Giáo án các môn khối 4 - Tuần 10 năm 2011

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 10 năm 2011

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.

 2. Kỹ năng : Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.

3. Thái độ: Tự giác làm bài tập.

 II. Chuẩn bị.

 1. Đồ dùng dạy học: - Kẻ sẵn bảng số.

 2. Phương pháp:

 - Quan sát, đàm thoại, thực hành .

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 10 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn?
- Chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu, cung cấp cho nhiều nơi ở Miền Trung và Nam Bộ...
* Kết luận: GV chốt ý
* Bài học: SGK
6. Củng cố, dặn dò. (2 phút)
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài 
- Chuẩn bị bài sau.
3 ® 4 học sinh nhắc lại.
- Nghe và thực hiện.
___________________________________
Tiết 5: THỂ DỤC
(GV bộ môn dạy)
________________________________________________________
Ngày soạn : 20 / 10 / 2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012
Tiết 1 : TOÁN
Tiết 49: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Biết thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số ( Tích có không quá 6 chữ số)
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
 2. Kỹ năng : Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
3. Thái độ: Tự giác làm bài tập. 
 II. Chuẩn bị.
 1. Đồ dùng dạy học: - Kẻ sẵn bảng số.
 2. Phương pháp: 
 - Quan sát, đàm thoại, thực hành..
III. Các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ. (3 phút)
- Nêu cách tìm tích của phép nhân.
- Nêu miệng bài 4
- 1 em nêu.
- 2 em nêu.
2. HĐ1: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân. (15phút)
a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau
- Cho HS so sánh
 5 x 7 và 7 x 5
- 5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35
 Vậy 5 x 7 = 7 x 5
- Hướng dẫn tương tự với 4 x 3 và 3 x 4
 4 x 3 = 12 ; 3 x 4 = 12
 Vậy 4 x 3 = 3 x 4
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì như thế nào với nhau?
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
+ GV treo bảng số
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
4 x 8 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b và 
 b x a khi a = 4 và b = 8
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32.
- So sánh giá trị của biểu thức a x b và 
b x a khi a = 6; b = 7
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42.
- GV hướng dẫn HS so sánh tương tự đến hết.
ÞVậy giá trị của biểu thức a x b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b x a.
- Luôn bằng nhau
- Ta có thể nói ntn?
- Em có nhận xét gì về TS trong 2 tích.
- a x b = b x a
- 2 tích đều có TS là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ các TS trong 1 tích thì tích đó ntn?
- Tích đó không thay đổi. 
Þ GV kết luận: Đây là tính chất giao hoán cuả phép nhân.
- 3 ® 4 HS nhắc lại
- Bài tập dạng tổng quát
- a x b = b x a
3. HĐ 2: Luyện tập (15 phút)
*Bài 1: HS tự làm và nêu miệng:
- Lần lượt HS nêu, lớp nx.
*Bài 2: 
- GV cùng HS nx, chữa bài:
- HS đọc yêu cầu bài, tự làm bài và chữa bài:
 1357 853 40263
x 5 x 7 x 7
 6785 5971 281841
*Bài 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau
4 x 2 145 = (2100 + 45) x 4
3 964 x 6 = (2 + 4) x (3000 + 964
- GV hướng dẫn mẫu 
*Bài 4:
102 87 x 6 = (3 + 2) x 10 287
- HS đọc yêu cầu , tự làm và chữa bài:
- Cho HS làm bài tập
- Cho HS nêu t/c nhân với 1; 0
a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = a
4. HĐ 3: Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài, làm bài tập trong VBT
+ Chuẩn bị bài sau.
HS nêu.
- Nghe và thực hiện.
_______________________________
Tiết 2: KỂ CHUYỆN
 Tiết 10: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Đọc)
( Theo đề nhà trường ra )
Tiết 3 : TẬP LÀM VĂN
Tiết 19: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Đọc thầm)
( Theo đề nhà trường ra )
Tiết 4: ÂM NHẠC
( GV bộ môn dạy )
Tiết 5: MĨ THUẬT
( GV bộ môn dạy )
_______________________________________________________
Ngày soạn : 20 / 10 / 2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: TOÁN
Tiết 50: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
( Theo đề nhà trường ra )
_______________________________
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
Tiết 20: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
(Chính tả, tập làm văn)
( Theo đề nhà trường ra )
Tiết 3: LỊCH SỬ 
Tiết 10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG 
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT. (Năm 981)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Nêu được tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nêu được tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
- Hiểu được sự việc Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Nêu được ý nghĩa của cuộc k/c chống quân Tống.
2. Kỹ năng: Tóm tắt sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: - Khâm phục ý trí thinh thần yêu nước của ông cha. Từ đố biết quý trọng giá trị lịch sử nước nhà.
 II. Chuẩn bị. 
1. Đồ dùng dạy học:
- Hình1 minh hoạ trong SGK
2. Phương pháp: 
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, tổng hợp.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ (3 phút)
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào?
- 1 em trả lời.
- Lớp nhận xét
2. HĐ 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược. (15 phút)
* Mục tiêu: Nêu được tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
* Cách tiến hành:
Cho HS quan sát tranh "Lễ lên ngôi của Lê Hoàn"
+ GV cho HS đọc bài
- Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược ntn?
+ HS đọc phần 1
- ĐBL và con trai cả là Đinh Liễn bị giết hại ® con trai thứ hai là Đinh Toàn lên ngôi nhưng còn quá nhỏ không lo được việc nước ® quân Tống lợi dụng sang xâm lược nước ta. Lúc đó Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân là người tài giỏi được mời lên ngôi vua.
- Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi vua rất được nhân dân ủng hộ?
- Khi Lê Hoàn lên ngôi quân sĩ tung hô "Vạn tuế"
- Khi lên ngôi Lê Hoàn xưng là gì? Triều đại của ông được gọi là triều gì?
- Xưng là hoàng đế, triều đại của ông được gọi là triều Tiền Lê.
- Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?
* Kết luận: GV chốt ý
- Là lãnh đạo ND ta k/c chống quân Tống.
3. HĐ2: Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. (15 phút)
- Thời gian quân Tống xâm lược nước ta?
- Năm 981
- Kết quả cuộc k/c ntn?
- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc 
bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn 
thắng lợi.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống
- Giữ vững nền độc lập của nước nhà
có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta.
và đem lại cho ND niềm tự hào lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.
* Kết luận: GV chốt ý
4. HĐ 3: Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Nghe và thực hiện
Tiết 4: KĨ THUẬT 
Tiết 10: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA. (tiết 1)
 I. Mục tiêu.
 - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau.
- Có ý thức yêu thích môn học.
 II. Chuẩn bị:
+GV: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền.
- Một số sản phẩm có đường khâu viền.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
 III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KT việc chuẩn bị đồ dùng của HS:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Quan sát - nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu sản phẩm.
- Cho HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- HS quan sát
- Mép vải được gấp 2 lần đường gấp ở mặt trái mảnh vải, được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc mau, đường khâu ở mặt phải mảnh vải.
- GV nhận xét và tóm tắt đường khâu viền gấp mép vải.
3. HĐ2: Hướng dẫn thao thác kỹ thuật:
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4
- Nêu cách gấp mép vải.
- HS quan sát
- Kẻ 2 đường thẳng ở mặt trái vải
đờng 1 cách mép vải 1cm
đường 2 cách đường 1: 2cm
- Gấp theo đường vạch dấu 1
- Gấp mép vải lần 2.
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép?
- Khâu lược
- Khâu viền bằng mũi khâu đột.
- Cho HS thực hành
- HS gấp mép vải theo đường vạch dấu.
- GV quan sát.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị vật liều giờ sau thực hành.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
Tiết 10: SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
I. Mục tiêu.
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 10
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
 II. Lên lớp.
Lớp trưởng lên điều khiển : các tổ nhận xét: 
- Tổ 1: Tuyên dương các bạn: Phượng, Khánh, Lan Anh
- Tổ 2: Tuyên dương các bạn: Nam, Liễu, Hoàng Lan
- Tổ 3: Tuyên dương các bạn: Linh, Hoàng, Hậu, Trọng
- Lớp trưởng nhận xét nhất trí với ý kiến các tổ.
2 . GV Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Có ý thức tự quản cao.
- Trong học tập có nhiều tiến bộ, hăng hái xây dựng bài.
- Biết giúp bạn cùng tiến
- Vệ sinh lớp học và Thân thể sạch sẽ.
	- Đội viên đeo khăn quàng tương đối đầy đủ.
Tồn tại:
- 1 số em đi học còn hay quên đồ dùng, về nhà không học bài làm bài tập
3. Phương hướng tuần 11:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 10.
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập trước khi đến lớp
- Thi đua rèn luyện chữ viết, giữ vở sạch.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
_________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 4 chi tiet Tuan 10.doc