Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 31

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 31

I. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 - Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đinhững bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

 - Trả lời câu hỏi 1 (sgk).

II. Đồ dùng dạy- học:

- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói;

- Bộ chữ HVTH (HS)

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai
Ngày soạn: 02/04
Ngày dạy: 09/04 Môn: Tập đọc
 NGƯỠNG CỬA
I. Mục đích yêu cầu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đinhững bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.
 - Trả lời câu hỏi 1 (sgk).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói;
- Bộ chữ HVTH (HS) 
III. Các hoạt động dạy- học:
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
30p
5p
1. ổn định lớp
 2. KTBC: 
- Cho HS đọc đoạn 1 bài “Người bạn tốt” và trả lời câu hỏi:
+ Ai đã giúp Hà khi bạn bị gãy bút chì?
 - Nhận xét
3. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 Nhà kiểu cổ có ngưỡng cửa. Ngưỡng cửa là phần dưới của khung cửa ra vào. Có một bài thơ nói về cái ngưỡng cửa rất thân thiết và gần gũi với con người. Các em hãy đọc bài thơ.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài:
 GV đọc với giọng đọc thiết tha, triều mến
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
- Luyện đọc các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào.
+Cho HS ghép từ: ngưỡng, quen, vòng
*Luyện đọc câu:
- Luyện đọc từng dòng thơ theo cách đọc nối tiếp
* Luyện đọc đoạn, bài: 
- Luyện đọc từng khổ thơ 
- Thi đọc trơn các khổ thơ
- Lớp đọc đồng thanh cả bài
 3. Ôn các vần ăt, ăc: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần ăt:
Vậy vần cần ôn là vần ăt, ăc
b) Cho cả lớp thi nói câu có vần ăt hoặc ăc
- Cho HS nhìn tranh trong SGK nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc
+Mẹ dắt bé đi chơi
+Chị biểu diễn lắc vòng
+Mẹ dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa
Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc:
- Cho HS đọc khổ1, trả lời câu hỏi:
+Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa
-Cho HS đọc khổ 2, trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
-Cho HS đọc cả bài thơ
b) Luyện nói theo nội dung bài: 
-Nhìn tranh trong SGK phần tập nói, hỏi và trả lời 
-Gợi ý lời kể dựa theo tranh:
+Bước qua ngưỡng cửa, bạn Ngà đi đến trường
+Từ ngưỡng cửa, bạn Hà ra gặp bạn
+Từ ngưỡng cửa bạn Nam đi đá bóng 4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng khổ thơ mà em thích
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Kể cho bé nghe”
-2, 3 HS đọc 
-Quan sát
+Dùng bộ chữ để ghép
- Từng HS đọc
- 2 HS
- Thi đua giữa các tổ, bàn
- dắt- phân tích
-3 HS
-Vài HS
+Mẹ
+Đi tới trường và đi xa hơn nữa.
-Thực hiện theo nhóm
-Từng nhóm hỏi nhau: Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình, bạn đi những đâu?
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Đạo đức
 BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI 
 CÔNG CỘNG (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
 - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
 - Yêu thiên nhiên biết gần giũ thiên nhiên.
 - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
*kĩ năng sống:
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi cơng cộng.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi cơng cộng.
*Phương pháp
- Thảo luận nhĩm
- Động não
- Xử lí tình huống 
* Bảo vệ mơi trường
- Yêu quý và gần gũi thiên nhiên, yêu thích các lồi cây và các lồi hoa.
- Khơng đồng tình vơi các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi cơng cộng.
- Thái độ ứng xử thân thiện với mơi trường qua bảo vệ cây và hoa. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Vở bài tập Đạo đức 1
-Bài hát “Ra chơi vườn hoa” (Nhạc và lời: Văn Tấn)
-Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
3
0p
5p
1. ổn định lớp.
2. KTBC:
-GV giải thích và yêu cầu bài tập 3
-GV mời một số HS trình bày
GV kết luận:
 Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
*Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
GV kết luận:
 Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành
* Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.
-Hướng dẫn HS thảo luận:
+Nhận bảo vệ, chăm sóc cây và hoa ở đâu?
+Vào thời gian nào?
+Bằng những việc làm cụ thể nào?
+Ai phụ trách từng việc?
GV kết luận:
 Môi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa
* Hoạt động 4: 
-HS cùng giáo viên đọc đoạn thơ trong vở bài tập:
4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Ôn tập cuối năm.
-HS làm bài tập.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung
-HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai
-Các nhóm lên đóng vai
-Cả lớp nhận xét, bổ sung
-Từng tổ học sinh thảo luận:
-Đại diện các tổ lên đăng kí và trình bày kế hoạch hành động của mình
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
“Cây xanh cho bóng mát
Hoa cho sắc, cho hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ.”	
-HS hát bài “ Ra chơi vườn hoa”
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ ba
Ngày soạn: 02/04
Ngày dạy: 10/04 Môn: Toán
 	 LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
-Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu biết nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
II. Đồ dùng dạy –học:
 -Bảng con, Vở bài tập toán, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp
2. KTBC:
Cho hs làm bài tập 3.
3. Bài mới:
Cho HS thực hành:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
-Cho HS làm bài
-Yêu cầu HS:
+Làm tính cộng:
+Làm tính trừ:
 Rồi so sánh các số tìm được để bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép tính cộng và trừ
-Lưu ý: Kiểm tra cách đặt tính của HS
Bài 2: Viết phép tính thích hợp
-GV hướng dẫn 
Bài 3: Điền dấu >, <, =
-Cho HS nêu yêu cầu bài
-Cho HS tự làm bài
-Cho HS chữa bài
Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S
-Cho HS nêu yêu cầu của bài toán
-Cho HS làm bài
-Chữa bài
-Lưu ý: Kĩ năng tính nhẩm của HS
4. Củng cố:
Tuyên dương các em làm bài tốt.
5. Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài 118: Đồng hồ – Thời gian
 -Tự làm và chữa bài
34 + 42= 76 và 42 + 34= 76
76 – 42= 34 và 76 – 34= 42
-HS thực hiện theo từng bước
+Quan sát mô hình trong sách
+Lựa chọn các số tương ứng với từng phép tính đã cho
-Tương ứng với phép cộng:
42 + 34 = 76 34 + 42 = 76
- Tương ứng với phép trừ:
76 – 42 = 34 76 – 34 = 42
-HS thực hiện theo các bước:
+Thực hiện phép tính ở vế trái, ở vế phải
+So sánh hai số tìm được rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
-Tự làm bài
-Giải thích vì sao viết S vào ô trống
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Tự nhiên xã hội
 THỰC HÀNH: QUAN SÁT BẦU TRỜI
I. Mục tiêu:
-Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bút màu, giấy vẽ (Vở bài tập TN – XH 1 bài 31)
III. Hoạt động dạy – hoc:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. KTBC:
3.Bài mới
Giới thiệu bài: 
 Hôm nay chúng ta sẽ thực hành quan sát bầu trời.
Hoạt động 1: Quan sát bầu trời
- Mục tiêu: HS biết quan sát, nhận xét và biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây
-Cách tiến hành:
*Bước 1:
-GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát
+Quan sát bầu trời: 
-Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy Mặt Trời và những khoảng trời xanh không?
-Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
-Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
+Quan sát cảnh vật xung quanh: 
-Sân trường, cây cối, mọi vật  lúc này khô ráo hay ướt át?
-Em có trông thấy ánh nắng vàng (hoặc những giọt mưa rơi) không?
*Bước 2:
-GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em thực hành quan sát theo yêu cầu trên. (Cho HS đứng dưới bóng mát nếu trời nắng, Cho HS đứng ngoài hành lang hay dưới hiên để quan sát nếu trời mưa) GV lần lượt nêu từng câu hỏi trên và chỉ định một số HS trả lời dựa theo những gì các em đã quan sát được
*Bước 3:
-Sau khi học sinh thực hành quan sát, GV cho HS vào lớp thảo luận câu hỏi: 
+Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì?
Kết luận:
-Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa 
Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh
-Mục tiêu: HS biết dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh
-Cách tiến hành: 
*Bước 1:
 Các em lấy giấy (vở bài tập) và bút màu đã đem theo để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. (GV khuyến khích HS vẽ theo cảm thụ và trí tưởng tượng của mình)
*Bước 2:
-Sau khi HS vẽ xong, GV yêu cầu các em giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh
-GV sẽ chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp
4. Củng cố:
Gọi 1 hs mô tả lại bầu trời trước lớp.
5. Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 32 “Gió”
-Ra sân và quan sát bầu trời theo gợi ý của GV
-Vào lớp và thảo luận theo câu hỏi gợi ý
-Thự ... của kim ngắn.
-Hs tự làm các hình vẽ va ghi vào SGK 
-Vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước
Nối tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng
Vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước.
- Hs tự làm bài
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ sáu
Ngày soạn: 04/04
Ngày dạy: 13/04 Môn: Thủ công
 CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (2 tiết)
I. Mục tiêu:
-HS biết cách cắt các nan giấy
-Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
-Dán được các nan giấy thành hình đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
-Mẫu các nan giấy và hàng rào
-1 tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì
2. Học sinh:
-Giấy màu có kẻ ô
-Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán
-Vở thủ công
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định tổ chức.
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới
 1.Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
-GV cho HS quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào (H1)
-GV định hướng cho HS thấy: cạnh của các nan giấy là những dòng thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy. GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét:
+Số nan đứng? Số nan ngang?
+Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô?
2.Giáo viên hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy 
-GV thao tác các bước chậm để HS quan sát.
-Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau. GV hướng dẫn kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô rộng 1 ô) và 2 nan ngang (dài 9 ô rộng 1 ô) theo kích thước yêu cầu.
-Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy (H2).
 3. Học sinh thực hành kẻ, cắt nan giấy
-Cắt các nan giấy thực hiện theo các bước: 
-Trong lúc HS thực hiện bài làm, GV quan sát, giúp đỡ HS yếu hoàn thành nhiệm vụ.
4. Nhận xét:
Nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị tiết sau Thực hành.
Nhận xét tiết học.
-Quan sát
+4 nan - 2 nan
+1 ô – 2ô
-Quan sát theo từng thao tác của GV
-HS thực hiện theo các bước:
+Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 6 ô theo đường kẻ của tờ giấy màu làm nan đứng.
+Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 9 ô làm nan ngang.
+Thực hành cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấy màu
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Chính tả
 KỂ CHO BÉ NGHE
I. Mục đích yêu cầu:
-Nghe- viết chính xác 8 dòng đầu của bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10 đến 15 phút.
-Điền đúng vần ươc hoặc ươt, điền chữ ng hoặc ngh vào chỗ trống.
-Bài tập 2, 3 SGK.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Bảng phụ viết sẵn các bài tập
-Bảng nam châm
III. Các hoạt động dạy- học:
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS viết bảng:
Nhận xét
3. Bài mới : viết chính tả:
-GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 3 ô
+Viết hoa chữ đầu câu
 -GV đọc cho HS viết vào vở
+GV đọc dòng đầu, chờ HS viết xong mới đọc tiếp
-Chữa bài
+GV đọc lại thong thả bài chính tả
+Đánh vần những tiếng khó
-GV chấm một số vở
 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền vần ươc hoặc ươt?
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
-Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: 
+Mái tóc rất mượt
+Dùng thước đo vải
b) Điền chữ: ng hay ngh?
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: Ngày mới đi học, Cao Bá Quát viết chữ xấu như gà bới. Sau nhờ kiên trì luyện tập ngày đêm quên cả nghỉ ngơi, ông đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp
4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
5. Dặn dò: 
Về nhà chép lại sạch, đẹp bài thơ (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
-Chuẩn bị bài chính tả: “Hồ Gươm
-Viết: buổi đầu tiên, con đường 
-HS nghe - chép vào vở
-Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+HS ghi lỗi ra lề
+Ghi số lỗi ra đầu vở
-Đổi vở kiểm tra
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
-4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Lớp nhận xét
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Kể chuyện
 DÊ CON NGHE LỜI MẸ
I. Mục đích yêu cầu:
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại tiu nghỉu bỏ đi.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phóng to tranh minh hoạ câu chuyện Dê con nghe lời mẹ trong SGK - 
-Chuẩn bị mặt nạ Dê mẹ, Dê con, Sói
III. Các hoạt động dạy- học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS kể lại câu chuyện “Sói và Sóc” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Một con Sói muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không? Các em hãy theo dõi câu chuyện sau để trả lời câu hỏi đó.
 Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
-Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
-Kể lần 2: kết hợp với dùng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ được các chi tiết 
Nội dung:
 1.Sắp đi kiếm cỏ, Dê mẹ dặn các con:
-Mẹ đi vắng, các con phải đóng chặt cửa. Ai lạ gọi cửa, các con không được mở.
 Khi trở về, Dê mẹ cất tiếng hát và gõ cửa:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú
 Dê con mở cửa toan mẹ vào. Chúng bú mẹ no nê. Thế rồi Dê mẹ lại đi
2. Một con Sói đứng rình đã lâu. Đợi Dê mẹ đi rồi, nó rón rén đến trước cửa, vừa gõ cửa vừa giả giọng Dê mẹ hát bài hát mà nó vừa nghe lỏm:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú
 Bầy dê lắng nghe tiếng hát. Chúng nhận ra giọng hát khàn khàn, không trong trẻo như giọng mẹ. Chúng đoán đó là giọng Sói nên nhất quyết không mở cửa.
 Đợi mãi chẳng làm được, Sói đành cúp đuôi lủi mất
3. Dê mẹ về gõ cửa và hát. Đàn dê nhận ra giọng mẹ ngay. Chúng mở cửa, tranh nhau kể cho mẹ nghe chuyện Sói đến nhưng chúng không bị mắc lừa. Dê mẹ âu yếm khen các con thật khôn ngoan và biết nghe lời mẹ.
* Chú ý kĩ thuật kể:
+Đoạn mở đầu, giọng Dê mẹ âu yếm dặn con
+Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo, vừa chân thật
+Tiếng hát của Sói khô khan, không có tình cảm. Giọng ồm ồm
+Đoạn cuối kể giọng vui vẻ, đầm ấm
 Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
-Cho HS kể
GV uốn nắn nếu các em kể còn thiếu hoặc sai
-Tổ chức cho mỗi tổ thi kể 
 Hướng dẫn HS kể toàn truyện
-Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
-Hoặc có thể cho HS thi kể lại toàn câu chuyện tạo thêm hứng thú
Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
-Các em có biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không?
4. Củng cố:
-Truyện khuyên ta điều gì?
5. Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
-Chuẩn bị: Con Rồng
-1 HS kể, 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện
-HS dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý để kể
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
-1, 2 HS
-Vì Dê con biết nghe lời mẹ nên không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. 
-Truyện khuyên ta phải biết vâng lời người lớn
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Biết xem giờ đúng; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu biết nhận biết các thời điểm sinh hoạt trong ngày.
-Bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy –học:
 -Mô hình mặt đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. KTBC:
Cho hs làm bài tập 3.
3. Bài mới:
Cho HS thực hành làm và chữa các bài tập: 
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu bài
- GV nêu yêu cầu cần làm
- Khi chữa bài: có 2 cách
+ GV chữa trên hình vẽ ở bảng
+ Cho HS đổi vở 
Bài 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ mà đề bài yêu cầu:
-GV đọc giờ: 11 giờ, 5 giờ, 
 Lưu ý: GV cần kiểm tra từng thao tác HS 
Bài 3: Nối các câu chỉ từng hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng
-Khi chữa bài: cho HS đổi vở nhau 
4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài 121: Luyện tập chung
-HS tự làm bài và chữa bài
- Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng
-Cho HS tự làm trên mô hình
-HS tự làm và tự chữa bài
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
I. Mục tiêu
- Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học.
- Tiếp tục nhắc nhở HS an tồn giao thơng trên đường đi học.
- Tiếp tục nhắc nhở hs nội quy trường, lớp, nhắc nhở các em vắng học thường xuyên.
- Khuyến khích các em học tập.
II. Nội dung.
- Yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua về những việc làm được và chưa làm được.
- Giáo viên tổng kết lại:
- Khen những tổ làm tốt. phê bình tổ chưa tốt cơng việc của mình trong tuần.
- Nhắc nhở lại việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS khi đến lớp.
- Nhắc nhở HS khi tan học về phải đi lề bên phải, khơng được chạy giỡn với nhau.
- Biết giữ vệ sinh ở lớp, ở trường cũng như ở nhà.
III. Phương hướng tới: 
 - Đi học đều và đầy đủ. Đồng phục sạch đẹp đến lớp
 - Khơng giởn trong giờ học. Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài. Đạt nhiều điểm 10.
 - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
 - Thực hiện tốt an tồn giao thơng.
 BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2012
  Khối trưởng duyệt
. .
 .
 .
 Huỳnh Trần Phương Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • doc31.doc