Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 33

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 33

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

-Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng.

-Trả lời được câu hỏi 1 (sgk).

*THGDMT: (Phần tìm hiểu bi, phần luyện nĩi)

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

-Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài Cây bàng và tranh phần tập nói trong SGK

-Ảnh một số loài cây trồng ở sân trường

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai
Ngày soạn: 17/04
Ngày dạy: 23/04 Môn: Tập đọc
 CÂY BÀNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
-Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng.
-Trả lời được câu hỏi 1 (sgk).
*THGDMT: (Phần tìm hiểu bài, phần luyện nĩi)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài Cây bàng và tranh phần tập nói trong SGK
-Ảnh một số loài cây trồng ở sân trường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: “Sau cơn mưa” 
 - Cho HS đọc từng đoạn
 - Nhận xét
3. Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: 
 Cây bàng thường trồng ở sân trường. Mỗi mùa, cây lại có đặc điểm riêng. Bài hôm nay giới thiệu cây bàng qua bốn mùa của một năm.
 Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài:
 Giọng đọc rõ, to, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
-Luyện đọc các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít
 +Cho HS ghép từ: khẳng khiu, trụi lá
*Luyện đọc câu:
-Luyện đọc từng câu theo hình thức đọc nối tiếp
 GV uốn nắn chữ sai
*Luyện đọc đoạn, bài: 
-Cho HS đọc theo đoạn, đọc cả bài
-Thi đọc đoạn 2 giữa các tổ trong lớp
3. Ôn vần oang, oac: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần oang
Vậy vần cần ôn là vần oang, oac
b) Tìm tiếng ngoài bài có:
-Vần oang: khoang thuyền, mở toang, khóc toáng, tuềnh toàng, khai hoang, hoàng hôn, kinh hoàng, hoảng sợ, loang lổ, 
-Vần oac: khoác lác, khoác vai, huếch hoác, vỡ toác, rách toạc, xé toạc, loạc choạc, choang choác, 
c) Cho HS thi nói câu chứa tiếng có vần oang, oac
-Câu mẫu:
+Bé ngồi trong khoang thuyền
+Chú bộ đội khoác ba lô trên vai
Tiết 2
 Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
- Đọc đoạn 1:
-Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+Vào mùa đông, cây bàng thay đổi như thế nào?
+Vào mùa xuân, cây bàng thay đổi như thế nào?
+Vào mùa hè, cây bàng có đặc điểm gì?
+Vào mùa thu, cây bàng có đặc điểm gì?
-Đọc lại cả bài
Gv: Để cho cây bàng đẹp vào mùa thu nĩ phải được nuơi dưỡng và bảo vệ vào những mùa nào?
b) Luyện nói: 
-Đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em
-Cách thực hiện:
+Từng nhóm
+Cả lớp
Gv: nêu vài lợi ít của một số cây vừa nêu, giáo dục các em biết chăm sĩc và bảo vệ cây.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
+ Khen những học sinh học tốt
+ Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài tập đọc: “Đi học” 
-HS đọc và viết: 
+Đoạn 1:râm bụt, nhởn nhơ
+Đoạn 2: quây quanh, vườn
-Theo dõi
+Dùng bộ chữ để ghép
-Mỗi em đọc một câu
-Cá nhân, lớp
-Mỗi đoạn vài 3 em
 Đọc cả bài: 1, 2 em
-khoảng- phân tích
-Câu tự nghĩ:
+Mẹ mở toang cửa sổ
+Cánh cửa hở huếch hoác
+Tia chớp xé toạc cả bầu trời
-2, 3 HS
-Vài HS
+Cây bàng khẳng khiu, trụi lá
+Cành trên cành dưới chi chít lộc non mơn mởn
+Tán lá xanh um che mát một khoảng sân
+Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá
-Chia nhóm
+2, 4 HS cùng trao đổi rồi cử bạn lên trình bày
+Dựa theo tranh GV sưu tầm được kể tên các cây thường trồng ở sân trường
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ ba
Ngày soạn: 17/04
Ngày dạy: 24/04 Môn: Toán
 	 ÔN TẬP: CÁC SỐ ĐẾN 10 (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
-Biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ biết nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác.
-bài tập 1, 2, 3, 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -Thước có vạch xangtimet, vở toán, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. KTBC:
Cho hs làm bài tập 3.
Gv nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Cho HS thực hành làm và chữa các bài tập: 
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài
- Cho hs làm bài
-Khi chữa bài: Cho HS đọc phép tính và kết quả.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu và làm bài
-GV giúp HS thấy được:
6 + 2 = 8 và 2 + 6 = 8
Từ đó khuyến khích HS giỏi nhận xét: “Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả của phép cộng không thay đổi”
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Gợi ý: HS dựa vào bảng cộng để làm bài
Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Gv hướng dẫn hs dùng thước và bút nối các điểm để có hình vuông và hình tam giác
-Cho HS làm bài
4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài 125: Ôn tập: Các số đến 10
- Tính.
-Nêu kết quả phép cộng
-HS tự làm bài và chữa bài
- Tính.
-Nêu kết quả tính
-HS tự làm và chữa bài
- Viết số.
-Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-HS tự làm bài rồi chữa bài
- Nối các điểm:
-HS thực hành 
- Hs dùng thước và bút nối các điểm để có hình vuông và hình tam giác
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Tự nhiên xã hội
 TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết; nóng, rét.
 - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nóng rét.
*GDKNS:
 - Kĩ năng quyết định: nên hay khơng nên làm gì khi trời nĩng, trời rét.
 - Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khỏe của bản thân (ăn mặc phù hợp với trời nĩng, trời rét).
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp thơng qua các hoạt động học tập.
Phương pháp:
Thảo luận nhĩm.
Suy nghĩ – Thảo luận cặp đơi – Chia sẻ.
Trị chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các hình ảnh trong bài 33 SGK 
- GV và HS sưu tầm thêm các tranh ảnh về trời nóng, trời rét 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hđ 1: Làm việc với các tranh, ảnh sưu tập được
- Mục tiêu: 
+HS biết phân biệt các tranh, ảnh mô tả cảnh trời nóng với các tranh, ảnh mô tả cảnh trời rét. 
+Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét 
-Cách tiến hành: 
*Bước 1: 
-Chia nhóm
-GV yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh, ảnh về trời nóng, những tranh, ảnh về trời rét 
*Bước 2: 
-GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nóng đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp.
-GV cho HS cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét). 
+Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét). 
 Lưu ý: Ở những vùng quanh năm nóng, đôi khi trời chỉ hơi lạnh, GV sẽ giúp các em biết cảm giác cơ thể khi trời rét. 
- Hoạt động 2: Trò chơi “ Trời nóng, trời rét” 
-Mục tiêu: HS hình thành thói quen ăn mặc phù hợp với thời tiết. 
-Chuẩn bị: Một số tấm bìa, mỗi tấm có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng: quần, áo, khăn, mũ, nón và các đồ dùng khác dùng cho mùa hè và mùa đông 
-Cách tiến hành: 
*Bước 1: 
-GV nêu cách chơi: 
+Cử một bạn hô “Trời nóng”. Các bạn tham gia sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ (hoặc viết tên) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng 
+ Cũng tương tự như thế với trời rét  
+ Ai nhanh sẽ thắng cuộc. 
*Bước 2: 
-GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm hoặc chỉ định đại diện của các nhóm lên chơi tuỳ theo số lượng các đồ dùng chuẩn bị được 
4. Củng cố:
 GV yêu cầu HS giở SGK tìm bài 33 “Trời nóng, trời rét” và gọi một số HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố 
5. Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài 34 “Thời tiết”
-Chia HS trong lớp thành 3 đến 4 nhóm
-HS phân loại tranh, ảnh trời nóng, trời rét
-Lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời nóng mà nhóm đã xếp riêng)
-Mỗi HS nêu lên một dấu hiệu của trời rét (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời rét) 
-HS thảo luận
-HS chơi theo nhóm
-HS thảo luận câu hỏi:
+Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? 
 HS mở SGK
-Một số HS đọc và trả lời câu hỏi
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Tập viết
 U, Ư, V
I. MỤC TIÊU:
 - Tô được các chữ hoa U, Ư, V.
 - Viết được các vần: oang, oac, ăn, ăng; các từ ngữ: Khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng con được viết sẵn các chữ
 -Chữ hoa: U, Ư 
 -Các vần oang, oac; các từ ngữ: khoảng trời, áo khoác 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
T g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
3. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Hôm nay ta học bài: U, Ư, V,oang, oac, khoảng trời, áo khoác. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
-GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+Chữ hoa U gồm những nét nào?
+So sánh chữ hoa Ư và U?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
c) Hoạt động 3: Viết vần và từ ứng dụng
+ oang:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “oang”?
-GV nhắc cách viết vần “oang” : Đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ o lia bút viết chữ a, ng, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ oac:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “oac”?
-GV nhắc cách viết vần “oac”: Đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ o lia bút viết chữ a, c, điểm kết thúc trên đường kẻ  ... hiều màu giấy (đã học ở chương xé, dán giấy) để trang trí thêm cho đẹp.
Học sinh thực hành dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền: 
-GV lưu ý đây là chủ đề tự do. Tuy nhiên GV phải nêu trình tự dán, trang trí.
+Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau (H7).
-Tiếp theo dán cửa ra vào, đến cửa sổ (H8).
-Dán hàng rào hai bên nhà (tuỳ ý).
-Trước nhà dán cây, hoa lá, nhiều màu.
-Trên cao dán ông Mặt Trời, mây, chim v.v
-X a xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động (H9).
-GV gợi ý cho HS dán trang trí xung quanh nhà.
+Hàng rào, cây, cỏ, hoa, lá, Mặt Trời, mây, chim, núi  tuỳ theo ý thích của HS.
+Nếu HS nào thích cắt dán các hình khác, thì GV hướng dẫn thêm về phối hợp màu sắc để sản phẩm thêm sinh động 
-Khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn môt vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
-Sau khi trưng bày sản phẩm, GV nhắc HS dán lưu vào vở thủ công.
4. Nhận xét:
-Nhận xét sản phẩm của HS theo 2 mức độ hoàn thành và không hoàn thành.
-Nhận xét thái độ học tập của HS về sự chuẩn bị cho bài học về kĩ năng cắt, dán hình của HS.
5. Dặn dò:
-Nhắc HS: Chuẩn bị bài” Kiểm tra chương 3 – kĩ năng cắt, dán giấy”. 
-Vẽ và cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô
-Vẽ và cắt mái nhà 
(đỏ)
-Vẽ và cắt cửa ra vào và cửa sổ
(xanh hay tím) 
-HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu những đường thẳng cách đều và cắt thành những nan giấy để làm hàng rào 
-Tự cắt thêm hoặc xé: những bông hoa có lá, có cành, Mặt Trời, mây, chim 
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Chính tả
 ĐI HỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nghe – viết chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ Đi học trong khoảng 15 đến 20 phút.
-Điền đúng vần ăng hay ăn; chữ ng, hay ngh vào chỗ trống.
-Bài tập 2, 3 SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn khổ thơ bài Đi học và các bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
T g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS viết bảng:
 Nhận xét, cho điểm
3. Hướng dẫn HS tập viết chính tả:
-GV đọc cho HS nghe khổ thơ thứ nhất của bài “Đi học” 1 lần
-Cho HS viết vào bảng 
-GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 3 ô
+Viết hoa chữ đầu câu
 -GV đọc cho HS viết vào vở
+GV đọc dòng đầu, chờ HS viết xong mới đọc tiếp
-Chữa bài
+GV đọc lại thong thả bài chính tả
+Đánh vần những tiếng khó
-GV chấm một số vở
 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 a) Điền vần ăn hoặc ăng? (bài 2a)
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
-Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: 
+Bé ngắm trăng
+Mẹ mang chăn ra phơi nắng
b) Điền chữ: ng hay ngh (bài 3b)
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: 
+Ngỗng đi trong ngõ
+Nghé nghe mẹ gọi
4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
5. Dặn dò: 
Về nhà chép lại sạch, đẹp bài thơ (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
-Chuẩn bị bài chính tả: “Bác đưa thư”
-Viết: xuân sang, khoảng sân, chùm quả, lộc non
-Nghe, rồi nêu các tiếng khó viết 
-Viết bảng con: tới trường, dắt tay, nương, bước, một mình
-HS nghe - chép vào vở
-Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+HS ghi lỗi ra lề
+Ghi số lỗi ra đầu vở
-Đổi vở kiểm tra
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
-4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Lớp nhận xét
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Kể chuyện
 CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
-Biết được lời khuyên của truyện: Ai không biết quý tình bạn người ấy sẽ sống cô độc.
*Kĩ năng sống
- Xác định giá trị
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề
-Lắng nghe tích cực
- Tư duy phê phán
*Phương pháp:
- Động não, tưởng tượng
- trải nghiệm, đặt câu hỏi, thảo luận nhĩm, chỉa sẻ thơng tin, phản hồi tích cực, đĩng vai.
*Bảo vệ mơi trường:
- Dựa vào nội dung câu chuyện, GV cĩ thể rút ra bài học và liên hệ ý thức BVMT cho HS: Cần sống chan hịa với các lồi vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Tranh minh hoạ trong SGK- phóng to tranh
-Chuẩn bị một số đồ hoá trang: mặt nạ gà trống, gà mái, vịt, chó con
-Bảng ghi nội dung chính 4 đoạn của câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS kể lại câu chuyện “Con Rồng, cháu Tiên” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh).
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
-Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
-Kể lần 2: kết hợp với dùng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ được các chi tiết 
Nội dung:
 1.Ngày xưa, có một cô bé nuôi một con Gà Trống đẹp tuyệt vời: mào nó đỏ chót, bộ lông sặc sỡ, bóng như bôi mỡ. Mỗi sớm thức dậy, Gà Trống gáy vang: “Ò ó o!” đánh thức cô bé. Rồi nó chạy đến bên cô, mổ thóc trong lòng bàn tay cô.
2. Một hôm, cô bé nhìn thấy một con Gà Mái trong vườn nhà bà hàng xóm. Cô thích Gà Mái quá liền đem đổi Gà Trống lấy Gà Mái
 Chả ngày nào Gà Mái quên đẻ trứng. Đẻ xong, nó “cục ta cục tác” mời cô bé ăn trứng. Cô bé thích ăn trứng rồi ôm Gà Mái vào lòng, vuốt ve bộ lông mượt mà của nó
3. Nhưng chỉ được ít ngày, thích con Vịt của ông hàng xóm, cô bé lại đem đổi Gà Mái lấy Vịt.
 Từ đó, ngày ngày cô cùng Vịt ra sông tắm. Vịt bơi bên cô, kêu “quạc quạc” nhắc cô đừng ra xa
4. Một hôm, có người đến chơi, dắt theo một chú Chó nhỏ rất đẹp. Cô bé lại đem Vịt đổi lấy Chó con.
 Ôm người bạn mới vào lòng, cô bé nói:
-Lúc đầu, chị có Gà Trống. Sau chị đã đổi Gà Trống để lấy Gà Mái. Rồi chị đã đổi Gà Mái để lấy Vịt. Bây giờ, chị thích Chó con lắm nên đã đổi Vịt để lấy Chó con đấy.
5. Chó con nghe vậy liền cụp đuôi lại, chui vào gầm ghế. Đến đêm, nó cạy cửa trốn đi. Chó con bảo: “Tôi không muốn kết bạn với một cô chủ không biết quý trọng tình bạn”
 Sáng ra, tỉnh dậy, cô bé ngạc nhiên thấy chẳng còn một người bạn nào bên mình 
Theo Ô-xê-ê-va Va-len-ti-na
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
-Tranh 1: GV hỏi:
+Tranh 1 vẽ cảnh gì? 
+Câu hỏi dưới tranh là gì?
-Cho các nhóm kể
-HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4
Hướng dẫn HS kể toàn chuyện:
-Cho HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và các gợi ý dưới tranh 
.Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
-Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
Gv giáo dục các em phải biết yêu giữ tốt tình bạn
4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
-Chuẩn bị: Hai tiếng kì lạ
-Cho HS nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn
-Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Cô bé đang ôm Gà Mái vuốt ve bộ lông của nó. Gà Trống đứng ngoài hàng rào, mào rũ xuống, vẻ ỉu xìu
+Vì sao cô bé đổi Gà Trống lấy Gà Mái?
-Các tổ cử đại diện thi kể. Cả lớp lắng nghe, nhận xét
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Môn: Toán
 	 ÔN TẬP: CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc, viết, đếm các số đến 100; biết cấu tạo số có hai chữ số, biết cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -Vở toán, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. KTBC:
Cho hs làm bài tập 3.
Gv nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Cho HS thực hành làm và chữa các bài tập: 
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài
-Cho HS viết các số theo từng dòng
-Khi chữa bài: Cho HS đọc các số mới viết
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài
-Khi chữa bài nên cho HS đọc các số ứng với các vạch của tia số
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm bài
-Khi chữa bài: Yêu cầu HS đọc kết quả phân tích số 
Vd: bốn mươi lăm bằng bốn mươi cộng năm
 Bài 4:
-Cho HS nêu yêu cầu của bài toán
-Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách tính
 + 24 Tính từ phải sang trái
 * 4 cộng 1 bằng 5, viết 5
 * 2 cộng 3 bằng 5, viết 5
 Vậy: 24 cộng 31 bằng 55
4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài 128: Ôn tập: Các số đến 100
-Viết các số
-HS tự làm bài và chữa bài
-Viết số thích hợp vào từng vạch của tia số
-HS tự làm và chữa bài
-Viết theo mẫu (hay viết số có hai chữ số thành số chục cộng với số đơn vị)
-HS tự làm và chữa bài
-Thực hiện các phép tính
-HS tự làm rồi chữa bài
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Sinh hoạt lớp tuần 33
 I. Mục tiêu:
 -Xây dựng cho học sinh nếp sống văn minh tốt trong học tập.
 -Biết sắp xếp và kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần.
 -Đồng thời thể hiện tinh thần tập thể.
 II. Các hoạt động:
 1-Ổn định tổ chức : Hát.
 2-Kiểm điểm tình hình qua.
 +Lớp trưởng điều khiển : Mời các tổ lên báo cáo
 GV nhận xét từng tổ và nhận xét chung
 *Phương hướng tới:
 -Đi học đều và đầy đủ.
 -Đồng phục đến lớp.
 -Khơng nĩi tục chưỡi thề.
 -Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài.
 -Đạt nhiều điểm 10.
 -Vệ sinh trường lớp, xanh, sạch,đẹp.
 - Tiếp tục dạy phụ đạo HS yếu, GD đạo đức cho HS.
 - Rèn chữ viết cho HS
 -Thực hiện tốt an tồn giao thơng
 BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2012
  Khối trưởng duyệt
. .
 .
 .
 Huỳnh Trần Phương Thảo 

Tài liệu đính kèm:

  • doc33.doc