I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu một số từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung của bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ tiếp tục xứng đáng với sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
2. Kĩ năng :
- Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ : Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn trong bài. Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
- Học thuộc lòng một đoạn thư.
TUẦN 1 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011 Chào cờ NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN ===================================== Tập đọc Tiết 1. THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (T4) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hiểu một số từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung của bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ tiếp tục xứng đáng với sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 2. Kĩ năng : - Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ : Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn trong bài. Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. - Học thuộc lòng một đoạn thư. 3. Thái độ : - Có ý thức và trách nhiệm đối với việc học tập. II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : Tranh trong SGK ; Bảng phụ viết đoạn thư cần HTL (đoạn 2). III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc : - HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc, nêu ND tranh. 3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : Hoạt động của GV Hoạt động của HS – Nội dung a) Luyện đọc : - Hỏi : Có thể chia lá thư làm mấy đoạn ? - Nhắc nhở HS sửa lỗi phát âm, đọc đúng giọng. - Giải thích thêm : giời (trời) ; giở đi (trở đi). - Đọc diễn cảm toàn bài (Giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng). b) Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1 và câu hỏi : Bác Hồ đã tưởng tượng ra không khí của ngày khai trường đầu tiên như thế nào ? Nền giáo dục của nước ta thay đổi ra sao ? - Giảng từ : nhộn nhịp, tưng bừng. - Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2, 3. - Giảng từ : xây dựng lại cơ đồ, kiến thiết. - Yêu cầu HS nêu ý đoạn 2. - Yêu cầu HS nêu nội dung của bài. - Chốt lại và ghi bảng nội dung. - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. c) Luyện đọc diễn cảm : - Treo bảng phụ, đọc mẫu đoạn 2. Hướng dẫn giọng đọc, gạch chân từ khó đọc. d) Hướng dẫn học sinh HTL : - Treo bảng phụ, yêu cầu HS HTL đoạn từ "Sau 80 năm.....công học tập của các em". - Nhận xét, đánh giá. - 2 em đọc nối tiếp bài. - Nêu cách chia (2 đoạn) : + Đoạn 1 : Từ đầu .... nghĩ sao ? + Đoạn 2 : Phần còn lại. - 4 em đọc tiếp nối đoạn trước lớp (2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm và nêu nghĩa từ chú giải. - Theo dõi. - Luyện đọc bài theo cặp. - 1 em đọc cả bài. - Nghe và đọc thầm. - Đọc thầm và tìm câu trả lời, nêu ý kiến, lớp bổ sung. - Theo dõi. - HSG nêu, lớp bổ sung và rút ra ý 1 : Không khí buổi khai trường đầu tiên. - Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. - Theo dõi. - 1, 2 em nêu ý kiến ; lớp bổ sung và rút ra ý 2 : Nhiệm vụ của toàn dân và trách nhiệm của HS trong việc xây dựng đất nước. - HSG nêu, lớp bổ sung và rút ra nội dung chính : B¸c Hå khuyªn HS ch¨m häc, nghe thÇy, yªu b¹n vµ tin tëng r»ng HS sÏ tiÕp tôc xøng ®¸ng víi sù nghiÖp cña cha «ng. - 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.. - Quan sát, lắng nghe. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhẩm HTL. - Cá nhân thi đọc thuộc lòng. 4. Củng cố : - HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế về ngày khai trường hiện nay và những thành tích đã đạt được trong học tập cũng như kiến thiết nước nhà. 5. Dặn dò : - Yêu cầu HS tiếp tục HTL và hướng dẫn HS chuẩn bị bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. =========================================== Toán Tiết 1. ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ (T3) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố cho HS khái niệm ban đầu về phân số ; đọc, viết phân số. - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 2. Kĩ năng : - Nắm chắc khái niệm ban đầu về phân số. - Biết đọc, viết phân số thành thạo. - Biết viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK. - HS : Bảng con. III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại cấu tạo của phân số. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. - Lần lượt gắn các tấm bìa lên bảng. - Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số. - Nhận xét, kết luận. - Quan sát. - Cá nhân lần lượt nêu : - Lớp tự viết các phân số ra nháp và đọc phân số. - Cá nhân lên bảng viết, đọc phân số. * Hoạt động 2 : Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. - Nêu yêu cầu : Viết thương sau dưới dạng phân số 1: 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2 - Nhận xét, đánh giá. - Kết luận, ghi bảng. - Hỏi : STN khi viết thành phân số thì có mẫu số là bao nhiêu ? - Nêu yêu cầu: Viết STN sau dưới dạng phân số 5 ; 12 ; 2001. - Nhận xét, đánh giá. - Kết luận, ghi bảng. - Hỏi : Số 1 khi viết thành phân số thì có đặc điểm gì ? - Kết luận, ghi bảng. - Nêu VD : 0 = , yêu cầu HS nêu các ví dụ về cách viết số 0 dưới dạng phân số. * Hoạt động 3 : Thực hành. Bài 1: Bài 2 : - Chốt lại kết quả đúng. Bài 3 : - Kết luận bài làm đúng. Bài 4 : - Chốt lại bài làm đúng. - Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp : 1 : 3 = 4 : 10 =9 : 2 = - Nêu chú ý 1 trong SGK(Tr.3). - 1, 2 em nêu : STN khi viết thành phân số thì có mẫu số là 1. - Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp : 5 = 12 = 2001 = - Nêu chú ý 2 trong SGK. - 1, 2 em nêu : Số 1 khi viết thành phân số thì có TS = MS & khác 0. - Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp : 1 = 1 = ;... - Nêu chú ý 3. - Lấy VD và nêu chú ý 4. - Cá nhân lần lượt đọc các phân số ; nêu TS và MS của từng phân số. - 1 em lên bảng, lớp viết bảng con. - Cả lớp chữa bài : 3 : 5 = 75 : 100 = 9 : 17 = - 1 em lên bảng, lớp viết bảng con. - Lớp nhận xét, chữa bài : 32 = 105 = 1000 = - 2 em nêu miệng số cần điền, lớp theo dõi-bổ sung : 1 = ; 0 = 4. Củng cố : - HS nhắc lại các kiến thức bài học vừa ôn tập. 5. Dặn dò : - Hướng dẫn HS làm BT1-4 (T3-VBT) : Thực hiện tương tự các bài đã làm ở lớp. ======================================= Lịch sử Tiết 1. “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH (T4) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : Sau bài học, HS biết : - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì. - Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. 2. Kĩ năng : - Nêu được những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định và tình cảm của nhân dân đối với Trương Định. 3. Thái độ : - Có lòng tự hào về truyền thống của dân tộc. II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : Bản đồ hành chính Việt Nam. III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về Trương Định. - Treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS lên chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. - Giới thiệu : + Sáng 1/9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. + Năm sau, chúng đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì đứng lên chống Pháp, tiêu biểu là phong trào kháng chiến của nhân dân do Trương Định chỉ huy. - Yêu cầu HS đọc thông tin và nêu vài nét về Trương Định. - 2 em lên chỉ, lớp theo dõi. - Lắng nghe. - Đọc thầm và nêu. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về quyết tâm của Trương Định. - Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi : + Khi nhận lệnh của triều đình, có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ ? + Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ? + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ? - Yêu cầu HS đọc kết luận trong SGK. - Đọc SGK, thảo luận nhóm 4 ; Đại diện nhóm trình bày kết quả ; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 em đọc, lớp đọc thầm. * Hoạt động 3 : Trình bày ý kiến cá nhân về quyết định của Trương Định. - Nêu câu hỏi : Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh vua, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp ? - Đọc thông tin tham khảo. - Cá nhân nêu suy nghĩ. - Lắng nghe. 4. Củng cố : - HS nhắc lại kiến thức của bài học. 5. Dặn dò : - Hướng dẫn HS học bài, dặn đọc và chuẩn bị trước các câu hỏi của bài : Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước. ======================================= Đạo đức Tiết 1. EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (T3) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : Sau bài học, HS biết : - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. - Bước đầu có khái niệm tự nhận thức, khái niệm đặt mục tiêu. 2. Kĩ năng : - Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. 3. Thái độ : - Có ý thức học tập, rèn luyện. - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. II/ Đồ dùng dạy - học : - HS : Một số bài hát về chủ đề Trường em ; Micrô. III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận. - Cho HS quan sát tranh trong SGK, nêu câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên? + HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác ? + Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ? - Kết luận. - Cả lớp quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi. - Đại diện một số nhóm nêu ý kiến. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. * Hoạt động 2 : Làm bài tập 1. - Theo dõi, giúp đỡ. - Kết luận câu trả lời đúng. - HS nêu yêu cầu của bài tập 1. - Thảo luận bài tập theo nhóm 2. - Một vài nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến đúng : Các điểm a, b, c, d, e là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. * Hoạt động 3 : Làm bài tập 2. - Nêu câu hỏi : Em thấy mình đã có những điểm nào xứng đáng là HS lớp 5 ? - Suy nghĩ, đối chiếu với bản thân. - Cá nhân tự liên hệ trước lớp. * Hoạt động 4 : Trò chơi “Phóng viên”. - Hướng dẫn cách chơi : Đóng vai phóng viên( báo TNTP, báo Nhi Đồng,...) phỏng vấn các bạn. VD : Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì ? Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5 ?..... - Nhận xét, đánh giá, khen ngợi. - 1 vài em đóng vai phóng viên, phỏng vấn các bạn. - 1, 2 em đọc Ghi nhớ. 4. Củng cố : - HS hát một số bài hát nói về chủ đề Trường em. 5. Dặn dò : - GV hướng dẫn HS : + Lập kế hoạch phấn đấu. + Sưu tầm thơ, bài hát nói về HS lớp 5. + Vẽ tranh về chủ đề “Trường em”. ======================*****====================== Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm ... hiện yêu cầu. - Cá nhân lên thực hiện, lớp quan sát- nhận xét. - HSK&G lên bảng thực hiện, lớp bổ sung. - 1 em nhắc lại, lớp bổ sung : Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta là một bộ phận của Châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hình dạng và diện tích của nước Việt Nam. - Yêu cầu HS đọc mục 2 và quan sát hình 2, TLCH : Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì ? Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ? và các câu hỏi trong SGK. - Cho HS đọc bảng số liệu và yêu cầu HS so sánh diện tích nước ta với diện tích các nước có trong bảng. - Yêu cầu HS nhắc lại hình dạng và diện tích của nước ta. - Giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Cả lớp thực hiện yêu cầu, HSK&G trình bày kết quả trước lớp. - Đọc thầm, so sánh và nêu ý kiến. - 1 em nhắc lại, lớp bổ sung : Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy dài theo hương Bắc - Nam, đường bờ biển cong như hình chữ S, chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km, nơi hẹp nhất chưa đày 50 km, diện tích khoảng 330 000 km2. * Hoạt động 3 : Tổ chức chơi trò chơi Tiếp sức. - Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, HD HS chơi trò chơi : chỉ vị trí địa lí mà GV nêu trên bản đồ, em nào chậm không chỉ được, lớp đếm đến 5 là thua. - Nhận xét, đánh giá. - Theo dõi. - 5 em lên chơi tiếp sức. - Lớp theo dõi, nhận xét. 4. Củng cố : - HS đọc nội dung Ghi nhớ. 5. Dặn dò : - GV dặn HS học bài và HD chuẩn bị bài Địa hình và khoáng sản : Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. ========================================== Mĩ thuật Bài 1. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT : XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ (T3) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân. 2. Kĩ năng : - Nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh, cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. - HSK&G : Nêu được lí do thích bức tranh. 3. Thái độ : - Yêu thích vẽ tranh. II/ Đồ dùng dạy - học : - GV + HS : Tranh trong SGK và SGV. III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu một số bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân trong SGV. 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân. - Chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc mục 1 và qua sát ảnh họa sĩ Tô Ngọc Vân trong SGK, chuẩn bị các nội dung : + Nêu một vài nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân. + Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của học sì Tô Ngọc Vân. - Bổ sung về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Tô Ngọc Vân (T9-SGV). - Làm việc nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV, đại diện nhóm trình bày ý kiến. - Theo dõi. * Hoạt động 2 : Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. - Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận các câu hỏi : + Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? + Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa ? + Màu sắc của bức tranh như thế nào ? + Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? + Em có thích bức tranh này không ? - Bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức (T10-SGV). - Quan sát và thảo luận nhóm 4 ; đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Theo dõi. 4. Củng cố : - HS nhắc lại nội dung tiết học. 5. Dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học ; nhắc nhở HS sưu tầm thêm tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và tập quan sát ; nhắc HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên để chuẩn bị cho bài Vẽ trang trí : Màu sắc trong trang trí. =================*****================== Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011 Toán Tiết 5. PHÂN SỐ THẬP PHÂN (T8) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Nhận biết các phân số thập phân. - Chuyển 1 phân số thành phân số thập phân. 2. Kĩ năng : - Nhận ra được : Có 1 phân số có thể viết thành phân số thập phân ; biết cách chuyển phân số đó thành phân số thập phân. - Đọc, viết được phân số thập phân. - Vận dụng vào làm các bài tập. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. II/ Đồ dùng dạy - học : - HS : Bảng con. III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra BT4 (T6- VBT). 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Giới thiệu phân số thập phân. - Ghi bảng : , mời HS đọc. - Yêu cầu HS nêu đặc điểm về mẫu số của các phân số trên. - Giới thiệu : Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... gọi là các phân số thập phân. - Ghi phân số lên bảng, yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng các phân số đã cho. - Yêu cầu HS nhận xét và nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân. * Hoạt động 2 : Thực hành. Bài 1 : Bài 2 : - Đọc các phân số thập phân. - Cùng lớp nhận xét, chữa bài. Bài 3 : Bài 4 : - Theo dõi, giúp đỡ. - Nhận xét, kết luận bài làm đúng. - 1em đọc phân số. - 1 vài em nêu. - Vài em nhắc lại. - HSG nêu. - 1 vài em nêu. - Cá nhân tiếp nối đọc các phân số thập phân. - Lớp viết bảng con, cá nhân lên bảng viết. - 4 em đọc các phân số thập phân vừa viết. - Trả lời miệng. - 1 em nêu yêu cầu, lớp theo dõi. - Lớp làm vào vở (Cả lớp làm ý a và c, những HS làm xong làm tiếp ý b và d). - Cá nhân lên bảng chữa, lớp nhận xét thống nhất kết quả : 4. Củng cố : - HS nhắc lại cách chuyển một phân số thành phân số thập phân. 5. Dặn dò : - GV hướng dẫn làm bài tập trong VBT-T8 : Thực hiện tương tự các bài đã làm ở lớp. ========================================== Tập làm văn Tiết 2. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (T14) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Biết nhận xét về cách miêu tả trong bài văn tả cảnh. - Hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. - Nắm được cách lập dàn ý tả cảnh. 2. Kĩ năng : - Bước đầu biết vận dụng để lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày. 3. Thái độ : - Yêu thích cảnh đẹp và các bài văn tả cảnh. II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : Tranh (ảnh) quang cảnh cánh đồng, vườn cây, xóm làng ; bảng phụ. - HS : Quan sát trước cảnh một buổi trong ngày, VBT. III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài tập 1: - Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi trong SGK. - Cùng lớp nhận xét. Kết luận. - Nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn. * Bài tập 2 : - Giới thiệu tranh (ảnh) cánh đồng, vườn cây,... - Hướng dẫn HS lập dàn ý. - Mời HS khá làm bài trên bảng phụ. - Cùng lớp nhận xét, sửa chữa. - Đọc nội dung của bài, thảo luận nhóm đôi. - Cá nhân nêu ý kiến. - Đọc yêu cầu của bài tập. - Quan sát tranh. - Theo dõi. - Lớp làm bài vào VBT- T7, 1 em làm trên bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài trên bảng. - Lớp tự sửa dàn bài của mình. 4. Củng cố : - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. 5. Dặn dò : - GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý, chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau. ========================================= Kể chuyện Tiết 1. LÝ TỰ TRỌNG (T9) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 2. Kĩ năng : 2.1. Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu ; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ; bước đầu biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. 2.2. Rèn kĩ năng nghe : - Tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ truyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. 3. Thái độ : - GD cho HS lòng yêu nước. II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh, tranh minh hoạ cho câu chuyện. III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : GV kể chuyện. - Lần 1: Kể chuyện và ghi tên các nhân vật, giải nghĩa một số từ khó. - Lần 2 : Kể kết hợp với tranh minh hoạ. - Lần 3 : Kể diễn cảm toàn bộ câu chuyện. - Lắng nghe. - Nghe, quan sát tranh minh hoạ. - Theo dõi. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Bài tập 1 : - Nêu yêu cầu của bài. - Theo dõi, giúp đỡ. - Nhận xét, treo bảng phụ ghi lời thuyết minh cho 6 tranh Bài tập 2, 3 : - Nhấn mạnh lại yêu cầu của bài tập. - Chia nhóm, yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. - Nhận xét, khen ngợi, khuyến khích HS bằng điểm số. - Gợi ý HS nêu ý nghĩa câu chuyện : + Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là "Ông Nhỏ” ? + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Kết luận, ghi bảng ý nghĩa. - Lắng nghe. - Thảo luận theo cặp. - Lần lượt nêu lời thuyết minh cho 6 tranh ; Lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến : + Tranh 1 : Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập. + Tranh 2 : Về nước, anh đươc giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu. + Tranh 3 : Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh, nhanh trí. + Tranh 4 : Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám. + Tranh 5 : Trước toà án của giặc, anh hiên ngang kiên định lí tưởng cách mạng của mình. + Tranh 6 : Ra pháp trường, Lý Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca. - 1 em đọc yêu cầu. - Lắng nghe. - Kể chuyện theo nhóm 4. - Cá nhân lên kể từng đoạn trước lớp ; cả lớp nhận xét. - Cá nhân lên kể toàn bộ câu chuyện. - HSG tiếp nối nêu ý nghĩa ; Lớp nhận xét, bổ sung : Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 4. Củng cố : - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 5. Dặn dò : - GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tốt. - Yêu cầu tập kể chuyện ở nhà. Chuẩn bị câu chuyện cho bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc. =========================================== Sinh hoạt lớp NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 I/ Mục tiêu : - HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra phương hướng tuần tới. II/ Nội dung : - Ban cán sự lớp nhận xét tình hoạt động chung của lớp : + Về chuyên cần + Về học tập + Về TD - VS + Về lao động - GV nhận xét bổ sung : Khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những em còn mắc lỗi khắc phục trong tuần sau, biểu dương những HS đạt được nhiều điểm tốt. III/ Phương hướng tuần tới : - Phát huy những mặt tốt. - Khắc phục những tồn tại. - Tích cực chuẩn bị cho khai giảng năm học mới. ==================***&&&&&***=================
Tài liệu đính kèm: