Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 25

Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 25

TUẦN 25 Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011

BUỔI SÁNG TẬP ĐỌC

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I.MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Biết đọc diễn cảm toàn bài với thái độ tự hào, ca ngợi ; giọng đọc trang trọng, thiết tha.

- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.(Trả lời được các câu hỏi SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi đoạn 2 để hướng dẫn đọc diễn cảm .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU:

A. Bài cũ : (4')

- Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi trong bài.

- 1 HS nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Kì II - Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	 Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011 
Buổi sáng	 	 Tập đọc
phong cảnh đền hùng
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đọc diễn cảm toàn bài với thái độ tự hào, ca ngợi ; giọng đọc trang trọng, thiết tha.
- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.(Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn 2 để hướng dẫn đọc diễn cảm .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu: 
A. Bài cũ : (4')
- Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi trong bài.
- 1 HS nêu nội dung của bài. 
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Hướng dẫn Luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc: (10’)
- HS giỏi đọc diễn cảm . 
- GV chia đoạn: 3 đoạn (SGV) 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn ( 3 lựơt ):
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt câu; GVHDHS yếu và trung bình cách đọc câu dài:
" Trong đền....chính nghĩa”, " Dãy Tam Đảo... cuồn cuộn”
( HS TB-Y đọc theo HD của GV)
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ mới và khó trong bài. 
- 1 HS đọc phần chú giải
- GVđọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :(11’)
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.
- Yêu cầu HS đọc thầm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 2 (SGK)
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS nêu ý 1
- ý 1: Cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
- Yêu cầu HS đọc thầm trả lời câu hỏi 3, 4 SGK 
 Giảng từ : Bức hoành phi 
+ Những từ ngữ đó gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao? 
( HS K-G : ... Thật tráng lệ, hùng vĩ).
+ Em hiểu hai câu ca dao sau như thế nào?
" Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mời tháng ba”
( HS : Câu ca dao như hắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc,...)
- Yêu cầu HS tìm ý 2
- ý 2 : Một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước giữ nước của dân tộc.
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào ?
- Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.(HS khá, giỏi rút nội dung, HS trung bình, yếu nhắc lại).
- Hướng dẫn rút ra nội dung : (Như phần I).
c) Luyện đọc diễn cảm : (8’)
- 3HS khá giỏi đọc diễn cảm nối tiếp toàn bài .
- HS cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc hay.
(HS K- G nêu cách đọc, HS Y- TB nhắc lại)
- GV treo bảng phụ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 2.
(HS K- G đọc nâng cao đoạn 2, HS trung bình, yếu tiếp tục đọc đúng), 
(HS thi đọc trước lớp)
3.Củng cố dặn dò: (2')
- Gọi HS TB- Y nhắc lại nội dung chính của bài.
- HS liên hệ thực tế và dặn HS về nhà đọc bài tiếp theo .
Thể dục
 Phối hợp chạy và bật nhảy. trò chơi : "Qua cầu tiếp sức"
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được động tác phối hợp chạy - bật nhảy (chạy chậm sau đó kết hợp bật nhảy nhẹ nhàng lên cao hoặc đi xa).
- Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. địa điểm, phương tiện :
- Địa điểm : Trên sân trường, bãi tập.
- Phương tiện : Đồ dùng để mang vác.
iii . Nội dung và phương pháp lên lớp :
1.Phần mở đầu : (4')
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
2.Phần cơ bản : (28')
* Phối hợp chạy và bật nhảy :
- GV làm mẫu động tác.
- GV làm mẫu lại, kết hợp nêu yêu cầu về kĩ thuật.
- Gọi 2 HS lên thực hiện mẫu.
- HS thực hiện đồng loạt. GV quan sát và giúp HS sửa lỗi kĩ thuật.
- Chia lớp thành nhóm tổ và từ HS tập luyện.
- Tổ chức biếu diễn phối hợp chạy và bật nhảy. GV lưu ý HS chạy chậm sau đó kết hợp bật nhảy nhẹ nhàng lên cao hoặc đi xa .
- Tổng kết cuộc thi.
* Trò chơi "Qua cầu tiếp sức"
- Gọi HS nêu lại cách chơi, luật chơi.
- Hướng dẫn HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết trò chơi.
3 Phần kết thúc : (3')
- GV hướng dẫn học sinh tập một số động tác thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
Toán
Kiểm tra định kì giữa kì II
Buổi chiều :	 Kĩ thuật
lắp xe ben (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.Lắp xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben
II. đồ dùng dạy học :
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Bài cũ : (2')
- Gọi 1 HS nêu cách lắp xe cần cẩu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài : (1’)
2. Hoạt động 1: (25’) Thực hành lắp xe ben.
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết :
- Yêu cầu HS chọn đủ các chi tiết và xếp vào nắp hộp
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại 
- Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn
- 2 HS đọc. 
- HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK để lắp
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận : 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Cho HS thực hành lắp từng bộ phận theo nhóm 
- Các nhóm lắp ráp xe ben
- GV theo dõi uốn nắn kịp thời những nhóm lúng túng, lắp sai.
c) Lắp ráp xe ben : ( H1 - SGK )
- GV hướng dẫn HS lắp ráp xe ben theo các bước SGK 
3. Hoạt động 2 : (6') Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm
- Cử 4 HS đánh giá sản phẩm của từng nhóm
- GV nhận xét.
- Nhắc HS tháo các chi tiết xếp vào trong hộp
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau., 
Buổi sáng 	 Thứ ba ngày 01 tháng 03 năm 2011 
Tập đọc
cửa sông
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, thiết tha giàu tình cảm, gắn bó. 
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn..(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, SGK Học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ 4,5 để hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu :
A.Bài cũ : (3’)
- Gọi 3 HS đọc bài : Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi trong bài.
- 1 HS nêu nội dung của bài. 
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài : (1’) Thông qua tranh minh hoạ. 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc (10’):
- HS giỏi đọc diễn cảm . 
- GV chia đoạn: 6 đoạn (SGV) 
- HS đọc nối tiếp theo 6 khổ thơ 3 lượt.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt câu; GVHDHS yếu và trung bình cách đọc tiếng khó: cần mẫn, tôm rảo, lưỡi sóng,.
- GV hướng dẫn HS yếu và TB nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm 
- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS giải nghiã một số từ (HS: K- G nêu nghĩa một số từ, HS: TB- Y đọc phần chú giải)
- GVđọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài : (11’)
- HS đọc khổ thơ 1 trả lời câu hỏi 1 trong SGK
- GV: Biện pháp độc đáo đó gọi là chơi chữ: tác giả dựa vào cái tên " cửa sông” để chơi chữ.
+ Khổ thơ này muốn nói lên điều gì ? (HS K- G trả lời, HS Y- TB nhắc lại)
ý 1: Nơi sông chảy ra biển.
- HS đọc khổ thơ 2, 3, 4,và 5 trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
- Giảng từ : Lưỡi sóng.
+ 4 khổ thơ này muốn nói lên điều gì ? (HS K- G trả lời, HS Y- TB nhắc lại)
ý 2: Cửa sông là địa điểm đặc biệt
- HS đọc khổ thơ 6 trả lời câu hỏi 3 trong SGK
- Giảng từ : cội nguồn 
+ Khổ thơ này muốn nói lên điều gì ? (HS K- G trả lời, HS Y- TB nhắc lại)
ý 3: Tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn
+ Nội dung của bài thơ là gì ? (HS khá giỏi rút nội dung, HS yếu và TB nhắc lại ) 
- Hướng dẫn rút ra nội dung : (như Mục tiêu)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: (8’)
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 6 khổ thơ
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm (treo bảng phụ),
(HS khá giỏi nêu cách đọc diễn cảm, đọc khổ thơ tùy thích và nêu lí do thích ; HS yếu và TB luyện đọc tốt hơn khổ thơ 4,5)
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc trớc lớp.
3. Củng cố dặn dò: (2’)
- Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
bảng đơn vị đo thời gian 
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.(KG)
- 1 năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
- Làm được các bài tập - VBT tr. 49, 50.
II. đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn bảng đơn vị đo thời gian.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu:
1. Hoạt động 1: (3’) Trả và nhận xét bài kiểm tra định kì.
- Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2:(15') Ôn tập các đơn vị đo thời gian.
a) Các đơn vị đo thời gian
Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian đã học?
GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bảng đơn vị đo thời gian yêu cầu 1 HS lên bảng điền số.
+ Biết năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? 
+ Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004? 
+ Em có nhận xét gì về số chỉ các năm nhuận? (HS K- G: chúng đều chia hết cho 4)
+ Em hãy kể tên các tháng trong năm? (HS Y- TB: Tháng1, 2, 3, 4, 5, 6, ..., 12.)
+ Em hãy nêu số ngày của các tháng? (HS: Tháng có 30 ngày: Tháng 4, 6, 9, 11; tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12; tháng 2 năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày)
- GV cho HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác: Một ngày có bao nhiêu giờ, một giờ có bao nhiêu phút, một phút có bao nhiêu giây?
- Khi HS trả lời GV ghi tóm tắt lên bảng, cuối cùng được bảng như SGK.
- Gọi HS Y- TB đọc lại.
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- GV cho HS đổi các đơn vị đo thời gian như SGK
- Yêu cầu HS giải thích cách đổi trong từng trường hợp.
- GV nhận xét cách đổi của HS, giảng lại các trường hợp HS trình bày chưa rõ.
- GVKL: Củng cố về đổi đơn vị đo thời gian
3. Hoạt động 3 : (14') Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề .
Gọi từng HS đọc thế kỉ tương ứng.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Năm
Thế kỉ
Năm
Thế kỉ
Năm
Thế kỉ
40
I
1077
XI
1945
XX
248
III
1288
XIII
1954
XX
938
X
1428
XV
1975
XX
1010
XI
1789
XVIII
- Chốt kiến thức về cách xác định thế kỉ của một năm.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- HS làm bài các nhân. 2 HS lên bảng làm, mỗi em một cột.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
4 giờ = 240 phút
2 giờ rưỡi = 150 phút
 giờ = 45 phút
1,4 giờ = 84 phút
 phút = 45 giây
180 phút = 3 giờ
366 phút = 6 giờ 6 phút
240 giây = 4 phút
450 giây = 7 phút 30 giây
3600 giây = 1 giờ
- Chốt kiến thức về chuyển đổi số đo đơn vị thời gian.
* Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề.
- HS làm bài các nhân. ... 
- GV hệ thống bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều 	 Kể chuyện
vì muôn dân
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ỹ nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư sử vì đại nghĩa.
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong BĐDDH.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. Bài cũ : (4')
- 1 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV nhận xét, ghi điểm .	
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài mới : (1’) 
- Nêu mục tiêu bài học.
2. GV kể chuyện : (6')
- GV kể lần 1(HS: lắng nghe)
- Giải nghĩa cho HS hiểu nghĩa các từ :Tị hiềm, Quốc công tiết chế, chăm- pa, sát thát.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa(HS: lắng nghe và quan sát tranh)
3. Hướng dẫn kể chuyện : (23')
a) HS thực hành kể chuyện trong nhóm, tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện (GV giúp đỡ HS yếu)
b) HS thi kể chuyện trớc lớp
- 6HS yếu- TB kể tiếp nối từng đoạn chuyện
- 2 HS K- G kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét bạn kể chuyện .
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò : ( 2’ )
- GV nhận xét tiết học, 1-2 HS KG nêu ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
Khoa học
ôn tập: vật chất và năng lượng (tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. đồ dùng dạy học :
+ Hình trang 102 SGK - phóng to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu :
A. Bài cũ: (3’) 
+ Kể tên 1 số năng lượng mà em biết ?
- GV nhận xét ghi điểm. 
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : (1’) Nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 1: (15') Năng lượng lấy từ đâu?
- HS làm việc theo nhóm 4 quan sát hình minh họa trong SGK trang 102 và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây ?
+Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung :
8 GVKL: a) Năng lượng cơ bắp của ngời.
 b) Năng lượng chất đốt từ xăng.
 c) Năng lượng gió.
 d)Năng lượng chất đốt từ xăng.
 e)Năng lượng nớc.
 g)Năng lượng chất đốt từ than đá.
 h)Năng lượng mặt trời.
- HS yếu và TB nhắc lại kết luận
3. Hoạt động 2: (14') Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện
- Tổ chức trò chơi " Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”.
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức " tiếp sức” 
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5- 7 người lên tham gia chơi. Khi GV hô "bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết,... Hết thời gian, nhóm nàoviết được nhiều và đúng là thắng cuộc.
- HS và GV nhận xét
- HS Y và TB đọc lại kết quả đúng của các nhóm.
 C. Củng cố dặn dò: (3’)
- HS nhắc laị nội dung bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Buổi sáng 	 Thứ sáu ngày 04 tháng 2 năm 2011 
Tập làm văn
tập viết đoạn đối thoại
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, theo gợi ý của GV. HS biết viết tiếp các lời đối thoại trong kịch với nội dung phù hợp B2.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.(KG) 
II. đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ to và bút dạ để làm bài 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1. Bài cũ: (3') 
- Nhận xết chung về bài kiểm tra tiết trước.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (1')
b) Hướng dẫn làm bài tập . (29’)
ỉ Bài tập 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn trích của bài tập 1, cả lớp theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai ? 
(HS Y- TB : Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.)
+ Nội dung của đoạn trích là gì? 
(HS K G: Thái sư nói với kẻ xin làm chức cấu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức cấu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha).
+ Dáng điệu , vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào ? 
ỉ Bài tập 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại, cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài tập theo nhóm 4 vào giấy khổ to. (GV quan tâm giúp đỡ các nhóm và HS yếu)
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
ỉ Bài tập 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- GV nhắc các nhóm chuẩn bị cho việc đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
- HS mỗi nhóm tự phân vai và vào vai.
- Từng nhóm HS tiếp nối nhau đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất. 
3 Củng cố dặn dò: (1')
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Làm được các bài tập 1, 2, 3 ; HSKG thêm bai 4- VBT trang 53, 54.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu.
1. Hoạt động 1: (4’) Củng cố về cách tính diện tích một số hình đã học. 
- 3 HS chữa BT 1 - SGK tr. 133, mỗi em một phép tính.
- GV nhận xét ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: (28’) Luyện tập, thực hành.
* Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- 5 HS lên bảng chữa bài, mỗi em 2 phép chuyển đổi.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
 giờ = 12 phút
 phút = 20 giây
1 giờ = 90 phút
2 phút = 135 giây
1,2 giờ = 72 phút
2,5 phút = 150 giây
 67 phút = 1 giờ 7 phút
 3 giờ 15 phút = 195 phút
320 giây = 5 phút 20 giây
330 phút = 3,5 giờ
- Chốt kiến thức về chuyển đổi số đo thời gian.
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- 4 HS lên bảng chữa bài, mỗi em 1 phép tính.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
a)
b)
c)
d)
+
 6 năm 7 tháng
 4 năm 5 tháng
+
10 giờ 37 phút
 5 giờ 38 phút
+
26 ngày 7 giờ
 8 ngày 15 giờ
+
26 phút 35 giây
 46 phút 50 giây
10 năm 12 tháng
15 giờ 75 phút
34 ngày 22 giờ
72 phút 85 giây
hay
11 năm
 hay
16 giờ 15 phút
hay
73 phút 25 giây
- Chốt kiến thức về cộng số đo thời gian.
* Bài 3 :
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- 4 HS lên bảng chữa bài, mỗi em 1 phép tính.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
\
—
 30 năm 2 tháng
 8 năm 8 tháng
hay
—
 29 năm 14 tháng
 8 năm 8 tháng
—
42 ngày 7 giờ
 8 ngày 9 giờ
hay
—
41 ngày 31 giờ
 8 ngày 9 giờ
 21 năm 6 tháng
 33 ngày 22 giờ
\
—
 21 giờ 12 phút
 7 giờ 17 phút
hay
—
 20 giờ 72 phút
 7 giờ 17 phút
—
15 phút 23 giây
 7 phút 30 giây
hay
—
14 phút 83 giây
 7 phút 30 giây
 13 giờ 55 phút
 7 phút 53 giây
- Chốt kiến thức về đặt tính và tính trừ số đo thời gian.
* Bài 4 : (HSKG)
- 2 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung , chốt bài làm đúng:
Thời gian làm hai chi tiết đầu là :
1 giờ 30 phút + 1 giờ 40 phút = 3 giờ 10 phút
Thời gian làm chi tiết thứ ba là :
5 giờ 30 phút - 3 giờ 10 phút = 2 giờ 20 phút
Đáp số : 2 giờ 20 phút.
- Chốt kiến thức về giải bài toán liên quan đến cộng trừ số đo thời gian.
3. HĐ nối tiếp: (2’) 
- Nhận xét chung tiết học. 
- Về làm bài tập trong SGK - Trang 134.
Luyện từ và câu
liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng cuả việc thay thế đó( làm được B2 mục III).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ và phiếu bài tập ghi sẵn bài 1 phần nhận xét. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu
A. Bài cũ: (3') 
+ 2 HS đặt câu có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : (1')
2. Phần nhận xét: (12')
* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi .
- HS làm bài tập theo cặp và 1 HS khá giỏi làm trên bảng.(GV quan tâm HS yếu)
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng: Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn.Những từ ngữ cho biết điều đó: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba,...
- HS yếu và TB nhắc lại
* Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi .
- HS làm bài tập cá nhân , nêu miệng trước lớp.(GV quan tâm HS yếu)
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở 2 đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ. ( HS yếu và TB nhắc lại.)
3. Ghi nhớ: (2')
- 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK
- Hướng dẫn HS lấy ví dụ minh hoạ.
4. Hướng dẫn luyện tập (15')
* Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập, Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài độc lập , nêu miệng trước lớp (GV quan tâm HS yếu).
- Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng: Từ anh thay cho Hai Long; Cụm từ Người liên lạc thay cho ngời đặt hộp thư ; ....
- HS yếu nhắc lại lời giải đúng. 
 GVKL: Rèn kĩ năng nhận biết các từ ngữ thay thế.
* Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu).
- HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Nàng thay cho Vợ An Tiêm.
- Gọi HS yếu và TB đọc lại đoạn văn đã thay thế.
 GVKL: Rèn kĩ năng sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu
C. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
--------------------------------------------------------
Sinh hoạt
Sinh lớp Tuần 25
I. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần 25.
1. Lớp trưởng điều hành các tổ trưởng tự nhận xét đánh giá về tổ mình.
2. Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
3. ý kiến.
4. Bình xét thi đua trong tuần.
II. Lớp trưởng triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần 26.
III. ý kiến của GVCN.
Duyệt kế hoạch bài học lớp 5B - Tuần 25
Hà Vinh, ngày  tháng  năm 2011
P. Hiệu trưởng
 Lê Thị Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBH lop 5Tuan 25LL.doc