Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 24

Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 24

BUỔI SÁNG TẬP ĐỌC

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I.MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-Đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU:

A. Bài cũ : (4')

- Gọi 2 HS đọc bài Chú đi tuần.

- 1 HS nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét ghi điểm.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: (1)

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24	 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011 
Buổi sáng	 	 Tập đọc
Luật tục xưa của người ê-đê
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-Đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu: 
A. Bài cũ : (4')
- Gọi 2 HS đọc bài Chú đi tuần.
- 1 HS nêu nội dung của bài. 
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Hướng dẫn Luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc: (10’)
- 1 HS khá đọc toàn bài. 
- GV chia đoạn luyện đọc(3 đoạn theo 3 phần như sgk).
- HS nối tiếp đọc bài (2lượt).
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- 1 HS đọc chú giải. 
- GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài :(11’)
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- HS trao đổi thảo luận;GV quan tâm giúp đỡ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết hợp giảng từ: Luật tục: là những qui định phép tắc phải tuân theo.
- ý 1: Đồng bào Ê- đê qui định xử phạt rất công bằng.
- Gọi HS (K-G) lần lượt trả lời câu hỏi 4 SGK. GV nhận xét bổ sung 1 số luật của nước ta (VD: Luật giáo dục; luật hôn nhân và gia đình ... ).
- ý 2: Luật tục của người Ê-đê.
- HS đọc lướt toàn bàI. 
+ Nội dung của bài nói lên điều gì ?
- GV chốt ND: (Như MT).
- Gọi 3,4 HS (TB-Y) nhắc lại nội dung. 
c) Luyện đọc diễn cảm : (8’)
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
- HS khá giỏi nêu cách đọc hay.
- GV treo bảng phụ (đoạn 3), gạch chân từ cần nhấn giọng, hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Tổ chức cho học sinh đọc thi .
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
3.Củng cố dặn dò: (2')
- Gọi HS TB- Y nhắc lại nội dung chính của bài.
- HS liên hệ một số phong tục ở địa phương và dặn HS về nhà đọc bài tiếp theo .
Thể dục
 Phối hợp chạy và bật nhảy. trò chơi : "Qua cầu tiếp sức"
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được động tác phối hợp chạy - bật nhảy (chạy chậm sau đó kết hợp bật nhảy nhẹ nhàng lên cao hoặc đi xa).
- Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. địa điểm, phương tiện :
- Địa điểm : Trên sân trường, bãi tập.
- Phương tiện : Đồ dùng để mang vác.
iii . Nội dung và phương pháp lên lớp :
1.Phần mở đầu : (4')
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
2.Phần cơ bản : (28')
* Phối hợp chạy và bật nhảy :
- GV làm mẫu động tác.
- GV làm mẫu lại, kết hợp nêu yêu cầu về kĩ thuật.
- Gọi 2 HS lên thực hiện mẫu.
- HS thực hiện đồng loạt. GV quan sát và giúp HS sửa lỗi kĩ thuật.
- Chia lớp thành nhóm tổ và từ HS tập luyện.
- Tổ chức biếu diễn phối hợp chạy và bật nhảy. GV lưu ý HS chạy chậm sau đó kết hợp bật nhảy nhẹ nhàng lên cao hoặc đi xa .
- Tổng kết cuộc thi.
* Trò chơi "Qua cầu tiếp sức"
- Gọi HS nêu lại cách chơi, luật chơi.
- Hướng dẫn HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết trò chơi.
3 Phần kết thúc : (3')
- GV hướng dẫn học sinh tập một số động tác thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp.
- Làm được các bài tập 1, 2 ; HSKG thêm bài 3 - VBT tr. 37, 38.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1 : (4’) Củng cố về cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- 1 HS chữa BT3 (SGK - Tr. 123 - Tiết Thể tích hình lập phương).
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Hoạt động 2 : (29’) Luyện tập, thực hành.
* Bài 1:
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài, ( GV quan tâm HS yếu)
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
a) 
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(0,9 + 0,6) x 2 x 1,1 = 3,3 (m2)
Thể tích của hình hộp chữ nhật là :
0,9 x 0,6 x 1,1 = 0,594 (m3)
Đáp số : 3,3m2 và 0,596m3
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
( + ) x 2 x = (dm2)
Thể tích của hình hộp chữ nhật là :
 x x = (dm3)
Đáp số : dm2 và dm3
- Chốt kiến thức về tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
* Bài 2: 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài tập cá nhân 
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
3,5 x 3,5 x 6 = 73,5 (dm2)
Thể tích của hình lập phương là :
3,5 x 3,5 x 3,5 = 42,875 (dm3)
Đáp số : 73,5dm2 và 42,875dm3
- Chốt kiến thức về tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
* Bài 3: (HSKG)
- 1 HS đọc đề bài và phần hướng dẫn trong VBT, cả lớp theo dõi. 
- HS thảo luận nhóm 2 và làm bài
- 1 HS lên bảng giải.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
Cạnh của hình lập phương là 3cm vì :
3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là :
3 x 3 x 6 = 54 (cm3)
Đáp số : 54cm3
- Chốt kiến thức về tính diện tích toàn phần của hình lập phương khi biết thể tích của hình lập phương đó.
4. Hoạt động nối tiếp: (2’)
- Chốt kiến thức bài học. Nhận xét tiết học.
- BTVN: Các bài trong SGK tr. 110. 
Buổi chiều :	 Kĩ thuật
lắp xe ben (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.Lắp xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben
II. đồ dùng dạy học :
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Bài cũ : (2')
- Gọi 1 HS nêu cách lắp xe cần cẩu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài : (1’)
2. Hoạt động 1: (5’) Quan sát, nhận xét:
3. Hoạt động 2 : (27') Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a) Chọn các chi tiết :
-Yêu cầu HS đọc SGK, chọn các chi tiết
- 1- 2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại 
- Lớp quan sát và bổ sung cho bạn
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận : 
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 SGK) 
- GV hướng dẫn HS lắp khung sàn xe và các giá đỡ
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ ( H 3 SGK) 
- GV đặt câu hỏi 
 ? Để lắp đợc sàn ca bin các thanh đỡ em cần phải chọn chi tiết nào ? 
* Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau(H.4-SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình , và lắp 1trục trong hệ thống
- GV nhận xét bổ sung cho hoàn thành bước lắp 
* Lắp Lắp trục bánh xe trước (H 5a- SGK)
- Yêu cầu HS lắp trục bánh xe trước
* Lắp ca bin ( H 5b- SGK) 
- Yêu cầu HS lên bảng lắp
c) Lắp ráp xe ben : ( H1 - SGK )
- GV hướng dẫn HS lắp ráp xe ben theo các bước SGK
- HS lên bảng trả lời và thực hiện bước lắp 
- HS toàn lớp quan sát và nhận xét bước lắp của bạn
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp : 
- Cách tiến hành như ở các bài trên 
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Gọi 1-2 HS nhắc lại các bước lắp xe ben ; Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi sáng 	 Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011 
Tập đọc
Hộp thư mật
I. Mục tiêu:
- Biết đọc lưu loát,diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng ,trìu mến,thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu HS miền Nam.
- Hiểu ND : Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS; sẵn sàng chịu gian khổ,khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, SGK Học thuộc lòng những câu thơ yêu thích.)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu :
A.Bài cũ : (3’)
- Gọi 3 HS đọc bài : Luật tục xưa của người Ê-đê.
- 1 HS nêu nội dung của bài. 
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài : (1’) Thông qua tranh minh hoạ. 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc (10’):
- 1 HS đọc cả bài. 
- GV chia đoạn luyện đọc: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến  đáp lại. ; + Đoạn 2: Tiếp đến  ba bước chân.
+ Đoạn 3: Tiếp đến  về chỗ cũ ; + Đoan 4: Còn lại. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt).
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV đọc mẫu bài văn .
b) Tìm hiểu bài : (11’)
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1; 2 SGK.
- Giảng từ: Hộp thư mật (để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng).
- HS trả lời, nhận xét bổ sung. HS (Y) nhắc lại sau kết quả đúng.
- HS (K-G) rút ra ý chính, HS (TB-Y) nhắc lại. 
- ý 1: Sự ngụy trang khéo léo hộp thư mật .
- Học sinh đọc thầm đoạn còn lại trả lời câu hỏi 3 SGK.
- HS trao đổi theo cặp câu hỏi này.
- HS trình bày, nhận xét bổ sung.
+ Đoạn văn nói lên điều gì ? HS (K-G) rút ý chính, HS (TB-Y) nhắc lại. 
- ý 2: Sự bình tĩnh mưu trí và khéo léo khi làm nhiệm vụ của chú Hai Long.
- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi 4 SGK.( HS khá,giỏi)
- HS, GV nhận xét bổ sung.
- HS đọc lướt toàn bài. 
+ Bài học giúp em hiểu điều gì ? 
- GV chốt nd: (như mục tiêu).
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: (8’)
- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài - tìm cách đọc của mỗi đoạn.
- GV treo bảng phụ HD HS đọc diễn cảm đoạn 1. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.GV quan tâm HS yếu.
- HS thi đọc diễn cảm - nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò: (2’)
- Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế về tinh thần cảnh giác, ý thức BV Tổ quốc.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
- Làm được các bài tập - VBT tr. 39, 40.
II. đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ vẽ hình cho BT 3 - VBT tr. 40.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu:
1. Hoạt động 1: (4’) Củng cố về tính diện tích hình vuông, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
- 1 HS chữa BT 1 - SGK trang 123. 
- GV nhận xét ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2:(29') Luyện tập, thực hành :
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề và phần mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- 2 HS lên chữa bài.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
a) 10% của 80 là 8
 30% của 80 là 24
 5% của 80 là 4
 35% của 80 là 28
b) 10% của 240 là 24
 20% của 240 là 48
 2% của 240 là 4,8
 0,5% của 240 là 1,2
 22,5% của 240 là 54
- Chốt kiến thức về cách tính giá trị một số ... , châu Âu trên lược đồ. 
- Tổ chức trò chơi "Đối đáp nhanh”.
- Chia lớp thành 2 đội chơi. 
- GV nêu luật chơI. Các đội nối tiếp nhau nêu câu hỏi về một trong các nội dung: vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu á hoặc châu Âu.
- GV treo Bản đồ Tự nhiên thế giới lên bảng.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi. 
- Tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng cuộc.
- GVyêu cầu 1, 2 HSTB lên trình bày và xác định lại. 
c) Hoạt động 2 : (15’) So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu á và châu Âu. 
- HS thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu bài tập 2 SGK.
- GV quan tâm giúp đỡ các nhóm.
Tiêu chí
Châu á
Châu Âu
Diện tích
Khí hậu
Địa hình
Chủng tộc
HĐ kinh tế
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- 2,3 HSTB nhắc lại kết quả.
3. Củng cố dặn dò: (2')
- GV hệ thống bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều 	 Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh làng xóm, phố phường.
- Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện hoàn chỉnh, lới kể rõ ràng. Biết trao dổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
II. đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về bảo vệ an toàn giao thông
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. Bài cũ : (4')
- 1 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV nhận xét, ghi điểm .	
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài mới : (1’) 
- Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn kể chuyện : (28')
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
- 1 Học sinh đọc đề; Giáo viên gạch chân dưới những từ trọng tâm yêu cầu của đề bài
+ Yêu cầu của bài là kể việc làm như thế nào ? ( Việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự an ninh nơi làng xóm phố phường )
- Gọi 3,4 HS nối tiếp đọc gợi ý SGK.
- Học sinh lần lượt giới thiệu chuyện định kể.
* HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
- Kể chuyện trong nhóm :
- Học sinh kể chuyện theo nhóm 4, cùng trao đổi thảo luận về ý nghĩa với các câu hỏi:
+ Việc làm làm nào của nhân vật khiến bạn khâm phục nhất ?
+ Theo bạn , việc làm đó có ý nghĩa nh thế nào ?
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ học sinh yếu.
- Thi kể chuyện trước lớp:
- Học sinh lần lượt lên kể chuyện .
- Học sinh dưới lớp lắng nghe cùng nêu câu hỏi trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét , cho điểm .
3. Củng cố, dặn dò : ( 2’ )
- GV nhận xét tiết học, 1-2 HS khá, giỏi nêu ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
Khoa học
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
II. đồ dùng dạy học :
+ Một vài dụng cụ sử dụng pin.
+ Cầu chì, công tơ điện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu :
A. Bài cũ: (3’) 
+ Hãy nêu cách lắp mạch điện đơn giản ?
+ Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện ?
- 1 HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
- GV nhận xét ghi điểm. 
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : (1’) Nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 1: (10') Các biện pháp phòng tránh bị điện giật 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 1, 2 - SGK tr. 98 và cho biết :
+ Nội dung của từng bức tranh ?
+ Làm như vậy có tác hại gì ?
- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình SGK trả lời. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả (kết hợp chỉ hình minh hoạ SGK).
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, và kết luận.
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc mục Bạn cần biết SGK T98.
- GVKL: Không nên chơi nghịch ổ điện hoặc dây dẫn điện, cắm các vật vào ổ điện ... 
3. Hoạt động 2: (11') Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện. Vai trò của cầu chì và công tơ
- HS trao đổi theo nhóm đôi, đọc thông tin và trả lời câu hỏi SGK.
+Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho Vật dùng điện có số vôn quy định là 6V ?
+ Nếu sử dụng nguồn điện 110V cho vật dùng điện có số vôn là 220V thì sao ?
+ Cầu chì có tác dụng gì ?
+ Hãy nêu vai trò của công tơ điện ?
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng, HS (TB-Y) nhắc lại. 
- GV cho HS quan sát cầu chì, nêu tác dụng của cầu chì và cách kiểm tra xử lí khi cháy cầu chì.
4. Hoạt động 3: (9') Các biện pháp tiết kiệm điện.
- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi :
+ Tại sao phải sử dụng điện tiết kiệm ?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện ?
- Gọi HS lần lượt trình bày kết quả.( như SGK)
- HS,GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS liên hệ với việc sử dụng điện ở gia đình.
- GVKL: Chúng ta cần sử dụng tiết kiệm điện tránh lãng phí để tiết kiệm tiền cho gia đình, xã hội và để người khác cũng có điện dùng.
 C. Củng cố dặn dò: (3’)
- HS nhắc laị nội dung bài.
- Liên hệ giáo dục tiết kiệm điện và an toàn điện khi sử dụng.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Buổi sáng 	 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011 
Tập làm văn
ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập 1 cách rõ ràng, đúng ý.
II. đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi đề bài. Giấy khổ to bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1. Bài cũ: (3') 
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của 1 đồ vật gần gũi với em.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (1')
b) Hướng dẫn làm bài tập . (29’)
ỉ Bài tập 1: 
- GV treo bảng phụ ghi đề bài. 
- 1,2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu đề bài lựa chọn miêu tả.
- 1 HS đọc gợi ý 1. 
- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm vào giấy khổ to.
- GV quan tâm , giúp đỡ HS yếu.
- HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng trình bày.
- HS,GV nhận xét bổ sung để có dàn ý chi tiết đầy đủ . HS rút kinh nghiệm sửa dàn ý của mình.
ỉ Bài tập 2: 
- 1HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1HS đọc gợi ý 2. 
- HS lần lượt trình bày dàn ý về bài văn của mình trong nhóm.
- Gọi HS lần lượt trình bày dàn ý của mình trước lớp.
- Nhận xét cho điểm.
- GVKL: củng cố cách lập dàn ý
3 Củng cố dặn dò: (1')
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Làm được các bài tập - VBT trang 45.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu.
1. Hoạt động 1: (4’) Củng cố về cách tính diện tích một số hình đã học. 
- 3 HS chữa BT 1, 2, 3 - SGK tr. 127.
- GV nhận xét ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: (28’) Luyện tập, thực hành.
* Bài 1:
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Thể tích của bể là :
2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thể tích của nước trong bể là :
3 x = 2,4 (m3) = 2400 (dm3) = 2400 (lít)
Đáp số : 2400 lít
* Bài 2 :
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
Thể tích
1m2
1,5m2
0,125m3
- Chốt kiến thức về tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
* Bài 3 :
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
a)
Hình hộp chữ nhật 
(1)
(2)
Chiều dài
2m
1m
Chiều rộng
1m
0,5m
Chiều cao
0,4m
0,2m
Thể tích
0,8m3
0,1m3
b) 
+ Chiều dài hình (1) gấp 2 lần chiều dài hình (2).
+ Chiều rộng hình (1) gấp 2 lần chiều rộng hình (2).
+ Chiều cao hình (1) gấp 2 lần chiều cao hình (2).
+ Thể tích hình (1) gấp 8 lần thể tích hình (2).
- Chốt kiến thức về cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và xác định mối quan hệ giữa các hình hộp chữ nhật khi biết mối quan hệ .
3. HĐ nối tiếp: (2’) 
- Nhận xét chung tiết học. 
- Về làm bài tập trong SGK - Trang 115.
Luyện từ và câu
nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (ND ghi nhớ).
- Làm được BT1; 2. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ và phiếu bài tập ghi sẵn bài 1 phần nhận xét. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu
A. Bài cũ: (3') 
+ Hãy nêu những danh từ có thể kết hợp được với từ an ninh ?
+ Hãy nêu những động từ có thể kết hợp được với từ an ninh ?
+ Hãy nêu những việc làm giúp em tự BV khi cha mẹ không có ở bên ?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : (1')
2. Phần nhận xét: (12')
* Bài tập 1:
- GV treo bảng phụ ghi VD (SGK).
- HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi. 
- HS dùng bút chì gạch chéo để phân tách các vế câu ghép; gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN.
- 2 HS khá giỏi lên bảng làm, cả lớp làm vào giấy nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng.
* Bài tập 2:
- HS đọc đề, suy nghĩ trả lời câu hỏi 2 SGK.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- HS,GV nhận xét chốt lời giải đúng.
* Bài tập 3:
- HS suy nghĩ tìm từ thay thế và nêu kết quả.(câu a: mới, đã; chưa, đã; càng. Câu b: chỗ nào, chỗ ấy).
- GVKL : Các từ in đậm trong 2 câu ghép trên và có thể thay thế cho nó được gọi là các cặp từ hô ứng . Nó dùng để nối các vế câu ghép làm chúng có quan hệ chặt chẽ. Các cặp từ hô ứng nằm trong bộ phận VN nên nó không phải là quan hệ từ.
3. Ghi nhớ: (2')
- 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK
- Hướng dẫn HS lấy ví dụ minh hoạ.
4. Hướng dẫn luyện tập (15')
* Bài tập 1:
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp theo dõi. 
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.3 HS lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng.
- HS đổi bài chấm chéo cho nhau.Sau đó phát biểu ý kiến
- HS yếu nhắc lại lời giải đúng. 
* Bài tập 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõI. 
- GV treo bảng phụ HDHS tìm hiểu yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi thực hiện. GV quan tâm HS yếu. 
- 3 HS lên bảng làm.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- 2, 3 HSTB,Y đọc lại câu đã hoàn thiện.
- GVKL: Củng cố cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng 
C. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
--------------------------------------------------------
Sinh hoạt
Sinh chi đội Tuần 24
Duyệt kế hoạch bài học lớp 5B - Tuần 24
Hà Vinh, ngày  tháng  năm 2011
Tổ trưởng
 Lê Thị Thuý

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBH lop 5BTuan 24LL.doc