Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 17

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 17

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

2. Kĩ năng :

- Đọc trôi chảy, biết đọc diễn cảm bài văn.

3. Thái độ :

 - GD cho HS tinh thần dám nghĩ, dám làm vì cuộc sống của mình và mọi người.

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
=========================================
Tập đọc
Tiết 33. NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG (T164)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
2. Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy, biết đọc diễn cảm bài văn.
3. Thái độ :
	- GD cho HS tinh thần dám nghĩ, dám làm vì cuộc sống của mình và mọi người. 
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV+HS : Tranh trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc trả lời các câu hỏi của bài Thầy cúng đi bệnh viện.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Hướng dẫn HS chia đoạn và nêu giọng đọc của bài.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý HS về giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1 trong SGK kết hợp tìm động từ.
- Giảng từ : ngỡ ngàng, lần mò, ngoằn ngoèo.
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2 trong SGK.
- Giảng từ : ruộng bậc thang, cao sản.
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, TLCH 3 và 4 trong SGK.
- Giảng từ : lặn lội.
- Hỏi : Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 3. 
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
- Chốt ý đúng, treo bảng phụ.
- Mời HS nhắc lại nội dung.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc của bài.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu (3 đoạn), lớp bổ sung.
- 6 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Ông Lìn đào mương dẫn nước từ rừng về.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Tập quán canh tác và cuộc sống của người dân ở thôn Phìn Ngan thay đổi.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Ông Lìn hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả để bảo vệ nguồn nước.
- Theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Lắng nghe
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- 3 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS đọc lại bài ; đọc và chuẩn bị bài Ca dao về lao động sản xuất.
===========================================
Toán
Tiết 81. LUYỆN TẬP CHUNG (T79)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách thực hiện các phép tính với số thập phân.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào ? Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia 1STP cho 1STN, chia 1STN cho 1STP, chia 1STP cho 1STP.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 2 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 :
- Mời HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số phần trăm của một số.
- Mời HS nêu cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét. 
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 3 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài vào bảng con ý a (HS làm nhanh làm luôn ý b, nêu miệng). Kết quả : a) 5,16 ; b) 0,08 ; c) 2,6
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Lớp làm bài ra nháp ý a (HS làm nhanh làm luôn ý b, nêu miệng), 2 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài :
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
b) 8,16 : ( 1,32 + 3,48 ) – 0,345 : 2
 = 8,16 : 4,8 – 0,1725
 = 1,7 – 0,1725
 = 1,5275
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là :
 15 875 – 15 625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là :
 250 : 15 625 x 100 = 1,6% 
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là :
 15 875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là :
 15 875 + 254 = 16 129 (người)
 Đáp số : a) 1,6% ; 
 b) 16 129 người.
- Theo dõi.
- Lớp làm bài ra nháp sau khi thực hiện xong bài 3, HSG nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài : Khoanh vào C.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
 - GV nhắc HS ôn lại các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng vào giải các bài toán có liên quan.
=========================================
Đạo đức
Tiết 17. HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiếp - T25)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Hiểu được tác dụng của việc hợp tác với những người xung quanh.
2. Kĩ năng :
	- Biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
	- Biết hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày.
3. Thái độ :
	- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II. Đồ dùng dạy - học :
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Làm bài tập 3, SGK.
- Yêu cầu HS thực hiện nội dung bài tập 3. 
- Kết luận ý đúng.
- Thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét- bổ sung : 
 a) Đúng ; b) Chưa đúng.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Xử lí tình huống (Bài tập 4, SGK).
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Kết luận câu trả lời đúng. 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Trao đổi nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - bổ sung :
 a) Trong khi thực hiện công việc chung cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
 b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Làm bài tập 5, SGK.
- Tổ chức cho HS làm bài tập.
- Nhận xét, khen những HS có kế hoạch tốt. 
- Làm bài cá nhân và trao đổi với bạn bên cạnh.
- Cá nhân trình bày, các em khác nhận xét, góp ý.
4. Củng cố : 
- 2 HS đọc lại phần Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS thực hiện tốt kế hoạch vừa xây dựng và chuẩn bị các bài thơ, bài hát nói về quê hương.
============================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 18. LUYỆN TẬP GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (T94-VBT)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách tìm một số phần trăm của của một số.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy – học :
	- HS : VBT.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại cách viết tỉ số phần trăm.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm tất cả 4 bài tập.
 + HS còn lại làm bài 1, 2, 4.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Nhận nhiệm vụ. 
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân vào VBT.
- Chữa bài :
* Bài 1 :
- Đáp số : 24 êm.
* Bài 2 : 
- Đáp số : 15 000 đồng.
* Bài 3 :
- Nhẩm : 
 + 50% số cây là 1200 : 2 = 600 cây
 + 25% số cây là 600 : 2 = 300 cây
 + 75% số cây là 600 + 300 = 900 cây.
* Bài 4 : 
- Có thể tính bằng 2 cách : 
 + Cách 1 : Tính số tiền vật liệu rồi tính số tiền công.
 + Cách 2 : Tính số % tiền công rồi tính số tiền công.
- Đáp số : 200 000 đồng.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách tìm một số biết số % của nó.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn luyện để vận dụng.
=========================================
Địa lí
Tiết 17. ÔN TẬP HỌC KÌ I 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông, ngòi, đất, rừng.
2. Kĩ năng :
	- Nêu và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. 
3. Thái độ :
	- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các yếu tố tự nhiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Ôn tập :
- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi : 
 + Địa hình nước ta có những đặc điểm gì ?
 + Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào ? Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất ?
 + Sông ngòi ở nước ta có đặc điểm gì ?
 + Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta. Biển có vai trò thế nào trong sản xuất và đời sống ?
 + Nước ta có những loại đất chính nào ? Nêu đặc điểm của từng loại đất.
 + Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng có tác dụng gì đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ta ? 
- Giúp HS hoàn chỉnh các câu trả lời, khen nhóm làm việc tốt.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta.
- Nhận phiếu, thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, các nhóm khác nhận xét - bổ sung.
- 1 vài em lên bảng chỉ, lớp theo dõi-nhận xét.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn tập.
5. D ... 
	- Làm đúng các bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. 
3. Thái độ :
	- Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy - học :
- HS : VBT, bảng con.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Viết bảng con : giá rẻ, hạt dẻ, giẻ lau.
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Đọc bài viết.
- Hướng dẫn HD tìm hiểu nội dung bài : Mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân hậu như thế nào ? 
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- Đọc những từ khó, từ dễ viết sai cho HS viết : 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,
- Yêu cầu HS : Em hãy nêu cách trình bày bài viết. 
- Đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài. 
- Thu một số bài chấm, nhận xét.
- Theo dõi SGK.
- 1 em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Viết bảng con.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Viết bài vào vở.
- Soát bài, chữa lỗi.
- Đổi chéo vở kiểm tra, bình chọn bạn viết đẹp nhất.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2a :
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Nêu : Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng 8.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Làm bài vào VBT-T118, nêu miệng kết quả.
- Chữa bài.
- Lắng nghe.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài viết, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò : 
- GV nhắc HS luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
============================================
Buổi chiều
Lịch sử
Tiết 17. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Hệ thống lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
2. Kĩ năng :
	- Trình bày được những sự kiện lịch sử liên quan.
3. Thái độ :
	- Tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Ôn tập :
- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi : 
 + Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào ?
 + Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ?
 + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào ? Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 + Nêu ngày, tháng, năm khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
 + Cách mạng tháng Tám 1945 thành công có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
 + Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày tháng năm nào ? Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì ?
 + Nêu các thông tin về các anh hùng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
- Giúp HS hoàn chỉnh các câu trả lời, khen nhóm làm việc tốt.
- Nhận phiếu, thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, các nhóm khác nhận xét - bổ sung.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn tập.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc học sinh ôn tập để giờ sau kiểm tra cuối học kì I.
=============================================
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 26. ÔN TẬP VIẾT ĐƠN
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố hiểu biết về cách làm đơn. 
2. Kĩ năng :
	- Viết được lad đơn theo yêu cầu.
3. Thái độ :
	- Có thái độ đúng mực khi viết đơn.
II/ Đồ dùng dạy-học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Yêu cầu HS nhắc lại bố cục một lá đơn.
- Giao nhiệm vụ cho HS : 
 + HS KT và HS TB chỉnh sửa và hoàn thiện lá đơn của bài tập 2 (T170- SGK).
 + HSK&G : Viết lá đơn theo yêu cầu của đề số 1 (T158- Tiếng Việt 5 nâng cao).
- Theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
- 1, 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm việc cá nhân vào vở. 
- Trình bày miệng.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách viết đơn để vận dụng khi cần thiết.
============================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Nhà bố ở, T26-Vở Luyện viết chữ lớp 5)
====================*****====================
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 85. HÌNH TAM GIÁC (T85)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Biết đặc điểm của hình tam giác, ba dạng hình tam giác, đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết được đặc điểm của hình tam giác có : ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
- Phân biệt được ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết được đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV+HS : Ê ke.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần bài mới.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức.
a) Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác :
- Vẽ hình tam gác ABC lên bảng, yêu cầu HS : Hãy chỉ ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của hình tam giác.
- Nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
b) Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc) :
- Vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng, cho HS nhận xét góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác.
- Quan sát và nêu.
c) Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng) :
- Giới thiệu hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH.
- Hỏi : Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì ?
- Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác.
* Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 : 
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2 : 
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Hướng dẫn nhanh cùng bài 2.
- Cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Theo dõi.
- 1 em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Dùng e ke để nhận biết.
- Quan sát hình và nêu miệng :
 + Tên 3 góc là : A, B, C ; D, E, G ; M, K, N.
 + Tên 3 cạnh là : AB, AC, BC ; DE, DG, EG ; MK, MN, KN.
- Quan sát hình và nêu miệng :
+ Đáy AB, đường cao CH.
+ Đáy EG, đường cao DK.
+ Đáy PQ, đường cao MN.
- Theo dõi.
- Thực hiện sau khi làm xong bài 2 ; 1 vài em nêu kết quả, lớp theo dõi, nhận xét, thống nhất kết quả :
 + S tam giác ADE = S tam giác EDH.
 + S tam giác EBC = S tam giác EHC.
 + Từ a và b suy ra : S hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần S tam giác EDC.
4. Củng cố : 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
 - GV nhắc HS ôn lại các kiến thức vừa học để vận dụng.
===========================================
Tập làm văn
Tiết 34. TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI (T172)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho : bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Kĩ năng :
- Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi do GV yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết được một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả người.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng lớp ghi đầu bài ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
- Sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để :
* Nêu nhận xét về kết quả làm bài :
- Những ưu điểm chính :
 + Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
 + Một số em diễn đạt tốt.
 + Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế : dùng từ, đặt câu.
* Thông báo điểm
- Lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS chữa lỗi.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung :
- Chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng, mời HS lên chữa.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài :
- Theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay :
- Đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Yêu cầu HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
- Nhận xét.
- Theo dõi, chữa bài vào nháp.
- Trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- Đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- Đổi chéo bài, soát lỗi.
- Lắng nghe.
- Trao đổi, thảo luận theo cặp.
- Tự chọn và viết lại.
- Trình bày.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kết cấu của bài văn tả người.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao ; dặn HS ôn tập chuẩn bị KTĐK CKI.
=========================================
Âm nhạc
Tiết 17. TẬP BIỂU DIỄN HAI BÀI HÁT : REO VANG BÌNH MINH, 
HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH. ÔN TẬP TĐN SỐ 2 (T29)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
2. Kĩ năng :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Tập biểu diễn hai bài hát đã học.
- Biết hát kết hợp với các hoạt động.
- Biết đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2.
3. Thái độ :
	- Giáo dục cho HS lòng yêu thích âm nhạc.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (TĐN số 2-TBDH).
- HS : Thanh phách. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tập biểu diễn hai bài hát.
a) Bài Reo vang bình minh :
- Tổ chức cho HS ôn tập bài hát 2 lượt.
- Theo dõi, cùng HS nhận xét, đánh giá.
b) Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh :
- Tổ chức cho HS ôn tập bài hát 2 lượt.
- Theo dõi, cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cá nhân, nhóm biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cá nhân, nhóm biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
* Hoạt động 2 : Ôn tập TĐN số 2.
- Treo bảng phụ, tổ chức cho HS ôn tập, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách.
- Theo dõi, cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cá nhân, nhóm trình bày bài TĐN.
4. Củng cố :
	- HS hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh, đọc lại bài TĐN số 2.
5. Dặn dò : 
- GV nhắc HS ôn luyện các bài hát đã học và bài TĐN số 4, chuẩn bị cho tiết sau.
=========================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết mẫu chữ hoa bài số 8, vở Luyện viết chữ hoa)
===================***&&&&&***======================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 17.doc