Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 3

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 3

I/ Mục tiêu:

- Đọc được : l, h, lê, hè ; từ và câu ứng dụng

- Viết được : l, h, lê, hè (viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một).

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : lele

 HS khá giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từn ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK ; viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Học vần
 Bài 8: l, h 
I/ Mục tiêu:
Đọc được : l, h, lê, hè ; từ và câu ứng dụng
Viết được : l, h, lê, hè (viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một).
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : lele
 HS khá giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từn ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK ; viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một
II/ ĐDDH :
 Tranh minh hoạ các từ khoá : lê, hè
 Tranh minh hoạ câu ưng dụng, luyện nói.
III/ Các HĐ dạy-học:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
5
30
30
5p
1. Ổn định:
2. KTBC: Chia lớp 3 nhóm viết vào bảng con : ê, bê, v, ve
- 2 học sinh đọc câu ứng dụng (SGK)
3. Dạy bài mới:
1/ GTB: Cho học sinh quan sát tranh, trã lời câu hỏi : Các tranh này vẽ gì ?
- GV viết lên bảng : lê, hè.
- Hỏi : Trong tiêng lê, he chữ nào đã học rồi ?
- GV viết lên bảng : l, h
- HS đọc theo GV : ê-lê, h-hè.
2/ Dạy chữ ghi âm:
* ê:
a. Nhận viện chữ :
- Chữ e in có một nét số thẳng, chữ e viết thường có khuyết trên viết liền với nét móc ngược
- So sánh chữ e với b
Giống nhau : đều có nét khuyết trên
Khác nhau : chữ e không có nét thắt cuối chữ.
b. Phát am đánh vần :
- GV phát âm mẫu
- Cho học phát âm nhiều lần
- Ghép tiếng và đánh vần tiếng lê
- Cho học sinh ghép chữ lê
- GV viết lên bảng lê và đọc lê
- Vị trí của âm trong lê
- GV đánh vần : lờ - ê- lê
- cho học sinh đánh vần.
c/ HD học sinh viêt :
- GV viết mẫu, nêu qui trình viết
- Cho học sinh viết lên không trung, rồi mới viết vào bảng con ê, lê
* h (qui trình tương tự)
1. Chữ h gồm nét khuyết trên, nét móc hai đầu.
2. So sánh h với l
Giống nhau : cùng nét khuyết trên
Khác nhau : có nét móc hai đầu.
d/ Đọc tiếng ứng dụng :
- GV viết lên bảng, cho một HS đọc
- GV đọc mẫu.
3. Luyện tập : (Tiết 2)
a/ Luyện đọc:
- Cho HS đọc lại bài học ở tiết 1.
+ Đọc câu ứng dụng :
 Cho học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi :
 Tranh vẽ gì ?
 GV đọc mẩu câu ứng dụng.
 Cho học sinh đọc câu ứng dụng
b/ Luyện viết :
- Cho học sinh viết vào vở tập viết : l, h, lê, hè
c/ Luyện nói :
- Cho học sinh đọc tên bài luyện nói : le le
- Cho học sinh quan sát và nói theo câu hỏi gợi ý:
 Những con vật trong tranh đang làm gì ?
4. Củng cố :
- Cho học sinh đọc lại bài học, đọc trong (SGK)
5. Dặn dò : 
HS về nhà học lại bài.
Chuẩn bị bài sau : Bài 9
Các nhóm làm việc theo yêu cầu
1 hs đọc câu ứng dụng
- HS quan sát tranh
- ê, e
Học sinh nhận diện được chữ e
Học sinh so sánh
- HS đọc đồng thanh
l-lê
- HS đánh vần tiếng lê.
- HS viết vào bảng con l, lê
- HS viết tiêng ứng dụng.
- HS viết vào vở Tập viết.
HS khá giỏi trả lời
Học sinh đọc lại bài và tìm tiếng có vần vừa học
Tiết 3
Môn : Đạo đức
 Gọn gàng sạch sẽ
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch, sẽ.
- Biết phân biệt giữa ăn mặt gọn gàng sach sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.
II. ĐDDH : Vở bài tập Đạo đức 1
 Bài hát Rửa mặt đi mèo, bút chì, lượt chải đầu
III. Các HĐ dạy- học
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
5p
30p
5p
1. Ôn định lớp
2. KTBC : em là học sinh lớp 1
3. Dạy bài mới :
1/ GTB: GV ghi tựa bài lên bảng
2/ HĐ1:
a. YC học sinh tìm và nêu tên bạn nào trong lớp hôm nay có đầu tóc, quần gọn gàng sạch sẽ.
b. HS nêu tên và bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ lên trước lớp.
c. HS nhận xét về quần áo đầu tóc của các bạn
3/ HĐ2 : Cho học sinh làm bài tập 1
a. GV giải thích yêu cầu bài tập.
b. HS làm việc cá nhân
c. Cho HS lên trình bày.
 Áo bẩn : giặt sạch
 Áo rách : đưa mẹ vá lại
 Cài nút áo lệch : cài lại ngay ngắn.
 Quần ống thấp ống cao : sữa lại ống.
 Dây giày không buộc : thất lại dây giày
 Đầu tóc bù sù : chải lại tóc.
4/ HĐ3: HS làm bài tập 2
a. Yêu cầu HS chọn bộ quần áo đi học phù hợp, cho bạn nam và một bạn nữ, rồi nối bộ quần áo đã chọn với bạn nam hoặc bạn nũ trong tranh.
b. Cho HS làm bài tập
c. Một số học sinh lên trình bày sự lựa chọn của mình
4/ Củng cố :
Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn sạch sẽ gọn gàng.
Không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi, xội xệch đến lớp
5. Dặn dò :
 HS chuẩn bị bài sau : (tiếp theo).
Nhận xét tiết học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 3
 Môn : Thể dục
 Đội hình đội ngũ-Trò chơi
I. Mục tiêu :
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc.
- Biết đứng vào hàng dọc và dóng với bạn đứng trước cho thẳng (có thể vẩn còn chậm)
- Khi đứng nghiêm, người đứng thẳng tự nhiên là được.
II.Đia điểm, phương tiện :
 Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
 GV chuẩn bị một còi.
III. Các HĐ dạy-học
TG
Nội dung
Phương pháp-Tổ chức
9
12
9
I. Ổn định lớp học
II. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của bài học.
- Đứng tại chổ vổ tay hát
- Giậm chân tại chổ, đếm theo nhịp 1-2
III. Phần cơ bản :
- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng : 2-3 lần
- Tư thế đưng nghiêm : 2-3 lần
 Xen kẽ giữa các lần hô “nghiêm.!” GV (tạm thời ) hô “thôi” ! để học sinh đứng bình thường.
- Tư thế đứng thẳng 2-3 lần
 Như hướng dẩn đứng nghiêm
- Tập phối hợp : Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đưng nghiem, đứng nghỉ : 2 lần
 GV cho HS giải tán, sau đó hô khẩu lệnh tập hợp, dóng hàng đứng nghiem, đứng nghỉ.
 Nhận xét rồi cho học sinh giải tán để tập lần 2.
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
V. Phần kết thúc
- Giậm chân tại chổ
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học 
- HS tập hợp hàng dọc.
- HS đứng nghiêm, nghỉ.
 Học vần
 Bài 9 O C
I. Mục tiêu:
- Đọc được O, C, bò cỏ ; từ câu ứng dụng
- viết được : o, c, bò, cỏ
- luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : vó bè
II. ĐDDH : Tranh minh hoạ tờ khoá, câu ơngs dụng, luyện nói.
III. Các HĐ dạy-hoc
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
5
30
30p
5p
1/ Ổn định lớp học
2/ KTBC : Cho học sinh Hs đọc và viết ở bảng con : l-lê, h-he.
- Gọi một sinh đọc câu ứng dụng : (SGK) ve ve ve, hè về
3. Dạy bài mới :
 GTB : Cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi : tranh vẽ gì ?
- GV ghi lên bảng : bò, cỏ
- hỏi : bò, cỏ, có âm dấu thanh gì đã học ?
- vậy ta học âm mới O, C 
- HS đọc theo GV : o-bò, c=cỏ
Dạy chữ ghi âm :
* O :
a/ Nhận viện chữ :
 Cấu tạo chữ o gồm một nét cong kín.
- GV hỏi : Chỡ này giống vật gì ?
b/ Phát âm đánh vần tiếng :
Phát âm
- GV đọc mẩu
- Cho HS đọc đồng thanh
Đánh vần:
 - Cho học sinh tìm con chữ b trong bộ chữ và dấu huyền để ghép với o thành tiếng bò.
 -GV viết lên bảng: bò và đọc bò.
-Vị trí của tiếng bò, âm nào đứng trước, âm nào đứng sau, dấu huyền đặt ở đâu?
-GV hướng dẫn HS đánh vần: bờ-o- bo- huyền- bò
c/ Hướng dẫn viết:
 GV viết mẫu, nêu qui trình viết.
 -Cho HS viết lên không trung, rồi viết vào bảng con: o, bò 
*C (Qui trình tương tự)
 1- Chữ c gồm nét cong hở phải
 2-So sánh: c với o
 Giống nhau: cùng là nét cong
 Khác nhau: c có nét cong hở phải, o có nét cong kín.
 d/ Đọc câu ứng dụng:
 -Cho HS đọc: bò, bó, bõ, bỏ, bọ
 Tiết 2
 3/ Luyện tập:
 a/ Luyện đọc:
 -Cho HS đọc lại bài học.
 +Đọc câu ứng dụng:
 Cho HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
 Bức tranh vẽ gì?
 Cho HS đọc câu ứng dụng.
 b/ luyện viết:
 -Cho HS viết vào vở tập viết o, c bò, cỏ.
 c/ Luyện nói:
 -Cho HS đọc tên bài luyện nói:vó bè
 -Cho HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:
 Tranh vẽ gì?
 4/ Củng cố;
 Cho HS đọc lại bài học, đọc SGK
 5/ Dặn dò:
 HS về nhà học bài
Chuẩn bị bài sau: Bài 10
- học sinh quan sát tranh
 (b,)
- HS đọc : o-bò
 c-cỏ
HS đánh vần tiếng bò
HS viết vào bảng con
HS đọc tiếng ứng dụng
HS đọc lại bài học
 Môn: Toán	
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Nhận biết các số trong phạm vi 5; biết đọc viết, đếm các số trong phạm vi 5.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bộ đồ dùng dạy học toán 1.
II/ Các hoạt động dạy- học:
TG
GV
HS
5
30
5p
I/ Ổn định:
II/ KTBC: Cho HS viết lại các số 1, 2, 3, 4, 5 ở bảng con
Đọc đếm các trong phạm vi 5
III/ Dạy bài mới:
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: viết số vào ô trống (5 phút)
 Cả lớp làm vào SGK
Bài 2: (Tương tự như bài 1)
Bài 3: viết số vào ô trống (5 phút)
 HS yếu: cột 1
 HS TB, khá, giỏi: làm cả bài
HS làm bài GV xuống lớp
+Trò chơi: Thi đua nhận biết thứ tự các số:
GV đặt các bìa trên mỗi bìa ghi sẵn 1, 2, 3, 4, 5 đặt theo thứ tự tì ý.
Gọi 5 HS lên, mỗi HS lấy 1 tờ bìa đó rồi các em xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
4/ Củng cố:
 HS viết được các số từ 1 đến 5
 Biết đêm xuôi đếm ngược
 Nhìn tranh viết ra được số
5/Dặn dò: 
HS về nhà viết lại các số từ 1 đến 5, làm bài tập 4
Chuẩn bị bài sau:Bé hơn. Dâu “<”
HS làm bài tập 1, 2, 3
HS thực hiện trò chơi
Tiết 3
Môn:Tự nhiên và xã hội
Nhận biết các vật xung quanh
I/ Mục tiêu:
Hiểu được mắt, tai, mũi, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết các vật xung quanh
Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
II/ ĐDDH:
Các hình trong bài 3 SGK
III/ Các Hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của gv 
Hoạt động của HS
5p
30p
5p
1/ Ổn định:
2/ KTBC: Chúng ta đang lớn
3/ Bài mới:
1-HĐ 1: Quan sát hình SGK
-Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh.
Bước 1: chia nhóm 2 HS
GV hướng dẫn: Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn nhẵn hay sằn sùi cuả các vật xung quanh mà các em đã nhìn thấy trong hình SGK
.HS từng cặp quan sát và nói với nhau về các vật có trong hình.
Bước 2: Một số HS chỉ và nói về từng vật trước lớp ( hình dáng, màu sắc và các đặt điểm khác như nóng, lạnh, nhẵn, bóng sằn sùi, mùi vị) các em khác bổ sung.
2-HĐ 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ:
- Mục tiêu biết vai trò của các giác quaan trong việc nhận biết thế giới xung quanh
Bước 1: Đặt câu để thảo luận trong nhóm.
Nhờ đâu ta biết được màu săc của một vật?
Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?
Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?
Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn?
Nhờ đâu bạn biết được một vật là cứng, mềm, sằn sùi, mịn màng, trơn nhẵn, nóng lạnh.
Nhờ đâu bạn biết được tiếng chim, tiếng chó sủa?
Bước 2: GVcho HS đứng lên trước lớp để nêu một số trong những câu hỏi các em đã hỏi nhau khi làm việc theo nhóm.
Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bỉ hỏng?
4/ Củng cố:
 Nhờ các bộ phận nào giúp chúng ta nhận biết được cac vật xung quanh?
5/ Dặn dò: 
HS chuẩn bị bài sau:Bảo vệ tai mắt
HS quan sát hình SGK
HS thảo luận nhóm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 10
Môn:Toán
 Bé hơn. Dấu “ < “
 I/ Mục tiêu:
 Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn và dấu < để so sánh các số.
 II/ Đồ dùng dạy học :
 - Các nhóm đồ vật, mô hình phục vụ cho dạy học về quan hệ bé hơn.
 - Các tấm bìa ghi từng số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu <
 III/ Các hoạt động dạy học :
TG
 HĐ CỦA GV
 HĐ CỦA HS
5p
30p
5p
1/Ổn định
2/ KTCB : Cho hs viết bảng con : 1, 2, 3, 4, 5
3/ Dạy bài mới :
 1/ GTB : GV ghi tựa bài lên bảng.
 2/ Nhận biết quan hệ bé hơn :
HD cho quan sát và nhận xét để nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó.
Chẳng hạn : Cho hs xem tranh bài học trả lời câu hỏi :
 Đối với tranh thứ nhất : Bên trái có mấy ô tô ? Bên phải có mấy ô tô ?
 Một ô tô ít hơn hai ô tô không ?
Cho vài hs nhắc lại : Một ô tô ít hơn hai ô tô.
Đối với hình vẽ ngay dưới tranh ở bên trái : ( tương tự như trên)
Cuối cùng hs nhắc lại được “ 1 hình vuông ít hơn hai hình vuông”
1 ô tô ít hơn 2 ô tô.
1 hv ít hơn 2 hv
Ta nói : Một bé hơn hai và viết như sau :
 1 < 2
- GV viết lên bảng : 1 < 2
 Dấu “ < “ : đọc là bé hơn.
Cho hs đọc 1 < 2
 Làm tương tự đối với tranh bên phải để cuối cùng hs nhìn vào 2 < 3 : đọc là hai bé hơn ba.
GV viết lên bảng :
1<3, 2<5, 3<4, 4<5, rồi gọi hs nhắc lại.
*Lưu ý : Đầu nhọn chỉ vào dấu bé.
3/ Thực hành :
 Bài 1 : Viết dấu bé (3 phút)
 Cả lớp làm bài
 Bài 2 : Viết theo mẫu (3 phút)
 HS yếu: Cột 1
 HS TB, khá, giỏi: làm cả bài 
 Bài 3 : ( tương tự như bài 2)
 Bài 4 : Viết dấu< vào ô trống theo mẫu (4 phút)
 HS: cột 1
 HS TB: cột 1,2
 HS khá giỏi: làm cả bài
-HS làm bài GV xuống lớp.
4 / Củng cố:
Cho HS đọc lại 1< 2; 2 <3;
5/ Dặn dò :
HS về nhà học bài.Làm bài 5
Chuẩn bị bài sau : Lớn hơn. Dấu “>”
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
Một ô tô ít hơn hai ô tô.
- HS đọc một bé hơn hai (1<2)
Môn : Học vần
Bài 10: Ô,Ơ
I/Mục tiêu: 
Đọc được:ô,ơ, cô, cờ từ và câu ứng dụng.
Viết được: ô, ơ, cô, cờ.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bờ hồ
II/ĐDDH:
Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng, luyện nói.
III/Các hoạt động dạy - học
TG
GV
HS
5
30
30p
5p
1/ Ổn đinh:
2/ KTBC
Cho HS viết bảng con: o,c,bò, cỏ
1 HS đọc câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ
3/ Bài mới: 
a- GTB: Cho HS xem tranh.
GV rút các chữ mới của bài
GV ghi lên bảng:
ô, cô
ơ,cờ
Cho HS đọc theo GV ô-cô; ơ-cờ
b- Dạy chữ ghi âm:
* Ô:
1- Nhận diễn chữ:
Cấu tạo chữ ô gồm chữ o vả thêm dấu mũ.
So sánh: ô với o
 Giống nhau: có âm o
 Khác nhau: ô có thêm dấu mũ
 Cho HS lấy chữ o trong bộ chữ để ghép lại.
2- Phát âm:
GV phát âm mẫu
HS phát âm
GV viết lên bảng: cô
HS đọc theo GV: cô
Vị trí 2 con chữ trong cô (c đứng trước ô đứng sau)
Đánh vần:
Cờ -ô cô
Cho hs đánh vần.
3- HDHS viết:
GV viết mẫu nêu qui trình viết
Ch HS viết lên không trung, rồi viết vào bảng con: ô, cô
* Ơ: ( Qui trình tương tự)
1- Chữ ơ gồm chữ o và một nét râu ở trên đầu.
2- So sánh: ơ và ô giống và khác nhau.
- Đọc tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: hồ, hổ, bờ, bỡ, bở
 Cho HS đọc, GVđọc mẫu.
Tiết 2:
c- Luyện tập:
Luyện đọc: HS đọc lại bài ở tiết 1
Đọc câu ứng dụng.
Luyện viết:
Cho HS viết vào vở tập viết: ô, ơ, cô, cờ
Luyện nói: 
Cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
4/ Củng cố: 
HS đọc lại bài học, đọc SGK
5/ Dặn dò: 
HS về nhà học bài.
Chuẩn bị bài sau: Bài 11
HS quan sát tranh
HS nhận diện chữ
HS gắn bảng
HS phát âm
HS đánh vần tiếng cô
HS viết vào bảng con: ô, cô
Đọc lại bài ở tiết 1
HS viết vào vở tập viết
HS trả lởi câu hỏi
Tiết 3
Môn: Mĩ thuật
Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
A- Mục tiêu:
- Nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, xanh lam.
-Biết chọn màu , vẽ màu vào hình vẽ đơn giản, tô được màu kín hình.
-Thích vẽ đep của bức tranh khi được tô màu
 HS khá, giỏi:Cảm nhận được vẻ đẹp cảm nhận được bức tranh khi được tô màu.

Tài liệu đính kèm:

  • doc3.doc