Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 14

Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 14

TẬP ĐỌC

Tiết 25 : Chuỗi ngọc lam

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phõn biệt lời người kể và lời cỏc nhõn vật, thể hiện được tớnh cỏch nhõn vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người cú tấm lũng nhõn hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khỏc (trả lời được cỏc cõu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 A. Bài cũ :

- Học sinh đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Học sinh, giáo viên nhận xét .

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
 Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
Tiết 25 : Chuỗi ngọc lam
I. Mục đích yêu cầu :
 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phõn biệt lời người kể và lời cỏc nhõn vật, thể hiện được tớnh cỏch nhõn vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người cú tấm lũng nhõn hậu, biết quan tõm và đem lại niềm vui cho người khỏc (trả lời được cỏc cõu hỏi 1, 2, 3).
II. đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK.
iii. các hoạt động dạy học :
 A. Bài cũ : 
- Học sinh đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Học sinh, giáo viên nhận xét .
 B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài:
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ - giáo viên giới thiệu chủ điểm .
- Giới thiệu bài đọc: Chuỗi ngọc lam 
 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :
- 1 học sinh giỏi đọc diễn cảm bài văn. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài.
- Đoạn 1 (cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé):
 + Từng tốp (mỗi tốp 3 học sinh ) tiếp nối nhau đọc 2 lượt. 
 + Giáo viên lưu ý học sinh phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa từ : lễ Nô - en.
 + Từng cặp học sinh luyện đọc đoạn 1.
 + Học sinh đọc lướt lại đoạn 1, trao đổi, trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi 1, 2 trong SGK. 
 + Ba học sinh phân vai (người dẫn chuyện, Pi - e, cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm, thể hiện đúng lời các nhân vật. Sau đó mời 2 tốp học sinh (mỗi tốp 3 em) thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai.
 - Đoạn 2 (cuộc đối thoại giữa Pi - e và chị cô bé)
+ Từng tốp - mỗi tốp 3HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2. Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm trong câu “ThưaCó phải ngọc thật không ; kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa từ giáo đường.
 + Từng cặp học sinh luyện đọc đoạn 2.
+ Học sinh đọc đồng thời các câu hỏi 3 SGK; sau đó từng nhóm đọc lướt đoạn 2, trao đổi; đại diện các nhóm thi trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn đại diện trả lời câu hỏi đúng nhất.
- Giáo viên kết luận phần tìm hiểu bài và rút ra ý nghĩa : Ca ngợi những con người cú tấm lũng nhõn hậu, biết quan tõm và đem lại niềm vui cho người khỏc.
- Ba học sinh phân các vai (người dẫn chuyện, Pi- e, chị cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu hỏi , câu kể, câu cảm, thể hiện đúng lời các nhân vật. Sau đó mời 2 tốp học sinh (mỗi tốp 3 em) thi đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai.
- Học sinh phân vai đọc diễn cảm bài văn.
 C. Củng cố, dặn dò : 
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa của bài. 
- Giáo viên nhận xét tiết học ; nhắc nhở học sinh hãy biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn .
 .
Toán 
Tiết 66: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà
thương tìm được là một số thập phân.
I. mục tiêu :
 - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học :
- VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động 1: Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho 10.
- Học sinh làm bài tập 3 SGK tiết trước.
- Học sinh, giáo viên nhận xét, chữa bài. 
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Giáo viên nêu bài toán ở ví dụ 1, rồi hướng dẫn học sinh nêu phép tính giải bài toán.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các phép chia theo các bước như SGK.
- Giáo viên nêu ví dụ 2 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện bằng cách chuyển số tự nhiên thành số thập phân rồi chuyển phép chia hai số tự nhiên thành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên và thực hiện chia như đã học ở tiết 63.
+ Học sinh tự nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
- Giáo viên giải thích kỹ các bước thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân 
- Một vài học sinh nhắc lại quy tắc ( như SGK )
 Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
* GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập 1, 2 trong VBT. 
* GV hướng dẫn HS yếu, còn lúng túng để các em tự hoàn thành bài tập.
* Chữa bài : 
 Bài 1: 
- 3 HS lên bảng làm bài ( Mỗi em thực hiện 1 phép tính ).
- HS, GV nhận xét, chữa bài . ( Trước khi chữa bài GV gọi 1HS nhắc lại yêu cầu của bài tập ) .
- Giáo viên củng cố quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
 Bài 2: 
- Học sinh tự tóm tắt và giải bài toán, một học sinh lên bảng làm.
- Học sinh, giáo viên nhận xét . (Trước khi chữa bài GV gọi 1HS đọc đề toán) .
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị .
 Hoạt động tiếp nối :
 - Học sinh nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân.
 - Dặn học sinh về ôn bài và chuẩn bị tiết sau.
 .
Khoa học
Tiết 27: Gốm xây dựng : gạch, ngói
( Dạy lồng ghép BVMT )
I. Mục đích yêu cầu :
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng : gạch, ngói.
- Có ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là nơi mình sinh sống.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình 56, 57, tranh ảnh về đồ gốm.
- VBT. 
III. các Hoạt động dạy học :
 A. Bài cũ : 
- Học sinh trả lời câu hỏi về nội dung bài trước. ( Bài : Đá vôi )
- Học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá.
 B. Bài mới : 
 * Giáo viên giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Kể tên một số đồ gốm
 - HS làm việc theo nhóm bàn : Kể tên một số đồ gốm mà em biết .
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận: Tất cả các lọai đồ gốm đều được làm bằng đất sét. Gạch ngói hoặc nồi đất, được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo.
 Hoạt đông 2: Tìm hiểu công dụng của gạch, ngói
 - HS quan sát các hình trang 56 - SGK, thảo luận nhóm 4 để hoàn thành BT2 - VBT .
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - HS ở nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận : Có nhiều loại gạch và ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, sát sàn nhà. Ngói dùng để lợp mái nhà.
Hoat đông 3 : Tìm hiểu tính chất của gạch, ngói
 - HS làm việc theo nhóm tổ: Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của gạch, ngói.
 - Các nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm. 
 - Tiếp theo, GV nêu một số câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Giáo viên nhận xét và kết luận : Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy, cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ.
 * HS liên hệ việc giữ gìn, bảo vệ môi trường qua việc làm và vận chuyển gạch, ngói ở địa phương.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên tóm tắt nội dung bài – học sinh đọc mục bạn cần biết SGK.
 - GV nhận xét chung tiết học. Dặn học sinh ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 ..
Đạo đức
Tiết 14 : Tôn trọng phụ nữ (tiết 1) 
( Dạy lồng ghép KNS )
I. mục đích yêu cầu : 
- Học sinh nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. 
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
* GDKNS : Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ; kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến phụ nữ.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 22, SGK)
* Mục tiêu: 
Học sinh biết những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội
* Cách tiến hành : 
- Giáo viên chia thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
 - Giáo viên kết luận : Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế.
- Học sinh thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội 
- Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét bổ sung 
- Giáo viên mời 1- 2 học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 
 Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: 
Học sinh biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh - học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày ý kiến.
Giáo viên kết luận: - Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và các biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ .Thông qua đó GV giáo dục cho HS kĩ năng tư duy phê phán những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ.
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: 
Học sinh biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lý do vì sao tán thành hoặc không tán thành với ý kiến đó.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn học sinh cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
- Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến, học sinh cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước. Giáo viên mời một số học sinh giải thích lý do, cả lớp lắng nghe và bổ sung.
* GV giáo dục cho HS kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến phụ nữ.
 Hoạt động tiếp nối: 
- Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến (có thể là bà, mẹ, chị gái, cô giáo hoặc một phụ nữ nổi tiếng trong xã hội).
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
 Thứ 4 ngày 30 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
Tiết 26: Hạt gạo làng ta
I. Mục đích yêu cầu : 
 - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ.)
II. đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii.  ... p.
 - HS phát biểu ý kiến, cả lớp, GV nhận xét, bổ sung.
 - HS liên hệ việc sử lí các đồ dùng bằng thuỷ tinh khi bị vỡ.
 - GV kết luận : Các đồ dùng bằng thuỷ tinh rất dễ vỡ nên cần phải để nơi chắc chắn; không va đập đồ dùng bằng thuỷ tinh vào các vật rắn; dùng xong phải rửa sạch, để nơi chắc chắn, tránh rơi vỡ; phải cẩn thận khi sử dụng.
 C. Củng cố dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị cho tiết sau : Cao su.
**************************************
 Thứ 4 ngày 1 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
 Tiết 28: Về ngôi nhà đang xây
I- Mục đích yêu cầu 
 - Biết đọc lưu loát, diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
II- đồ dùng dạy– học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ ghi khổ thơ 1, 2.
iii- các hoạt động dạy– học 
 A. Bài cũ: 
- Học sinh đọc lại bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá.
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài : Giáo viên dùng tranh minh hoạ để giới thiệu bài thơ.
 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc :
- Một học sinh khá giỏi đọc toàn bài.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ (2 lượt ), giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa một số từ khó trong bài (phần chú giải).
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. 
b) Tìm hiểu bài : 
 - Học sinh đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK và tìm hiểu nội dung chính của bài thơ.
- Học sinh phát biểu ý kiến - Cả lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung. 
 - Giáo viên chốt nội dung phần tìm hiểu bài: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
c). Đọc diễn cảm :
- Từng tốp học sinh tiếp nối nhau đọc bài thơ. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc phù hợp với từng khổ thơ. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2 (Giáo viên treo bảng, lưu ý học sinh nhấn giọng, ngắt nhịp trong khổ thơ.)
- Giáo viên đọc mẫu. 
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 C. Củng cố, dặn dò :	 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Khuyến khích học sinh về nhà HTL 2 khổ thơ đầu của bài.
*************************************
 mĩ thuật
Tiết 15 : Vẽ tranh : Đề tài quân đội
 I- Mục đích yêu cầu 
 - HS hiểu biết thêm về quân đội và những hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về tài Quân đội.
- HS thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội.
 II- đồ dùng dạy– học 
 Giáo viên : 
 - SGK, SGV
 - Sưu tầm một số tranh ảnh về quân đội.
 - Một số bức tranh về đề tài Quân đội của HS lớp trước.
 Học sinh : - SGK.
 - Giấy vẽ hoặc vở Tập vẽ.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
 III- Các hoạt động dạy- học 
 Khởi động:
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
 - Giới thiệu bài : GV cho cả lớp hát một bài hát về đề tài Quân đội, sau đó giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
 - GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài Quân đội và gợi ý để HS nhận thấy: 
+ Tranh vẽ về đề tài Quân đội thường có hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội.
+ Trang phục (mũ, quần, áo) của quân đội khác nhau giữa các binh chủng.
 + Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội gồm có: Súng, xe, pháo, tàu chiến, máy bay, ...
 + Đề tài về quân đội rất phong phú. Có thể vẽ về các hoạt động như : Chân dung cô, chú bộ đội ; bộ đội với thiếu nhi ; bộ đội gặt lúa, chống bão lụt giúp dân ; bộ đội tập luyện trên thao trường ; bộ đội đứng gác,...
 - GV cho HS xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại các hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể.
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
 - GV cho HS xem một số bức tranh, hình gợi ý để các em nhận ra cách vẽ tranh.
 - Cho HS xem một số bức tranh của HS lớp trước để HS biết thêm về cách vẽ.
 Hoạt động 3 : Thực hành
- GV cho HS xem các bức tranh giới thiệu ở SGK để các em tự tin hơn.
- Nhắc HS vẽ theo từng bước như đã hướng dẫn ở bài trước.
 - HS vẽ tranh trong vở tập vẽ, hoặc vở thực hành. GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với những em còn lúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ. Động viên những HS khá để các em tìm được những hình ảnh, màu sắc đẹp cho bức tranh của mình.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài, gợi ý HS nhận xét, xếp loại. 
- HS tự nhận xét và xếp loại các bài đẹp và chưa đẹp.
- GV bổ sung và khen ngợi, động viên chung cả lớp.
 Dặn dò :
 Sưu tầm bài vẽ mẫu của hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của hoạ sĩ trên sách báo để chuẩn bị cho tiết Mĩ thuật tuần sau.
 ******************************************
 Toán
Tiết 73 : Luyện tập chung 
I. Mục đích yêu cầu
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá tri biểu thức, giải toán có lời văn. 
II. Đồ dùng dạy- học
- Vở bài tập, SGK
III. Các hoạt động dạy- học 
Bài cũ : 
- Gọi học sinh chữa bài 4 SGK.
- Học sinh, giáo viên nhận xét, chữa bài. 
 B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong VBT :
Bài 1: 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
- Học sinh tự làm, 4 học sinh làm trên bảng lớp
- Học sinh, giáo viên nhận xét chữa bài 
- Giáo viên củng cố các quy tắc chia có số thập phân 
Bài 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
- Học sinh tự làm, 2 học sinh làm trên bảng lớp
- Học sinh, giáo viên nhận xét chữa bài 
- Giáo viên củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số 
Bài 3: 
- Học sinh đọc đề toán. Phân tích đề toán 
- Học sinh tự tóm tắt và giải bài toán, 1 học sinh lên bảng làm. 
- Học sinh, giáo viên nhận xét ; củng cố cách giải bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị.
 C.Củng cố - dặn dò. 
- Giáo viên củng cố nội dung tiết học
- Dặn học sinh về làm bài tập trong SGK.
**************************************
Luyện từ và câu
Tiết 27: Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc
I- Mục đích yêu cầu 
 - Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.
 - Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc; nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc.
 - Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
II- đồ dùng dạy– học 
- VBT
iii- các hoạt động dạy– học 
 A. Bài cũ: 
- Học sinh đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa (BT3, tiết trước)
- Học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá.
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
Bài tập 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
 - Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. 
 - Học sinh làm việc cá nhân. 
 - Học sinh phát biểu ý kiến.
 - Cả lớp, giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng. 
Bài tập 2:
 - Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
- Học sinh làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.
- Giáo viên củng cố về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Bài tập 3:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm việc cá nhân VBT.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. Giáo viên chốt lời giải đúng. 
Bài tập 4:
	 - Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
 - Giáo viên giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài tập : Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, bài tập đề nghị các em cho biết yếu tố nào là quan trọng nhất. 
 - Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm, sau đó tham gia tranh luận trước lớp về yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc.
- Học sinh, giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.
 C. Củng cố, dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh ghi nhớ những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với hạnh phúc, những từ ngữ có chứa tiếng phúc vừa tìm được ở BT3, 4; nhắc nhở học sinh có ý thức góp phần tạo nên niềm hạnh phúc trong gia đình mình. 
***************************************
Thể dục
Tiết 30: Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “Thỏ nhảy”
I. Mục đích yêu cầu
- Học sinh ôn bài thể dục phát triển chung. yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài.
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” chủ động, nhiệt tình, đảm bảo an toàn.
II. địa điểm và phương tiện
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, dụng cụ cho trò chơi.
III. các hoạt động dạy - học
 1. Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
- Học sinh chạy nhẹ nhàng trên sân theo một hàng dọc thành vòng tròn quanh sân tập. Đứng lại khởi động xoay các khớp.
 - Kiểm tra bài cũ 
 2. Phần cơ bản 
 a, Ôn bài thể dục phát triển chung:
 - Giáo viên chỉ định một số học sinh ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác theo thứ tự bài thể dục có tính chất nhắc lại kĩ thuật động tác để học sinh cả lớp biết. Xen kẽ giữa các lần học sinh thực hiện động tác, giáo viên cho học sinh tự đánh giá xem mình thực hiện có đúng không, sai chỗ nào. Sau đó, cho học sinh khác góp ý bổ sung và giáo viên kết luận. Giáo viên nêu những yêu cầu cơ bản của động tác đó, những lỗi học sinh thường mắc và cách sửa. Sau đó chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng, giáo viên quan sát, đến từng tổ giúp đỡ về tổ chức và sửa sai cho học sinh .
 b, Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp nhất
 Từng tổ lên trình diễn cả bài thể dục một lần, mỗi động tác 2x8 nhịp dưới sự điều khiển của tổ trưởng, sau đó giáo viên cùng những học sinh khác đánh giá xem tổ nào có nhiều người thực hiện động tác đúng và đẹp nhất, sau đó xếp loại. Giáo viên tuyên dương tổ xếp thứ nhất và thứ nhì, riêng tổ kém nhất phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn.
c, Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”
Giáo viên nêu tên trò chơi cùng học sinh nhắc lại cách chơi có kết hợp cho 1 – 2 học sinh làm mẫu,sau đó cho cả lớp chơi thử 1 lần rồi chơi chính thức 2 lần. Sau mỗi lần chơi chính thức học sinh cho nhưng học sinh phạm luật đứng thành một hàng yêu cầu hát một bài có làm các động tác múa minh hoạ.
 3. Phần kết thúc : 
- Học sinh thả lỏng, Hát và vỗ tay theo nhịp 1 bài hát.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
 - Giao bài về nhà: Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 
*****************************************************************************
(tuần 14-15 : từ trang 252- 273

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBHTuan 14.doc