bằng “gang tay”, “bước chân”, “que tính”
a. Giới thiệu độ dài “gang tay”
 Gang tay là khoảng cách tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa.
b. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “gang tay”
- GV vừa nói vừa làm mẫu: Đo đọ dài một cạnh bảng.
VD: cạnh bảng dài 10 gang tay của cô.
c. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng” bước chân”.
GV nói: “hãy đo độ dài bục giảng bằng bước chân”.
Sau đó làm mẫu:
Chú ý: Bước các “bước chân” vừa phải, thoải mái không cần gắn sức. Có thể vừa bước chân vừa đếm ( không cần chụm 2 chân trước khi bước các bước tiếp theo).
KL: Mỗi người có độ dài bước chân khác nhau. Đơn vị đo bằng gang tay, bằng bước chân, sải tay  là các đơn vị đo “ chưa chuẩn” . Nghĩa là không thể đo chính xác độ dài của một vật.
 Thực hành.
Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK:
Biết đo độ dài bằng “gang tay”, bằng “bước chân”, bằng “que tính”
+Bài 1/98: HS đo độ dài bằng “gang tay”
Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay, rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả, chẳng hạn: 8 gang tay.
 - Nhận xét và cho điểm.
+Bài 2/98: HS đo độ dài bằng “bước chân”.
 - Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo.
- GV nhận xét cho điểm.
+Bài 3/98: HS đo độ dài bằng” que tính”.
GV HD: Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả đo.
-Kiểm tra và nhận xét.
+ Nếu còn thời gian có thể giới thiệu đơn vị đo là “sải tay” rồi cho HS thực hành đo độ dài bằng sải tay.
4. Củng cố:
Gọi học sinh lên bảng đo độ dài bảng lớp bằng gang tay.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và thực hành đo độ dài như hướng dẫn.
 - Chuẩn bị bài mới: “Một chục. Tia số.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS nhắc lại đề bài: “ Thực hành đo độ dài”
 - HS giơ tay lên để xác định độ dài “gang tay” của mình.
HS quan sát.
- HS thực hành đo độ dài cạnh bàn của mình bằng “gang tay”. HS đọc kết quả em vừa đo.
- 1-2 HS lên bảng đo độ dài bục giảng bằng bước chân. Rồi đọc kết quả em đo được. 
- 1HS nêu yêu cầu bài 1: “Đo độ dài bằng gang tay”.
- HS tự đo rồi đọc kết quả vừa đo.
- Học sinh đo độ dài bằng bước chân rồi nêu kết quả đo.
- Học sinh thực hành đo độ dài bằng que tính. 
- Học sinh vài em lên bảng thực hành đo đô dài bằng sải tay.
- Vài học sinh lên bảng đo độ dài bảng lớp.
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ sáu
Ngày soạn: 15/12
Ngày dạy: 23/12
 Môn: Thủ công
 Bài: GẤP CÁI VÍ ( tiết 2) 
I. Mục tiêu:
 - Biết cách gấp cái ví bằng giấy.
 - Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
 - Hs: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5P
30P
5P
1. Ổn định tổ chức.
 2. KTBC: 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:.
Hoạt động1: Nhắc lại bài tiết 1:
- Mục tiêu: Hs nắm được quá trình gấp ví.
- Cách tiến hành: Gv nhắc lại quá trình gấp ví :
+ Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
+ Bước 2: Gấp 2 mép ví.
+ Bước 3: Gấp túi ví.
- Kết luận: Nêu các quá trình để gấp ví.
Hoạt động 2: Hs thực hành.
- Mục tiêu: Hs biết cách gấp cái ví trên giấy màu.
- Cách tiến hành: 
+ Gv theo dõi, giúp đỡ khi Hs thực hành.
® Gợi ý Hs trang trí bên ngoài ví cho đẹp.
+ Hướng dẫn HS trình bày vào vở.
+ Chấm bài nhận xét.
4 . Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị một tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở để học bài “Gấp mũ ca lô”.
- Hs lắng nghe.
- 3 Hs nhắc lại.
 HS thực hành gấp ví trên giấy màu.
- Trình bày sản phẩm vào vở.
- Dọn vệ sinh lau tay.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 15/12
Ngày dạy: 23/12
 Học vần
 Ôn tập HKI
Ngày soạn: 15/12
Ngày dạy: 23/12
 Môn: Toán
 TIẾT 72: MỘT CHỤC. TIA SỐ
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết ban đầu về 1 chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị: một chục bằng mười đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phu, phiếu học tập bài 1, 2, 3.
 - HS: SGK, vở Toán, bó chục que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Bài cũ hôm trước học bài gì? -1HS trả lời: “Thực hành đo độ dài ”
 - Nêu đơn vị đo “chưa chuẩn” mà em đã học.(1HS trả lời)
 - Gọi 1-2 HS lên bảng đo độ dài cạnh bảng đen bằng gang tay. Đo độ dài bục giảng bằng bước chân.HS 
 - 2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. GV nhận xét ghi điểm.
 - Nhận xét KTBC:
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài.
Giới thiệu “Một chục, tia số”.
1. Giới thiệu “Một chục”
- GV HD xem tranh và trả lời câu hỏi:“Trên cây có bao nhiêu quả cam?” 
 GV nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục quả.
HD HS:
- GV hỏi: 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
 - GV nêu lại câu trả lời đúng của HS .
- GV hỏi : 
+ 10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?
 Ghi:10 dơn vị = 1 chục
+ 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
2. Giới thiệu “Tia số”
- GV vẽ tia số rồi giới thiệu:
- Đây là tia số. Trên tia số có điểm gốc là 0 ( được ghi số 0). Các điểm (vạch) cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm (mỗi vạch) ghi một số, theo thứ tự tăng dần. ( 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10)
- Có thể dùng tia số để minh hoạ việc so sánh các số: Số ở bên trái thì bé hơn các số ở bên phải nó; số ở bên phải lớn hơn các số ở bên trái nó.
 Thực hành:
Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK:
Nhận biết 1 chục, biết đọc và ghi số trên tia số.
+ Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HD HS làm bài
- Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
- Nhận xét và cho điểm.
 +Bài 2: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
HS làm PHT
- HD HS đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con vật đó.( Có thể lấy 10 con vật nào để vẽ bao quanh cũng được). 
- GV nhận xét cho điểm.
+Bài 3: HS làm phiếu học tập.
GV HD:Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần. 
- Kiểm tra và nhận xét.
4. Củng cố:
 - Hỏi: Một chục bằng bao nhiêu đơn vị?
 - Gọi vài học sinh đọc lại tia số.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: Mười một, mười hai
- Nhận xét tiết học.
- 2-4 hs lên bảng thực hiện đo độ dài.
- 2HS nhắc lại đề bài: “Một chục.Tia số”
- HS xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả:“Có mười quả cam.”
- HS đếm số que tính trong một bó que tính: “10 que tính”.
10 que tính còn gọi là 1 chục que tính.
- “1 chục bằng 10 đơn vị”.
HS nhắc lại: 10 đơn vị = 1chục
 1 chục = 10 đơn vị
- Học sinh hiểu được tia số số bên trái bé hơn số bên phải.
- 1HS nêu yêu cầu bài 1: “Vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn”.
- HS đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn.
- 1HS nêu yêu cầu bài 2: “ Khoanh vào 1 chục con vật( theo mẫu)”.
HS đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con vật đó.
- 1HS nêu yêu cầu bài 3: “ Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số”.
HS tự làm bài, rồi chữa bài: Đọc kết quả vừa làm được.
- HS; Một chục bằng mười đơn vị.
- Học sinh đọc tia số.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 18
I. Mục tiêu
- Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học.
- Tiếp tục nhắc nhở HS an toàn giao thông trên đường đi học.
- Nhắc nhở các em vệ sinh phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay, chân miệng.
- Nhắc nhở HS cố gắng việc ôn bài chuẩn bị cho kì KT cuối kì I.
II. Nội dung.
- Yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua về những việc làm được và chưa làm được.
- Giáo viên tổng kết lại:
- Khen những tổ làm tốt công việc của mình trong tuần.
- Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học: chưa mang đầy đủ dụng cụ khi đến lớp, đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
- Nhắc nhở lại việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS khi đến lớp. YCHS phải thực hiện cho đúng.
- Nhắc nhở HS khi tan học về phải đi lề bên phải, không được chạy giỡn với nhau.
- Nhắc nhở học sinh xem lại bài, học và ghi bài luyện chữ để chuẩn bị kiểm tra cuối kì.
- Phải biết phòng các bệnh sốt xuất huyết, và tay, chân miệng bắng cách ngủ mùng, vệ sinh thân thể
III. Phương hướng tới: 
 - Đi học đều và đầy đủ.
 - Đồng phục sạch đẹp đến lớp.
 - Không nói tục chữi thề, không giởn trong giờ học.
 - Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài.
 - Đạt nhiều điểm 10.
 - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 - Học kĩ các bài và luyện viết để có bài kiểm tra tốt
 BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2011
  Khối trưởng duyệt
. .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • doc18.doc