Giáo án các môn khối 5 năm 2010 - Tuần 28

Giáo án các môn khối 5 năm 2010 - Tuần 28

I.Mục tiêu :

 -HS có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này

 -Nêu được một số hiểu biết về liên hiệp quốc.

 -Tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở VN.

II.Tài liệu , phương tiện : -GV :Tranh , ảnh , bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN ; Mi-crô không dây để chơi trò chơi phóng viên.

-HS :Xem trước thông tin tham khảo ở phần phụ lục ( trang 7)

III.Các hoạt động: ( thời gian 38 -40 phút)

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 năm 2010 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 28 Thứ 2 ngày 29 tháng 3 năm 2010
ĐẠO ĐỨC( tiết 28)
Bài : EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( Tiết 1 )
I.Mục tiêu :
 -HS có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này 
 -Nêu được một số hiểu biết về liên hiệp quốc.
 -Tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở VN.
II.Tài liệu , phương tiện : -GV :Tranh , ảnh , bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN ; Mi-crô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
-HS :Xem trước thông tin tham khảo ở phần phụ lục ( trang 7)
III.Các hoạt động: ( thời gian 38 -40 phút)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1.Kiểm tra bài cũ :
Nêu một số biểu hiện về hòa bình ? 
Em đã làm gì để ủng hộ hòa bình ? 
- GV nhận xét đánh giá
2.Bài mới:
a. Giới thiệu : ghi đề
b.Hoạt động:
HĐ1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK)
-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi : Ngoài những thông tin tong SGK , em còn biêt thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ? 
-GV giới thiệu thêm một số tranh , ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nuớc , ở VN . Sau đó cho HS thảo luận 2 câu hỏi trang 41, SGK .
=>GV kết luận :
+LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.Từ khi thành lập , LHQ đã có nhiêù hoạt động vì hoà bình ,công bằng và tiến bộ xã hội.VN là một thành viên của LHQ .
HĐ 2:Bày tỏ thái độ (Bài tập 1,SGK )
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
-Cho đại diện các nhóm trình bày ( Mỗi nhóm trình bày về 1 ý kiến )
-Cho các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
=>GV kết luận :Các ý kiến c ,d là đúng .
 Các ý kiến a, b,đ là sai .
-GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
HĐ nối tiếp :
-Về nhà tìm hiểu tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ;về một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN .
-Sưu tầm các tranh ,ảnh ,bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở VN hoặc trên thế giới .
- HS nêu, lớp nhận xét.
- lắng nghe.
-HS đọc thông tin và nêu những đều biết về Liên Hợp Quốc .
-HS theo dõi .
-HS lắng nghe .
-HS thảo luận theo nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe.
- HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
- HS lắng nghe.
TẬP ĐỌC( tiết 55)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ( tiết 1)
I.Mục tiêu:
	-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc).Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu ( đơn , ghép ) tóm tắt đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo trong bảng tổng kết .
	- HS đọc trôi chảy các bài đã học từ học kì II của lớp 5 .Làm đúng yêu cầu bài tập.
 	- Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
II.Đồ dùng dạy học :	-Phiếu viết tên từng bài tập đọc .
	 -Bút dạ + giấy khổ to kẻ bảng tổng kết BT 2 + băng dính .
III.Các hoạt động dạy học:( thời gian 45 -50 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( khoảng 1/4 số HS trong lớp ):
*Từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm được xem bài 2 phút ) 
*-Gv đặt 1 câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc . Cho điểm cho HS 
3.Bài tập 2:
-Gv Hướng dẫn HS đọc.
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy viết bảng tổng kết . yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu 
- GV nhận xét, chốt ý đúng. 
3.Củng cố , dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn Hs về nhà tiếp tục luyện đọc .
-HS lắng nghe .
-HS đọc trong SGK ( hoặc thuộc lòng )theo phiếu. 
-1HS đọc yêu cầu của bài .
-HS nhìn bảng nghe Gv hướng dẫn 
-Hs làm bài cá nhân, viết vào vở .
-HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ 
- Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe .
- HS nghe, nhớ.
TOÁN ( tiết 136) 
 LUYỆN TẬP CHUNG. 
I.Mục tiêu :
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian.
 - HS vận dụng làm đúng, chính xác các bài tập.( bài 1,2)
 - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 45 -50 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 3HS nêu công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian. 
- Nhận xét,sửa chữa .
2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Hoạt động : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
H: Bài toán y/c gì?( so sánh vận tốc của ôtô và xe máy)
- Gọi 1HS lên bảng , HS dưới lớp làm vào vở. 
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi 1HS lên bảng làm vào bảng .
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV thu chấm,đánh giá, kết luận.
Bài 3: 
- Cho HS tự làm bài vào vở.
Gọi 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
Y/ c HS nhắc lại công thức tính vận tốc.
GV đánh giá.
Bài 4:
- Gọi 1Hs lên bảng làm bài; dưới lớp làm vở .
- Gọi HS đọc bài làm.
- Gọi HS nhận xét .
- GV đánh giá.
3.Củng cố :
- Gọi HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
4. Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
-3HS nêu miệng. 
- HS nghe .
HS đọc.
HS nêu
HS làm bài.
- HS thực hiện
 Đáp số: 15 km.
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
Bài giải:
Vận tốc của xe máy là:
 1250 : 2 = 625 (m/phút)
Đổi 60 phút = 1giờ 
Một giờ xe máy đi được:
625 x 60 = 37500 (m) = 37,5 (km)
Vận tốc của xe máy là: 37,5 (km/giờ)
 Đáp số: 37,5 km/giờ
- Nhận xét.
- Chữa bài.
- HS đọc đề, lớp đọc thầm.
 - HS làm bài.
- HS trình bày tương tự bài 2.
HS nhận xét.
HS nêu.
- Đọc đề, tìm hiểu đề.
- Hs làm bài theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- 3HS nêu.
- Lắng nghe.
 Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
KHOA HỌC( tiết 55) 
 SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT 
I.Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
 -Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật : vai trò của cơ quan sinh sản , sự thụ tinh , sự phát triển của hợp tử.Kể tên một số động vật đẻ trứng & đẻ con .
 - HS nêu đúng, chính xác về sự sinh sản của động vật.
 - Thái độ thích tìm hiểu khoa học.
II.Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : “ Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ “
 - Nhận xét, KTBC
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : ghi bảng
 b.Hoạt động : 
 HĐ 1 : - Thảo luận .
 Bước 1: Làm việc cá nhân .
 -GV y/c HS đọc mục bạn cần biết trang 102 SGK.
 Bước 2: Làm việc cả lớp .
 - GV nêu câu hỏi cho cả lớp trả lời.
H:Đa số động vật chia thành mấy giống ? Đó là những giống nào ?
H:Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào ? Cơ quan đó thuộc giống nào ?
H: Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành gì ?
H: Hợp tử phát triển thành gì ? 
=> Kết luận: 
 -Đa số động vật chia thành hai giống : đực & cái . Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng . Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng .
 -Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh .
-Hợp tử phân chia nhiều lần & phát triển thành cơ thể mới , mang những đặc tính của bố & mẹ .
HĐ 2 :.Quan sát .
 Bước 1: Làm việc theo cặp .
Bước 2: Làm việc cả lớp .	
 - GV gọi một số HS lên trình bày.
=>Kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau : có loài đẻ trứng , có loài đẻ con .
 HĐ 3 : Trò chơi “ Thi nói tên những con vật đẻ trứng , những con vật đẻ con “
 - GV chia lớp thàn 4 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm dó thắng cuộc.
3.Củng cố :HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK.
4.Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “ Sự sinh sản côn trùng “
- HS trả lời theo y/c của GV..
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS đọc mục bạn cần biết trang 102 SGK.
- HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung
-2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: Con nào được nở ra từ trứng; con nào được đẻ ra đã thành con. 
- HS lên trình bày, lớp nhận xét.
- nghe, nhắc lại.
- HS chơi theo sự hướng đẫn của GV.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước .
CHÍNH TẢ(tiết 28)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (tiết 2)
I..Mục tiêu :
	-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và Học thuộc lòng .( Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chaỷ các bài đã học từ học kì II của lớp 5 ).Củng cố khắc sâu kiến thúc về cấu tạo câu 
 - HS làm đúng các bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép .
 -Thái độ:Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
II.Đồ dùng dạy học :
	-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL .
	-3tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh BT 2.
III.Các hoạt động dạy học: ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:ghi đề
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( hơn 1/5 số Hs trong lớp ):
*Từng Hs lên bảng bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm được xem bài 2 phút ) 
*-Gv đặt 1 câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc . Cho điểm cho HS 
.Bài tập 2:
-Gv Hướng dẫn HS đọc.
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy viết bảng tổng kết . yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu .
=> GV nhận xét, nêu thêm vài ví dụ
a/ Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy . Chúng rất quan trọng /. .
b/ Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng /Sẽ chạy không chính xác /sẽ không hoạt động  .
c/ Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : " Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người ."
3.Củng cố , dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho tiết 3 .
-HS lắng nghe .
-HS đọc trong SGK ( hoặc thuộc lòng )theo phiếu. 
-1HS đọc yêu cầu của bài .
-HS nhìn bảng nghe Gv hưóng dẫn 
- HS làm bài cá nhân, viết vào vở .
-HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ 
- lớp nhận xét.
-HS lắng nghe .
-HS lắng nghe .
TOÁN ( tiết 137) 
 LUYỆN TẬP CHUNG. 
I.Mục tiêu :
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Làm quen với các bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gain.
 - HS vận dụng làm đúng các bài tập( bài 1, 2)
II. Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 45 -50 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3HS nêu công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian. 
- Nhận xét,sửa chữa .
2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : Luyện tậpchung
 b.Hoạt động : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài câu a).
Y/ c HS gạch dưới đề bài cho biết, 2 gạch d ...  5 trong mỗi số đã cho.
Ví dụ: trong số 70 815 chữ số 5 chỉ 5 đơn vị (vì chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị).
- Cần xác định hàng mà chữ số đó đang đứng.
- Lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS tự làm bài vào vở, thảo luận về kết quả và cách làm.
- HS đọc đề.
- HS thực hiện y/c.
- HS nêu, lớp bổ sung.
- HS đọc đề và nhắc lại.
- HS tự làm bài.
- 3 HS nêu.
- Lắng nghe.
KHOA HỌC ( tiết 56) 
 SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG 
I.Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
 -Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng (bướm cải , ruồi , gián).Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng .
 -Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối , hoa màu & đối với sức khoẻ con người .
 - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II.Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : “ Sự sinh sản của động vật “
 -Kể tên một số đông vật đẻ trứng và đẻ con ?
 -Đa số đông vật được chia thành mấy nhóm ? Đó là những giống nào ? 
- Nhận xét, KTBC
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài : ghi bảng .
 b.Hoạt động : 
 *HĐ 1 : - Làm việc với SGK .
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 
-GVyêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2,3,4.5/SGK ,mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
 +Ơgiai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất ?
 +Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trồng gây ra đối với cây cối hoa màu?
-Bước 2: Làm việc cả lớp .
-GVtheo dõi nhận xét. 
 =>Kết luận: 
 -Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải 
-Để giảm thiệt hại  người ta thường áp dụng các biện pháp : bắt sâu , phun thuốc trừ sâu , diệt bướm , 
*HĐ 2 :.Quan sát & thảo luận .
 Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 - GVtheo dõi 
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 -GV chữa bài.
=> Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng .
3.Củng cố -dặn dò 
- GV yêu cầu HS viết sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở.
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “ Sự sinh sản của ếch “
- HS trả lời .
- HS nghe .
- HS nghe .
-Các nhóm làm theo hướng dẫn của GV
 -Cả nhóm cùng thảo luận và trả lời :
 - Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
 - Ở giai đoạn bướm phát triển thành sâu.
-Trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu diệt bướm
- Đại diện từng nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình.
-HS nghe
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn SGK 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
 - HS nghe .
-HS viết sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở. 
-HS nghe
 -HS xem bài trước .
 Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( tiết 56)
KIỂM TRA 
ĐỌC - HIỂU , LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Đề Kiểm tra của trường
TOÁN ( tiết 140 ) 
 ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ 
 I.Mục tiêu :Giúp HS : 
 -Ôn tập về khái niệm phân số bao gồm: đọc, viết, biểu tượng, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh phân số. 
 - Vận dụng làm bài đúng, chính xác.
 -Có ý thức cẩn thận và tích cực trong khi học toán .
 II. Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài .
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 3,5.
 - Nhận xét,sửa chữa .
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : ghi đề 
 b.Hoạt động : 
 * HĐ 1 :Ôn tập- thực hành đọc, viết phân số 
Bài 1: Goi đọc đề.
- GV treo tranh vẽ, y/c HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
- H: phân số gồm mấy phần? Là những phần nào?
 - Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
H: Hỗn số gồm có mấy phần? Là những phần nào?
Nêu cách đọc hỗn số? Cho ví dụ.
=> GV nhận xét,chốt.
 * HĐ 2 :Ôn tập tính chất bằng nhau của hai phân số
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc đề bài.
-Gọi HS lên bảng làm; dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS giải thích cách làm,nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- Y/c đọc đề bài, thảo luận cách làm, so sánh kết quả, tự ghi vào vở.
- GV quan sát giúp HS còn yếu.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm .
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng.
 * HĐ 3 : Ôn tâp các quy tắc so sánh phân số
Bài 4:
- Y/ c HS đọc bài và giải vào vở.
 - Cho HS tự làm bài và giải thích.
- GV chốt lại kiến thức.
3.Củng cố – dặn dò 
- Hãy nêu cách đọc, viết phân số ?
- Muốn so sánh hai phân số ta làm như thế nào?
- Muốn quy đồng MS hai PS ta làm sao?
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau : 
On tập về phân số (Tiếp theo).
- 2HS thực hiện.
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS thực hiện yêu cầu. 
- Phân số gồm 2 phần: tử số và mẫu số. Tử số là STN viết trên vạch ngang, mẫu số là STN viết dưới vạch ngang.
- MS cho biết số phần bằng nhau của đơn vị chia ra. Tử số cho biết số phần bằng nhau từ các đơn vị đó đã được tô màu.
- HS trả lời.
- Rút gọn phân số.
- HS làm bài.
- HS nêu, nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS thực hiện y/c.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu kết quả.
- HS đọc đề, tự làm bài vào vở.
- 3 HS nêu.
- nghe, nhớ.
ĐỊA LÝ: ( tiết 28) 
 CHÂU MĨ (tt)
I.Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 - Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư. Biết được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bậc của Hoa Kì.
 - Trình bày đúng, chính xác một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bậc của Hoa Kì. Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì.
 - Yêu thích học bộ môn.
 II.Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Thế giới.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 40 -45 phút)
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : “ Châu Mĩ “
 + Tìm châu Mĩ trên Quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Tự nhiên Thế Giới . 
 + Em hãy nêu đặc điểm của địa hình châu Mĩ.
- Nhận xét,
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : ghi đề. 
 b.Hoạt động : 
 *Dân cư châu Mĩ .
 * HĐ 1 :(làm việc cá nhân)
 -Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau :
 + Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục ?
 + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống ? 
 + Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu ?
 -Bước 2: 
 - GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 - GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 - GV giải thích thêm cho HS biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên ; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây.
=> Kết luận : Châu Mĩ đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư.
* Hoạt động kinh tế .
 * HĐ2: (làm việc theo nhóm)
-Bước1: HS trong nhóm quan sát hình 4, đọc SGK ròi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau :
 + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
 + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ .
 + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ .
 -Bước 2 : 
- GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 - Bước 3 : GV yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có)
=>Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại ; còn Trung và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
*Hoa Kì .
 * HĐ3: (làm việc theo cặp)
-Bước1: GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì vàThủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ Thế giới.
- Bước 2: GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
=> Kết luận : Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau.
3.Củng cố :
 + Nêu đặc điểm của dân cư châu Mĩ ?
 + Nền kinh tế Bắc Mĩ có khác gì so với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
 + Em biết gì về đất nước Hoa Kì ?
4.Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:” Châu Đại Dương và châu Nam Cực “ 
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
+ Châu Mĩ có dân số đứng thứ 3 trong các châu lục .
+ Người dân từ châu Á, châu Âu , châu Phi, đã đến châu Mĩ sinh sống .
+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông .
- Một số HS trả lời câu hỏi
- HS nghe.
- nghe, nhớ.
+ Tình hình chung của nền kinh tế : Bắc Mĩ phát triển và Trung và Nam Mĩ đang phát triển.
+ Bắc Mĩ : Lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho, 
 + Trung và Nam Mĩ : chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu,..
+ Bắc Mĩ : điện tử, hàng không vũ trụ .
 Trung và Nam Mĩ : chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu .
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung .
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có)
-HS nghe.
- HS thực hiện.
- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
-HS nghe.
-HS nêu.
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
TẬP LÀM VĂN ( tiết 56)
KIỂM TRA 
CHÍNH TẢ- TẬP LÀM VĂN
( Đề của trường )
Sinh hoạt lớp tuần 28
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới. Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 28:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ. GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Giang, Huyền, Bảo, Quỳnh... Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: Lương, Kiều, Miều, Phúc.
 2 .Kế hoạch tuần 29: 
 - Học chương trình tuần 29.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docL5T28.doc