I. Mục tiêu:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng
-Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ.
-Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng nam châm
-Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THỨ HAI Ngày soạn: 28/02 Ngày dạy: 05/03 Môn: Tập đọc BÀN TAY MẸ I. Mục tiêu: -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng -Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ. -Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng nam châm -Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV) -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 30p 30p 5p 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra nhãn vở tự làm –chấm điểm -Viết bảng: cho hs viết bảng con các từ: quyển vở, nắn nót, ngay ngắn. - Nhận xét 3. Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Bàn tay mẹ” để thấy được công lao to lớn của mẹ b. Hướng dẫn HS luyện đọc: - GV đọc mẫu bài văn: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: -Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học - GV ghi: yêu nhất -Cho HS đọc: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng. + Phân tích tiếng nhất? GV dùng phấn gạch chân âm nh, vần ât + Cho HS đánh vần và đọc -Tương tự đối với các từ còn lại: + bàn tay + rám nắng: da bị nắng làm đen lại +xương xương: bàn tay gầy +làm việc + nấu cơm *Luyện đọc câu: -Đọc nhẩm từng câu -GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất +Cho HS đọc trơn -Tiếp tục với các câu còn lại - Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo. Lưu ý câu: Đi làm về, / mẹ lại đi chợ, / nấu cơm. // Mẹ còm tắm cho em bé/ giặt một chậu tã lót đầy// *Luyện đọc đoạn, bài: -Tiếp nối nhau đọc theo nhóm - Đọc cả bài - Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng - Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần Ôn các vần an, at: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: a) Tìm tiếng trong bài có vần an, at: Vậy vần cần ôn là vần an, at - Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần an - Cho HS phân tích tiếng “bàn” b) Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at: - Đọc mẫu trong SGK - GV cho HS chơi trò chơi: thi tìm (đúng nhanh, nhiều) + Cách thể hiện: HS ghi vào bảng con. GV ghi lên bảng lớp + Tổ nào tìm được nhiều nhất tổ đó thắng Tiết 2 4. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Tìm hiểu bài đọc: - Cho HS đọc 2 đoạn văn đầu - GV hỏi: + Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình? - Cho 1 HS đọc câu hỏi: +Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ? -GV đọc diễn cảm lại cả bài. Hướng dẫn HS cách nghỉ hơi đúng khi đọc hết mỗi dòng, mỗi câu thơ -HS đọc cả bài b) Luyện nói: (trả lời câu hỏi theo tranh) -GV nêu yêu cầu của bài tập -Cho 2 HS thực hành tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh 4 và trả lời câu hỏi. 4. Củng cố: -Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt. 5. Dặn dò: +Yêu cầu một số HS đọc chưa thật tốt về nhà đọc lại bài -Chuẩn bị bài tập đọc: Cái bống - 2, 3 HS đọc bài “Trường em” - Cả lớp viết bảng con. -Học sinh lắng nghe. -Quan sát - Yêu nhất +âm nh + ât + dấu sắc - Nhẩm theo - Mỗi nhóm 3 em, mỗi em đọc một đoạn - Cá nhân, bàn, tổ - Lớp nhận xét - Tiếng trong bài có vần an là tiếng “bàn”. -Aâm b đứng trước vần an đứng sau dấu sắc trên an. Học sinh tìm tiếng ngoài bài có vần an, at an: bàn ghế, chan hoà, đan len, đàn hát, giàn khoan, lan can, lan man, tan học, phán xét, nhan nhản, nhàn rỗi, at: vải bạt, bãi cát, trôi dạt, dát vàng, đạt được, mát mẻ, ca hát, nát, phát rẫy, nhút nhát, nạt nộ, khát nước, +Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy +Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, / các ngón tay gầy gầy / xương xương -3, 4 HS đọc -Ai nấu cơm cho bạn ăn? +Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn -Ai mua quần áo mới cho bạn? +Bố mẹ mua quần áo mới cho tôi -Ai chăm sóc khi bạn ốm? +Bố mẹ chăm sóc khi tôi ốm -Ai vui khi bạn được điểm 10? +Bố mẹ, ông bà, cả nhà vui khi tôi được điểm 10 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Môn: Đạo đức CẢM ƠN VÀ XIN LỖI I . MỤC TIÊU: - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi. - Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp. - Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi. * GDKNS: - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi trong từng trường hợp cụ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Đồ dùng để hoá trang khi chơi đóng vai . Vở BTĐĐ1 Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi ghép hoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5P 30P 5P 1. Ổn Định: hát 2. Kiểm tra bài cũ: Khi đi bộ trên đường phố hoặc nông thôn , em phải đi như thế nào cho đúng quy định ? Đi bộ đúng quy định có lợi gì ? Học sinh xung phong đọc phần ghi nhớ bài. Đến ngã 3, ngã 4 em cần nhớ điều gì? - Nhận xét bài cũ, KTCBBM. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 Mt: Học sinh nắm được nội dung, tên bài học, Giáo viên treo tranh BT1 cho học sinh quan sát trả lời câu hỏi. + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Vì sao các bạn ấy làm như vậy? Cho học sinh trả lời, nêu ý kiến bổ sung, Giáo viên kết luận: T1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà. T2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn. Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 2 Mt: Học sinh hiểu được khi nào cần nói cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi. Phân nhóm cho Học sinh thảo luận. + Tranh 1: nhóm 1, 2 + Tranh 2: nhóm 3, 4 + Tranh 3: nhóm 5, 6 + Tranh 4: nhóm 7, 8 Giáo viên nêu yêu cầu: các bạn Lan, Hưng, Vân, Tuấn cần nói gì trong mỗi trường hợp * Giáo viên kết luận:Tranh 1 ,3 cần nói lời cảm ơn vì được tặng quà sinh nhật, bạn cho mượn bút để viết bài. Tranh 2,4 cần nói lời xin lỗi vì lỡ làm rơi đồ dùng của bạn , lỡ đập vỡ lọ hoa của mẹ . Hoạt đôïng 3: Làm BT4 ( Đóng vai ) Mt:Nhận biết Xử lý trong các tình huống cầøn nói cảm ơn hay xin lỗi . - GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm Vd: Cô đếùn nhà em , cho em quà. Em bị ngã, bạn đỡ em dậy ..vv.. - Giáo viên hỏi: em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm. - Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn ? - Em cảm thấy thế nào khi nhận lời xin lỗi ? - Giáo viên chốt lại cách ứng xử của Học sinh trong các tình huống và kết luận: * Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác. 4. Củng cố: - Em vừa học bài gì? - Khi nào em nói lời cảm ơn? Khi nào em nói lời xin lỗi? - Nhận xét tiết học, tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực. 5. Dặn dò: - Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học. - Chuẩn bị bài học tiết sau. Xem BT3,5, 6 /41. Học sinh trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi nhận xét. - Học sinh quan sát trả lời . - Hùng mời Hải và Sơn ăn táo, Hải nói cảm ơn. Sơn đi học muộn nên xin lỗi cô. - Học sinh quan sát tranh , thảo luận nhóm - Cử đại diện lên trình bày - Cả lớp trao đổi bổ sung ý kiến. Học sinh thảo luận phân vai Các nhóm Học sinh lên đóng vai. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba Ngày soạn: 28/02 Ngày dạy: 06/03 Môn: Toán CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ . I. MỤC TIÊU: - Nhận biết về số lượng: biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50, nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50. -Bài tập cần làm BT2, 3, 4. II. ĐDDH: + 9 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 5 27 2 1 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: + Học sinh làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 50 – 40 ; 80 – 50 Tính nhẩm: 60 - 30 = ; 70 - 60 = + Nhận xét bài cũ 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu các số có 2 chữ số +Học sinh nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 30. -Hướng dẫn học sinh lấy 2 bó que tính và nói: “Có 2 chục que tính” -Lấy thêm 3 que tính và nói: “có 3 que tính nữa” -Giáo viên đưa lần lượt 2 bó que tính và 3 que tính rời, nói: “2 chục và 3 là hai mươi ba” -Hướng dẫn viết: 23 chỉ vào số gọi hs đọc - Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự như trên để hình thành các số từ 21 đến 30 3.2 Giới thiệu cách đọc viết số +Học sinh nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 30 đến 50 -Gi ... ................................................................................................................................................................................................................................................... THỨ SÁU Ngày soạn: 01/03 Ngày dạy: 09/03 Thủ công ( 26 ) Cắt dán hình vuông ( tiết 1 ) MỤC TIÊU: Biết cách kẻ,cắt và dán hình vuông. Kẻ,cắt ,dán được hình vuông.Có thể kẻ, cắt được hình vuôngtheo cách đơn giản. Đường cắt tương đối phẳng. Hình dán tương đối phẳng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Hình vuông mẫu bằng giấy màu trên nền giấy kẻ ô.1 tờ giấy kẻ ô kích thước lớn,bút chì,thước kéo. - HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 5 27 2 1 1. Ổn định lớp: 2. KT Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài,ghi đề. Cho hs quan sát hình vuông mẫu.Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh có bằng nhau không? Mỗi cạnh có mấy ô? Có 2 cách kẻ. 3.2 Giáo viên hướng dẫn. Ø Cách 1: Hướng dẫn kẻ hình vuông. Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô ta phải làm thế nào? Xác định điểm A, từ điểm A đếm xuống 7 ô và sang phải 7 ô ta được 2 điểm B và D.Từ điểm B đếm xuống 7 ô có điểm C. Nối BC,DC ta có hình vuông ABCD. Hướng dẫn cắt hình vuông và dán.Gv thao tác mẫu từng bước cắt và dán để học sinh quan sát. Ø Cách 2: Hướng dẫn kẻ hình vuông đơn giản. Gvhướng dẫn lấy điểm A tại 1 góc tờ giấy, từ A đếm xuống và sang phải 7 ô để xác định điểm D, B kẻ xuống và kẻ sang phải 7 ô theo dòng kẻ ô tại điểm gặp nhau của 2 đường thẳng là điểm C và được hình vuông ABCD. 3.3 : Thực hành. Học sinh lấy giấy trắng để tập đánh dấu kẻ ô và cắt thành hình vuông. Gv giúp đỡ,theo dõi những em kẻ ô còn lúng túng. 4. Củng cố: Học sinh nhắc lại cách cắt,kẻ hình vuông theo 2 cách. 5. Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau thực hành. Hát tập thể - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau,mỗi cạnh có 7 ô. - Học sinh quan sát. Học sinh lắng nghe và theo dõi các thao tác của giáo viên. - Học sinh thực hành trên giấy kẻ ô trắng vàcắt dán ở giấy nháp. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Môn: Chính tả CÁI BỐNG I. Mục tiêu: -Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10 đến 15 phút. -Điền đúng vần anh, ach; chữ ng, ngh, vào chỗ trống. -Bài tập 2, 3 SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn: - Nội dung các bài tập 2, 3 - Bảng nam châm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5P 30P 5P 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Chấm điểm một số vở của HS về nhà phải chép lại bài “Bàn tay mẹ” - Gọi 2 HS lên bảng 3. Bài mới: 2. Hướng dẫn HS nghe viết: - Cho HS đọc bài Cái Bống - Cho HS đọc thầm - GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai và viết vào bảng con: khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng, - GV đọc (mỗi dòng thơ 3 lần) GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang +Tên bài: Đếm vào 5 ô +Dòng thơ viết cách lề vở 3, 4 ô +Những tiếng đầu dòng phải viết hoa -Chữa bài +GV đọc lại bài +Đánh vần những tiếng khó +Chữa những lỗi sai -GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến -GV chấm một số vở 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Điền vần: anh hoặc ach? -GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập -Cho HS lên bảng làm -Từng HS đọc lại các tiếng đã điền -Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại -Bài giải: hộp bánh, túi xách tay b) Điền chữ: ng hoặc ngh -Tiến hành tương tự như trên -Bài giải: ngà voi, chú nghé 4. Củng cố : -Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp 5. Dặn dò: Về nhà viết lại những từ đã viết sai ở lớp. -Viết: nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ -2, 3 HS nhìn SGK đọc -Tự tìm ra tiếng dễ viết sai -HS tự nhẩm và viết vào bảng -HS nghe, viết vào vở -Dùng bút chì chữa bài +HS rà soát lại +Gạch chân những chữ viết sai và ghi lỗi ra lề vở -HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết -Đổi vở kiểm tra -Lớp đọc thầm yêu cầu của bài -2, 3 HS lên bảng lớp làm vào vở bằng bút chì -2, 3 HS đọc lại kết quả -Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập -Chuẩn bị bài chính tả: Nhà bà ngoại BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Môn: Kể chuyện KTGHKII Môn: Toán SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: -Biết dựa vào cấu tạo để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số. -Bài 1, bài 2 (a,b), bài 3(a, b), bài 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: -Sử dụng bộ đồ dùng học Toán lớp 1 -Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và các que tính rời (có thể dùng hình vẽ trong bài tập) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5P 30P 5p 1. ổn định lớp. 2. KTBC: GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các số: 20 đến 29. 3. Bài mới: Giới thiệu 62 < 65 GV hướng dẫn HS: - Cho HS quan sát hình vẽ trong bài học (hoặc dùng que tính) để dựa vào trực quan mà nhận ra: +62 có 6 chục và 7 đơn vị +65 có 6 chục và 5 đơn vị 62 và 65 cùng có 6 chục, mà 2 < 5 nên 62 < 65 (đọc là 62 bé hơn 65) -GV tập cho HS nhận biết: 62 62 - Cho HS tự đặt dấu vào chỗ chấm: 42 44 ; 76 71 2. Giới thiệu 63 > 58 - Cho HS quan sát hình vẽ trong bài học (hoặc dùng que tính) để dựa vào trực quan mà nhận ra: +63 có 6 chục và 3 đơn vị +58 có 5 chục và 8 đơn vị 63 và 58 cùng có số chục khác nhau: 6 chục lớn hơn 5 chục (60 > 50) nên 63 > 58 (đọc là 63 lớn hơn 58) -GV tập cho HS nhận biết: 63 > 58 nên 58 < 63 -Cho HS tự đặt dấu vào chỗ chấm: 24 28 ; 39 70 3. Thực hành: Bài 1: -Cho HS nêu yêu cầu bài -Cho HS tự làm bài. Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài -Cho HS tự làm bài Bài 3: Tương tự bài 2 -Cho HS nêu yêu cầu bài -Cho HS tự làm bài Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu bài -Cho HS tự làm bài Kết quả: a) Từ bé đến lớn: 38, 64, 72 b) Từ lớn đến bé: 72, 64, 38 4. Củng cố: Tuyên dương các học sinh học tốt. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài 101: Luyện tập - Quan sát - Thực hành -Quan sát -Thực hành -Điền dấu > , < , = -Làm và chữa bài 34 < 38 37 = 37 36 > 30 25 < 30 -Khoanh tròn vào số lớn nhất: a/80 c/ 91 b/97 d/ 45 -Cho HS làm và chữa bài -Khoanh tròn vào số bé nhất -Xếp các số theo thứ tự -HS phải tự so sánh để thấy số bé nhất, số lớn nhất, từ đó xếp thứ tự các số theo đề tài BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... SINH HOẠT LỚP TUẦN 26 I. Mục tiêu - Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học. - Tiếp tục nhắc nhở HS an tồn giao thơng trên đường đi học. - Tiếp tục nhắc nhở hs nội quy trường, lớp, nhắc nhở các em vắng học thường xuyên. - Khuyến khích các em học tập. II. Nội dung. - Yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua về những việc làm được và chưa làm được. - Giáo viên tổng kết lại: - Khen những tổ làm tốt. phê bình tổ chưa tốt cơng việc của mình trong tuần. - Nhắc nhở lại việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS khi đến lớp. - Nhắc nhở HS khi tan học về phải đi lề bên phải, khơng được chạy giỡn với nhau. - Biết giữ vệ sinh ở lớp, ở trường cũng như ở nhà. -Thực hiện thêm khẩu hiệu “Mắt thấy rác, tay nhặt ngay”. - Phê bình các em thường xuyên vắng học. III. Phương hướng tới: - Đi học đều và đầy đủ. - Đồng phục sạch đẹp đến lớp. - Khơng giởn trong giờ học. - Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài. Đạt nhiều điểm 10. - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định. - Thực hiện tốt an tồn giao thơng. BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2012 Khối trưởng duyệt . . . . Huỳnh Trần Phương Thảo
Tài liệu đính kèm: