Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 8

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

 - Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: - Tranh minh hoạ từ: cua bể, ngựa gỗ; Câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị

 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Giữa trưa.

 - HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THỨ HAI 
Ngày soạn: 28/9
Ngày dạy: 10/10 Môn: Học vần
 Bài 30: ua - ưa
I. Mục tiêu:
 - Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Tranh minh hoạ từ: cua bể, ngựa gỗ; Câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị 
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Giữa trưa.
 - HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.
III. Hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5p
30p
30p
5p
 Tiết1 
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và viết: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá( 2 – 4 em đọc, cả lớp viết bảng con)
 - Đọc câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá ( 2 em)
 - Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bà:
 Giới thiệu trực tiếp: Gián tiếp bằng câu hỏi vui về con cua để giới thiệu vần mới ua. 
 b. Dạy vần:
 * Dạy vần ua:
 - Nhận diện vần: Vần ua được tạo bởi: u và a
 - GV đọc mẫu
Hỏi: So sánh: ua và ia?
 - Phát âm vần: u – a- ua.
 - Đọc tiếng khoá và từ khoá: cua, cua bể
 - Đọc lại sơ đồ:
 ua
 cua
 cua bể
 *Dạy vần ưa: ( Qui trình tương tự)
 ưa
 ngựa
 ngựa gỗ
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
- Hướng dẫn viết bảng con:
+Viết mẫu trên giấy ô li ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối)
- Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia 
- Đọc lại bài ở trên bảng.
Tiết 2:
a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
b. Đọc câu ứng dụng: 
 Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé
c. Đọc SGK:
d. Luyện viết:
e. Luyện nói:
+ Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung :
 “Giữa trưa”
+ Cách tiến hành:
Hỏi: - Quan sát tranh em thấy những gì?
 - Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ mùa hè?
 - Giữa trưa là lúc mấy giờ?
 - Buổi trưa mọi người thường làm gì, ở đâu?
 - Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa?
+ Kết luận: Ngủ trưa cho khoẻ và cho mọi người nghỉ ngơi.
4. Củng cố:
 - Đọc lại toàn bài.
 - Cho hs tìm tiếng có vần vừa học.
5. Dặn dò:
 - Dặn học sinh về nhà học bài và xem trước bài: Ôn tập.
 - Nhận xét tiết học.
 - 4 học sinh lên bảng đọc và viết bài cũ.
- Lớp nhận xét.
- Phân tích vần ua
- Ghép bìa cài: ua
- Giống: a kết thúc
- Khác: ua bắt đầu u, ia bắt đầu bằng âm i.
- Đánh vần: u – a- ua
- Cờ – ua – cua.
- Đọc trơn: cua
- Phân tích và ghép bìa cài: cua
- Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ 
- Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
- Học sinh đọc từ ứng dụng và gạch dưới các tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc lại bài tiết 1.
- Hs đọc câi ứng dụng.
- Theo dõi qui trình
Viết b. con: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng:
- Giữa trưa là khoảng 12 giờ
- Nghỉ ngơi trong nhà.
- Học sinh tìm tiếng có vần vừa học.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 28/9
Ngày dạy: 10/10 Môn: Đạo đức
 Bài: GIA ĐÌNH EM (TT)
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
 - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ.
 - Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
 - Tích hợp(GDMT trong phần đặt câu hỏi thảo luận) (GDKNS trong hoạt động hướng dẫn học sinh đóng vai) 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Điều 5,7,9,10,18,20,21,27 trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
 - 1 số bài hát: Mẹ yêu không nào; Cả nhà thương nhau; Gia đình
- HS : - Vở BT Đạo đức 1.
III. Hoạt động daỵ-học:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
 - Trẻ em có bổn phận gì?
 - Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
Chơi trò chơi “Đổi nhà”
 Cho Hs đứng thành vòng tròn, điểm danh 1, 2, 3. Hai em(số 1&3) đứng dơ tay cao chụm tay vào nhau để tạo thành nhà, em còn lại (số 2) đứng trong nhà (chính giữa 2 bạn), số em số 2 phải nhiều hơn số nhà. Khi nghe quản trò hô “đổi nhà”, lập tức em số 2 phải đổi sang nhà khác, nêu không tìm được nhà nào để vào thì coi như bị thua và không được tiếp tục chơi.
 Thảo luận.
- Gv đặc câu hỏi cho Hs.
- Em có thích sống với gia đình mình không?
- Em cảm tấy như thế nào khi luôn có một mái nhà?
 - Em cảm thấy như thế nào khi chúng ta không có một mái nhà?
+Kết luận:
 Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.Gia đình chỉ nên có 2 con để có thể chăm sóc và dạy dỗ tốt hơn.
 Tổ chức Hs đóng vai theo tiểu phẩm “chuyện của bạn Long”
 +Cách tiến hành: 
 - Cho Hs đóng vai các nhân vật trong tiểu phẩm.
 - Sau đó cho Hs thhảo luận về nội dung tiểu phẩm.
 - Gv cho nhận xét và dẫn dắt Hs đi đến kết kuận:
 + Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
 + Điều gì đã xảy ra khi bạn Long không vâng lời cha mẹ?
+Kết luận: Các em phải biết vâng lời ông bà cha mẹ. Khi ứng xử phải thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà cha mẹ.
- Gv đặt câu hỏi cho Hs→cho Hs trả lời câu hỏi bằng thực tế của mình.
 - Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm ntn?
 - Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng?
Cho học sinh nêu những việc làm để làm vui lòng ông bà, cha mẹ.
=> Gv khen những Hs lễ phép và biết vâng lời cha mẹ, nêu những tấm gương tốt để cả lớp noi theo.
4. Củng cố:
 - Các em học được gì qua bài này?
- Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng và lễ phép với ông bà cha mẹ.
5. Dặn dò:
 - Về nhà thực hành ngay bài học.
 - Xem trước bài: “Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ”.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời câu - - Lớp nhận xét.
-Hs chơi theo hướng dẫn của Gv.
- Hs nêu.
-Em cảm thấy hạnh phúc và vui vẽ.
- Nếu không có một mái nhà một gia đình sẽ không có ai quan tâm, chăm sóc.
-Hs thảo luận theo sự dẫn dắt của Gv để đi đến kết luận cần chốt lại.
- Hs đóng vai.
- Theo sự hướng dẫn của Gv.
- Trả lời các câu hỏi dẫn dắt của Gv để đi đến kết luận bài.
- Phải biết lễ pháp với ông bà, cha mẹ.
-Hs trả lời nêu.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
THỨ BA
Ngày soạn: 28/9
Ngày dạy: 11/10 Môn: Toán
 Bài: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
 II. ĐDDH:
 - GV: Phóng to tranh SGK, phiếu học tập 2, bảng phụ ghi BT 1, 2, 3, 4.
 - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.Vở BT Toán 1. Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Bài cũ học bài gì? 1HS trả lời.
 Làm bài tập 1/47: (Tính) (1 HS nêu yêu cầu).
 1 + 3 =  3 + 1 =  1 + 1 =  (3 HS viết bảng lớp- cả lớp làm bảng con).
 2 + 2 =  2 + 1 =  1 + 2 = 
 - Nhận xét KTBC:
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài trực tiếp.
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
Củng cố bảng cộng và làm tính cộng trong phạm 4.
*Bài tập1: HS làm vở Toán.
- Hướng dẫn HS trình bày thẳng cột.
- Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
- Gv chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2: Cả lớp làm phiếu học tập.
 - Hướng dẫn HS nêu cách làm: (Chẳng hạn lấy 1 cộng 1 bằng 2, nên điền 2 vào ô trống)
 - Hs Khá – giỏi làm cả bài.
 - HS TB – Yếu làm cột thứ nhất của bài.
 - GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 3: Cho hs đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV nêu và hướng dẫn HS làm từng bài:(Chẳng hạn chỉ vào 1 + 1 + 1 = rồi nêu lấy 1 cộng với 1 bằng 2 lấy 2 cộng 1 bằng 3, viết 3 vào sau dấu bằng: 1 + 1 + 1 = 3)
- GV chấm điểm nhận xét kết quả HS làm.
*Bài tập 4: Hướng dẫn hs quan sát tranh và viết phép tính thích hợp.
VD: HS nêu “Một bông hoa và một bông hoa là mấy bông hoa?”
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một hoặc hai phép tính cộng thích hợp.
- GV giúp HS thấy được mối liên hệ giữa tình huống của tranh vẽ (một bạn thêm ba bạn nữa) với phép tính 1 + 3 = 4.
4. Củng cố:
- Gọi vài hs đọc lại bảng cộng trong phạm vi 4.
5. Dặn dò:
- Tuyên dương các em học tốt.
- Chuẩn bị bài sau: Phép cộng trong phạm vi 5.
- Nhận xét tiết học.
 - Phép cộng trong phạm vi 4.
 - 3 học sinh lên bảng làm bài.
 - Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài1: “Tính”.
- 1HS lên bảng làm bài và chữa bài. 
- HS đọc to phép tính. Cả lớp đổi vở để chữa bài cho bạn.
- 1HS đọc yêu cầu: “viết số thích hợp vào ô trống”.
-3HS làm bài ở bảng lớp, cả lớp làm phiếu học tập rồi đôỉ phiếu chữa bài.
1 + 1 = 2 2 + 1 = 3
1 + 2 = 3 2 + 2 = 4
1 + 3 = 4 3 + 1 = 4
2 + 2 = 4 1 + 3 = 4
- 1HS đọc yêu cầu: “Tính”.
-2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
- Học sinh làm bài tập trong SGK.
 2 + 1 + 1 = 4
 1 + 2 + 1 = 4
- HS nêu cầu bài toán: “Viết phép tính thích hợp:”
-HS nhìn tranh nêu bài toán “Có một bạn cầm bóng, ba bạn nữa chạy đến. Hỏi có tất cả mấy bạn?” rồi trao đổi ý kiến xem nên viết gì vào ô trống (nêu viết phép cộng).
- Vài học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 4.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 28/9
Ngày dạy: 11/10 Môn: Tự nhiên xã hội
 Bài: ĂN UỐNG HÀNG NGÀY
I. Mục tiêu:
 - Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khỏe mạnh.
 - Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
 - (GDKNS trong kết luận sau khi quan sát tranh thể hiện tình huống)
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:	Tranh minh hoạ
 - HS:	SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
5p
30p
5p
1 Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Mỗi ngày các em đánh răng mấy lần?
Khi đánh răng các em đánh như thế nào?
Nhận xét tiết kiểm tra.
3. Bài mới: Trò chơi “Con thỏ uống nước ăn cỏ vào hang”.
- GV vừa hướng dẫn vừa nói:
 + Khi nói: Con thỏ để 2 tay lên trán và vẫy vẫy tượng trưng cho tai thỏ
 + Khi nói: Ăn cỏ, 2 tay để xuống chụm 5 ngón tay của bàn tay phải để vào lòng bàn tay trái.
 + Khi nói uống nước, đưa 5 ngón tay phải đang chụm vào nhau lên gần miệng.
 + Khi nói vào hang 2 tay chụm các ngón vào 2 lỗ tai
 - GV cho lớp thực hiện
 - GV hô bất kỳ kí hiệu nào nhưng HS phải làm đúng
 Nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống các con thường ăn uống hàng ngày.
- GV hỏi hằng ngày các con thường ăn những thức ăn gì?
 - GV ghi tên các thức ăn mà HS nêu lên bảng
 - GV cho HS quan sát các hình ở SGK
+ Kết luận: Ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng thì có lợi cho sức khoẻ , mau lớn.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK.
- HS giải thích tại sao phải ăn uống hàng ngày.
+ Bước 1: Quan sát và hỏi các câu hỏi
 - Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
 - Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
 - Hình nào cho biết các bạn có sức khoẻ tốt?
 - Tại sao chúng ta cần ăn uống hàng ngày?
GV cho lớp thảo luận chung
 - 1 số em đứng lên trả lời.
 - GV tuyên dương những bạn trả lời đúng
Kết lu ... h huống của tranh vẽ (ba con chó thêm hai con chó nữa là năm con chó) với phép tính 3 + 2 = 5. Khuyến khích HS tự nêu được nhiều bài toán và tự giải được nhiều phép tính với tình huống trong tranh.
4. Củng cố:
- Cho hs đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
- Hỏi: 4 + 1 bằng mấy? ; 1 + 4 bằng mấy?
5. Dặn dò:
- Tuyên dương các em học tốt.
- Chuẩn bị bài sau: Số 0 trong phép cộng.
-  3 – 4 hs lên bảng làm bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài1:” Tính”.
- 3HS lên bảng làm bài và chữa bài. - HS đọc to phép tính. Cả lớp đổi vở để chữa bài cho bạn.
- HS học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- 1HS đọc yêu cầu bài 2: “Tính”
- Học sinh đặt tính theo cột dọc.
Hs ghi số thẳng cột.
- 1HS đọc yêu cầu: “ Tính”.
- 3HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
2 + 1 + 1 = 4 ; 3 + 1 + 1 = 5 ; 
1 + 2 + 2 =5
1 + 2 + 1 = 4 ; 1 + 3 + 1 = 5 ; 
2 + 2 + 1 =5
- HS đọc yêu cầu bài 4:” Điền dấu >, < ,=”.
HS tính kết quả phép tính 3 + 2 = 5 trước, sau đó lấy 5 so sánh với 5 ta điền dấu =). Tương tự như vậy với các bài tập sau. HS làm bài rồi chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài 5: “Viết phép tính thích hợp”
a. HS nhìn tranh nêu bài toán” Có ba con chó, thêm hai con nữa chạy đến. Hỏi có tất cả mấy con chó?” rồi trao đổi ý kiến xem nên viết gì vào ô trống (nên viết phép cộng).
b. Cách làm tương tự như trên. Sau đó HS tự nêu phép tính :1+ 4 = 5 hoặc 4 + 1 = 5
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
THỨ SÁU
Ngày soạn: 29/9
Ngày dạy: 14/10 Môn: Thủ công
Bài 5: Xé, dán hình cây đơn giản
I. Mục tiêu:
 - Biết cách xé, dán hình cây đơn giản.
 - Xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng cân đối.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: + Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản.
 + Giấy thủ công, giấy trắng.
 - Hs: Giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn, vở thủ công.
III.Hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của Hs.
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
Hoạt động1: Quan sát và nhận xét:
- Mục tiêu: Cho hs quan sát bài mẫu.
- Cách tiến hành: Gv cho hs quan sát bài mẫu và hỏi:
 + Các cây có hình dáng như thế nào? Màu sắc? Tán lá? Thân cây?
 + Kết luận: Gọi Hs nêu đặc điểm, hình dáng, màu sắc cuả cây.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
- Mục tiêu: Hướng dẫn Hs cách xé dán hình cây đơn giản.
- Cách tiến hành: Gv làm mẫu.
- Xé phần tán cây: Gv làm mẫu và xé tán cây tròn từ tờ giấy màu xanh lá cây ® Dán qui trình và hỏi:
 + Để xé tán cây tròn em phải xé từ hình gì?
- Xé tán cây dài từ tờ giấy màu xanh đậm ® Dán qui trình và hỏi:
 + Để xé tán cây dài em phải xé từ hình gì?
- Xé phần thân câychọn giấy màu nâu ® Dán qui trình và hỏi:
 + Để xé phần thân cây em phải xé từ hình gì?
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Hs biết cách xé hình cây đơn giản.
Cách tiến hành:
+ Nêu lại cách xé hình cây đơn giản?
+ Gv nhắc nhở Hs thực hiện đúng qui trình trên giấy nháp.
+ Theo dõi, uốn nắn các thao tác xé.
+ Nhắc Hs don vệ sinh.
4. Củng cố:
- Yêu cầu một số Hs nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo dục tư tưởng: Biết chăm sóc cây trồng.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị giấy màu, bút chì, bút màu, hồ dán cho bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị ĐD.
- Hs quan sát + trả lời câu hỏi.
- 2 Hs nêu đặc điểm, hình dáng, màu sắc.
- Hs quan sát.
- 2 Hs trả lời.
- HS xé từ hình tròn.
- HS: Xé từ hình chữ nhật.
- 3 Hs nêu.
- Hs thực hành xé hình cây đơn giản và dán vào vở.
- Hs dọn vệ sinh, lau tay.
- 2 Hs nhắc lại.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 29/9
Ngày dạy: 14/10 Môn: Học vần
Bài 34: ui - ưi
I. Mục tiêu:
 - Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đồi núi.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: đồi núi, gửi thư; Câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà ...
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói : Đồi núi
 -HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III. Hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
30p
30p
5p
 Tiết1 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và viết: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi ( 2 – 4 em đọc, cả lớp viết bảng con)
 - Đọc câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ ( 2 em)
 - Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Giới thiệu trực tiếp: Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới: vần ui, ưi – Ghi bảng
b. Dạy vần:
 *Dạy vần ui:
- Nhận diện vần: Vần ui được tạo bởi: u và i
 GV đọc mẫu
 Hỏi: So sánh ui và oi?
- Phát âm vần:
- Đọc tiếng khoá và từ khoá : núi, đồi núi
- Đọc lại sơ đồ:
 ui
núi
 đồi núi
*Dạy vần ưi: ( Qui trình tương tự)
 ưi
 gửi
 gửi thư
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
 Å Giải lao
- Hướng dẫn viết bảng con :
+ Viết mẫu trên giấy ô li ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối)
- Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 cái túi gửi quà
 vui vẻ ngửi mùi
Tiết 2:
a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
b. Đọc câu ứng dụng: 
 Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
c. Đọc SGK:
d. Luyện viết:
e. Luyện nói:
+ Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: 
 “Đồi núi”.
+ Cách tiến hành:
Hỏi:- Trong tranh vẽ gì?
 - Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên vùng nào có đồi núi?
 - Trên đồi núi thường có gì?
 - Đồi khác núi như thế nào?
4. Củng cố:
- Cho hs đọc lại bài.
- Tiếng có vần vừa học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và xem trước bài: uôi, ươi
- Tuyên dương các em học tốt.
- Nhận xét tiết học.
- 2 – 4 hs đọc và viết bài cũ.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Phát âm ( nhóm - đồng thanh)
- Phân tích vần ui. Ghép bìa cài: ui
+ Giống: kết thúc bằng i
+ Khác: ui bắt đầu bằng u
- Đánh vần (cnhân - đthanh)
- Đọc trơn (cá nhân - đồng thanh)
- Phân tích và ghép bìa cài: núi
- Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ.
- Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
- ( cá nhân - đồng thanh)
- Theo dõi qui trình
- Viết bảng con: ui, ưi , đồi núi, gửi thư.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
- Đọc trơn từ ứng dụng:
(cá nhân - đồng thanh)
- Nhận xét tranh
- Tranh vẽ cảnh đồi núi.
- Hs trả lời.
- Quan sát tranh và trả lời
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 29/9
Ngày dạy: 14/10 Môn: Toán
 Bài: SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
 - Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phóng to tranh SGK, phiếu học tập BT 2, bảng phụ ghi BT 1, 2, 3, 
 - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.Vở BT Toán 1. Bảng con.Vở Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Làm bài tập 3/ 50: (Tính). 
 -1HS nêu yêu cầu.
 (3 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con)
 - GV nhận xét ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài trực tiếp.
 Giới thiệu phép cộng một số với 0.
+ Mục tiêu: Nắm được phép cộng một sô với 0 cho kết quả chính số đó. 
+ Cách tiến hành :
a. Giới thiệu lần lượt các phép cộng 3 + 0 = 3 ,0 + 3 = 3 
- Hướng dẫn HS quan sát:
 Khuyến khích HS tự nêu bài toán, tự nêu phép tính.
- GV gợi ý HS trả lời:
GV viết bảng 3 + 0 = 3 
+ Giới thiệu phép tính 0 + 3 = 3 tiến hành tương tự như phép cộng 3 + 0 = 3. 
- Cho HS nhìn hình vẽ sơ đồ nêu các câu hỏi để HS nhận biết 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3, tức là 3 + 0 = 0 + 3 = 3
b. GV nên thêm một số phép cộng với 0.(VD: 2 + 0, 0 + 2, 4 + 0, 0 + 4,)
- Từ đó giúp HS nhận xét: “Một số cộng với 0 bằng chính số đó”.
- Để HS ghi nhớ bảng cộng, GV có thể che từng phần, rồi toàn bộ công thức tổ chức cho HS học thuộc.
Thực hành cộng một số với 0.
*Bài 1: Cho hs đọc và nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài tập trên bảng con. 
- Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu.
- GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý cách làm tính theo cột dọc (chú ý viết thẳng cột dọc).
- Hs khá – giỏi làm cả bài.
- HS TB – Yếu làm 3 cột .
*Bài3: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
- Cho hs làm việc trên phiếu học tập. 
 1 +  = 1 ; 1 +  = 2 ;  + 2 = 4
  + 3 = 3 ; 2 +  =2 ; 0 +  = 0
 - GV chấm điểm, nhận xét bài HS làm. 
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một hoặc hai phép tính thích hợp.
*Bài 4: GV yêu cầu HS: 
- Khuyến khích HS tự nêu nhiều bài toán khác nhau và tự nêu được nhiều phép tính khác nhau. 
(VD: a. Có 3 quả táo thêm 2 quả táo. Có tất cả mấy quả táo?).
4. Củng cố:
- Cho hs đọc lại bảng cộng.
- Cho hs nêu: 0 cộng với số nào cũng bằng không.
5.Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
- Tuyên dương các em học tốt.
- Nhận xét tiết học.
- 3 hs lên bảng làm bài tập 3.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát hình vẽ thứ nhất trong bài học để tự nêu bài toán” Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai có 0 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim?” HS tự nêu:” Có 3 con chim thêm (và) 0 con chim là 3 con chim?”. “3 cộng 0 bằng 3” 
- HS đọc: “ba cộng không bằng ba”.
- HS đọc thuộc các phép cộng trên bảng.
- HS đọc yêu cầu bài 1: “Tính”
Cả lớp làm bảng con.
1 + 0 =1 ; 5 + 0 =5 ; 0 + 2 =2 ; 4 + 0 =4 ;
0 + 1 = 1 ; 0 + 5 =5 ; 2 + 0 = 2; 0 + 4 = 4;
- HS đọc yêu cầu bài 2: “Tính”.
- 5 HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm SGK.
-1HS đọc yêu cầu bài 3: “Điền số”
- Học sinh làm bài tập 3 trên phiếu bài tập.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “Viết phép tính thích hợp”.
- HS ở 2 đội thi đua quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự giải phép tính:
Tự giải phép tính: 3 + 2= 5, 
- HS tự nêu bài toán, tự giải phép tính: 3 + 0 = 3 cộng”.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	 SINH HOAÏT LÔÙP TUẦN 8
I/. Noäi dung:
Cuûng coá neà neáp hoïc taäp lôùp sau khi nghỉ lũ.
Kieåm tra ñoàng phuïc hoïc sinh. Veä sinh caù nhaân
Nhắc nhở các em tham gia giao thông an toàn, vệ sinh thực phẩm, ăn uống vệ sinh bảo vệ sức khỏe.
Nhắc nhở việc học tập của lớp.
Phê bình các em mang dụng cụ học tập chưa đầy đủ.
Ñaùnh giaù caùc hoaït ñoäng tuần qua.
 II/ Phương hướng tới:
 - Đi học đều và đầy đủ.
 - Đồng phục sạch đẹp đến lớp.
 - Không nói tục chữi thề, không giởn trong giờ học.
 - Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài.
 - Đạt nhiều điểm 10.
 - Động viên tinh thần học tập của cá em.
 - Vệ sinh trường lớp cho sạch sẽ.
 - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 - Thực hiện an, uống giữ vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.
 BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2011
  Khối trưởng duyệt
. .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • doc8.doc